Cơ cấu của một Quy phạm pháp luật?
Câu 5: Cơ cấu của một Quy phạm pháp luật?
Trả lời: Cơ cấu của một quy phạm pháp luật:
+ Giả định: là phần mô tả những tình huống thực tế, khi tình huống đó xảy ra cần phải áp dụng quy phạm pháp luật đã có, tức là phần giả định nêu tên trong những điều kiện nào thì có thể xuất hiện ở con người nghĩa vụ pháp lí, hay giả định ghi nhận hoàn cảnh cụ thể chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật.
Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Ai?, "Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?"
VD: Khoản 1 Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Việc điều tra kết thúc khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra", thì phần giả định là "...khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra".
Phần giả định là phần cần thiết trong mỗi quy phạm pháp luật, nếu không có phần giả định thì không có quy phạm. Phần giả định là phần chỉ rõ những tình huống thực tế, dựa vào đó quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm. Quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định.
Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Là gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào?
VD:"Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế", thì phần quy định là "...phải nộp thuế".
+ Chế tài: là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã được nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Bị xử lí thế nào khi ở vào hoàn cảnh giả định mà không thực hiện quy định của QPPL?
VD: "Người nào thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ A năm đến B năm", thì phần chế tài là "...bị phạt tù từ A năm đến B năm".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top