cnxhkh nonglam

Câu1: Chủ nghĩa xã hội không tưởng(CNXHKT) là gì? Trình bàycác giai đoan phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội không tưởng(CNXHKT).

Trả lời:

a. Khái niệm chủ nghĩa xã hội không tưởng:

CNXHKT là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người;xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng,hạnh phúc,nhưng lại đưa ra con đường,biện pháp sai lầm, đólà bằng giáo dục,thuyết phục và tuyên truyền hòa bình…cho lý tưởng của họ.

    Chính sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống trị và bóc lột mà xuất hiện các phong trào và tư tưởng xã hội chủ nghĩa(XHCN).

b.Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội không tưởng:

  * Giai đoạn thứ nhất: Những mầm mống và  khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kì cổ đại

  Chế độ nô lệ là bước phát triển tất yếu của lịch sử. Giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là hai giai cấp cơ bản mang tính chất đối kháng quyết liệt.

  Mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp là miếng đất làm nảy sinh mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kì . Tư tưởng XHCN thời kì cổ đại thể hiện trong dòng” văn học chưa thành văn”. Thông qua các câu chuyện dân gian như: các chuyện thần thoại, các chuyện cổ tích, CNXHKT một mặt phản ánh những sự bất bình đẳng của đông đảo quần chúng lao động đối với các hành vi áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị; mặt khác, nêu lên ước mơ, khát vọng của công chúng bị bóc lột,bị áp bức về một XH bình đẳng , công bằng ,bác ái,nhung rất mơ hồ vụn vặt, thậm chí muốn trở về thời đại” hoàng kim nguyên thủy”.

*Giai đoạn thứ hai: Tư tưởng XHCN từ tky XV đến cuối tky XVIII

CNTB ra đời và sự phát triển ở 1số nước, trước hết là ở châu âu. Sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ và kèm theo đó là những xung đột giai cấp cũng diễn ra quyết liệt.GCTS từng bước thiết lập địa vị thống trị của mình và đã dùng nhiều thủ đoạn áp bức, bóc lột tàn bạo đối với người lao động. Trong bối cảnh lịch sử đó, đã xuất hiện những nhà CNXHKT. Thông qua các tác phẩm “văn học nhân đạo” của mình, các nhà nhân đạo thời cận đại đã lên án phê phán chế độ XH tư hữu, đòi hỏi phải thay thế chế độ XH đó bằng 1 XH mới thực sự công bằng ,bác ái.

Giai đoạn này có rất nhiều đại biểu ưu tú, điển hình là những đại biểu sau:                                                    

+ Tômát Morơ(1478- 1535) là tác giả của tác phẩm văn học XHCNKT đầu tiên,tác phẩm “không tưởng”

+ Tômađô Campanenla (1568-1639) là tác giả tác phẩm” thành phố mặt trời”

+ Grắccơ Babớp (1760- 1797) và những người bạn cùng chí hướng chiến đấu của ông, lấn đầu tiên trong lịch sử, đã nói đến vấn đề đấu tranh cho CNXH với tính cách một phong trào thực tiễn, chứ không chỉ là tư tưởng.” tuyên ngôn của những người bình dân” của chủ nghĩa Babớp được coi là một cương lĩnh hành động chưa từng có trong lịch sử trước đây của tư tưởng XHCN với những nhiệm vụ ,những biện pháp cụ thể cần thực hiện ngay  trong quá trình hành động dẫn đến XH mới công bằng.

* Giai đoạn thứ ba: CNXHKT-phê phán đầu TK XIX

Từ cuối TK XVIII đến đầu TK XIX,cuộc cách mạng công nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp diễn ở 1 số nước Tây Âu . Đây là giai đoạn CNTB chiến thắng chế độ phong kiến , GCTS đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hưũ của nó: phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi giai cấp của mình; Đây cũng là giai đoạn GCVS hiện đại hình thànhvà bắt đầu thức tỉnh về chính trị.

   Trong điều kiện lịch sử ấy, đã xuất hiện những đại biểu mới của CNXHKT. Đó là các nhà CNXHKT-phê phán vĩ đại: C.H.Xanh Ximông, Ph.S.Phuriê, R.Ôoen. Trong thời kì này, các tư tưởng XHCN được thể hiện như là 1 học thuyết. CNXHKT-phê phán đã tố cáo, phê phán sâu sắc XHTBCN, phủ định nó, đồng thời đề xuất con đường biện phápvà những dự đoán thiên tài về XH tương lai.

+ C.H.Xanh Ximông(1760-1825):

  C.H.Xanh Ximông xuất thân từ 1 gia đình quý tộc Pháp. Ông là 1 nhà tư tương vĩ đại, một nhà XHCNKT- phê phán nổi tiếng.

  Một trong những nội dung quan trọng trong học thuyết của C.H.Xanh Ximông lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp. Ông có sự nhận xét khá độc đáo về cuộc CM tư sản Pháp. Tại họa của nó là ở chỗ GCTS đã thay thế GCPK và giành quyền thống trị XH, nó chưa thiết lập được 1 chế đọ phù hợp với quyền lợi” giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”.Ông đòi hỏi phải làm 1 cuộc CM mới vì hạnh phúc của toàn XH nhằm xóa bỏ những điều kiện bất công và phi lý,song ông lại chủ trương giai quyết bằng con dường thuằn túy hòa bình, thực hiện sự tuyên truyền để thúc đẩy các vua chúa sử dụng quyền lực mà nhân dân giao phó cho họdể thực hiện những biến đổi. Ông muốn xây dựng XH mới trên nguyên tắc điều hòa Giai cấp và không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu. Nhưng với những tư tưởng bình đẳng XH, nhân đạo chủ nghĩa và nhiều dự kiến độc đáo về XH tương lai mà C.H.Xanh Ximông được thừa nhậnlà 1 nhà  XHCNKT vĩ đại.

+ Ph.S.Phuriê (1772-1837):

Ph.S.Phuriê là 1 nhà CNXHKT, 1 nhà phê phán và lên án XH tư sản1 cách xuất xắc, 1 nhà tư tưởng gần đến chủ nghĩa Mác

    Một trong những tư tưởng nổi bật của Ph.S.Phuriê là sự phê phán và lên án XH tư sản1 cách sâu sắc . Ph.S.Phuriê thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng, sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của XHTS. Ông cho rằng,sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi dào , hạnh phúc của thiểu số người này gây ra sự khổ ải cho đa số người khác.Từ đó, Ph.S.Phuriê đòi hỏi phải thay thế XHTS bằng 1 XH mới cao hơn. XH mới, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể,mỗi con người riêng biệt chỉ có thể tìm thấy điều có lợi cho hỏtong cái lợi của toàn thể mọi người,mọi người điều có quyền lao động và quyền sống.

     Ph.S.Phuriê là người đầu tiên cho rằng, trình độ giải phóng phụ nữ là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng chung. Ông quan niệm về lịch sữH phát triển qua 4 giai đoạn: mông muội , dã man , gia trưởng, văn minh

    Ph.S.Phuriê chủ trương xây dựng XH mới còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Ông  phản đối bạo lực CM, XH mới hình thành bằng thực hiện việc tuyên truyền cho người ta hiểu biết những “dục vọng” của mình.

+R. Ôoen (1771-1858):

R. Ôoen là 1 nhà tư tưởng nổi tiếng , 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa, 1 nhà cộng sản thực nghiệm.

   Khác với C.H.Xanh Ximông và Ph.S.Phuriê, điểm nổi bật của học thuyết Ôoen là khuynh hướng phủ nhận và lên án chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất1 cách toàn diện và sâu sắc nhất. Ông cho rằng, chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người phải chịu đựng. Nó là nguyên nhân gây ra sự lừa đảo , gian lận, mại dâm, đói nghèo, tội lỗi , đau khổ và bao nhiêu tệ nạn XH khác. Đó là 1 XH bất chính và bất hợp lý trong thực tiễn cần xóa bỏ, thay thế bằng 1 XH hoàn mỹ- XH XHCN.

R. Ôoen đã tiến hành thực nghiệm XH, bằng cách xây dựng các công xã lao động. Nổi bật là ở Niu La Nác (Anh) và Inđiana (Mỹ). Trong tổ chức cơ sở của XH mới, mọi thành viên sẽ sống như trong 1 gia đình. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cuả công xã dược xây dựng trên cơ sở lao động tập thể , cộng đồng sở hữu , bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên…

   Nhưng để có XH mới tốt đẹp hơn, R. Ôoen cho rằng , cần phải có sự giúp đỡ của những người lãnh đạo đất nước, những người giàu có.

Câu 2. Những giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Trả lời:

1. Những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng có một quá trình phát triển lâu dài, từ chỗ là những ước mơ, khát vọng thể hiện trong các câu chuyện dân gian, các truyền thuyết tôn giáo đến những học thuyết xã hội - chính trị. Cống hiến lớn lao của chủ nghĩa xã hội không tưởng:

Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã thể hiện tinh thần lên án, phê phán kịch liệt và ngày càng gay gắt, các xã hội dựa trên chế độ tư hữu, chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa; góp phần nói lên tiếng nói của những người lao động trước tình trạng bị áp bức, bị bóc lột ngày càng nặng nề.

Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phản ánh được những ước mơ, khát vọng của những giai cấp lao động về một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái. Nó chứa đựng giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc thể hiện lòng yêu thương con người, thông cảm, bênh vực những người lao khổ, mong muốn giúp đỡ họ, giải phóng họ khỏi nỗi bất hạnh.

Ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng bằng việc phác hoạ ra mô hình xã hội tương lai tốt đẹp, đưa ra những chủ trương và nguyên tắc của xã hội mới mà sau này các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa một cách có chọn lọc và chứng minh chúng trên cơ sở khoa học. Ví dụ như những luận điểm: về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm; về xoá bỏ sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay; về vai trò của công nghiệp; về giáo dục; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ; về vai trò lịch sử của nhà nước,... Với những giá trị lịch sử trên mà chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ yếu là của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX, được các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

.2. Những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng và nguyên nhân của nó

- Những hạn chế.

Một là, chủ nghĩa xã hội không tưởng không giải thích được bản chất của các chế độ nô lệ làm thuê. Đặc biệt là nó không thấy được bản chất của chế độ tư bản, chủ nghĩa, chưa khám phá ra được quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của các chế độ đó, đặc biệt là chủ nghĩa tư bản nên cũng không chỉ ra được con đường, biện pháp đúng đắn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Hai là, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản-lực lượng xã hội đã được sinh ra, lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đó là giai cấp công nhân.

Ba là, chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn cải tạo xã hội bằng con đường cải lương chứ không phải bằng con đường cách mạng.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên của chủ nghĩa xã hội không tưởng một phần là do bản thân các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhưng cơ bản là do điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ quy định. Đó là, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đến độ chín 'muồi, công nghiệp lớn chỉ mới xuất hiện ở nước Anh, nên chưa bộc lộ mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; giai cấp công nhân hiện đại chưa trưởng thành, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân còn ở trình độ thấp, nên mâu thuẫn xã hội còn ẩn giấu chưa bộc lộ hẳn, quan hệ giai cấp và sự đối lập giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản còn ít phát triển. Chính vì vậy, Pa.Ăng ghen đã chỉ rõ: "Hoàn cảnh lịch sử ấy cũng đã quyết định quan điểm của những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội. Tương ứng với một trình độ chưa trưởng thành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi, là một lý luận chưa chín muồi".

Ngày nay, người ta không thể đòi hỏi gì hơn ở những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng khi mà những hạn chế của họ hoàn toàn do những điều kiện lịch sử khách quan quy định.

Mặc dù chủ nghĩa xã hội không tưởng có nhiều giá trị, song nó mắc phải những hạn chế nên nó chỉ có vai trò tích cực trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Khi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản phát triển tới quy mô rộng lớn, đòi hỏi phải có một lý luận khoa học và cách mạng soi đường, khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời thì các trào lưu của chủ nghĩa xã hội không- tưởng trở nên lỗi thời, bảo thủ, thậm chí còn mang tính chất phản động, cản trở phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống giai cấp tư sản.

Câu hỏi 3: Trình bày sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Trả lời:

1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội khoa học

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung với tính cách là sự luận chứng toàn diện (triết học, kinh tế chính trị và xã hội – chính trị) về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị - thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng macxit nhằm thực hiện thắng lợi sự mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

2. Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

- Điều kiện kinh tế - xã hội.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng trong kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chue nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, mà chủ nghĩa tư bản tạo ra những khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và cách mạng.

Cùng với sự phát trriển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giao cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triễn mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng khắp. Nó đòi hỏi có một lý luận khoa học hướng dẫn. Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó là: cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Liông (Pháp) từ năm 1831 đến năm 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xêlidi (Đức) năm 1884; phong trào Hiến chương (Anh) từ năm 1834 đến 1848. Những phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.

Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi thời, không còn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý luận phong trào công nhân.

Những tiền đề văn hoá – tư tưởng (tiền đề lý luận)

Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hoá và tư tưởng. Về khoa học tự nhiên có: thuyết tế bào của M.Sơlayđen và T.Savanxơ (Đức); thuyết tiến hoá của Đ.Đácuyn (Anh); thuyết bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của M.Lômônôxốp (Nga). Về khoa học xã hội có: triết học cổ điển Đức (tiêu biểu là Ph.Hêghen, L.Phơbách), kinh tế chính trị học Anh (tiêu biểu là Ađam Smít, Đ.Ricácđô), chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán (tiêu biểu là H.Xanhximông, S.Phuriee và R.Ôoen). Những thành tựu của khoa học, văn hoá, tư tưởng đã tạo thành những tiền đề tư tưởng – văn hoá cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.

3. Vai trò của C.Mác, Ph.Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Các Mác (1818 - 1883)

C.Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị khoa học. Ông là lãnh tụ và người thầy của giai cấp vô sản thế giới.

- Phriđrích Ăngghen (1820 - 1895)

Ph.Ăngghen là nhà bác học, lãnh tụ và là người thầy của giai cấp công nhân hiện đại, đã cùng với C.Mác sáng lập ra học thuyết macxít.

Khi nghiên cứu miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên đất hiện thực tư bản chủ nghĩa trên quan điểm duy vật biện chứng với phương pháp luận khoa học. C.Mác đã nêu ra hai phát kiến vĩ đại đó là: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. “Nhờ hai phát kiến ấy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành khoa học”. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của tư duy lý luận có cơ sở khoa học.

