CNXHKH 21-25

Câu 21:Làm rõ những nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đổi mới hệ thống chtrị ở nc ta hiện nay.

Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể: Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng được phát huy... Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở nước ta còn bộc lộ nhiều nhược điểm: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới. Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ. Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa cao.

Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, tránh nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá.

Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơ bản và bức xúc sau đây:

Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy.

Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền làm chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và kịp thời thay thế người không đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.

Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế, từng bước đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách.

Việc đổi mới hệ thống chính trị phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chủ yếu là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

1. Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

Một là, nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng.

Hai là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần nâng cao nhận thức và có quan niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Trước hết là việc đổi mới, việc ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên của Đảng...

2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Để Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo xã hội, cần làm tốt một số vấn đề sau:

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền Nhà nước trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cụ thể hoá phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, có cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động của cơ quan Nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lên trên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Giáo dục cán bộ, công chức Nhà nước xây dựng và thực hành phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"...

- Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt động phá hoại gây rối...

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt của bộ máy Nhà nước.

3. Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị-xã hội.

Những năm qua các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể quần chúng nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới, các tổ chức chính trị - xã hội cần được đổi mới toàn diện theo hướng sau đây:

- Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp... các tổ chức quần chúng.

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh về cơ sở. Lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn và chống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng... với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thanh niên là lực lượng dự bị tin cậy, cánh tay đắc lực của Đảng và của hệ thống chính trị. Vì vậy, thanh niên cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Cụ thể:

- Tham gia tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh.

- Thực hiện một cách có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của nhân dân.

- Tích cực tham gia và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực học tập và công tác.

- Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào của các tổ chức chính trị - xã hội phát động; trực tiếp là xây dựng tổ chức Đoàn và phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 22:Tại sao nói thời kì quá độ lên CNXH ở VN bỏ qua chế độ TBCN vừa phù hợp với quy luật chung đối với các nc đi lên CNXH, vừa phù hợp với điều kiện lich sử nc ta?

./Khái niệm : quá độ là gi?

---Thời kỳ quá độ(TKQĐ) lên CNXH :là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc tòan bộ lĩnh vực đời sống xã hội ,bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nứớc cho tới khi tạo ra được những cơ sở của CNXH trên lĩnh vực đời sống xã hội .Có 2 kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước.:

Quá độ trực tiếp :từ TBCN lên XHCN

Quá độ gián tiếp :từ xã hội tiền TBCN len CNXH,bỏ qua TBCN

Đặc điểm của thời kỳ quá độ::

Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ,đồng thời đấu tranh với nhau trên từng lãnh vực đời sống chính trị ,văn hóa,tư tửởng tập quán..

Đặc điểm cụ thể:

-Chính trị: cái bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ chuyển tiếo về mặt chính trị Do nhà nứớc chuyên chính vô sản và ngày càng được cũng cố hòan thiện.

-Kinh tế: đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần ,tập trung là thành phần kinh tế nhà nứơc .Các thành phần kinh tế vừa hộ trợ vừa cạnh tranh lẫn nhau .

-Xã hội : đây là thế mạnh của TKQĐ,đã gần như loại bỏ sự hằng thù của sự đấu tranh giai cấp .Tương ứng với từng lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu giai cấp-tầng lớp khác nhau ,vừa mang tính đối kháng ,vừa hỗ trợ nhau.

-Văn hóa,tư tửởng : có tồn tại nhiều lọai tư tưởng ,văn hóa tinh thần khác nhau ,có xen lẫn sự đối lập.nhưng vẫn họat động trên phương châm :"tốt đạo ,đẹp đời "

II./ Tính tất yếu ở VN:

Như đã biết,Xh có áp bứt ắt hẳn có đấu tranh,và nhân dân ta đã lấy đấu tranh để chống lại áp bức bóc lột,của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.Là 1 dân tộ yêu chuộng hòa bình ,từ ngàn đời khát khao về 1 Xh công bằng tốt đẹp ;được thể hiện qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm .Và chân lý này mong muốn được ước mơ giải phóng dân tộc mình,dân ta phải đấu tranh với kẻ thù đàn áp .Đó là tính tất yếu của Xh .Nhưng vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên XHCN ,bỏ qua TBCN?Có thể thấy những nhà yêu nước như Phan Bội Châu ,Phan Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng không thành công.Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ .

