CNXHKH Cau 27_28

Câu 27: phân tích các chức năng xã hội cơ bản của gia đình. Hãy liên hệ với gia đình và xã hội.

Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng riêng của gia đình, nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động cho xã hội; cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hội và nhu cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiện chức năng này cần dựa vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách phát triển nhân lực cho phù hợp. Đối với nước ta, chức năng sinh đẻ của gia đình đang được thực hiện theo xu hướng hạn chế, vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, dân số đông.

Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thỏa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên và của gia đình. Sự tồn tại của kinh tế gia đình còn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, các gia đình đã trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Đảng và nhà nước đã đề ra các chính sách kinh tế-xã hội tạo mọi điều kiện cho các gia đình làm giàu chính đáng từ tao động của mình (tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình trí thức hay công nhân, các nhà khoa học ... mà thực hiện chức năng này cho phù hợp). Ở nước ta hiện nay, kinh tế gia đình được đánh giá đúng với vai trò của nó. Đảng và nhà nước có những chính sách khuyến khích và bảo vệ kinh tế gia đình, vì vậy mà đời sống của gia đình và của xã hội đã được cải thiện đáng kể.

Thực hiện chức năng kinh tế tốt sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất cho tổ chức đời sống gia đình.

Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoảng thu nhập của các thành viên và thừoi gian nhàn rỗi để tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình; đời sống vật chất của mỗi thành viên được đảm bảo sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở thích riêng của mỗi người.

Thực hiện tốt tổ chức đời sống gia đình không những đảm bảo hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của từng cá nhân mà còn góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.

Chức năng giáo dục

Nội dung giáo dục gia đình bao gồm cả tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, nhân cách, thẩm mỹ ... Phương pháp giáo dục của gia đình cũng đa dạng, song chỉ yếu là bằng phương pháp nêu gương, thuyết phục về lối sống, gia phong của gia đình truyền thống.

Chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu là cha mẹ, ông bà đối với con cháu, cho nên giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục.

Giáo dục gia đình là một bộ phận và có sự quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho giáo dục nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình có vai trò quan trọng được coi là thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung. Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế được.

Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm-sinh lý, tình cảm.

Đây là chức năng có tính văn hóa-xã hội của gia đình. Chức năng này kết hợp với các chức năng khác tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc.

Nhiều vấn đề đáp ứng liên quan đến giới tính, tuổi tác, sự căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác ... thì môi trường gia đình là nơi giải quyết có hiệu quả nhất.

Trong gia đình, mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng trên, trong đó người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ đảm nhận một số thiên chức không thể thay thế được. Vì vậy, việc giải phóng phụ nữ được coi là mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ gia đình.

Tóm lại: gia đình, thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau. Việc phân chia chúng là tương đối. Cần tránh tư tưởng cọi trọng các chức năng này coi nhẹ chức năng kia, hoặc tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quan điểm tuyệt đối hóa, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Câu 28: nêu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, con người xhcn và nguồn lực con người.

Quan niệm về con người

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, con người là một thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Các Mác quan niệm con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã nhân loại hóa."bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân đặc biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội".

Con người là sản phẩm tiến hóa, phát triển lâu dài trong tự nhiên. Ăng ghen cho rằng, lao động là nguyên nhân sâu xa cho quá trình chuyển biến từ vượn thành người và cũng là điều kiện cho con người tồn tại và phát triển. Mặt khác, trong quá trình lao động, con người không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thế giới tự nhiên, mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất con người, làm cho con người khác với con vật.

Xã hội càng phát triển, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng bền chặt hơn, con người được mở rộng mối quan hệ với xã hội. Do vậy để cho con người ngày càng phát triển cần phải mở rộng những quan hệ xã hội. Quan hệ giữa cá nhân với con người và xã hội là quan hệ thường xuyên và có sự thống nhất biện chứng với nhau.

Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xã hội, chỉ trong xã hội thông qua lao động và ngôn ngữ con người mới thỏa mãn được nhu cầu trong cuộc sống và nâng cao được nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn để từ đó hoàn thiện được mọi mặt.

Mặt khác xã hội càng phát triển, năng suất lao động cao, của cải dồi dào càng tạo điều kiện để chăm sóc con người. Khi con người được chăm sóc đầy đủ càng có điều kiện cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Vì vậy HCM nói :"muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xhcn."

Quan niệm về con người xhcn

Con người xhcn là con người phát triển toàn diện, hài hòa được từng bước hình thành trong quá trình cách mạng xhcn. Con người xhcn vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là sản phầm của quá trình đó. Con người xhcn không chỉ là mục tiêu cnxh mà con là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội sẽ không thành công nếu không xây dựng và phát triển xhcn.

Mặt khác, trong lao động sx, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều kiện vật chất ngày càng tốt hơn, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ hơn, môi trường xã hội ngày càng trong sạch hơn, nhân văn hơn. Do vậy càng có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người xhcn. Đồng thời thông qua quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân mình.

Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở phát triển của lực lượng sx của trình độ phát triển xã hội cần phải xác định mô hình con người cần xây dựng. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt đẹp, nó trở lại thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu xhcn.

* Những đặc trưng cơ bản của con người xhcn VN mà chúng ta phấn đấu xây dựng là:

- Đó là con người có ý thức trình độ và năng lực làm chủ.

- Đó là con người lao động mới, có nhận thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỹ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng và hiệu quả lao động của mình.

- Đó là con người sống có văn hóa, có tình nghĩa, có ý thức nâng cao trình độ trí thức về mọi mặt, giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội.

- Đó là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình yêu thương giai cấp và đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, kiên quyết đấu tranh chống những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng.

Nguồn lực con người.

Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học-công nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy, những nguồn lực khác ngày càng cạn kiệt ngược lại nguồn lực con người ngày càng đa dạng phong phú.

Từ cách hiểu như vậy ta có thể đưa ra khái niệm về nguồn lực con người.

Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ, vị thế xã hội ... tạo nên năng lực của con người, của cộng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.

Nội dung về nguồn lực con người bao gồm các khía cạnh sau:

- Nói đến nguồn lực con người là nói đến con người với tư cách là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.

- Nói đến nguồn lực con người là nói đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. (Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự phân bố dân cư giữa các vùng ... Còn chất lượng của nguồn nhân lực là thể lực, trí lực, tay nghề, năng lực quản lý ...).

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu số lượng ít sẽ gây khó khăn trong phân công lao động và do vậy, chất lượng lao động cũng bị hạn chế. Chất lượng được nâng cao sẽ làm giảm số lượng người lao động trong một đơn vị sản xuất.

Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao.

Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí vô cùng. HCM khẳng định:"Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng". Đặc biệt là đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm cho trí tuệ của họ đa dạng, phong phú và sâu sắc. Nước ta đang là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng. Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội. Bác Hồ nói "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cnxhkh