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự uỷ nhiệm của “Đồng minh những người cộng sản” - một tổ chức công nhân quốc tế, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, (2 -1848) là tác phẩm bất hủ, là khúc ca tuyệt tác của chủ nghĩa Mác, là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của phong trào công nhân, phong trào cộng sản. Với những nội dung đã được trình bày một cách rõ ràng và sáng sủa của thế giới quan khoa học, “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, theo V.I.Lênin, xứng đáng được thừa nhận là tuyên ngôn của chủ nghĩa xã hội thế giới, là “cuốn sách gối đầu dường cho tất cả những người công nhân giác ngộ”.

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các Đảng Cộng sản Mácxít – lêninnít lấy tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” làm cơ sở cho việc xây dựng đường lối chiến lược và sách lược cách mạng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Câu 4: Trình bày các giai đoạn phát triển của CNXH khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo CNXH khoa học như thế nào?

Trả lời:

I.Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

a. C.Mac và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848-1895)

Sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph Ăngghen tiếp tục bố sung, phát triển thêm nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào cộng sản, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Đức trong thời kỳ 1848-1851, qua theo dõi, chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm của công xã Pari(1871), hai ông đã viết nhiều tác phẩm và thông qua các tác phẩm, hai ông đã nêu lên những luận điểm hết sức quan trọng, làm phong phú thêm chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là những luận điểm sau:

- Giai cấp công nhân chỉ có thể chiến thắng giai cấp tư sản trên cơ sở đập tan bộ máy nhà nước tư sản và kịp thời trấn áp những hành động phục hồi của chúng.

- Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản thân  nền chuyên chính đó cũng chỉ là bước quá độ để tiến lên xây dựng một xã hội không có giai cấp.

- Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi có được sự lãnh đạo của một      chính đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học.

- Liên minh công nông là điều kiện cần phải có để đưa cách mạng đến thắng lợi.

- Trình bày về tư tưởng cách mạng không ngừng; về chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; về sự lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong từng thời kỳ phát triển cách mạng; về các vấn đề xã hội – chính trị mà cách mạng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết; …

b. V.I.Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo chũ nghĩ xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới.

V.I Lênin(1870-1924)là người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp vĩ đại ủa Các Mac và Ph.Ăngghen. ông vừa bảo vệ sự trong sáng vừa phát triển toàn diện và làm giàu thêm lý luận của chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ông là người matxits đầu tiên vạn dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn đấu tranh xây dựng chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cải tạo xã hội cũ và bắt đầu xây dựng một xã hội mới-xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực.Ông là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô viết.

Sự phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của V.I Lênin được chia thành hai thời kì cơ bản:                                                                                                                        

- Trước Cách mạng Tháng Mười Nga: Trên cơ sở những lý luận của Các Mác va Ph.Ăngghen,V.I Lênin đã xây dựng một hệ thống lý luận mang tính nguyên tắc cho các Đảng mãcít của giai cấp công nhân.Đó là những lý luận về chuyên chính vô sản,về chính Đảng kiểu mới,về liên minh công nông,về sự chuyển biến cáhc mạng dân chủ tư sản chuyển biến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga: Với yêu cầu của công cuộc xây dựng chế độ mới,V.I Lênin phân tích và làm rõ nội dung bản chất của thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội, về mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh giải phong dân tộc với đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội,về vai trò của quần chúng…

Do cống hiến to lớn của V.I Lênin đói với sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác, mà chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin.

c.  Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V.I Lênin từ trần:

- Đảng cộng sản Liên Xô và các Đảng cộng sản khác trên thế giới

     Hơn 80 năm đã trôi qua kể từ sau khi V.I Lênin từ trần, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã trải qua nhiều thử thách to lớn.Các Đảng cộng sản đã bảo vệ,phát triển sáng tạo những nguyên lý,những luận điểm có tính nguyên tăc của chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới và điều kiện cụ thhể của mỗi nước.Dựa vào sự tông kết, kinh nghiệm của nước mình, các Đảng cộng sản đã đóng góp vào các vấn đề cấp bách của thời đại, vạch ra những vấn đề mang tính qui luật của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cung như các vấn đề của quá trình cách mạng thế giới.

      Trên cở sở vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học nên một sự thật không thể phủ nhận là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong đó thắng lợi vỹ đại nhất là đã đưa nhân loại thoát khỏi thảm họa Phát xít, là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, là sự hình thành và phát triển, lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh vì các mục tiêu của thời đại ngày nay trong suốt mấy thập kỷ qua.

     Tuy nhiên, từ những năm 80 về sau, nhiều Đảng mắc phải nhiều sai lầm, khuyết điểm, trong đó có vấn đề nhận thức. Đó là sự chậm trễ phát triển lý luận, lý luận không theo kịp thựuc tiễn, lạc hậu nhưng lại chỉ đạo thực tiễn, lạc hậu nhưng lại chỉ đạo thực tiễn, v.v..Trong cải tổ, các đảng cũng lại phạm tiếp sai lầm trong nhận thức. Đó là từ bỏ chủ nghĩa xã hội khoa học, thực hiện đa nguyên chính trị và sự tồn tại đa Đảng đối lập,…đã làm cho chủ nghãi xã hội hiện thực ở một số nước sụp đổ, tạo thế bất lợi cho phong trào cộng sản. Những tổn thất đó hoàn toàn không phải là do sai lầm của chủ nghĩa xã hội khoa học.

II.    Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam với sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

        Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện cũng đã vận dụng sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, những bài học kinh nghiệm của các đảng anh em, của chính bản thân cách mạng Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng nước ta trước kia, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Những đóng góp, bổ sung và phát triển cũng như sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta có thể tóm tắt trên một số vấn đề cơ bản sau:

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tính qui luật của cách mạng Việt Nam, trong điều kiện thời đại hiện nay;

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội;

 - Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng cường, phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội. Đây được xem như một nội dung co bản, thể hiện sự ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Xây dựng phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái;

 - Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc và tôn giáo, mọi công dân Việt Nan ở trong nước hay ở nước ngoài, tạo cơ sở xã hội rộng lớn và thống nhất cho sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới;

- Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, khai thác mọi khả năng có thể hợp tác nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam- nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khâu then chốt để đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Câu 5: Vị trí, chức năng và ý nghĩa của việc học tập CNXH khoa học.

a) Vị trí của CNXH khoa hoc:

-Với ý nghĩa là tư tưởng,là lý luận thì CNXH KH nằm trong quá trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng,lý luận mà nhân loại đả sinh ra.CNXH KH là 1 trong những đỉnh cao nhất của các khoa học xã hội của nhân loại.

-CNXH KH cũng nằm trong quá trình phát triển lịch sử tưởng XHCN của nhân loại.CNXH KH đã kế thừa có chọn lọc,phát triển những giá trị của CNXH không tưởng,tìm ra những cơ sở khoa học,cơ sở thực tiển của tưởng XHCN

-Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết hoàn chỉnh,gồm 3 bộ phận hợp thành:triết học Mác-Lênin,kinh tế chính trị học Mác-Lênin và CNXH KH. Đây là tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhânhiện đại trong cuộc đấu tranh thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

 Cả 3 bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin gắn bó,quan hệ biện chứng với nhau để luận giải một cách toàn diếnự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của CNXH là tất yếu như nhau,nhằm trang bị cho giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động thế giới quan khoa học,phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.

Triết học Mác-Lênin,với phát kiến vỷ đại đầu tiên là chủ nghĩa duy vật lịch sử, đả chỉ ra sự thay thế các hình thái kinh tế-xã hội diển ra trong lịch sử là do sự phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau quyết định.

Kinh tế học chính trị Mác-Lênin,với phát kiến là học thuyết giá trị thăng dư, đã làm rỏ bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân đã tạo ra.Giai cấp tư sản càng đẩy mạnh phat triển kinh tế càng làm cho mâu thuẩn ngày càng gay gắt giửa lực lượng sản xuất mang tính xã hội ngày càng cao với tính chất chật hẹp của chế độ chiến hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Mâu thuẩn này la nguồn gốc kinh tế cho sự diệt vong chủ nghĩa tư bản.

CNXH KH,với tư cách là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin,là học thuyết xã hội-chính trị,trực tiếp nghiên cứu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,những điều kiện,những con đường để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

CNXH KH dựa trên nền tảng lí luận chung và phương pháp luận của triết học và kinh tế chính trị học macxit để đưa ra những luận cứ xã hội-chính trị rõ ràng, trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ra con đường, các hính thức và biện pháp để tiến hành cải tạo xã hội theo hướng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Như vậy CNXH KH là sự tiếp tục một cách lô gích triết học và kinh tế chính trị học macxit, là sự biểu hiện trực tiếp mục đích và hiệu lực chính trị của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn.

Nếu như triết học, kinh tế chính trị học luận giải tính tất yếu, những nguyên nhân khách quan, những điều kiện để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội thì chỉ có CNXH KH mới đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi: bằng con đường nào để thực hiện bước chuyển biến đó.

b) Chức năng, nhiệm vụ của CNXH KH

Thứ nhất, CNXH KH trang bị tri thức khoa học, tri thức lí luận, đó là hệ thống lí luận chính trị- xã hội và phương pháp luận khoa học mà chủ nghĩa Mác-Lênin để luận giải về quá trình tất yêu lịch sử dẫn đến sự hình thành, phảt triển hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Thứ hai, CNXH KH giáo dục tư tưởng chính trị về chủ nghĩa xã hội cho giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản và nhân dân lao động để hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.

Thứ ba, CNXH KH định hướng chính trị- xã hội cho hoạt động thức tiễn của Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c) Ý nghĩa của việc học tập CNXH KH

- Về mặt lí luận:

Trong tính hình thế giới có nhiều biến động phức tạp như: sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội thực hiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội âm mưu “diễn biến hoà bình”, không ít người nghi ngờ hoặc phủ nhận vai trò của CNXH KH đối  với cải tạo thực tiễn; vì vậy, việc nghiên cứu CNXH KH có ý nghĩa lí luận to lớn là:

+ CNXH KH trang bị những nhận thức chính trị- xã hội cho Đảng cộng sản, nhà nước, cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. Học thuyết Mác không dừng lại ở chỗ giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới. Học thuyết về cải tạo thế giới mà chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện rõ và trực tiếp nhất là CNXH KH.

+ CNXH KH là vũ khí sắt bén trong cuộc đấu tranh chống các học thuyết phản động, phi mác xít.

-Về mặc thực tiễn:

CNXH KH là một trong những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nhiều khoa học xã hội chuyên ngành, đồng thời là cơ sở lí luận giúp cho các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế: xác định con đường đi, định hướng hành động đúng đắn cho đường lối chiến lược, sách lược, chính sách phù hợp với quy luật phát triển khách quan. Do đó, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải vận dụng trung thành và phát triển sáng tạo CNXH KH.

Câu 6: Phân tích những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế  - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Trả lời:

1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một chế độ xã hội phát triển cao nhất hiện nay, là chế độ có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; trên cơ sở hạ tầng đó có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân.

Cũng như mọi hình thái kinh tế - xã hội khác, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có quá trình phát triển từ thấp đến cao do sự trưởng thành về kinh tế và các quan hệ xã hội phù hợp, thể hiện ở từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, kế tiếp và thống nhất với nhau.

2. Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hợp quy luật. Sự thay thế đó có nguồn gốc kinh tế xã hội sâu xa, đó là miếng đất hiện thực tư bản chủ nghĩa.

Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:

Thứ nhất, khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển, dựa trên sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng với trình độ xã hội hoá ngày càng cao, vượt khỏi giới hạn chật hẹp của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này dẫn đến mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản.

Thứ hai, trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai giai cấp cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ bản, đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá ngày càng cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội đại biểu cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ thấp đến cao.

Thứ ba, trong xã hội tư bản chủ nghĩa xuất hiện những tai hoạ cho cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên (áp bức, bóc lột, bất công, phân hoá giàu nghèo, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược, lối sống văn hoá, đạo đức suy đồi, tệ nạ xã hội phức tạp, ô nhiễm môi trường…)

Đến khi xuất hiện những tình thế, thời cơ, tạo ra những điều kiện cần và đủ thì cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra. Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và thắng lợi sẽ mở đầu cho sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, có những nước tư bản chủ nghĩa mới ở trình độ trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để bước sang hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Vậy, những điều kiện để những nước tư bản chủ nghĩa trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là:

Một là, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc gây chiến tranh xâm lược các thuộc địa, gây tai hoạ cho hàng trăm quốc gia, dân tộc, làm xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới:

-  Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

-  Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

-  Mâu thuẫn giữa các nước tư bản - đế quốc với nhau.

-  Ở hàng trăm nước nông nghiệp, vẫn còn mâu thuẫn giữa đại chủ và nông dân, tư sản với nông dân, trong đó nỗi lên mâu thuẫn giữa tư bản - đế quốc xâmlược và bè lũ tay sai phong kiến với cả dân tộc bị áp bức, bóc lột, mất độc lập, tự do.

Hai là có những tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của học thuyết Mác Lênin…thức tỉnh các dân tộc vùng lên giành độc lập dân tộc. Nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã chọn con đường phát triển đi lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Câu 7: Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa

A. quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin

Chủ nghĩa xẫ hội là gai đoạn thập của hình thái kinh - tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với chủ nghĩa tư bản.

Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mac – lênin và thực tiển xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau.

đặc trưng thứ nhất: cơ sơ vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

 chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng xuất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phat triên cao.ở những nước thực hiện sự quá độ”bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chât kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.

đặc trưng thứ hai: chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư  hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

thu tiêu chế độ tư hưu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của gccn.tuy nhiên ko phai xóa bỏ chế độ tư hưu nói chung mà là xóa bỏ chế độ TBCN.

CNXH được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiêt lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mẫu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xh gắn bó với nhau vì lợi ích căn bản

đttr thứ 3: CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

quá trình xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó cần phải tổ chức lao động và kỷ luật mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.

đtr thứ 4: CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động nguyên tắc phân phối cơ bản nhất

     CNXH bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc” làm theo lăng lực hưởng theo lao động”. đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này.

