Chương 2.4
Chương 2: Nhã Hội ~ 2.4
Dịch: Gà con
Biên: Mộc - 🎋木木
Ta nói.
- Công tử! Với chí hướng của người, chuyến này đi chắc đâu chỉ vạn dặm, có khi còn phải trải dài qua năm này tháng nọ, không chuẩn bị trước thì làm sao mà nên chuyện được?
Công tử nghe vậy, bình tĩnh tỉnh táo hơn, nghiêm túc suy nghĩ kỹ lại.
Công tử nói.
- Cho chừng hai ba người theo hầu là đủ, xe ngựa thì có hay không cũng không sao, ta chỉ cần Thanh Vân Thông.
Thanh Vân Thông là con tuấn mã của nước Đại Uyên mà gần đây công tử có được, hắn yêu quý nó như bảo bối.
Ta lắc đầu, giơ bàn tay tính cho Công Tử xem.
- Khi công tử đi ra ngoài, cơm ăn mỗi ngày ba bữa và sinh hoạt cá nhân hằng ngày, đều cần có người chăm lo, hơn nữa còn phải đề phòng trộm cướp, tốt nhất là mang theo sáu tới bảy người cùng đi. Đường ra khỏi Kinh đô và những nơi lân cận, đa phần đều là đồng không mông quạnh, nếu không tìm được chỗ nghỉ trọ thì phải ngủ ngoài trời, phải chuẩn bị đầy đủ chăn màn lều chõng. Mỗi ngày Thanh Vân Thông cần cỏ tươi hoặc cỏ khô loại cực tốt để ăn, nếu như đáp ứng không đủ thì dễ gầy yếu sinh bệnh, bởi vậy thức ăn gia súc cũng phải mang theo... Nhưng mà đó đều là những chuyện nhỏ nhặt, có hai thứ thiết yếu mà công tử nhất định phải mang theo.
Công tử hỏi.
- Là cái gì?
Ta đáp.
- Một là thuốc phòng hít phải khí độc, hai là gậy gãi lưng.
Công tử kinh ngạc.
- Tổ phụ ta từng vào Nam ra Bắc, ông từng nói với ta, đi khắp thiên hạ, có hai vật không thể thiếu. Vừa qua sông, về hướng Nam, đặc biệt dãy Lĩnh Nam, có rất nhiều khí độc. Người từ phương Bắc xuống, không hợp khí hậu, dễ nhiễm phải khí độc này, khi phát bệnh chân tay tím tái phù thũng, nếu như không chữa trị kịp thời, đợi qua mấy ngày nữa chắc chắn sẽ chết, hình thái chết còn rất khó coi.
Yết hầu công tử di động lên xuống.
Công tử hỏi.
- Thế gậy gãi lưng để làm gì?
Ta nói.
- Gậy gãi lưng thì ở Nam hay Bắc cũng rất thông dụng. Khi đi ra ngoài, khó tránh được chuyện dầm sương dãi năng, gió táp mưa sa hay bụi bậm đầy người, có chỗ ngứa ngáy khó gãi, lúc đó gậy gãi lưng rất hữu dụng đấy.
Công Tử chay mày.
- Chẳng nhẽ không tắm rửa thay đồ được sao?
Ta nói.
- Công tử nói thế thì dễ dàng quá rồi, ở phương Nam ngày thì mưa rầm ẩm ướt, giặt giũ quần áo không tiện; còn phía Tây Bắc thì khô hạn trên diện rộng, mấy ngày không rửa nổi cái mặt là chuyện bình thường.
Công tử.
- ....!!!
Ta mặt không đổi sắc.
- Nếu công tử không tin, có thể đi hỏi Tạ công tử. Tạ công tử đã đi qua Nam Bắc cả rồi, tất nhiên sẽ hiểu.
Công Tử suy tư chốc lát, cuối cùng nói.
- Phức tạp như vậy à, cần phải bàn bạc kỹ càng hơn.
Ta cười cười.
Những lời này nửa thật nửa giả, ta cũng không sợ bị vạch trần, bởi vì ta biết rõ, công tử sẽ không bao giờ hỏi Tạ Tuấn những vấn đề vớ vẩn này đâu.
Nói đến đây, mặc dù thấy rằng đây chỉ là ước muốn cá nhân chẳng đâu vào đâu của con cháu thế gia như công tử mà thôi, nhưng ta biết, công tử chắc chắn sẽ cố hết sức để chuẩn bị thật tốt.
