CNXHKH 26-30
Câu 26: Làm rõ những phương hướng nhằm củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay?
dựa trên quan điểm của CN M-L về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tq VN cũng như dựa vào tình hình thế giới in giai đoạn hiện nay, Đ và Nhà ncs ta ngày từ khi thành lập cho đến nay luôn2 coi vấn đề dtộc và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc có tầm quan trọng dặc biệt. Chủ tịch HCM đã nói: Nươcs VN là 1, dtộc Vn là 1, đồng bào các dtộc đều là anh em ruột thịt,là con cháu 1 nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dtộc. Người còn khẳng định:" Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Trong mỗi thời kỳ cm, Đ và Nhà nc coi việc gq đúng đắn vấn đề dtộc là nvụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dtộc in sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dtộc và đưa đnc quá độ lên cnxhvì thế nên nhà nc ta đã đưa ra những phương hướng nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dtộc.
Phương hướng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay:
Phương hướng:
"Đoàn kết bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta" (Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia, HN, 2001, trang. 127 - 128)
Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần, mọi giới, mọi lứa tuổi, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay định cư ở nước ngoài.
2- Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng, đồng thời tôn trọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai.
3- Củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
4- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v... ở tất cả các cấp các ngành.
Đại hội nhận định:
+ Chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc và sinh hoạt dân chủ trong xã hội. Vì vậy, Đại hội chủ trương:
+ Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
+ Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân.
+ Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phân phối, tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của công dân.
Đại hội nêu rõ vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cưng, phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa Đng, Nhà nước với nhân dân.
Đại hội yêu cầu Mặt trận phải tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khắc phục tình trạng hành chính hóa, quan liêu, xa dân./.
Câu 27:Trình bầy lí luận về cuộc cách mạng dân chủ TS kiểu mới của Lênin?
Câu 29: làm rõ vai trò, nhiệm vụ của nhà nước trong hệ thống chính trị xhcn ở VN?
Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị được quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội và được thể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
Những đặc trưng của Nhà nước tạo nên những nét khác biệt nhất định về tổ chức và phương thức hoạt động giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Việc xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước trong hệ thống chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, khắc phục sự chồng chéo, lấn sân giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, nhất là trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Địa vị chính trị - pháp lý của nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Địa vị chính trị - pháp lý của Nhà nước ta được ghi nhận trong các văn kiện chính trị và pháp lý quan trọng của Đảng và Nhà nước, được sự công nhận của các nước và các tổ chức quốc tế. Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước ta đã mang tính hợp hiến, hợp pháp và tính đại diện rất cao. Các Hiến pháp của nước ta luôn ghi nhận địa vị chính trị - pháp lý của nước ta, xác định vị trí và vai trò của Nhà nước trong đời sống chính trị nói chung và hệ thống chính trị nước ta nói riêng. Nhà nước là thành quả vĩ đại của cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc lâu dài và gian khổ của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và của toàn thể dân tộc ta, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Nhà nước ta là tổ chức chính trị - pháp lý quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước tác động, ở những mức độ khác nhau, đến tất cả các lĩnh vực và đối tượng xã hội. Địa vị chính trị - pháp lý của Nhà nước ta trong hệ thống chính trị còn được thể hiện trong mối quan hệ với các thành tố khác của hệ thống chính trị là quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Với địa vị chính trị - pháp lý quan trọng như vậy, yêu cầu đổi mới và hoàn thiện Nhà nước nhằm củng cố và tăng cường địa vị chính trị - pháp lý của Nhà nước trong hệ thống chính trị trở thành một yêu cầu tất yếu, trong đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, tiếp tục cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp.
+ Nhà nước - trụ cột của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Đặc trưng của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, các cơ quan quyền lực nhà nước được lập nên thông qua các cuộc bầu cử phổ thông, dân chủ, tự do và bình đẳng. Quyền lực của Nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy nhiệm thông qua lá phiếu của mình; tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước do nhân dân quyết định. Các vấn đề trọng đại của đất nước đều phải hỏi ý kiến nhân dân. Những đóng góp, khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với Nhà nước đều được tôn trọng, xem xét, tiếp thu và giải quyết.