đtr thứ 5: CNXH có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất gccn, tình nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

NNXHCN do ĐCS lãnh đạo. thông qua nhà nước đảng lãnh đạo toàn xh về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xh. Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước. đây là một” nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn

đtr thứ 6: CNXH đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công băng bình đẳng tiến bộ xã hội, tao những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.

  mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xhcn, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng và bình đẳng xã hội.

  những đặc trung trên phản ánh bản chất của CNXH nói lên tính ưu việt của CNXH và do đó CNXH là một xã hội tốt đẹp lý tưởng ước mơ của toàn thể nhân loại. những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó trong quá trình XD. CNXH cần phải quan tâm tất cả các đặc trưng này.

B. những đặc trưng cơ bản của cnxh ở việt nam

Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của cnxh theo quan điểm của chủ nghĩa mac- lênin, trong “ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đảng ta đã xác định những đặc trưng của cnxh ở việt nam mà chúng ta sẽ xây dựng là:

-  do nhân dân lao đông làm chủ

-  có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

-  có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-  con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân

-  các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cung tiến bộ

-  có quan hệ hưu nghị và hợp tác với nhân dân tât cả các nước trên thế giới

 những đặc trưng trên đều mang tính dự báo, với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước, thời đại, những đặc trưng sẽ được tiếp tục bổ sung phát triển trong tiến trình phát triển của cm xhcn việt nam .

Câu 8: Trình bày quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH, phân tích tính tất yếu quá độ lên CNXH bỏ  qua chế độTBCN ở Việt Nam

Trả lời:

* Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.  Quan điểm của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin về thời quá độ lên CNXH

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện sự chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội mới-xã hội chủ nghĩa.

 Giai cấp công nhân và chính đảng của nó muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ ưu việt, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản thì tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì:

- Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội không thể ra đời tự phát

trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa hay các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa. Các xã hội trước chỉ chuẩn bị những điều kiện vật chất để giai cấp công nhân thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn bản thân công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được thực hiện khi có cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như với kiến trúc thượng tâng về chínhtrị, tư tưởng, văn hóa tương ứng.

- Sau khi giành được chính quyền, giai cấp công nhân cũng không thể đem áp dụng ngay tức khắc những nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, những nguyên tắc xây dựng và bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với các xã hội trước; giai cấp thống trị cũ mới bị đánh bại về chính trị nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn; nhiều tàn dư của xã hội cũ còn in vết trong xã hội mới. Do đó cần có thời gian để tiến hành cải tạo những tàn dư của xã hội cũ, từng bước xây dựng các nhân tố mới. Trong bài chào mừng công nhân Hunggari" V.I. Lênin khẳng định: mục đích đó, người ta không thể đạt ngay tức khắc được, muốn thế, cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, vì cải tô sản xuất là việc khó khăn, vì cần có một thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, và vì phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản".

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có hai kiểu: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp

    * Quá độ trực tiếp từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

    * Quá độ gián tiếp từ các nước tiền tư bản chủ nghĩa hay các nước tư bản trung  bình lênh chủ nghĩa xã hội.

2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hột bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ỡ Việt Nam

-Tính tất yếu của sự quá đô lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa Việt Nam Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như VI.Lê nên nói là kiểu "đặc biệt của đặc biệt Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:

- Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác-lê nín cho rằng, ở những nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mơ đâu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên Lào

- Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chê độ tư bản, trước hết là sự lụa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ "Cương lĩnh chính trị năm 1930" đến "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chu nghĩa xã hội được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con đường lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với sự lựa chọn của Đảng là sự lạ chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là con đườngđi lên chủ ngĩa xã hội.

Hiện nay mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tê, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Au, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xãhội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

- Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản lý dựng đất nướe trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một là. xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân vái giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng san lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của nhân dân.

Hai là. phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Ba là. phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng vê hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

 Bốn là,  tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.

Năm là, thực hiện chính sách dại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng. dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đâu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Câu 9: phân tích khái niệm giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trả lời:

1 khái niệm

Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.

Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số lượng người vô sản mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại gắn liền với sự phát triển của nền đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tuỳ theo cung - cầu hàng hoá sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá về vật chất và tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc vào cung - cầu hàng hoá sức lao động, phụ thuộc vào kết quả sức lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại giai cấp tư sản chiếm đoạt.

Dứơi chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “giai cáp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình để sống”.

Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm nhưng công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ là hai tiêu chí cơ bản để xác định phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.

- Một là, về phương thức lao động, phưong thức sản xuất, đó là người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.

- Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:

+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.

+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hoá. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuấtcó tính chất xã hội hoá ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.

2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản,giai cấp công nhân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hưũ về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại.

Ph. Ăngghen viết: “thự hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy – đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.

3 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong các tác phẩm “ tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C. Mác, Ph. Ăngghen viết: “sự phát triển của nền đại công nghiệp đã phá sập dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt tự chôn nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau”. Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó quy định:

-Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá ngày càng cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định sự phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.

- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của canhj tranh; số phận của nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hoá cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hoà trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống chế độ lại áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “ Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của nền đại công nghiệp”.

Câu 10: Trình bày Tính tất yếu,quy luật hình thành và vai trò của  ĐCS,liên hệ với tính tất yếu ,quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam(theo tư tưởng hồ chí minh)

      Tự bản than mình,giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử cảu giai cấp công nhân là khách quan,song để biến khà năng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.Trong những nhân tố ấy việc thành lập đảng cộng sản với lý luận tiên phong,trung thành với sự nghiệp lợi ích giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,xây dựng CNXH,chủ nghĩa cộng sản.

 2.1:khái niệm đảng cộng sản:

Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham mưu chiến đấu,lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của cả dân tộc.ĐCS bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình.

2.2 tính tất yếu ra đời của đảng cộng sản:

      ĐCS ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi vì, khi chưa có ĐCS lãnh đạo, g/c công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào g/c công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một g/c có thể thực hiện sứ mệnh của mình. Muốn vậy, điều kiện quan trọng trược tiên là g/c công nhân phải tự xây dựng lên chính Đảng chính trị của mình, đó là ĐCS.

2.3 Quy luật ra đời của ĐCS:

Sự thâm nhập của CN Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính Đảng của g/c công nhân. V.I. Leenin chỉ ra rằng, ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp CN Mác với phong trào công nhân.

Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở nhiều nước thuộc địa thì ĐCS ra đời là kết quả của sự kết hợp CN Mác-Leenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

ĐCS ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, cuộc đấu tranh vì lợi ích kinh tế trong giới hạn của CNTB cho phép chuyển sang cuộc đấu tranh chính trị nhằm lật đổ g/c  tư sản, xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH, CN cộng sản.

2.4 Vai trò của ĐCS: đảng cộng sản là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị,giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà khong tạo ra được trong hang ngũ của mình một đảng chính trị,lực lượng tiên phong đểlãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh.Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng cảu mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Nếu không có chính đảng lãnh đạo,giai capas công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát,đấu tranh vì mục đích kinh tế,chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác,vì mục đích chính trị.Chính vì vậy,đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân  hoàn thàng sứ mệnh lịch sử của mình.

     Với 1 đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Đảng với giai cấp thống nhất.,nhưng đảng có độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Để làm tròn vai trò đó,đảng cộng sản phải là 1 đảng kiểu mới,một đảng macsxit-lêninnít .

2.5 tính tất yếu và quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam:

    Đảng cộng sản việt nam ra đời ngày 03/02/1930.Do hoàn cảnh của việt nam là 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.ĐCS VN ra đời là sản phẩm cảu sự kết hợp của chủ nghĩa mác lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của ở nước ta.ĐCS việt nam đã đem lại yếu tố tự giác vào phong trào công nhân,làm cho phong trào cách mạng nước ta có 1 bước nhảy vọt về chất,lên 1 tầng cao mới.

    ĐCS việt nam là một đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam.đại biểu trung thành của lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc việt nam.ĐCS VN lấy chủ nghĩa mác leenin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động,lây nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,lấy sựu nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp cong nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.

    Từ khi ra đời cho đến nay,ĐCS VN đã thể hiện vai trò lành đo,tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc trong tiến trình cách mạng việt nam.Trong từng giai đoạn cách mạng,đảng cộng sản việt nam đã đề ra đường lối chiến lược ,sách lược,phương pháp cách mạng và lãnh đạo nhân dân việt nam hoàn thành từng mục tiêu của sứ nghiệp cách mạng,hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủn nghĩa.ĐCS VN đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước nhằm tạo ra bước ngoặt lịch sử,đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội,xây dựng nước ta theo mục tiêu” dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”

   Để đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi để đảm đương được vai trò lãnh đạo,đảng cộng sản việt nam coi việc tự đổi mới,tự chỉnh đốn đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo là yêu cầu quan trọng hàng đầu,đảm bảo cho đảng luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng.”Đảng phải vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức phải thường xuyên tự đổi mới,tự chỉnh đốn,ra sức nâng cao trình độ trí tuệ,năng lực lánh đạo.Giữ vững truyền thống đàon kết,thống nhất trong đảng,đảm bảo đầy đủ dân chủ và kỉ luật trong sinh hoạt đảng.Thường xuyên phê bình và tự phê bình,đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa cơ hội và mọi hành vi chia rẽ bè phái.Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,đảng viên trong sạch có phẩm chất,có năng lực,có sức chiến đấu cao.Đảng quan tâm bồi dướng,đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của đảng và nhân dân”.

Câu 11: trình bày sự hình thành và những đặc điểm,điều kiện để giai cấp công nhân việt nam làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình đối với cách mạng việt nam.

Trả lời:

1.                  sự hình thành giai cấp công nhân việt nam:

năm 1858,thực dân pháp nổ sung xâm lược,biến nước ta thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến,nơi tiêu thụ hang hóa ,khai thác tài nguyên và bóc lột công nhân rẻ mạt của chúng.

 - sau khi đặt được ách thống trị trên tòan bộ nước ta,vào đầu thế kỉ 20 thực dân pháp cấu kết với bọn phong kiến tay sai tiến hành khai thác cách hầm mỏ xây dựng các nhà máy xí nghiệp,mở các tuyến đường,mở các đồn điền trồng cây nông nghiệp…Từ đó ở nước  ta có 1 lớp người lao động mới ra đời

-  đó là những công nhân làm thuê,phần lớn tập trung ở các thành phố và các khu công nghiệp.Năm 1906,nước ta có khoảng 5 vạn công nhân.Đến năm 1924,công nhân đã có 22 vạn người.

- Ở nước ta,với hòan cảnh 1 nước thuộc địa nửa phong kiến thì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam trước hết là pảhi lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc,dân chủ nhân dân để giành độc lập dân tộc.Tiếp đến,trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa,lãnh đạo nhân dân xây dựng thành công CNXH vì mục tiêu cách mạng việt nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 2. Những đặc điểm,điều kiện để giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng việt nam:

    Giai cấp công nhân việt nam là 1 bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nên có đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế;ngoài ra giai cấp công nhân việt nam ra đời và phát triển trong điều kiện củ thể của dân tộc việt nam nên còn có những đặc điêm riêng,ảnh hưởng đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam:

- giai cấp công nhân việt nam ra đời trước cả giai cấp tư sản việt nam,là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân pháp.sinh ra và lớn lên ở 1 nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân pháp,1 thứ chủ nghĩa tư bản thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp nên giai cấp công nhân việt nam phát triển rất chậm

 Mặc dù ra  đời muộn ,số lượng ít,trình độ nghề nghiệp thấp chưa bằng giai cấp công nhân thế giới,còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân,song giai cấp công nhân việt nam đã nhanh chóng vượt lên đảm đương vai trò lành đạo cách mạng việt nam,thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là giẩi phóng dân tộc để giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

-giai cấp công nhân việt nam tiếp thu và kế thừc truyền thống yêu nước,đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.Giai cấp công nhân khi ra đời vừa chịu nỗi nhục mất nước vừa bị áp bức bóc lột của giai cáp tư sản đế quốc nên họ có tình thần cách mạng kiên cường,triệt để,sơm nhận thức được mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp,giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.

-giai cấp công nhân việt nam ra đời trong đìều kiện các giai cấp khác đã bế tắc về con đường cứu nước thì chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng timg thấy lối thoát cho cách mạng.

-giai cấp công nhân việt nam ra đời khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 nga thành công,mở ra 1 chế độ xã hội mới lịch sử trong lịch sử nhân loại,đó là chế độ xã hội chủ nghĩa và cùng lúc đó nguyễn ái quốc đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Đó là yếu tố hết sức quan trọng khích lệ,thúc đẩy giai cấp công nhân việt nam lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc.

-phần lớn những người công nhân nước ta vốn xuất thân từ nông dân và tầng lớp nhân dân lao động khác nên có quan hệ mật thiết với nhau,tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động.Chính vì vậy,giai cấp công nhân việt nam sớm lien minh với nông dân,tạo thành khối liên minh công-nông và khối đại đòan kết tòan dân tộc,đảm bảo cho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trogn suốt quá trình cách mạng.Đây cũng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho cách mạng việt nam giành thắng lợi.

-giai cấp công nhân việt nam ra đời sau 1 thời gian ngắn thì đảng cộng sản việt nam ra đời.Đảng cộng sản đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân,làm cho phong trào công nhân có một bước phát triển nhạy vọt về chat.Giai cấp công nhân,dưới sự lãnh đạo của đảng,trở thành lực lượng chính trị độc lập,giành được quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng cảu nhân dân việt nam.

-Giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc và sớm có đảng lãnh đạo nên không bị tác động bởi các khuynh hướng cở hội chủ nghĩa,cải lương,xét lại,không bị giai cấp tư sản đầu độc về tư tưởng nên luôn luôn đàon kết,thống nhất trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và bọn đại chủ tay sai phong kiến.

Ngoài những đặc điểm nói trên,thể hiện những ưu điểm của giai cấp công nhân việt nam,cho đến nay giai cấp công nhân việt nam còn có những hạn chế cần phải khắc phục;số lượng còn ít.trình độ văn hóa,chuyên môn nhiệp vụ cũng như khoa học kĩ thuật còn thấp;tư tưởng bảo thủ,chủ quan,cách làm ăn tùy tiện,manh mún của người sản xuất nhỏ còn ảnh hưởng khá nặng nề.

