Chap 2 •﹏•


Điển hình cho tác phẩm của Hồ Xuân Hương như là: "Bánh trôi nước", "Tự tình" ,... và hầu như câu thơ của bà, từng ý thơ cho ta thấy rõ mồn một thân phận người phụ nữ thời xưa qua các câu nói nhân văn trong chủ nghĩa nhân đạo của bà.
Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả, mà số phận chìm nổi lênh đênh. t
Trong bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương không chỉ đơn thuần là tả bánh trôi, mà ẩn sau đó là hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son "
Với câu thơ đầu: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" tác giả sử dụng điệp từ "vừa trắng" với "vừa tròn" nhằm nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của người con gái. Nhưng " Bảy nổi ba chìm với nước non" lại cho thấy cuộc đời ấy, số phận ấy trôi dạt lênh đênh, mười hai bến nước biết bên nào trong, biết sông nào đục. Đã sinh ra là một con người, nhưng lại không làm chủ được cuộc đời của mình. Nguyễn Du đã từng chia sẻ và cảm thông:
" Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "
Phải chăng lời thơ đó cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ? Hồ Xuân Hương vừa thương cho số phận của mình, vừa xót cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch đó, tác giả đã nói lên lời phản kháng, lên án xã hội bất công, đồng thời còn lên án chế độ nam quyền độc vị, và đó cũng chính là tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, Đó là tiếng nói cảm thương cho số phận bi thương tột cùng. Không những nói lên số phận của mình, Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của người phụ nữ dù cuộc đời chao đảo, bấp bênh ra sao, nhưng:
" Mà em vẫn giữ tấm lòng son "
Sự thủy chung, đức hạnh, nhân phẩm và tài năng,.... dù trong hoàn cảnh nào bà vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, vẫn rực lửa máu căm hờn về xã hội phong kiến đây một lát thuở ấy.
( hết #2 )

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top