CNXHKH Cau 5_6

Câu 5: Phân biệt 2 khái niệm "CNXH" và "CNXHKH". Nêu đối tượng nghiên cứu của CNXHKH. ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXH trong giai đoạn hiện nay.

1. Phân biệt 2 khái niệm "CNXH" và "CNXHKH".

Khái niệm "CNXH" có ý nghĩa rộng hơn kháI niệm "CNXH KH"

a. KháI niệm "CNXH" :

- CNXH là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của n/d lao động trong quá trình sản xuất ngày càng xã hội hóa (do số đông, vì số đông) và trong quá trình thực thi quyền lực thật sự của n/d.

- CNXH là phong trào đấu tranh của nhân lao động chống chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công .. để giành lại quyền lực cho n/d, để n/d được hoàn toàn giảI phóng.

- CNXH là những ước mơ, nguyện vọng, lí tưởng của đa số n/d lao động về một xã hội công hữu, không có giai cấp, không áp bức, bóc lột, không chiến tranh và tội ác, n/d được tự do, hạnh phúc và ngày càng văn minh.

- CNXH là những loại hình tư tưởng (văn học, lí luận, học thuyết ..) về giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi chế độ tư hữu, giai cấp áp bức, bóc lột, chiến tranh, tội ác, nghèo nàn, lạc hậu ..

b. Khái niệm CNXHKH:

- Theo nghĩa hẹp CNXHKH là một trong ba bộ phận của CN Mác - Lênin ... luận giảI một cách khoa học về quá trình nảy sinh cách mạng XHCN, hình thành và phát triển hình thài kinh tế - xã hội CSCN, gắn liền với sứ mệnh lịch sử có tính toàn thế giới của giai cấp công nhân hiện đại, nhằm giải phóng con người, giảI phóng xã hội.

- Theo nghĩa rộng CNXHKH là CN Mác - Lênin luận giải tính tất yếu lịch sử là làm cách mạng XHCN và xây dựng hình tháI kinh tế - xã hội CSCN, người lãnh đạo, tổ chức cùng n/d lao động thực hiện sứ mệnh đó chỉ có thể là giai cấp công nhân hiện đại, thông qua đảng của nó.

Như vậy, CNXHKH (Lý thuyết khoa học) là lý luận chính trị - xã hội dẫn dắt thực tiễn hoạt động xây dựng CNXH của giai cấp công nhân và Đảng của nó trên thực tế - hình thành chế độ xã hội mới.

2. Đối tượng nghiên cứu của CNXHKH:

CNXHKH nghiên cứu về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành, phát triển hình tháI kinh tế - xã hội CSCN, những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ CNTB (về các chế độ tư hữu) lên CNXH, CNCS.

3. ý nghĩa của việc nghiên cứu CNXHKH trong giai đoạn hiện nay:

a. Về mặt lí luận:

- Việc nghiên cứu, học tập và phát triển lí luận CN Mác - Lênin phải chú ý cả 3 bộ phận hợp thành của nó. Nếu không chú ý nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển CNXHKH sẽ làm cho triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin dễ chệch hướng chính trị - xã hội, trước hết và chủ yếu là chệch hướng bản chất, mục tiêu xây dựng CNXH, CNCS.

- Trang bị những nhận thức chính trị - xã hội cho Đảng CS, nhà nước và n/d lao động trong quá trình xây dựng và bảo vệ CNXH.

- Trang bị trực tiếp nhất ý thức chính trị - xã hội, lập trường tư tưởng chính trị và bản lĩnh cho mỗi cán bộ, đảng viên và mọi công nhân VN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới do đảng lãnh đạo.

- Đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của CN đế quốc và bọn phản động đối với Đảng, đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của n/d ta.

b. Về mặt thực tiễn:

Tăng cường giáo dục CNXHKH để củng cố niềm tin đối với CNXH cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng XHCN, theo đường lối mà Đảng và Chủ tịch HCM đã chọn. Làm cho thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên, học sinh nhận thức đúng trách nhiệm lịch sử nặng nề và vẻ vang hiện nay đối với sự nghiệp xây dựng CNXH, CNCS trân đất nước ta.

Câu 6: Hình thái kinh tế - xã hội CSCN là gì? Trình bày những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình tháI kinh tế - xã hội CSCN.

1. Khái niệm hình tháI kinh tế - xã hội CSCN

Hình thái kinh tế - xã hội CSCN là một chế độ xã hội phát triển cao nhất hiện nay,là chế độ có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sơ hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của CNTB, trên cơ sở hạ tầng đó, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của n/d với trình độ xã hội hóa ngày càng cao.

2. Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội CSCN

a. Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội CSCN từ các nước TB phát triển:

Thứ nhất, khi nền sản xuất TBCN càng phát triển, dựa trên sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng với trình độ xã hội hóa ngày càng cao, vượt khỏi giới hạn chật hẹp của quan hệ sản xuất TBCN. Mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất TBCN là mâu thuẩn kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất TBCN. Mâu thuẩn này dẫn đến mâu thuẩn xã hội, mâu thuẩn giai cấp không thể điều hòa được giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản.

Thứ hai, trong xã hội TBCN tạo ra 2 giai cấp, đối lập nhau về lợi ích cơ bản, đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa ngày càng cao và giai cấp tư sản thống trị xã hội đại biểu cho quan hệ sản xuất TBCN. Hai giai cấp này mâu thuẩn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt. Các cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản bị áp bức, bóc lột phát triển từ thấp đến cao.

Thứ ba, trong xã hội TBCN xuất hiện những tai họa cho cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên (áp bức, bóc lột, bất công, phân hóa giàu nghèo, phân biệt chủng tộc chiến tranh xâm lược, lối sống văn hóa, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội phức tạp ...

Đến khi xuất hiện những tình thế, thời cơ, tạo ra điều kiện cần và đủ thì cách mạng XHCN nổ ra và thắng lợi sẽ mở đầu cho sự ra đời hình tháI kinh tế - xã hội CSCN

b. Những điều kiện, để những nước TBCN trung bình và những nước chưa qua CNTB lên hình tháI kinh tế - xã hội CSCN

Thứ nhất, CNTB chuyển thành CNĐQ gây chiến tranh xâm lược các thuộc địa, gây tai họa cho hàng trăm quốc gia dân tộc, làm xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới.

- Mâu thuẩn giữa giai cáp cộng sản và giai cấp tư sản.

- Mâu thuẩn giữa CNĐQ xâm lược với các quốc gia dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

- Mâu thuẩn giữa các nước TB - đế quốc với nhau.

- Mâu thuẩn giữa địa chủ và nông dân, tư sản với nông dân, trong đó nổi lên mâu thuẩn giữa TB - đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai phong kiến với cả dân tộc bị áp bức, bóc lột, mất độc lập tự do.

Thứ hai, có những tác động toàn cầu của phong trào CS và công nhân quốc tế, của học thuyết Mác - Lênin, thức tỉnh các dân tộc vùng lên giành độc lập dân tộc. Nhiều nước sau khi giành được độc lập dân tộc đã chọn con đường phát triển đi lên hình thái kinh tế - xã hội CSCN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cnxhkh