Nguyên nhân là do nền công nhiệp nước ta chưa phát triển và thành phần đa số xuất thân tự nông dân.Tuy vậy,những hạn chế trên kông thuộc về bản chất nên giai cấo công nhân việt nam vẫn cố đủ khả năng và điều kiện để dảm đượng sứ mệnh lịch sử cảu mình đối với dân tộc.

Câu 12:Trình bày khái niệm,nguyên nhân,điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghiã?

Trả Lời:

1.Khái niệm về cách mạng XHCN.

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lảnh đạo,nhằm xoá bỏ chế độ xã hội cũ, nhất là chế độ TBCN, xây dụng thành công cnxh để tiến lên cncs.

Tuy nhiên cnxh có lúc được nghiên cứu theo ngiã rộng có lúc được nghiên cứu theo nghĩa hẹp.

-   theo nghĩa hẹp:cách mạng xhcn là cuộc cách mạng về chính trị. Trong đó quần chúng lao động vùng dậy dưới sụ lảnh đạo của gccn để dành lấy chính quyền thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản(nhà nước của gccn và quần chúng nhân dân lao động) tạo tiền đề cho việc tiến hành cách mạng xhcn trên lỉnh cực kinh tể, văn hoá, tư tưởng ở giai đoạn tiếp theo.

-   Theo nghĩa rộng:cách mạng xhcn là một cuộc cách mạng xã hội. đó là quá trình cải biến một cách toàn diện trên tất cả các lỉnh vực của đời sống xh,bao gồm chính trị, kinh tế, văn hoá và tư tưởng…dưới sự lảnh đạo của gccn để xây dụng thành công cnxh tiến lên cncs.

Như vậy, theo nghĩa rộng, cách mạng xnch bao gồm cả việc dành chính quyền về tay gccn, nhân dân lao động và cả quá trình cải tạo xh. Cũ xây dụng xã hội mới- xhcn trên tất cả mọi lỉnh vực của đời sống xh.

2. nguyên nhân của cách mạng xhcn.

Chủ nghĩa M-L cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của llsx. Khi llsx phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sx lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu fải thay thế quan hê sản xuát lỗi thời bằng qhsx mới tiên tiến hơn. Do vậy, dưói chủ nghía tư bản nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho llsx ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hoá cao;dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất mang tinh chất tư nhân tư bản về tư liệu sx.

biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lỉnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức sản xuất toàn xh do tính cạnh tranh của nền sx hàng hóa tbch gây ra.

Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sx dãn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp fải ngừng sx, khi sx đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chồng lại gcts. để khắc phục tình trạng đó gcts đã tổ chức ra các xanhdica,tờ rớt, côngxocxiom và nhà nước tb ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng cách quốc hữu hoá một số ngành khi khó khăn, tư hữu hoá khi thuận lợi.

Tui rằng mâu thuẫn giữa llsx và qhsx ngày càng gay gắt, nhưng cách mạng xhcn không diễn ra một cách tự fát mà fải thông qua hoạt động của con ngưòi và những điêu kiện khách quan chủ quan nhất định.

3. những điều kiện khách quan, chủ quan của cách mạng xhcn.

Cách mạng xhcn muốn nổ ra và dành thắng lợi, phải có những điều kiện khách quan và chủ quan.

-  những điều kiện khách quan của cuộc cách mạng xhcn fải có những mâu thuẫn về kinh tế xã hội diễn ra gay gắt trong lòng xh tbch.đó là mâu thuẫn giữa llsx mang tính xã hội hoá cao với quan hệ sản xuát mang tình tư nhân về  tlsx. Đây là mâu thuẫn cơ bản, quyết định nhất của cách mạng xhcn. Mâu thuẫn kinh tế này đã dẫn đến mâu thuẫn về xh là mâu thuẫn giữa gcts và gcvs.

- dưới chế độ tbcn nền đại công nghiệp phát triển cao dựa trên cở sở sự phát triển mạnh mẽ của khkt đã hình thành những thành phố lớn,những khu công nghiệp tập trung, làm cho llsx đạt đến trình độ xh hoá cao. sự phát triển llsx đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng và cao về chất lượng. họ gắn bó hữu cơ với nên sx hiện đại và giữ vai trò ngày càng cao trong việc tạo ra của cải vật chất cho xh nhưng cảu cải đó lại bị gcts chiếm đoạt. điều đó giúp cho công  nhân dẽ dàng nhận thấy sự tàn bạo của giai cấp ts và họ trở thành kẻ thù của gcts;làm cho mâu thuẫn cảu giái cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng sâu sắc.

- gcts không chỉ bóc lột gccn và nhân dan lao động trong nước, mà với lòng tham vô hạn, với khát vọng quyền lực, gcts đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng. điều đó làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tb với các nước thuộc địa ngày càng trở nên găy gắt.

- những mâu thuãn trên đã dẫn tới nguy cơ tạo thành cách mạng xh và nó đòi hỏi fải đựoc giải quyết băng cách mạng xh nhằm xoá bỏ sự áp bức bóc lột của gcts thiết lập một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa.

- những điêu kiên chủ quan của cách mạng xnch.

- những điều kiện khách quan đã tạo thanh ngui cơ tạo ra cuộc cách mạng xhcn nhung để nguy cơ đó trở thành hiện thực cần fải có những điều kiện chủ quan.

- điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưỏng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình là đảng cộng sản. lúc đó gccn mới có đủ khả năng điều kiện để đứng ra đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình là tổ chức fát động quần chúng nhân dân lao động tiến hành cuộc cách mạng xnch.nếu không có điều kiện chủ quan này thì cách mạng xhcn vẫn không nổ ra. bằng chứng là ở các nước tbcn hiện nay như mỹ, nhật, anh, pháp…mâu thuẫn kinh tế xh đã có ,nhũng gccn và đảng cộng sản ở nước đó muốn phát động cuộc cách mạng xhcn. mặt khác sự khống chế của gcts ở nuớc đó quá chặt chẽ nên cách mạng xhcn chưa thể nổ ra được. điều kiện chủ quan thứ hai là sự liên minh giữa gccn với gcnd  và các tầng lớp lao động khác để tạo nên lực lượng khổng lồ, sức mạnh to lớn đảm bảo cho cách mạng thắng lợi.

Câu 13:Trình bày mục tiêu, nội dung, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Trả lời:

1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phong xã hội, giải phóng con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

-       Mục tiêu trong giai đoạn thứ nhất của CMXHCN là giành lấy chính quyền về tay công nhân và nhân dân lao động.

-       Mục tiêu trong giai đoạn thứ hai của CMXHCN là xóa bỏ chế độ nhười người bóc lottj người, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa lại cuộc sống ấm no hạnhphucs cho toàn dan; và khi xóa bỏ được tình trạng người bóc lột người thì tình trạng đan tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ.

2. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng có nội dung toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Trên lĩnh vực chính trị:

Nội dung cơ bản của CMXHCN trên lĩnh vực chính trị là đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Muốn thực hiện được nội dung đó, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản, như C.Mác – Ph. Ănghen nói: “ Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”

Bước tiếp theo là giai cấp công nhân phải xây dựng một nền dân chủ rộng rái cho nhân dân, đảm bỏ cho nhân đan lao động thực hiện dầy đủ quyền làm chủ về chính trị, tham gia vào công việc quản lý xã hội, quản lý nhà nước, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.

- Trên lĩnh vực kinh tế:

việc giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân va nhân dân lao động mới chỉ là nhiệm vu quan trọng bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế; nâng cao chủ nghĩa là cuộc cách mạng về kinh tế. Trong điều lệ quốc tế I, C.Mác viết: “Bất cứ cuộc Cách Mạng chính trị nào cũng chỉ là thủ đoạn để giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế “. Trong hệ tư tưởng Đức, Ông nói : Xây dựng chủ nghĩa cộng sản về thực chất là xây dựng về kinh tế. Chỉ có giải phóng về kinh tế là cơ sở giải phóng giai cấp công nhân về mặt tinh thần, làm chr được kinh tế mới làm chủ được mặt tinh thần.

Nội dung của CMXHCN trên lĩnh vực kinh tế trước hết phải thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu, sản xuất dưới những hình thức thích hợp; thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất. Sau đó phải cải tạo nền sản xuất cũ, lạc hậu thành nền sản xuát lớn xã hội chủ nghĩa có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa năng suất lao động lên cao, nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân và tạo ra những cơ sở vật chất lỹ thuật cho chủy nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng

Cách mạng XHCN tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức và nội dung sinh hoạt tinh thần của xã hội thưo hướng tiến bộ. Trên cơ sở kế thừa và nâng cao các giá trị văn hóa truyên thống của dân tộc, thực hiện việc tiếp thu các giá trị văn  hóa tiên tiến của thời đại để thực hiện việc giải phóng những người lao động về mặt tinh thần qua việc xây dựng từng bước thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Vì vậy, trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.MÁC – Ph. Ănghen đã chỉ rõ : “ Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hửu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ”

Các nội dung trên diễn tả ra đồng thời và có quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau đưa đến sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

 Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức bóc lôt. Do vậy, nó thu hút sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân va tầng lớp nhân dân lao động, tạo thành những động lực to lớn của cách mạng.

Trước hết, đối với giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng công sản, là động lực cơ bản, quan trọng nhất, bởi lẽ, giai cấp công nhân có vai trò quan trong trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho xã hội. Mặt khác, giai cấp công nhân đề ra mục tiêu giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bất công, nghèo nàn, lạc hậu đã được các tâng lớp nhân dân hưởng ứng, đi theo tạo thành một sức mạnh đúng đắn đã đưa cách mạng từng bước đi đến thăng lợi. Do vậy, giai cấp công nhân và chính đảng của nó như là đầu tàu thúc đẩy cả con tàu cách mạng chuyển động đi về đích. Nên thực tế lịch sử cho thấy, khi nào và ở đâu phong trào công nhân vững mạnh, sự lảnh đạo của giai cấp công nhân sáng suốt thì cách mạng đi lên. Ở đâu phong trào công nhân suy yếu, sự lảnh đạo của giai cấp công nhân sai lầm thì phong trào cách mạng sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai, đối với giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là động lực quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa vì giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân, là lực lượng xã hội to lớn, đông đảo trong dân cư, có khả năng cách mạng to lớn. Trong mỗi giai đoạn của cách mạng, không thể thiếu vai  trò của giai cấp nông dân.

Trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành được thắng lợi khi tập hợp được sức mạnh của giai cấp nông dân. C. Mác –Phănghen chỉ ra răng : “ Cách mạng vô sản( theo nghĩa hẹp) phải là bản đồng ca của hai giai cấp : Công nhân và nông dân. Trong các quốc gia còn tồn tại phổ biến là nông dân, nếu không có được bản đồng ca ấy thì bài đơn ca cua giai cấp công nhân sẽ thành một bài ca ai điếu.”

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời là lực lượng to lớn bảo vệ vững chắc thành quả của CMXHCN, là điều kiện đảm bảo sự lảnh đạo của Đảng, là cơ sở xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh.

Thứ ba, đối với tầng lớp trí thức: Trí thức đóng vai trò quan trọng trong CMXHCN, đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng CHXN. V.I Lênin đã tưng khẳng định : “ Không có trí thức không thể CNXH”. Vì rằng, trí thức là những người có công lao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước; tham gia xây dựng đương lối của Đảng, chính sách của nhà nước, đưa nó vào trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển thì vai trò động lực lượng lảnh đạo cách mạng vì họ không đại biểu cho bất kỳ một phương thức sản xuất nào; không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức phục vụ cho giai cấp thì mang ý thức hệ của giai cấp đó. Trí thức dưới chủ nghĩa xã hội mang ý thức hệ của giai cấp công nhân.

Câu 14: Trình bày lý luận cách mạng không ngừng chủ nghĩa Mác – Lê nin và sự vận dụng ở Việt Nam.

Trả lời

a. Lý luận cách mạng không ngừng Chủ Nghĩa Mác Lê Nin

- Tư tưởng về cách mạng không ngừng của C các - Ph . Awngghen.

C Mác và Ph. ăn ghen là những người đầu tiên nêu lên tư tưởng vê cách mạng không ngừng Các ông quan niệm ráng: Cách mạng của giai cấp công nhân phát triển không ngưng nhưng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong phạm vi một nước cũng như trên toàn thể giới. Mỗi giai đoạn có những yêu câu và nhiệm vụ cụ thê tạo  tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo Tư tưởng đó thể hiện tính giai đoạn và tính liên tục của sự phát triển cách mạng.

Các ông còn chỉ ra rằng trong các quốc gia còn tồn tại chế độ quân chủ phong trào công nhân chưa độ mạnh, lúc dầu giai cấp công nhân với tư cách ly lực lượng chính trị xã hội độc lập phải chủ động tích cực tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ do giai cấp tư sản lãnh đạo đê đánh đổ chế độ quân chủ. Sau đó giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp nhân dân lao động, trước hết là nông dân chuyển sang đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và các thê lực đại diện cho chủng

Trong lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương gửi Đồng minh nhưng người cộng sản 1850, C. Mác - Ph ăng ghen viết: "Lợi ích cua chúng ta là phải làm cho cách mạng trở thành cách mạng không ngừng, cho đến khi tất cả các giai cấp ít hay nhiều hữu sản đều bị gạt ra khỏi chính quyền nhà nước, cho đến khi chúng những ở một nước mà ở tất cả mọi nước thống bị trên thế giới, các hội liên hiệp những người vô sản do tiên bộ đến mức có thể chấm dứt sự cạnh tranh giữa những người vô san ở các nước đỏ. và ít nhất là tập trung nhưng lực lượng san xuất quyết định vào tay mình" Hay C Mác còn nói.

Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng

- Sự phát triển của V.I.Lê Nin

Dựa trên tư tưởng cách mạng không ngừng của C Mác - Ph. ănghen căn cứ vào điều kiện lịch sử mới: chủ nghĩa tư bản chuyên thành chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động bỏ rơi ngọn cờ dân chủ, tiên hành những cuộc chiến tranh xâm lược. biến những nước lạc hậu thành thuộc địa của chúng. Trong phong trào công nhân đã xuất hiện chủ nghĩa cơ hội tư tưởng cách mạng không ngừng của C Mắc - Ph ăng ghen đã bị họ phủ định V I Lê nin đã dâu tranh chống lại những tư tương đó và.phát triển tu tưởng cách mạng không ngừng của C Mác - Ph.ăng ghen hành lý luận vê sự chuyên biến cách mạng dân chủ tư sản kiêu mới sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ tình hình nước Nga vào cuối thế kỷ XIX  đầu thế kỷ XX. là nơi tập trung nhưng mâu thuẫn. là khâu yếu nhất trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện cùng một lúc tiền đề của hai cuộc cách mạng. V I Lênm cho rằng: "Giai cấp công nhân Nga phái nên lấy ngon cờ cách mạng dân chu tư sản (hay còn gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiêu mới tiến hành cách mạng một cách triệt để thực hiện chuyển biến lên cách mạng xà hội chủ nghĩa Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là màn mở đầu là nhịp cầu đê chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mang dân chủ tư sán kiêu mới và cách mạng xà hội chủ nghĩa là hai giai đoạn khác nhau nhưng cũng nám trong mọt quá trình vận động không ngừng, giữa chúng có sự gắn kết, không có bức tường nào ngăn cách' cả. Thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân do tiền đê cho cách mạng xã hội chủ nghĩa V 1 Lê nin còn chỉ ra nhưng điều kiện đẽ thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản kiêu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Một là, giai cấp công nhân thông qua chính đảng của minh phải giữ vai trò lãnh đạo trong suốt quá trình cách mạng

Hai là, phải củng cố. tăng cường khối liên minh công công vững chắc trong Ba lả, chuyên chính dân chủ cách mạng của gã cấp công nhân. nông dân phải ang thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.

b. Sự vận dụng lý luận cách mạng không ngừng ở Việt Nam

Ly luận cách mạng không ngừng của chú nghĩa Mác - Lê nin là lý luận soi dường cho sự phát triển cách mạng ở các nước thuộc địa, phụ thuộc các nước dân tự chủ nghĩa các nước chậm phát triển về kính tế trong thời đại ngày nay, mong đó có Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Viết Nam

Xuất phát từ việc thấm nhuần quan điểm. tư tưởng của C. Mác  Pha. Ang ghen và V.1 Lê nin về cách mạng không ngừng, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là sự áp bức. bóc lột của thực dân phong kiến đối với quân chúng nhân dân lao động vô cùng dã man, tàn bạo; những  phong trào đấu tranh theo xu hướng tư sàn và phong kiến đều bị thất bại. Đang ta, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu lịch sử của con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản (xã hội chủ nghĩa). Người nói: "Cho có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc. bị áp bức " Do vậy, người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam, đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 03 - 02 - 1 930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời làm cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối chính tả. sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết  hợp được hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động. Trên con đường đó, điều đầu tin là phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đề giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân (hay còn gọi lả cách mạng giải phóng dân tộc)  nhằm tạo tiền đề cho việc chuyển lên cách mạng. 

- Tính tất yếu chuyển tự cách mạng dân tộc dân chú nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại ngày nay khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau và ở nước ta khí giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó. tính tất yếu của việc chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng đinh ngay mang Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đàng ta là: Cách mạng Việt Nam  trãi qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

Những quan điểm tư tưởng trên của Đảng ta là sự vận dựng một cách trung thành, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào quá trình cách mạng Việt Nam; đưa cáchmạng Việt Nam tiến lên từng bước vững chắc.

Câu 15: Thời đại là gì? Trình bày nội dung tính chất và mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay.

Trả lời.

* Thời Đại Ngày Nay

  1. Khái niệm thời đại. Nội dung, tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay

1.1. Khái niệm thời đại

Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người.

Tuy nhiên ở mỗi ngành khoa học, mỗi phương diện công tác khác nhau có cách gọi tên và phân chia thời đại khác nhau.

Dưới góc độ của môn chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta chỉ nghiên cứu thời đại về mặt chính trị - xã hội chứ không nghiên cứu ở những lĩnh vực khác.

- Cơ sở để phân chia lịch sử xã hội loài người thành các thời đại:

+ Căn cứ vào sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới

Lúc nào có một hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời, nó sẽ mở ra một thời đại mới cho loài người. Loài người có 5 hình thái kinh tế - xã hội tương ứng với nó có 5 thời đại lịch sử.

+ Căn cứ vào sự thay đổi của vị trí trung tâm của giai cấp trong xã hội Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, một hình thái kinh tế - xã hội có một giai cấp giữ vai trò thống trị đứng ở vị trí trung tâm của thời đại đó. Giai cấp ở vị trí trung tâm phải là giai cấp tiên tiến, đại diện cho xu hướng vận động của lịch sử, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ mới và mở ra thời đại mới.

1 2. Nội dung cơ băn của thời  đại ngày nay

Trong lý luận ngày nay, chúng ta đang sử dụng những khái niệm đồng nghĩa: Thời đại ngày nay, thời đại mới, thời đại chúng ta ... mà nội dung cơ bản của thời đại ngày nay đó là: 

- Theo quan điểm của V.I. Lê nin: Nội dung của thời đại mới là xoá bỏ giai cấptư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, đồng thời thiết lập những cơ sở cửa xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Đây là quá trình lịch sử lâu dài, bắt đâu từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, sau đó là những cuộc cách mạng ở nhiều nước khác trên thế giới.

Dựa trên quan điểm của V.l. Lê nin, Hội nghị đại biểu các Dạng Cộng sản và công nhân trong năm 1957 và năm 1960 đã xác định nội dung căn bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hòi và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới được mở đầu từ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại thế Từ đó đến nay mấy chực năm tôi qua và tình hình thế giới có nhiều biến đổi, đặc biệt lả sau khi Liên Xô và Đông âu sụp đổ, song tính chất và nội dung của thời dại vẫn không thay đổi - vân là thời đại quá độ từ chú nghĩa tư ban lên chú nghĩa xã hội

+ Chủ nghĩa xã hội tuy đang thoái trào, bi sụp đổ ở Liên Xô và Đông âu mà nguyên nhân cơ han là do sự sai lầm chủ quan trong đường lối lãnh đạo của các Đảng Cộng sự nhưng bàn cho của chủ nghĩa xã hội vẫn tốt đẹp, ưu việt nên nó là mô hình mà nhân loại lựa chọn và đi tới.

+ Chủ nghĩa tư bản tuy đang phát trên và cố thích nghi để phát triển nhưng bản chất của nó vẫn là xã hội có áp bức. bóc lột và bất công nên nó không phải là tương là của xã hội loài người, không phải là mô hình mà nhân loại lựa chọn và đi tới như Đảng ta từng khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Lịch sử thế giới hiện trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử" (Cương lĩnh Đại hội VII-ĐCSVN Nxb Sự thật Hà Nội. 1991, tr.8)

- Sự thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga là cột mốc mở địa thời đại mới, thời đại quá độ từ chú nghĩa tư ban lên chủ nghĩa xà hội và chủ nghĩa

+ Sau Cách mạng xà hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội đà từ lý luận trở thành thực tiễn Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời; đối lập và phủ định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghệ dưa con người thoát khỏi chế đô

+ Chiều hướng phát biển tất yếu, trục xuyên suốt của sự vận động lịch sử từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười Nga là đấu anh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa thiết lập và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới .

+ Từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga các nước xả hội chủ nghĩa, phong vào cộng sản và công nhân quốc tế mở thành lực lượng nòng cốt đi đầu xong cuộc đấu tranh và hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thê giới.

+ Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga cách mạng giải phóng dân tộc nằm song phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩ nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tọc đã đi lên con đường xã hội chủ nghĩa

1.3. Tính chất của thời  độ ngày nay

Cách mạng xà hội chú nghĩa Tháng Mười Nga đã mở đầu một thời đại mới mà nội dung cơ bản và tính chất của nó đà dược xác định đó là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất ấy của thời đó cho đến nay vẫn không hề thay đổi. Dù chủ nghĩa tư bản vân còn tồn tại và còn những khả năng phát triển nhưng về nguyên tắc. thời đó của chủ nghĩa tư bản đã trở nên lôi thời về mặt lịch sứ; thời đại đấu tranh cho sự ra đời, phát lên và thắng là của chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu. thay thếcho thân đại tư sản một cách tất yếu Song cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa cái cũ và cái mới; giữa những lực lượng cách mạng và phản cách mạng đang diễn ra gay go, quyết liệt trên phạm vi toàn thê giới Cuộc đấu tranh này đang chi phối toàn bộ quá tình vận động của lịch sử nhân loại và diên ra trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tư tưởng . ..

1. 4. Những mâu thuẫn  cơ bản của thời  độ ngày nay

Hiện nay, trên phạm vi thế giới có 4 mâu thuẫn cơ bán sau:

- Thứ nhất Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản . Đây là mâu thuẫn cơ bàn nhất. nổi cộm nhất của thời đại mâu thuẫn giữa hai chế độ chính tri đối lập. Nó xuyên suốt thời độ tù khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công cho đến lúc chủ nghĩa xả hợp và chủ nghĩa cộng sản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới. chủ nghĩa tư bản hoàn toàn bị thủ tiêu Thực tiên lịch sử từ sau Cách mạng xà hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đến nay đả xác nhận mâu thuẩn này.

Sự vận động và giải quyết mâu thuẫn này có tác động. chi phối tới những mâu thuẫn còn lại của thời đại. Mặc dù ngày nay, một sổ nước xã hội chủ nghĩa đã có quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và nhiều quan hệ khác với các nước tư bản chủ nghĩa.

Điều đó không có nghĩa là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư ban dịu đi hoặc không còn nữa. Trở lại, mâu thuẫn giữa hai chế độ này đang biểu hiện dưới dạng mới là vừa hợp tác, vừa đấu tranh , trong đấu tranh có hợp tác trên nhiều phương diện.

Thứ hai: Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và gia cấp công nhân; giữa tư bản và đây là mâu thuẫn nội vi trong lòng xã hội tu bán chủ nghệ trong đó mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cơ bản nhất. Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tế thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội này vẫn là khách quan vì giai cấp tu sản là gia cấp thống vi, nắm tư liệu sản xã. con giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho giai cấp tư sản. Mặc dù hiện nay do sự đấu anh của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cùng với năng suất lao động can do cuộc cách mạng khoa họe kỹ thuật - công nghệ tạo ra chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh trong chính sách xã hội, tăng phúc lợi xã hội. Song phân hoá giàu nghèo vẫn diễn ra quyết liệt. Sự phân hoá đó càng lâm cho mâu thuẫn giai cấp song xã hội tư bản chủ nghĩa vụ tồn tại và gay gắt.

Thứ ba: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc Mâu thuẫn này dược nảy sinh khi chủ nghĩa tu bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, biến các nước kém phát triển về kinh tế. văn hoá nhưng lại giàu về tài nguyên khoáng sản và dồi dào sức lao động thành hệ thống thuộc địa và phụ thuộc của chúng.

Bằng những biện pháp tinh vi, các nước tư bản đang bóc lột các nước thuộc địa một cách thậm tệ. làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày càng gia tăng. Nhiều nước hiện nay không còn khả năng trả nợ Tình trạng đói nghèo của các nước kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân dẫn tới những xung đột dân tộc, tôn giáo ở những nước này gia tăng.

Như vậy, hiện nay các nước chậm phát triển, một mặt phai tiến hành đấu tranh chống lại sự can thiệp và xâm lược bằng quân sự, bằng kinh tế bằng văn hoá của các nước phương Tây. mặt khác phải đấu tranh chống lại nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu. Tình trạng trên làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc ngày càng tăng.

Thứ tư,  Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau

Mặc dù các nước tư ban chủ nghĩa.luôn có sự thống nhất với nhau về bản chất chế độ, vê lợi ích giai cấp, về mục tiêu chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng, nhưng quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa giữa các tập đoàn tư bản luôn là quan hệ liên minh nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Song, giữa các nước tư bản chủ nghĩa có những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia, lớn ích của mỗi tập đoàn tư bộ do vậy luôn diễn ra những cuộc đấu tranh lúc ngấm ngầm, lúc công khai.

Mâu thuẫn trên là nguyên nhân nổ ra hai cuộc chiến tranh thế giới. Hiện nay mâu thuẫn  này được thề hiện thông qua mâu thuẫn giữa ba trung tâm tư bản lớn: Mỹ -Nhật- Tây Âu

Việc xác định đúng những mâu thuẫn của thời đại ngày nay giúp chúng ta từng bước giải quyết mâu thuẫn và đưa lịch sử vận động, đi lên.

Câu 16: Những đặc điểm cơ bản của xu thế vận động chủ yếu của thời đại hiện nay.

Trả lời:

1.những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay:

Đặc điểm 1: đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước hòa bình,độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.

-   cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vẫn diễn ra quyết liệt.Chủ nghĩa xã hội vẫn là dối trọng chính của chủ nghĩa tư bản.Do vậy,kể từ khi chủ nghĩa xã hội ở lien xô và đông âu sụp đổ,giai cấp tư sản đã tìm mọi cách để chia rẽ,phá hoại phong trào công nhân nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội cá nhân trên lý luận thực tiễn.

-   nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới đã bị đẩy lùi nhưng xung đột sắc tộc,tôn giáo xảy ra gay go,quyết liệt và diễn biết phức tạp trên thế giới,cuộc chạy đua vũ trang,hoạt động can thiệp,lật đổ,khủng bố vẫn xảy ra ở nhiêu nơi.

Đặc điểm 2:cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới.

 -cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triển hết sức mạnh mẽ,với trình độ ngày càng cao,tạo ra điều kiện tăng nhanh năng lực sản xuất.Trung bình cứ 10 đến 15 năm của cải nhân loại tăng gấp đôi.Từ đố tạo ra những thay đổi trong nhiều quan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị,văn hóa…đồng thời tạo ra xu hướng toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng;khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.Hiện nay,thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức,và vòng đua của nhân loại trong thế kỉ 21 là vòng đua vào nền kinh tế tri thức

Đặc điểm 3:sự xuất hiện nhứng vấn đề toàn cầu  đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia.