Do đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ cơ bản là cung cấp các loại dịch vụ công ích đem lại lợi ích cho mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ của mình, những hàng hóa công cộng thuần túy. Ngoài ra, Nhà nước ta thực hiện hai chức năng chính trị và xã hội thống nhất với nhau, do lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau.
Nhà nước ta hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Từ nguyên tắc này, bộ máy nhà nước được xây dựng theo hướng vừa đảm bảo sự thống nhất quyền lực, vừa có sự phân công, phân nhiệm ngày càng rành mạch. Bộ máy tổ chức Nhà nước ta gồm: Quốc hội (là cơ sở của hệ thống các cơ quan nhà nước khác, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Mọi quyền lực nhà nước được thống nhất ở Quốc hội. Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như lập pháp, hiến pháp, giám sát tối cao việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật; quyết định những vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhiều nhiệm vụ quan trọng về tổ chức cán bộ, về các chính sách...). Chủ tịch nước (người đứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội và đối ngoại, do Quốc hội bầu. Chủ tịch nước phải báo cáo công việc của mình trước Quốc hội và chịu trách nhiệm trước QH). Chính phủ (được xây dựng theo hướng tập trung vào lĩnh vực hành chính nhà nước, vừa là cơ quan chấp hành củ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Chính phủ cũng được xác định là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhà nước). Ngoài ra, bộ máy nhà nước ta còn có Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Để đổi mới và hoàn thiện Nhà nước, chúng ta cần đổi mới và hoàn thiện tất cả bộ máy tổ chức nhằm đảm bảo vị trí và vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
+ Mối quan hệ giữa nhà nước và Đảng ở Việt Nam hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, kể từ đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945, chấm dứt ngàn năm xã hội Việt Nam bị thống trị bởi nhà nước phong kiến, và dân tộc Việt Nam chỉ có thể giữ vững được quyền độc lập dân tộc dưới sự quản lý của Nhà nước mới được Đảng và nhân dân ta thiết lập nên. Nhà nước kiểu mới và Đảng ta gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Nhờ thể thống nhất này mà dân tộc Việt Nam đã viết tiếp được trang sử vàng chói lọi trong các giai đoạn tiếp theo trong sự phát triển của dân tộc.Về mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả nhận định,giai đoạn 1945-1946, khi chưa có chính quyền, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền. Khi đã có chính quyền, Đảng ra trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước, bảo vệ sự tồn tại của nhà nước. Đây là mối quan hệ hợp pháp nhưng không công khai.Giai đoạn 1946-1954, để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị là huy động sức mạnh toàn dân tộc tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị được thực hiện theo phương châm lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện.Giai đoạn 1954-1975, giai đoạn này, chúng ta phải đối mặt với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài của đế quốc Mỹ, do đó, phương châm lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vẫn được thực hiện trong giai đoạn này. Quan hệ giữa Nhà nước với Đảng lúc này được thực hiện theo nguyên tắc "hai trong một" hay "một mà hai" và đã phát huy được tính hiệu quả trong hoạt động lãnh đạo cũng như trong quản lý xã hội.Giai đoạn 1975-1986, nước ta đang trong cơ chế tập trung và bao cấp tồn tại, theo đó, Đảng cũng tập trung và bao cấp đối với Nhà nước và xã hội. Nhưng khi cả nước bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng thì cơ chế lãnh đạo và quản lý cũ không còn phù hợp. Những hạn chế và yếu kém trong lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ ràng và quyết liệt hơn.Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước từ năm 1986 trở lại đây đã có sự thay đổi, đổi mới chính trị và hệ thống chính trị. Nhận thức về chức năng, vị trí và vai trò của nhà nước ngày càng đúng đắn và rõ ràng hơn; phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và chức năng lãnh đạo cỉa Đảng; Nhà nước thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ là cơ quan quản lý của Nhà nước đối với xã hội; vị trí vai trò và trụ cột của nhà nước trong hệ thống chính trị được xác định rõ ràng hơn và được củng cố vững chắc hơn. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới và hoàn thiện mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; yêu cầu dân chủ hóa, xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân; đáp ứng yêu cầu hội nhập.
+ Mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 320 tổ chức hội quy mô hoạt động toàn quốc, hàng ngàn hội cấp tỉnh, hàng vạn hội cấp huyện, xã... nhưng chỉ có một số ít được coi là các tổ chức chính trị xã hội. Các tổ chức này đều do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và gắn bó với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Các tổ chức này đều chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội gắn bó chặt chẽ với tổ chức và hoạt động của Đảng và nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội bằng cương lĩnh đường lối chiến lược, bằng nghị quyết, các định hướng về chủ trương, chính sách... bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động, tổ chức kiểm tra, bằng hành động gương mẫu của mọi đảng viên và bằng công tác cán bộ.Nhà nước cũng cần sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước..
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay xuất phát từ tất yếu kinh tế, là một nhu cầu chính trị khách quan. Thông qua xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời sống chính trị nói chung. Đến nay, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cột của hệ thống chính trị nước nhà. Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cùng với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác định xây dựng và hoàn thiện nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhà nước và hệ thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác định đúng đắn và có hiệu quả hơn. Quyền lực Nhà nước được củng cố và tăng cường cũng có nghĩa là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.Các tác giả cũng nhấn mạnh, nhận thức đầy đủ và giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các thành tố của hệ thống chính trị, trong đó có mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội là một yêu cầu khách quan ở nước ta hiện nay. Đổi mới và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay cần hướng vào mục tiêu chung là xây dựng và củng cố quyền làm chủ của nhân dân, mà trước hết là của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác. Giải quyết tốt những mối quan hệ cơ bản này sẽ góp phần làm cho hệ thống chính trị nước ta vận hành có hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 30: quyền bình dẳng dân tộc là gì?quyền này đựơc vận dụng và thực hiện trong tiến trình cách mạng Vn ntn?
Trong một quốc gia đa dân tộc, bình đẳng dân tộc vừa là quyền, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các dân tộc, đảm bảo cho sự đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững của cả quốc gia dân tộc.Thực chất của việc thực hiện quyền bình đẳng dân tộc chính là bảo đảm các quyền cơ bản của mỗi con người và mỗi dân tộc, trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc và phát triển. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Có dân tộc có số dân hàng chục triệu người, song cũng có dân tộc chỉ có vài ngàn, thậm chí chỉ vài trăm người. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Thực hiện quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta thể hiện vai trò và vị trí của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vận dụng lý luận Mác - Lênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ những nội dung cụ thể của bình đẳng dân tộc ở Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
1. Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc
Khẩu hiệu "Tự do - bình đẳng - bác ái" đã được giai cấp tư sản giương lên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVIII coi đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản. Những gì mà giai cấp tư sản đã làm đối với các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chỉ là lời nói chứ không hề có trong thực tế. Ngược lại, Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ được cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế. Và chính Người đã thực hiện điều đó. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng và Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Ngay sau đó, trong Chính phủ, Nha Dân tộc thiểu số được thành lập "để săn sóc cho tất cả đồng bào". Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tiếp tục đề ra những chính sách nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về dân tộc. Tiếp đó, tháng 6/1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam với tinh thần cơ bản là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Các Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và được cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc qua các thời kỳ.Ko phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, quá trình phát triển cao hay thấp, số lượng (dân số) ít hay nhiều; ko phân biệt về phạm vi phân bố địa hình... Tất cả các dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước pháp luật QG cũng như luật pháp QTTrong 1 QT để có bình đẳng dân tộc là sự bình đẳng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực KT, chính trị, văn hoá, XH. Trên phạm vi QT để có bình đẳng dân tộc phải thủ tiêu tình trạng dân tộc này áp bức dân tộc #, tạo đk để các dân tộc giúp đỡ nhau phát triển. -Cần phải chống những biểu hiện sai trái với quyền bình đẳng đẳng dân tộc như: Phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, CN phát xít mới, chống trật tự KTTG mới. -Quan trọng hơn bình đẳng dân tộc ko chỉ dừng lại ở sự công nhận = pháp luật mà nó phải thực thi trong thực tiễn đời sống. -Quyền bình đẳng dân tộc thể hiện trong đường lối CM của Đảng và tư tưởng HCM (Tuyên ngôn độc lập 1945, Hiến pháp 1946, Đại hội II 1951, chính sách dân tộc thiểu sóo 1952, cương lĩnh dân tộc trong TKQĐ)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top