CNXHKH Cau 7_8

Câu 7: Phân tích những đặc trưng cơ bản của XHCN. Quan điểm của Đảng ta về những đặc trưng cơ bản của CNXH ở VN như thế nào?

1. Những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN theo quan điểm của CN Mác - Lênin

Thứ nhất, Cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại

CNXH là một xã hội có nền sản xuất xã hội với trình độ lực lượng sản xuất phát triển cao là cơ sở rất thuận lợi cho việc tiếp tục xây dựng thắng lợi, hoàn thiện CNXH, tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội, bảo đảm từng bước đáp ứng những nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi người trong xã hội, bảo đảm không ngừng nâng cao phúc lợi cho toàn dân.

Thứ hai, CNXH đã xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.

CNXH không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN.

CNXH là một xã hội được thiết lập dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẩn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản.

Thứ ba, CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.

Quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số n/d. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tỏ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời nhằm khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.

Thứ tư, CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất.

CNXH là một xã hội bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển LLSX trong giai đoạn xây dựng CNXH. Đó là một trong những cơ sở công bằng của xã hội ở giai đoạn này.

Thứ năm, CNXH là một xã hội trong đó Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắ, thực hiện quyền lực và lợi ích của n/d

Nhà nước XHCN do Đảng CS lãnh đạo. Thông qua nhà nước Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Đây là một "nhà nước nữa nhà nước", với tính tự giác, tự quản của n/d rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.

Thứ sáu, CNXH là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.

Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nó là dịch tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống XHCN, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng CNXH. Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội.

Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của CNXH, nói lên tính ưu việt của CNXH. Và do đó, CNXH là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này.

2. Quan điểm của Đảng ta về những đặc trưng cơ bản cỉa CNXH ở VN.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước và những đặc trưng của CNXH theo quan điểm CN Mác --Lênin, trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH", Đảng ta đã xác định những đặc trưng của CNXCH ở VN mà chúng ta sẽ xây dựng:

- Do nhân dân lao động làm chủ.

- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế nđộ công hữu về các TLSX chủ yếu.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Những đặc trưng trên đều mang tính dự báo. Với sự phát triển về kinh tế và xã hội của đất nước, thời đại, những đặc trưng này sẽ được tiếp tục bổ sung, phát triển trong tiến trình phát triển của cách mạng XHCN ở VN.

Câu 8: Trình bày những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản của thừi kỳ quá độ lên CNXH ở VN ?

Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Đay là một kiểu quá độ gián tiếp bắt đầu từ năm 1954 (miền Bắc) và năm 1975 (cả nước). Căn cứ vào đặc điểm nước ta và mục tiêu tỏng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH là: "Xây dựng xong về cư bản cơ sở kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng văn hóa phù hợp". Đảng CS VN đã xác định những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN như sau:

Một là, xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của n/d, do n/d, vì n/d, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng CS lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của n/d; giữ nghiêm kỹ cương xã hội, chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của n/d.

Hai là, phát triển LLSX, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền công nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống n/d.

Ba là, để phù hợp với sự phát triển của LLSX, phải thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu q ủa kinh tế là chủ yếu.

Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho CN Mác - Lênin và tư tưởng HCM giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.

Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị vơi tất cả các nước, trung thành vởi CN quốc tế của giai cấp công nhân, đoan kết với các nước XHCN, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên TG.

Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng bảo vệ anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc và các thành quản cách mạng.

Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị , tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cnxhkh