Hiện nay nhân loại đang đứng trươc những vấn đề có tính toàn cầu,đó là:tình trạng bùng nổ dân số ở các nước nghèo;sự nghèo đói ở các nước chậm phát triển;từng trạng ô nhiễm môi trường,cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa cuộc sống của hang tỷ người trên trái đất.Tình trạng buôn lậu ma túy,buôn lậu quốc tế,bênh tật hiểm nghèo đang có xu hướng gia tăng gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới

Vì vậy,đòi hỏi các quốc gia trên thế giới,không phân biệt chế độ chính trị,sắc tộc,tôn giáo đều phải cùng nhau hợp lực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề nêu trên nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của thế giới

Đặc điểm 4:khu vực châu á thái bình dương.đang là khu vực phát triển năng động,khả năng phát triển với tốc độ cao,đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định.

Khu vực châu ấ thái bình dương là nơi tài nguyên chưa khai thác nhiều,giá lao động rẻ tạo điều kiện cho các nước trong khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.với thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới,giúp cho các nước mở rộng giao lưu quốc tế,tranh thủ công nghệ hiện đại.song ở khu vực này chứa đựng những nhân tố gây ra mất ổn định vì khu vực này bao gồm nhiều nền văn hóa,có nhiều hệ tư tưởng,nhiều tôn giáo,nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu tư.do vậy,cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra xung đột,mất ổn định

2.Những xu thế vận động chủ yếu của thời đại ngày nay:

thứ nhât:hòa bình,ổn định để cùng phát triển

từ hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới,các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hòa bình,ổn định để phát triển .Bởi ko nước nào phát triển được trong điều kiện có chiến tranh.Do vậy hòa bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc trên thế giới.Có hòa bình mới có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài mới huy đọng động được sức người sức của trong nhân đân dể phát triển đát nước nên phần lớn các nước trên thế giới đã dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó mà phát triển tiềm lực của mình , tạo điều kiện giữ gìn hòa bình trong nước và trên thé giới.

Thứ hai: gia tăng hợp tác giữa các quốc gia.

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Hình thức hợp tác hiện nay rất đa dạng: hợp tác song phương, khu vực, quốc tế…ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, chính trị của các nước. Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tac thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và hợp tác chính trị.

Thứ ba: Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ tự cường, đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, phong trào cách mạng thế giới, phương tiện thong tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi cơ bản của mình: quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển. Mặt khác, các nước lớn thường ỷ lại vào thế mạnh kinh tế quân sự cảu mình để chi phối , lấn áp, áp bức và xâm lược các nước nhỏ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc đấu tranh của cá dân tộc đòi hòa bình độc lập dân tộc.

Thứ tư: Các nước XHCN, các ĐCS và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ và phát triển.

Hiện nay, các XHCN tuy đang gặp khó khăn rất lớn về kinh tế nhưng các XHCN, các ĐCS và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực gây chiến bảo vệ hòa bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.

Thứ năm: Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác phải đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình.

Các nước XHCN có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, do vậy cần tranh thủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước Tư Bản và cả nguồn vốn để phát triển sản xuất. ngược lại các nước Tư Bản thấy được tiềm năng to lớn về đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh với các nước XHCN nên sự hợp tác giữa các nước XHCN và TBCN là tất yếu.

Song sự đối lập giữa lợi ích và hệ tư tưởng giữa hai chế độ XH này không phải vì thế mà mất đi. Cho nên giữa CNXH và CNTB hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu.

Muốn thực hiện được điều đó, các ĐCS phải có đường lối cách mạng, có  chiến lược, sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ xung, phát triển chủ nghĩa Mác-leenin cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Câu 17:  Hãy làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về dân chủ và bản chất của dân chủ XHCN

Trả lời:

1.                  Quan điểm về dân chủ

-  Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết con người đã biết diễn đạt nội dung, dân chủ. Trong xã hội CS nguyên thủy, con người đã biết “cử ra và phế bỏ người đứng đầu” là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

-  Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của xã hội có phân chia giai cấp, dân chủ không còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nó trở thành một hình thức nhà nước của một giai cấp thống trị nhất định trong xã hội. Giai cấp thống trị cũ đã nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung định ra pháp luật, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân. Bằng chứng là: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô lập  ra nhà nước, lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Khi đó nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ “dân chủ”, tiếng Hy Lạp còn gọi là “Demos”, là “dân” và “Kratos”, là “quyền lực” hoặc “sức mạnh”. Có nghĩa là nhà nước dân chủ  chủ nô có quyền lực của dân. Nhưng “dân” lúc này theo quy định của pháp luật gồm có giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được coi là dân.

-  Đến chế độ phong kiến, mặc dù khát vọng về dân chủ của người dân vẫn cháy bỏng nhưng chế độ phong kiến không được thừa nhận là một chế độ dân chủ, (dẫu chỉ là hình thức) mà đó là một chế độ quân chủ.

-  Trong chế độ TBCN, dù chế độ này có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước  thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân mà chỉ là nhà nước  của giai cấp TS.

-  Chỉ đến khi CNXH ra đời, nhân dân lao động dành lại chính quyền và TLSX thì quyền lực thực sự của  nhân dân mới trở lại với nhân dân. Tức là nhà nước XHCN đã thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực của nhân dân. Vì vậy dân chủ XHCN là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, gấp triệu lần dân chủ TS.

-  Tóm lại : Nhân loại từ lâu đời đã có quan niệm về dân chủ và quan niệm đó là việc thực thi quyền lực của nhân dân.

-  Quan điểm của CN Mác – Lê Nin về dân chủ

Quan điểm của CN Mác – Lê Nin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau;

CN Mác – Lê Nin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm : Dân chủ là một nhu cấu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.

Khi xã hội có giai cấp và nhà nước – Tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu qua nhà nước thì khi đó không có dân chủ chung chung, phi gia cấpm siêu giai cấp, “dân chủ thuần túy”. Trái lại, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Nên dân chủ trong xã hội có giai cấp nó mang tính giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như : Dân chủ chủ nô, dân chủ TS, dân chủ vô sản (dân chủ XHCN). Do đó từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị.

Từ khi có nhà nước dân chủ thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở  nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” (còn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống chuyên chính của xã hội.

Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy, tính giai cấp thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể

2.      Bản chất của dân chủ XHCN

-  CN Mác- Lê nin cho rằng, chuyên chính vô sản và XHCN về căn bản là thống nhất. Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính VS là nên dân chủ XHCN( vẫn thực hiện nội dung cơ bản của chuyên chính VS vì Đảng ta quan niệm: “chuyên chính VS là quyền làm chủ tập thể của  nhân dân lao động được thực hiện bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng”) .

-  Bản chất của dân chủ XHCN được thể hiện ở những điểm sau :

-  Bản chất chính trị:

Chủ nghĩa Mác –Lê nin chỉ rõ : Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng của nó đối với toàn xã hội nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi  ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : trong chế độ dân chủ XHCN thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân …Chế độ dân chủ XHCN, nhà nước XHCN…Do đó, về thực chất là của nhân dân, do dân và vì  nhân dân,

 V.I. Lê Nin còn nhấn mạnh rằng : dân chủ xã hội là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước. do vậy, dân chủ XHCN vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa mang tính chất nhân dân rỗng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

- Bản chất kinh tế :

Dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất XHCN đảm bảo, dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX trên cơ sở khoa học, công nghệ hiện đại, nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động.

Bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế XHCN nó cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột…

Thực hiện dân chủ trong kinh tế là tiền đề, cơ sở để thực hiện dân chủ về chính trị và văn hóa – tư tưởng. Thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa cơ bản.

-  Bản chất tư tưởng văn hóa:

Nền dân chủ XHCN lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin làm nền tảng tư tưởng, đồng thời kế thừa, phát huy những tinh hoa, văn hóa, tư tưởng của nhân loại, do đó, đời sống tư tưởng-  văn hóa của nền dân chủ CNXH rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố hành đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình phát xây dựng CNXH. Bởi nó phát huy cao độ tính tự giác và sức sang tạo to lớn của con người trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Câu 19: Nêu khái niệm cơ cấu xã hội - giai cấp và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội  - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa.

Trả lời:

1.Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp:

- Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên. Bao gồm cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội – dân số, cơ cấu xã hội – dân cư, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – tôn giáo…Dưới góc độ môn học, chỉ tập trung đề cập cơ cấu xã hội - giai cấp.

- Cơ cấu xã hội - giai cấp là một cơ cấu bao gồm các giai cấp, các tầng lớp xã hội và những mối quan hệ của chúng (như quan hệ sở hữu, quản lý, địa vị xã hội…) được hình thành dưạ trên một cơ cấu kinh tế nhất định.

Trong một xã hội có giai cấp thì cơ cấu xã hội - giai cấp là bộ phận cơ bản, có vị trí quan trọng, quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu khác vì những lý do sau:

+ Cơ cấu xã hội - giai cấp tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

+ Cơ cấu xã hội - giai cấp quy định tính chất bản chất của các quan hệ khác về xã hội.

+ Cơ cấu xã hội - giai cấp còn liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị .

+ Cơ cấu xã hội - giai cấp còn là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa xã hội này với xã hội khác.

+ Xuất phát từ cơ cấu xã hội - giai cấp mà người ta xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa phù hợp với mỗi giai tầng.

Như V.I.Lênin đã nói: Kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không tìm hiểu những biến đổi này thì không thể tiến được một bước bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.

2. Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên XHCN

- Xu hướng chủ yếu:

Trong thời kỳ quá độ và kể cả dưới CNXH, mặc dù đã xóa bỏ được sự đối kháng về giai cấp, bất bình đẳng về giai cấp, mang lại sự thay đổi về chất giữa các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động so với xã hội trước đó, nhưng với nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước XHCN nên vẫn còn tồn tại sự khác nhau giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội về nhiều mặt. Song, sự khác nhau đó sẽ càng được rút ngắn, sự xích lại gần nhau ngày càng được gia tăng cùng với sự phát triển kinh tê – xã hội của đất nước. Xu hướng xích lại gần nhau được thể hiện ở 4 điểm sau:

+ Sự xích lại gần nhau từng bước giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư liệu sản xuất. Xu hướng này thể hiện thông qua việc dần dần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao. Với chủ chương phát triển nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa chế độ sở hữu…tạo điều kiện cho các thành phần xã hội tồn tại bên nhau, xích lại gần nhau, đan xen lẫn nhau để cùng phát triển.

+ Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Xu hướng này thể hiện thông qua việc phát triển cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt giữa các lực lượng xã hội trong quá trình lao động.

+ Sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dung giữa các giai cấp và tầng lớp. Xu hướng này diễn ra chủ yếu liên quan đến việc thực hiện ngày càng hoàn thiện nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.

 + Sự xích lại gần nhau về tiến bộ, về đời sống tinh thần giữa các giai cấp. Xu hướng này thể hiện trực tiếp thông qua cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho các giai tầng xích lại gần nhau.

- Tính quy luật của sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên XHCN:

Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền và được quy định bới biến động cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, cơ chế hành chính kinh tế - xã hội. Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế tất yếu dẫn tới cơ cấu xã hội giai cấp đa dạng và phức tạp. Trong thời kỳ này, có những giai cấp, tầng lớp của cơ cấu xã hội giai cấp mới và một bộ phận của giai cấp, tầng lớp bóc lột. Qúa trình biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp cũ sang cơ cấu xã hội giai cấp mới là một quá trình liên tục, đa dạng, phức tạp và mạnh mẽ. Cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên XHCN biến động và phát triển trong mối quan hệ vừa có mâu thuẫn, vừa có mối quan hệ liên minh với nhau, tiến tới xóa bỏ hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giữa công nhân nông dân và trí thức.

- Xu hướng phát triển của cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ: Tính đa dạng và tính thống nhất.

+ Tính đa dạng thể hiện ở sự tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội: Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức, bộ phận tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Tính đa dạng còn thể hiện ngay cả trong cơ cấu kinh tế của mỗi giai tầng.

+ Tính thống nhất: Thể hiện ở chỗ trong cơ cấu xã hội - giai cấp, giai cấp công nhân, lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất giữ vai trò chủ đạo trong quá trình cải biến xã hội. Đồng thời giai cấp công nhân cùng với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức tạo nên nền tảng chính trị - xã hội vững chắc, tạo nên sự thống nhất của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ.

Câu 20: Đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp nông dan, tầng lớp trí thức ở Việt Nam. Tính tất yếu của lien minh công- nông – tri thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trả Lời:

1. Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam.

- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.

+ Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối lien hệ máu thịt với nhân dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự lien minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều nhiều người nông dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay chính trên quê hương mình…..

Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy, để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được với giai cấp nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác.

- Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam:

+ Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt , chăn nuôi, lâm  nghiệp, ngư nghiệp….

+ Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột và bất công.

Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư hữu của nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên nông dân không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Nên nông dân không thể tự mình giải phóng mình. Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp nông dân.

- Đặc điểm của tầng lớp trí thức:

+ Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc, phức tạp và sáng tạo. Sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học, những giá trị về tinh thần, được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát minh, giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.

+ Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của mình. Các sản phẩm do trí thức tao ra được áp dụng vào mọi mặt của dời sống xã hội, nhất là trong sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng và hiểu quả. Ngày nay, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì Trí thức ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế. Trong các chế độ xã hội cũ, phần lớn trí thức là những người lao động, họ cũng bị áp bức, bóc lột, bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi hòa bình độc lập dân tộc và tự chủ. Trí thức không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Trí thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy, Trí thức muốn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và tham gia vào khối liên minh

2. Tính tất yếu của lien minh công – nông - tri thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Xuất phát từ những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về tính tất yếu của liên minh công – nông – trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, và xuất phát từ đặc điểm của nước ta là từ một nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân, trong quá trình cách mạng, đòi hỏi đảng ta phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề lien minh giai cấp. Liên minh giai cấp ở nước ta cũng là một tất yếu khách quan, bởi cả ba giai tầng đều cùng cùng cảnh ngộ mất nước, đều bị áp bức, bóc lột và cùng chung một mục tiêu giải phóng. Quan điểm, đường lối của đảng ta về tính tất yếu của liên minh công – nông –trí thức được thể hiện từ văn kiện đại hội II của đảng lao động Việt Nam (1951): “ Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân…Lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp  công nhân lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện  Đảng toàn tập, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, tập 12, tr. 437).

