Cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư
Vậy cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn...quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lức lớn hơn về mọi mặt kinh tế - xã hội.
Cơ cấu đầu tư luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.Đây cũng chính là những nội dung cơ bản nhất về cơ cấu đầu tư.
Phân loại cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:
Vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách của Nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư. Đây là một nguồn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và thường được đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong phục vụ cho công tác quản lý nhà và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn.
Vốn đầu tư tư nhân và dân cư: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu thập của các hộ gia đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dung của dân cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua thuế thu nhập và các khoản đóng góp đối với xã hội.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng ở nước nhận đầu tư.
Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
Cơ cấu đầu tư theo vốn đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư
Vốn đầu tư là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền phản ánh toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm vốn cố đinh và vốn lưu động); để làm tăng thêm tư liệu sản xuất (gồm tài sản vật chất và tài sản trí tuệ) và nguồn lực để phát triển sản xuất và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư. Vốn đầu tư gồm ba bộ phận cơ bản:Vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn,Vốn lưu động bổ sung và cuối cùng là Vốn đầu tư phát triển khác
Vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn bao gồm:
Chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và qui hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư.
Chi phí thiết kế công trình
Chi phí xây dựng
Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB
Chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các tài sản cố định khác.
Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu động trong kì.
Vốn đầu tư phát triển khác: bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm nâng năng lực phát triển của xã hội như: nâng cao dân trí, hoàn thiện môi trường xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác...cụ thể là:Chi phí cho việc thăm dò, thiết kế qui hoạch ngành, qui hoạch vùng lãnh thổ,Chi phí cho việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng,Chi phí cho việc thực hiện chương trình bảo vệ môi trường,Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục;Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phòng chống tệ nạn xã hôi.
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Cơ cấu đầu tư theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực hiện chích sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.
xem xét cơ cấu đầu tư theo hai nhóm ngành: sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm ngành kết cấu hạ tầng.Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, nhưng cần có tỷ lệ hợp lý vì nếu quá tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, không chú ý đúng mức cho đầu tư sản xuất kinh doanh thì sẽ khó hoặc không có tăng trưởng.
nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư, thực hiện đường lối CNH - HĐH của Đảng, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý vì ở nước ta hiện nay nông dân chiếm tỷ trọng lớn và nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển.
cơ cấu đầu tư theo hai khối ngành: khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để nền kinh tế vừa có những sản phẩm chủ đạo, tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài, đồng thời, đảm bảo sự phát triển tổng hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả.
Cơ cấu đầu tư theo địa phương, vùng lãnh thổCơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng.
II. Cơ cấu đầu tư hợp lý. Khái niệm cơ cấu đầu tư hợp lýCơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu đầu tư phù hợp với các qui luật khách quan, các điều kiện kinh tế- xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng phù hợp hơn, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
Phân loại cơ cấu đầu tư hợp lý.1)Cơ cấu đầu tư hợp lý theo nguồn vốn
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn được coi là hợp lý khi đảm bảo nguyên tắc vồn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Đối với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của cơ chế thị trường. Đảm bảo huy động và sử dụng hiểu quả tất cả các nguồn vốn. Đặc biệt nguồn vốn trong dân cư. Tích cực thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Đối với nguồn vốn trong nước thí tránh lãng phí, thất thoát.
2)Cơ cấu đầu tư hợp lý theo vốn đầu tư .Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta như hiện nay cần tập trung vào:
+Dành phần lớn trong ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế kĩ thuật, đặc biệt là các khu kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn miền núi có tiểm năng cần được khai thác, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu đã đề ra.
+Tăng ngân sách nhà nước qua các năm cho lĩnh vực đầu tư phát triển khác, thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, sức khỏe cho người dân, đào tạo nghề cho người lao động, xây dựng các chương trình hướng nghiệp.
+ Trong các doanh nghiệp, vốn đầu tư tăng tài sản lưu động là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải chủ động đảm bào nguồn vốn nay, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn
3)Cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành kinh tế
Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng.
Trong nội bộ các ngành, tỷ trọng các ngành có hàm lượng chất xám cao và năng suất lao động cao ngày càng lớn. Tỷ trọng các ngành có năng suất thấp giảm đi. Xu hướng chuyển dịch càng nhanh càng tốt.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ đơn giản đến phức tạp.
Để nền kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng trên, cơ cấu đầu tư phải chyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ kỹ thuật cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng. Giảm dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ công nghệ thấp.