Trong mắt thế nhân, công tử vô cùng hào hoa phong nhã nào có một phân một li nào dính dáng tới người học võ. Nhưng rất ít người biết, sau cơn bệnh nặng ấy, công tử đã bái Danh sư, để học cưỡi ngựa bắn cung và kiếm thuật. Mỗi ngày, công tử đều luyện tập tại hậu viên của Hoàn Phủ, mấy năm trở lại đây, kỹ thuật của công tử tiến bộ rất nhiều, trong Hoàn Phủ đã sớm không còn ai có thể đánh thắng được hắn.
Khi công tử luyện võ, ta rất thích đứng cạnh ngắm nhìn.
Đặc biệt là những lúc luyện tập mà lưng áo thấm đẫm mồ hôi, chiếc áo lụa dài mỏng manh dính vào thân hình cao gầy trắng trẻo của công tử, hắn khó chịu nên cởi ra, để lộ ra cơ ngực và cánh tay săn chắc tuyệt đẹp... thành thật mà nói, khó có ai có thể phủ nhận rằng đây không phải là cảnh đẹp nhân gian.
Ta hay mơ tưởng, mỗi ngày trải qua đều như thế này thì tốt biết bao. Việc tốt duy nhất mà lão phương sĩ chó má kia làm được, chính là dự ngôn rằng, trước năm hai lăm tuổi công tử không được thành thân. Trưởng Công chúa và Chủ Công đối với việc này đều nhất mực tuân theo, đừng nói là việc thành thân, ngay cả việc đính ước cũng chưa từng làm.
Chuyện này vừa đúng ý ta. Chỉ cần công tử chưa thành thân, ta vẫn có thể tiếp tục hưởng phúc phần làm một tỳ nữ thiếp thân, mà không cần lo lắng ở đâu tự nhiên nhoi ra một nữ chủ nhân ngày ngày gây khó dễ.
Năm nay, vừa tròn ba năm ta bước chân vào Hoàn Phủ.
Ta từng tìm người đi nghe ngóng, điền trang của tổ phụ ở Hoài Nam vẫn đang nằm trong tay Quan phủ. Mấy năm nay, nhờ phúc của công tử, ta gom góp được không ít tiền tài. Ta luôn chú ý tới giá cả thị trường, tính đến lúc công tử thành thân, ta mới có thể gom đủ số tiền chuộc thân và mua lại đất đai của tổ phụ, sống một cuộc sống mà hắn từng mong ta có thể trải qua.
Ta chưa từng bị đóng chữ lên mặt*, giả sử Hoàn Phủ không cho ta chuộc thân, vậy thì ta bỏ trốn, cũng sẽ không ai biết ta từng là nô tỳ.
*Nguyên văn 黥面: thích chữ lên mặt. Thời cổ đại, để phân biệt giữa tầng lớp chót, là nô lệ, những người từng là tù binh và tội hình. Sẽ bị dùng gậy sắt nung có khuôn chữ đúc sẵn hoặc kim châm, nung đỏ trên than hồng. Sau đó cứ thế đóng, hay xăm thẳng lên trán hoặc bất kỳ chỗ nào để tra tấn bức cung và cũng để làm dấu. Những người bị đóng dấu này, sẽ mang sẹo tật suốt đời, nếu còn sống sẽ thuộc tầng lớp khổ sai,bị khinh khi và chịu cơ cực, con cháu sinh ra sau này, thường cũng không thoát khỏi số phận tương tự.
Về phần sổ hộ tịch* ta tự có cách. Mấy năm nay, cứ cách một đoạn thời gian lại có thiên tai lũ lụt. Ví dụ như năm tổ phụ ta mất, có một trận lũ lớn ở Lư Giang, trăm năm khó gặp, có không ít thôn làng cả thôn đều chết sạch. Chỉ cần khi quan phủ thông báo triệu hồi lưu dân*, tùy tiện tìm một nhà ở một thôn xa xôi hẻo lánh, thay tên đổi họ, mượn xác hoàn hồn, bất kỳ ai kiểm tra cũng tra không được...
*Nguyên văn Tịch sách籍册: Tương đương với sổ hộ khẩu hiện tại.
*Triệu hồi lưu dân召回流民: kêu gọi những người dân chạy nạn quay trở về quê cũ.
Công tử quay đầu lại gọi ta.
- Nghê Sinh, ngươi có cho rằng, việc ta muốn ra đi là tùy hứng không?
Vấn đề này cũng chỉ có một đáp án.
Ta đáp.
- Sao công tử lại nói thế. Công tử chí tại bốn phương, người thường không thể theo kịp.
Công tử lộ ra vẻ hài lòng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top