Trong  “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và trong chỉ đạo thực tiễn, đảng ta đặc biệt quan trọng mối liên minh này và coi đó là nền tảng của nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đến đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định tính tất yếu và còn đặc biệt coi trọng vấn đề này khi đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ :” Động lực chủ yếu để phát  triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lien minh giữa công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức do đảng lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86)

Câu 21:Nội dung cơ bản cưủ liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức trong thời kì quá độ lên CNXH Ở Việt Nam.

 Trả lời:

I.Nội dung chính trị của liên minh

Một là:Mục tiêu,lợi ích chín trị cơ bản nhất của giai cấp công nhân,giai cấp nông dân,đội ngủ trí thức và của cả dân tộc ta là:ĐLDT và CNXH.Nhưng đạt được mục tiêu,lợi ích chinh trị cơ bản đó khi thrị tư tưởng cực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của ba giai tầng mà phải trên lập trương tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân.Bởi vì,chỉ cosphans đấu thực iện muc tiêu lí tưởng thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân,nông dân,trí thức và của dân tộc là ĐLDT và CNXH.

Hai là:khối liên minh chiến lược này do đảng của giai cấp công nhân lãh dạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh,thực hiện quá trình giử vững ĐLDT và xây dựng CNXH thành công.Do đó,ĐCS từ trung ương tớ cơ sở phải vững mạnh về chính trị,tư tưởng và tổ chức lảnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như một nguyên tắc về chính trị của liên minh.Trong thời kì quá độ lên CNXH ,liên minh công nông trí thức ở nước ta còn làm nồng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất la mặt trận tổ quốc,là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN ,đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn  mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.

Ba là:Nội dung chính trị của liên minh không tách rời nôi dung,phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên pham vi cả nước.Dưới góc độ của liên minh,cần cụ thể hóa viêc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong giai cấp công nhân,nông dân.trí thức.Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện”quy chế dân chủ cơ sở”,nhất là nông thôn.

II.Nội dung kinh tế của liên minh             

Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản,quyết định nhất,là cơ sở vạt chất kỷ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ.Nội dung kinh tế liên minh ở nước ta trong thời kì quá độ được cụ thể hóa ở các điểm sau đây:

-Phải xác định thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác định dúng cơ cấu kinh tế gắn liền với nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân,tri thức và của toàn thể xã hội.Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là:”Công –nông nghiệp-dịch vụ”.Trong điều  kiện hiện nay, đảng ta còn xác định”từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó mà tăng cường liên minh công –nông-trí thức”

-Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu…trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân,nông dân, trí thức, giữa các lĩnh vực công nhiệp-nông nghiệp-khoa học công nghệ và dịch vụ khác, giữa các địa bàn, vùng miền dân cư trong cả nước giữa nước ta và nước khác

-Từng bước hinh thành quan hệ sản xuất CNXH trong quá trình thực hiện liên minh.Việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần  phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế ,hợp tác xã,kinh tế hộ gia đình,trang trại,dịch vụ ở nông thôn.trong quá trình hình  thành quan hệ sản xuất phải trên cơ sở công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo ,cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước,theo định hướng XHCN.

-Nội dung kinh tế của liên  minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của nhà nước.nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh.vai trò của nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông các tổ chức khuyến nông ,các cơ sở kinh tế nhà nước,nhà nước có những chính sách hợp lí thể hiện quan hệ của mình đối với nông dân,tạo điều kiện cho liên minh phát triển.nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một nghành kinh tế,một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội.

   Đối với tri thức,nhà nước,cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật,chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hửu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa hoc công nghệ,giáo dục và đào tạo,về bản quyền tác giả,về báo chí,xuất bản,về văn học nghệ thuật…hướng các hoạt động của tri thức vào việc phục vụ công-nông,gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội.

  III.Nội dung văn hóa,xã hội của liên minh

Liên minh về văn hóa,xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:

-Tăng trưởng kinh tế gắn liên với tiến bộ và công bằng xã hội,giữ gìn và phat huy bản sắc văn hóa dân tộc,bảo vệ môi trường sinh thái.

-Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mat của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả,đồng thời kết hơp các giải pháp cứu trợ,hổ trợ để xóa đói,giảm nghèo cho nông dân,công nhân,và tri thức.

-Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hộ,đền ơn đáp nghĩa,hổ trợ xã hội trong công nhân,nông dân,tri thức củng là nội dung xã hội cần thiết,đồng thời nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống ,đạo lí lối sống…cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.

-nâng cao dân trí là nội dung cơ bản,lâu dài.trước mắt tập trung vào việc củng cố mù chử,trước hết là đối với nông dân,nhất là ở miền núi.nâng cao kiến thức về cao học công nghệ,về chính trị,kinh tế ,văn hóa,xã hội.Khắc phục các tệ nạn xã hội,các hũ tục lạc hậu các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng,quan liêu.giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

-Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp,khoa học công nghệ với quy hoạch nông thôn,đô thị hóa công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng cấu ngày càng thuận lợi và hiện đại.Xây dưng các cơ sỏ giáo dục,văn hóa,y tế,thể thao,các công trình phúc lợi công cộng.một cách tương xứng,hợp lí ở các vùng nông thôn,đặc biệt là vùng núi,vùng sâu,vùng xa,vùng khó khăn.

Có như vậy nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm cho công-nông-trí thức củng như các vùng,các miền,các dân tộc xich lại gần nhau trên thục tế.

CÂU 22: Dân tộc là gì? Phân tích nội dung cơ bản “Cương lĩnh dân tộc” của chũ nghĩa Mac-Lênin.

Tra lời:

1.Khái niệm dân tộc:

Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.

Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phỏ biến nhất.

Một là: dân tộc chỉ mọt cộng đồngngười có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, Xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia- Quốc gia có nhiều dân tộc.

Hai là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc.

Dưới góc độ môn chủ nghĩa xã hội khoa học dân tộc hiểu theo nghĩa thứ nhất.

2.Nội dung cơ bản: “Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mac-Lênin.

Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mac-Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc, dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạngt hế giới và cách mạng Nga, phân tích 2 xu hướng khách quan của phong trào dân tộc, VI.Lênin đã khái quát lại thành “ Cương lĩnh dân tộc” của đảng cộng sản.

 Nội dung cơ bản: “Cương lĩnh dân tộc” có 3 vấn đề sau.

Thứ nhất, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

- Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao thấp đèu có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác.

- Trong các quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ như nhau, khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sư để lại.

- Trên phạm vi giữa các quốc gia dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẵng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ ngiã phân biệt chủng tộc, gắn với cuộc đáu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tê.

- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.

Thứ hai: các dân tộc được quyền tự quyết định

1.Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnhcủa dân tộc mình: quyền tự quyết định chế độ chính trị xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình, quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành mổ quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc, quyền tự nguyện liên hiệp lại các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia-dân tộc.

2.Khi giải quyết quyền tự quyết của mỗi dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân ủng hộ phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc đoàn kết lại.

1.               Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất  giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sực mạnh để giành thắng lợi.

2.               Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời nó là yếu tố sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:”Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

3.               Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy , nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể.

    Tóm lại:”Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác-Lênin (của Đảng cộng sản) là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 23. Trình bày tình hình dân tộc các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam và nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Trả lời:

1. Tình hình dân tộc ở Việt Nam

- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.

- Tính cố kết dân tộc hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thồng của dân tộc Việt Nam xuất hiện rất sớm, gắn liền cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, và xây dựng đất nước.

Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.

- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch, khác biệt. Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.

- Cùng với nền văn hóa cộng đồng mỗi dân tộc trong gia đình các dân tộc Việt Nam có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của cả cộng đồng.

2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

- Quan điểm chung:

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên CNXH.

- Những chính sách cụ thể:

+ Phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc. Đảm bảo cho đồng bào dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc, từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số ở vùng cao, hải đảo.

+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi. Nghiêm cấm các hành vi miệt thị dân tộc, và chia rẽ dân tộc.

+ Tăng cường, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán bộ các dân tộc.

Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng hợp tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính nhân đạo, bởi vì nó không bỏ sót một dân tộc nào, nó tôn trọng quyền làm chủ của con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.

Câu 24. Phân tích nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo.

Trả lời:

1. Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều vị thần và những nghi lễ để thể hiện sự sùng bái ấy. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều trở thành thần bí, những sức mạnh của thế gian trở thành sức mạnh của siêu thế gian.

2. Bản chất tôn giáo

- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.

- Tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.

Trong xã hội đầy bất công, áp bức của CNTB khi người lao động chưa tìm ra cách giải thích về số phận nghèo khổ của họ - chưa biết được thực chất của áp bức bóc lột ® gắn tất cả cho Chúa Trời.

- Tôn giáo phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân mong muốn thoát khỏi nỗi khổ ở trần gian nên đưa lại cho con người một niềm hi vọng hư ảo về mặt tinh thần quên đi nỗi đau hiện tại.

- Tuy nhiên tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp đạo đức, đạo lý của xã hội.

3. Nguồn gốc của tôn giáo

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo + Trong xã hội CSNT, do trình độ LLSX thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho TN những sức mạnh, quyền lực to lớn bí ẩn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng.

+ Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, vv,... tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy sự yếu kém về trình độ phát triển của LLSX, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn giới hạn. Mặt khác trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo. Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.

- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo.

Tín ngưỡng tôn giáo đáp ứng đủ nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Góp phần bù đắp những hẫm hụt trong đời sống nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi vỗ về, xoa dịu cho các số phận sa cơ, lỡ vận. Vì thế dù chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng nhiều người vẫn tin vẫn bám víu vào.

4. Tính chất của tôn giáo

- Tính lịch sử: Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định.

Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.

Đến 1 giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình, và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn.

- Tính quần chúng: Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phần quần chúng, nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số thế giới.

Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư hảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Bởi vì tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

- Tính chính trị của tôn giáo: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp chính trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

Trong nội bộ các tôn giáo cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

Ngày nay tôn giáo đang có chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Vì vậy cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ

Câu 25. Trình bày quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin và nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Trả lời:

1. Quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong xây dựng CNXH

Tín ngưỡng, tôn giáo là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và phức tạp.Vì vậy giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải thận trọng, tỉ mỉ, vừa giữ vững nguyên tắc đồng thời mềm dẻo, linh hoạt.

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới. Đây là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phậm tự do tín ngưỡng của công dân.

- Thực hiện đoàn kết giữa những người theo với những người không theo 1 tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ tín ngưỡng vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng của tôn giáo. Đây là mâu thuẫn không đối kháng - khắc phục mặt này là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh cách mạng, chống chủ nghĩa xã hội của các phần tử phản động đội lốt tôn giáo. Đây là mâu thuẫn đối kháng. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị vừa phải khẩn trương, cương quyết, vừa phải thận trọng và có sách lược.

- Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Vì vậy vẫn có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử với vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

2. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

- Khái quát tình hình tôn giáo ở nước ta:

Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau. Trong đó có 6 tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo) với khoảng 20 triệu tín đồ.

Đồng bào các tôn giáo trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nhiều tín đồ và các giáo sĩ đã nhận thức đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt của “việc đạo” và “việc đời”.

Những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phát triển hơn trước. Số người tham gia các hoạt động tôn giáo tăng lên, các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ... xây cất, tu sửa lại. Các hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo nhiều lên, mang nhiều màu sắc khác nhau, tất nhiên cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của quần chúng, mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà còn biểu hiện lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan.

- Chính sách tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta hiện nay:

+ Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Và xuất phát từ đặc điểm tình hình của tôn giáo Việt Nam. Đây là 2 cơ sở để Đảng đưa ra chính sách tôn giáo.

- Văn kiện ĐHĐBTQ IX Đảng ta khẳng định. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo 1 tôn giáo nà, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.... Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng đã làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Trên quan điểm đó, Đảng ta đã neeura chính sách tôn giáo cụ thể:

+ Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.

+ Tích cực vận đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội.

+ Hướng cai chức  sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân.

+ Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

+ Những quan hệ Quốc tế và đối ngoại và tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ quốc tế và đối ngoại của nhà nước ta.

Câu 26: Gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

Trả lời:

- Khái niệm gia đình

Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên.

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội.

Gia đình hình thành từ rất sớm và trãi qua 1 quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân lại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, 1 vợ - 1 chồng, thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: 1 thế hệ, 2 thế hẹ và nhiều thế hệ.

2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

a. Sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội

+ Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cảu xã hội, ;à nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình như một tế bào tự nhiên. Là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế độ dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất binh đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã rất hạn chế rất lớn sự tác động của gia đình đối với xã hội.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanhv à xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc

Gia đình là tổ ấm, mang lại các gí trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình mới thể hiện được mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng (các giá trị hạnh phúc, sự hoài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được mối quan hệ trên), chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ Chủ Tịch nói: “ Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, là bộ phận cấu thành  trong chính thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Không thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đống vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗi cá nhân.

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân. Mặc khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

b. Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mô,  kết cấu gia đình

Quan điểm duy vật lịch sử chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình. Từ gia đình tập thể - hình thức quần hôn, huyết thống; gia đình cặp đôi – hình thức hôn nhân đối ngẫu; gia đình cá thể - hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Gia đình 1 vợ 1 chồng bất bình đẳng sang gia đình 1 vợ 1 chồng bình đẳng.

Tất cả các bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong xã hội, trong trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời đại lịch sử.

Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng chi phối bởi những quan hệ xã hội. Vì vậy, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống.

c. Tính độc lập tương đối của gia đình

Mặc dù gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối  bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật. Vì vậy, mặc dù xã hội có những thay đổi nhưng gia đình vẫn lưu gia truyền thống gia đình.

Câu 27: Chức năng xã hội Gia đình

Trả lời:

Khái niệm gia đình:Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người,một thiết chế văn hóa-xã hội đặc thù,được hình thành và tồn tại phát triển trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyế thống,quan hệ nuôi dưỡng vá giáo dục…giữa các thành viên

1. Các chức năng tái sản xuất ra con người.

Đây là chức năng riêng của gia đình, nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động xã hội, cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mới đảm bảo sự  phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

Chức năng này đáp ứng yêu cầu xã hội và nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp. Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông.

2. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên và của gia đình. Sự tồn tại của hình thức gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế thành phần, các gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ.  Đảng và nhà nước đề ra chính sách kinh tế - xã hội, tạo mọi điều kiện cho các gia đình làm giàu chính đáng từ lao động của mình. Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai trò của nó. Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình. Vì vậy mà đời sống của gia đình và xã hội đã được cải thiện đáng kể.