4)Cơ cấu đầu tư hợp lý theo địa phương, lãnh thổ.Một cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương hay theo vùng lãnh thổ được xem xét là hợp lý nếu có phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành. Cơ cấu đầu tư hợp lý cho từng vùng kinh tế chỉ mang tính tương đối. Theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước cơ cấu đầu tư hợp lý này sẽ thay đổi.
Thực chất khi xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý cho từng vùng, chúng ta đang đi xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý cho từng ngành trong vùng kinh tế đó, làm sao để đầu tư vào ngành, vùng kinh tế đó có hiệu quả cao nhất.
VD:Trung du và miền núi phía Bắc: Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhất là chú trọng phát triển cây trồng lâu năm và phát triển các trang trại chăn nuôi.Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó cũng chú trọng phát triển nông nghiệp tạo nên vành đai nông nghiệp hiện đại xung quanh các thành phố lớn.Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: đầu tư các khu vực kinh tế trọng điểm của vùng. Đồng thời đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.Tây Nguyên: Đầu tư phát triển nông nghiệp trồng cây lâu năm. Bên cạnh đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực thẩm..Phát triển các khu vực mậu dịch thương mại ở các nơi gần biên giới, cửa khẩu của ta giáp với các nước khác.
Đông Nam Bộ: Tập trung phát triển khu vực kinh tế, thương mại..Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): Ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, đẩy nhanh mức sản lượng và chất lượng của cây trồng. Trở thành cái nôi xuất khẩu lương thực, thực phẩm của cả nước.
II)Chuyển dịch cơ cấu đầu tư Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu đầu tư là sự thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác, phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển. Sự thay đổi không chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng.
Thực chất chuyển dịch cơ cấu là sự điều chỉnh cơ cấu vốn, nguồn vốn...phù hợp với mục tiêu đã xác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các cơ sở trong từng thời kỳ phát triển.
Vai trò của chuyển dịch cơ cấu đầu tư đến đổi mới cơ cấu kinh tế
-Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế.
-Định hướng đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính đến những nhân tố ảnh hưởng khác.
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là sự thay đổi mối quan hệ giữa các bộ phận của một ngành, của nền kinh tế theo xu hướng ngày cành lợi thế hơn, là việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho từng bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
-Quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của một quốc gia, ngành, địa phương hay cơ sở thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm hướng tới việc xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý.
Các nhân tố ảnh hưởng tới dịch chuyển cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế, có nhân tố tác động từ bên ngoài, có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn chế sự phát triển.
1.Các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế
Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dụng của xã hội: nhu cầu tiêu dung là 1 trong những căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Ảnh hướng kéo theo là làm thay đổi cơ cấu đầu tư.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định: Trình độ phát triển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế. Trình độ phân công lao động xã hội và khoa học kỹ thuật cũng là những nhân tố quan trọng dẫn tới quyết định đầu tư vào đâu là khả thi và đạt hiểu quả sử dụng vốn cao.
Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển để cơ cấu tổ chức sản xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định:Đây là yếu tố chủ quan nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đi đôi với công bằng xã hôi và cân đối nền kinh tế. Chính phủ các nước sẽ có những chiến lược khác nhau.
Cơ chế quản lý và pháp luật của đất nước:Đây là về vấn đề tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đảm bảo tính an toàn về xã hội và những quy định về ngành nghề đầu tư hợp pháp. Từ đó quyết định đến ý tưởng đầu tư và làm thây đổi cơ cấu đầu tư....
2. Các nhân tố tác động từ bên ngoài
Như xu thế chính trị, xã hội và kinh tế của khu vực và thế giới. Trong xu hướng quốc tế hóa lực lượng sản xuất và thời đại bùng nổ thông tin, các thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật cho phép các nhà đầu tư nắm bắt nhanh nhạy thông tin, tìm hiểu thị trường và xác định chiến lược cơ cấu đầu tư hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chủ động hội nhập.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và lượng, tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra có sự phát triển không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa các ngành, vùng.
*Vai trò của cơ cấu đầu tư đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH ở Việt Nam:
Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp...đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền để vật chất để phát triển các ngành mới...do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Hệ số co giãn của việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thau đổi cơ cấu kinh tế ngành=%thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành/tổng vốn đầu tư xã hội giữa các kỳ nghiên cứu so với kỳ trước(chia cho)% thay đổi tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu.
Hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP= % thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của ngành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước(chia cho) % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng tăng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top