Thi cử
* Được thi theo từng kỳ, người vượt qua kỳ thi trước mới được thi tiếp kỳ sau gồm có ba kỳ thi:
1. Thi Hương(thi tại địa phương): gồm có 4 kỳ thi, vượt qua ba kỳ gọi là Tú Tài (hay Sinh đồ), thi qua 4 kỳ là Cử Nhân(hay Hương cống). Những người này sẽ được địa phương của mình tuyển dụng bổ nhiệm. Bốn kỳ thi là:
-Thi kinh nghĩa, thư nghĩa: giải thích ý nghĩa trong câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh, kiểm tra hiểu biết kinh sử.
-Chiếu, chế, biểu: chiếu - lời vua nói, chế - vua phong thưởng cho công thần, biểu - bài văn thần dân tạ ơn vua hoặc chúc mừng vua nhân dịp ngày lễ, kiểm tra khả năng soạn chiếu thư.
-Thơ phú: kiểm tra khả năng làm thơ của sĩ tử.
-Văn sách: kiểm tra khả năng biện bác, bàn luận vấn đề lịch sử và hiện tại của sĩ tử.
2. Thi Hội (Thi 3 năm một lần – cấp trung ương): cũng có 4 kỳ, thi đỗ thì thành Tiến sĩ (hayThái học sinh), người đứng đầu là Hội Nguyên, những người thiếu điểm có thể được xem xét trở thành Phó bảng. Bốn kỳ thi là:
- Kinh nghĩa, thư nghĩa
- Chiếu, chế, biểu
- Thơ phú
- Văn sách.
3. Thi Đình (ngay sau khi thi Hội - được vua tổ chức): lấy ba giáp
-Đệ nhất giáp: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa
-Đệ nhị giáp: hoàng giáp
-Đệ tam giáp: đồng tiến sĩ
*Hội đồng thi và chấm thi bao gồm :
- Đề Điệu: Chánh chủ khảo;
- Giám Thí: Phó chủ khảo;
- Đồng khảo thí: Chấm sơ khảo;
- Khảo thí: Chấm phúc khảo;
- Đằng Lục: Làm nhiệm vụ rọc phách, niêm phong;
- Di Phong: Thu nhận quyển thi của thí sinh;
- Đối độc: Đọc lại bài của Đằng Lục chép và đối chiếu với bài của thí sinh cho chính xác.
*
-Những người đỗ Tú tài chỉ được địa phương dùng, không có chức quan; đỗ Cử nhân thì có thể được bổ làm quan cửu phẩm.
-Người đỗ thi Hội nhưng không thi Đình tiếp thì vẫn chỉ là Cử Nhân, nếu thi tiếp mới thành Tiến sĩ.
-Đứng đầu thi Đình là Trạng Nguyên có thể được bổ quan từ Tứ-ngũ phẩm, những người Hoàng Giáp có thể được bổ quan từ lục phẩm, còn đồng tiến sĩ là thất phẩm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top