Thực hiện chức năng kinh tế tốt sẽ tạo tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống gia đình.

Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên và thời gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở thích riêng của mỗi người.

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của từng cá nhân mà còn góp vào sự tiến bộ của xã hội.

3. Chức năng giáo dục

Nội dung giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ... phương pháp giáo dục gia đình cũng đa dạng, song chủ yếu bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thống. Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho nên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục.

Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ  hổ trợ, bổ sung cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục gia đình có vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội chung. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được.

4. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm

Đây là chức năng có tính văn hóa – xã hội của gia đình. Chức năng này kết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, tuổi tác, sự căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác... thì môi trường gia đình là nơi giải quyết hiệu quả nhất

Trong gia đình mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ thi hành các chức năng trên, trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng bởi họ đảm nhận một số thiên chức không thể thay thế được. Vì vậy, việc giải phóng phụ nữ được coi là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ giáo dục.

* Tóm lại, gia đình thông qua việc thi hành các chức năng vốn có của mình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Việc phân chia chúng là tương đối. Cấn tránh tư tưởng coi trọng chức năng này, coi nhẹ chức năng kia, hoặ tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quyết định tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủ nhận hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Câu 28: Con người và con người Xã hội chủ nghĩa, Nguồn lực con người

Trả lời:

1. Con người và con người Xã hội chủ nghĩa:

* Các quan niệm khác về con người:

- Tôn giáo quan niệm: Con người do thần thánh tạo ra, con người phụ thuộc thế giới, phủ nhận vai trò chủ thể con người.

- Con người duy tâm siêu hình: Con người có hai bản thể gồm sinh học và tinh thần nhưng tách rời nhau. Bản chất tinh thần tồn tại và vĩnh viễn trừu tượng hóa con người, phủ nhận vai trò, hoàn cảnh tác động đến con người.

- Triết học tư sản: Đề cao vai trò cá nhân của con người, xem nhẹ mặt xã hội của con người.

* Chủ nghĩa Mác – Lenin quan niệm: con người là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Các Mác quan niệm con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, 1 thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa: (“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”).

- Chủ nghĩa Mac – Lê nin: Con người là một thực thể tự nhiên là cấu trúc sinh  học.

+ Là thực thể tự nhiên: Con người gắn với thiên nhiên thông qua lao động, cải tạo tự nhiên mà hình thành con người.

+ Là cấu trúc sinh học: Con người được cấu tạo bởi các gen và có đặc tính duy truyền.

Như vậy, mặt tự nhiên thể hiện phần con của con người.

* Mặt tự nhiên đã nói lên vai trò chủ thể của con người. Con người thông qua lao động đã cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo cả chính bản thân mình. Vì vậy, mức độ giải phóng con người phụ thuộc vào kết quả của việc phát triển lực lượng sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức sống vật chất cho con người, đáp ứng nhu cầu phần con của con người.

* Mặt xã hội: Con người là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

+ Bản chất xã hội chỉ ra rằng: con người sinh ra con người sinh ra phải được sống trong xã hội có quan hệ đồng loại, quan hệ xã hội. Chính quan hệ xã hội đã quyết định bản chất của con người.

+ Xã hội càng phát triển mối quan hệ giữa con người - con người ngày càng bền chặt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ với xã hội, cần phải mở rộng những quan hệ xã hội. Quan hệ giữa cá nhân con người với xã hội là quan hệ  thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau.

+ Mặt khác xã hội càng phát triển, năng suất lao động ngàu càng cao, của cải dồi dào, tạo điều kiện để chăm sóc con người. Khi con người được chăm sóc đầy đủ càng có điều kiện cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

* Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa.

Con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hài hòa được từng bước hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xât dựng xã hội CNXH, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Con người XHCN không chỉ là mục tiêu của  CNXH mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH. CNXH sẽ không thành công nếu không xây dựng và phát triển con người CNXH.

Mặ khác trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ hơn. Môi trường xã hội ngày càng trong sạch hơn, nhân văn hơn,. Do vậy, càng có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người XHCN. Đồng thời thông qua quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, con người cải tạo chính bản thân mình.

Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất, của trinh độ phát triển xã hội, cần xác định mô hình con người cần xây dựng.. Một khi con người đã hình thanhg với những phẩm chất tốt đẹp, nó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo  mục tiêu XHCN.

- Những đặc trưng cơ bản của con người XHCN Việt Nam mà chúng ta phấn đấu xây dựng:

+ Có ý thức trình độ, năng lực làm chủ

+ Con người lao động mới, có nhận thức sâu sắc về công việc mà mình đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá công việc và hiệu quả lao động của mình.

+ Có văn hóa, có tình nghĩa, có ý thức nâng cao trình độ về mọi mặt, giải quyết tôt các mối quan hệ xã hội.

+ Giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình yêu thương giai cấp và đồng loại sống nhân văn, nhân đạo, kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ thành quả của cách mạng.

2. Nguồn lực con người

- Trong các nguồn lực có thể khai thác như NLTN, KHCN, CN thì NLCN là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có hiệu quả khi NLCN được phát huy. Những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt, NLCN ngày càng đa dạng, phong phú.

- Có nhiều cách hiểu về NLCN:

+ Theo ngân hàng thế giới: NLCN là toàn bộ vốn người bao gồm thể lực, trí lực, kỷ năng nghề nghiệp... mà mỗi cá nhân sở hữu có thể huy động được trong quá trính sản xuất kinh doanh hay trong một hoạt động nào đó.

+ Theo chủ nghĩa Mac – Le nin: NLCN là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần đạo đức, phẩm chất, trình độ, vị thế xã hội,... tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

* Nội dung NLCN:

- Nói đến nguồn lực con người là nói đến con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.

- Nói đến NLCN là nói đến sản lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

SL và CL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu SL ít sẽ gay khó khăn trong phân công lao động và do vậy CLLĐ cũng bị hạn chế. CLLĐ được nâng cao sẽ làm giảm SL lao động trong một đơn vị sản xuất, xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo NLCN có chất lượng ngày càng cao.

* NLCN không khai thác, không phát huy được là lãng phí vô cùng. Đặc biệt là đội ngũ tri thức càng hđ, càng nghiên cứu càng làm cho trí tuệ của họ đa dạng phong phú và sâu sắc. Nước ta đang là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển thì việc phát huy NLCN để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. Bác Hồ nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.

Câu 29: Một số giải pháp cơ bản phát huy NLCN ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Nêu khái niệm nguồn lực

Khái niệm nguồn lực con người: Nguồn lực con người là tổng thể các yếu tố thuộc về thể chất,tinh thần,đạo đức, phẩm chất.trình đọ tri thức,vị thế xã hội..vv tạo nên nặng lực của con người,của cộng đồng người, có thể sử dụng, phát huy trong quá trìh phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

- Quan điểm của Đảng về phát huy NLCN gồm 2 quá trình:

+ Đào tạo, bồi dưỡng làm tăng NLCN và thể lực trí lực, phẩm chất đạo đức.

+ Khai thác có hiệu quả những yếu tố của NLCN trong lao động, học tập chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.

- Kết quả:

+ Sau CMT8, đã tổ chức tổng tuyển cử bầu chọn người hiền tài giúp nước.

+ Đã phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân.

+ Nâng cao trình độ dân trí cho người lao động.

- Hạn chế:

+ Nhận thức chưa đúng 2 mặt TN – XH của CN.

+ Một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất.

+ Trong lĩnh vực GD-ĐT, y tế - văn hóa còn nhiều bất cập.

- Nguyên nhân:

+ Nước ta là một nước NN, KT còn kém phát triển, đầu tư cho công nghiệp còn hạn chế.

+ Do hậu quả chiến tranh, do ảnh hưởng nền sản xuất nhỏ.

+ Do chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên CNXH cùng với những hạn chế trong nghiên cứu LL CNMLN. Duy trì quá lâu cơ chế hành chính bao cấp.

+ Do tác động của cơ chế thị trường.

+ Đầu tư cho GD còn hạn chế.

+ Yếu kém trong quản lý NN.

1. Những phương hướng:

- Đẩy mạnh CNH-HĐH, phát triển kinh tế đất nước.

- Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh 1 hệ thống chính sách xã hội phù hợp.

- Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của con đường XHCN.

* Tóm lại những phương hướng nói trên nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực nước ta ngày càng có tri thức, có trình độ, có sức khỏe... đồng thời phát huy ngày càng tốt hơn NLCN trong sự nghiệp xây dựng 1 xã hội: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

2. Một số giải pháp cơ bản phát huy NLCN ở nước ta hiện nay.

- Trong lĩnh vực kinh tế:

+ Nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho mọi người dân làm chủ cụ thể những TLSX của toàn xã hội, ở mọi TPKT.

+ Huy động mọi người dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, của đơn vị mình.

+ Phát huy sáng kiến của người lao động, động viên mọi người dân bỏ vốn để sản xuất kinh doanh, phát huy trình độ tay nghề, năng lực quản lý của mỗi thành viên trong xã hội, để cùng nhà nước giải quyết những khó khăn của đất nước.

+ Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều kiện cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

- Trong lĩnh vực chính trị:

+ Nâng cao trình độ nhận thức CT về CNMLN, tư tưởng HCM, quan điểm của Đảng ta cho CB, đảng viên và nhân dân. Từ đó nâng cao trách nhiệm và năng lực của họ trong việc tham gia vào công việc của Đảng và Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta.

+ Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng ND trong hoạt động của NN, t/h dân chủ hóa đời sống xã hội. Huy động người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng.

+ Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm của mỗi công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ XHCN.

- Trên lĩnh vực xã hội:

+ Loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, những quan hệ bất bình đẳng, xây dựng mối quan hệ mới tốt đẹp giữa người với người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

+ Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ, quan tâm đến hộ nghèo, gia đình chính sách, tạo cho mọi người dân được hưởng những thành quả văn hóa, giáo dục, y tế.

+ Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề cho người lao động để cống hiến sức mình cho xã hội.

- Trên lĩnh vực GD-ĐT:

NQ HN lần 2 TW Đảng khóa VIII khẳng định: “GD và ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, đáp ứng CNH, HĐH hiện nay, cần tuyên truyền cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, để từ đó có  trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục.

Để đào tạo ra những CB vừa “hồng” vừa “chuyên” có ý thức và năng lực làm chủ, cần phải có sự đổi mới nội dung và PPGD. Nội dung GD phải phản ánh được tri thức quan trọng của thời đại. PP dạy phải kích thích được được tính sáng tạo của người học.

- Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật:

+ NQ HN lần thứ 5 BCH TW khóa VIII, Đảng ta khẳng định: “VH vừa là mục tiêu vừa là động lực xây dựng CNXH”. Trong quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng VHNT của nước ta đã phục vụ tốt sự nghiệp cách mạng. Những năm đổi mới vừa qua, VHNT đã có những đổi mới về nội dung, hình thức, động viên toàn dân tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng bảo vệ đất nước.

+ Tăng cường hơn nữa công tác quản lý của NN trong hoạt động sáng tác biểu diễn sao cho VHNT phải cổ vũ cái hay, cái đẹp, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao giá trị nhân văn trong CNVN. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phá sản những tư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường XHCN ở Việt Nam, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, suy thoái về đạo đức, lối sống.

Câu 30. Khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách mạng tư tưởng và văn hóa, Nội dung cơ bản của CM  XHCH trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở Việt Nam

Trả lời:

1. Khái niệm tư tưởng, văn hóa, cách mạng tư tưởng và văn hóa

- Tư tưởng là quan điểm ý nghĩ của con người với hiện thực khách quan. Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người. Vì vậy, ý thức như thế nào phụ thuộc vào đối tượng, phản ánh, môi trường xung quanh và trình độ nhận thức, tâm sinh lý của mỗi người. khi quan điểm được khái quát hóa xây dựng thành một hệ thống lý luận, phản ánh được lợi ích của một giai cấp thì được gọi là hệ tư tưởng của giai cấp đó. Giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tư tưởng của nó cũng thống trị xã hội – hệ tư tưởng thống trị.

- Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo nhờ lao động và hoạt động thực tiển trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở đây, nghiên cứu theo nghĩa hẹp – đó là văn hóa tinh thần.

- Cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa la sự biến đổi trước hết về bản chất của tư tưởng và văn hóa nhằm xác lập hệ tư tưởng mới, xây dựng con người với đạo đức và lối sống mới, xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ tiến trình cách mạng XHCN do DdaCS lãnh đạo.

2. Nội dung cơ bản của CM  XHCH trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa ở Việt Nam

- Giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp công nhân

Trong quá trình xây dựng CNXH, công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ tư tưởng XHCN, biến hệ tư tưởng đó thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, động viên, cổ vũ mọi người hành động tích cực, sáng tạo vì mục tiêu lý tưởng của CNXH. Vì lẽ đó, tiến hành cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng  và văn óa phải quan tâm đến việc truyền bá hệ tư tưởng GCCN trong các tầng lớp nhân dân.

- Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển Khoa học – Kỷ thuật – Công nghê.

+ Nâng cao dân trí là điều kiện không thể thiếu được để xây dựng nền Dân chủ XHCN, để quần chúng nhận thức được va tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước.

+ Đẩy mạnh sự nghiệp GD – ĐT để nhằm ĐT nguồn  nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho xã hội.

+ Cùng với Giáo dục, Khoa học và Công nghệ có vai trò rất to lớn trong việc tăng cường tiềm lực trí tuệ, cơ sở vật chất – kỷ thuật cho CNXH

- Xây dựng 1 nền văn hóa tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc.

+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH

+ Bản sắc dân tộc: bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt nam được vun đắp qua các thời kỳ lịch sử.

- Xây dựng con người phát triển toàn diện

Đó là xây dựng con người có lý tưởng, có trách nhiệm với công việc với xã hội, với chính mình. Họ phải là những người có học thức, có niềm tin khoa học, có tư cách đạo đức tốt, có lập trường chính trị vững vàng có truyền thống yêu nước.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của ĐCS trong cách mạng tư tưởng văn hóa.

Sự lãnh đạo của ĐCS là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định trước tiên đối với sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Đồng thời cũng là đảm bảo về chính trị, tư tưởng và tổ chức để cách mạng tư tưởng và văn hóa đi đúng định hướng XHCN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top