Đến với con đường đấu tranh của HCM,người đã chọn hình thức đấu tranh vô sản ,do giai câp công nhân ,nông dân lãnh đạo,và đã giành được thắng lợi thể hiện ở CMT8 thành công ,miền Bắc đi lên xây dựng XHCN,cuộc cm này chứng minh sự lựa chọn đúng đắng của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tế VN.

Đồng thời ,theo lý luận của khoa học của Lê Nin thì :

a) CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa.

b) Giữa 2 giai đọan của CĐCNXH ko có vách ngăn phù hợp ,vì vậy miền Bắc đi lên CNXH trước miền Nam.

c) "Quá độ bỏ qua" cđ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận dụng đúng lịch sử của nhân lọai đã có như Nga Đức Pháp Mỹ ..từ chế độ nô lệ bỏ qua chết độ pk lên TBCN

Tóm lại ,có thể trả lời câu hỏi :"vì sao VN đi lên CNXH bỏ qua TBCN ?"do:

-Phù hợp với chí ý nguyện vọng của nhân dân

-Phù hợp với hiện thực VN

-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê

Và đây chính là cơ sở lý luận mang tính tất yếu của thời kỳ qúa độ(TKQĐ)

lâu dài ở VN.Vậy tính tất yêu của TKQĐ lên CNXH ở VN là gì?

1. Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên xhcn trong thời đài ngày nay .hay nói cách khác đấy chính là sự phù hợp với lý luận CM ko ngừng của C/nghĩa Mác Lê Nin.Sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thành công,dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ở miền Bắc,nước ta chuyển ngay sang cmXHCN,vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc ,vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam;Đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay :CNTB với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên phạm vi tòan thế giới .CNTB không phải là tương lai của lòai người .-> Đây là xu hướng khách quan thích hợp với lịch sử.

2. Đây là sự phù hợp với lịch sử của Vn thể hiện ở sự phù hợp TKQĐ ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất yếu của TKQĐ ;cụ thể là:

-Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm:"Bỏ qua CNTB,tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng hấp thu kế thừa nhừng thành tựu mà nhân lọai đã đạt được dứới thời TBCN."

- Đất nước ta còn yếu kém,nhìều tàn dư của chế độ XH cũ và chiến tranh để lại .Công cuộc đi lên CNXHlà 1 công việc khó khăn phức tạp .do đó cần phải có thời gian để cải tạo XH ,tạo điều kiện để vật chất tinh thần cho CNXH .

-Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ điều kiện quá độ lên TBCN ,đó là những điều kịên:

a) Nhân dân đòan kết tin tửởng vào chế độ XHCN

b) Chính quyền thuộc về giai cấp của công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CS

c) Có sự giúp đỡ của các nứớc tiên tiến ,các nứoc XHCN an em và phong trào CM tiến bộ của thế giới

→Tóm lại : thời kỳ qúa độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN là tính tất yếu ,là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân dân ta.

III./ Tính tất yêu chung:

-Phân tích bối cảnh hiện thực ở Châu Âu trong nhũng năm 80-90 của thế kỷ XIX ,và triển vọng của cuộc CMXH do giai cấp công nhân và chính đảng CM của nó lãnh đạo .Engel cho rằng:đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân phải nắm lấy quyền quản lý đất nước ,tiếp thu những thành quả kinh tế ,Xh do giai cấp tư sản taho ra .và lấy đó làm tiền đề vật chất để "tạo lập ra chế độ XH mới cũng như sinh ra những con người mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh ,ý chí nghị lực ,có năng lực sang tạo lý luận &họat động thực tiễn ,luôn nhạy bén với sự biến đổi của hiện thực lịch sử là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng CM ".Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cm vô sản sẽ là 1 TKQĐ lâu dài ,hết sức phức tạp và khó khăn.Coi thời kỳ quá độ này là 1 cuộc đấu tranh lâu dài ác liệt.Engel cho rằng : "cuộc đấu tranh này chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng Cm của giai cấp công nhân có được đội ngũ những ngừời công nhân sang suốt về chính trị ,kiên trì nhẫn nại nhất trí ,có kỹ luật,những phẩm chất mà nhờ đóhọ thu đượcnhững thành công rực rỡ".Bời vì họ là những người đang nắm trong tay "tính tất yếu của lịch sử"của cuộc đấu tranh này

IV./Những đặc điểm cơ bản của VN :

A:yếu tố khó khăn:

-Nước ta quá độ lên CNXh ,bỏ qua chế độ TBCN,từ 1 XH vốn là ½ thực dân ,1/2 phong kiến ,lực lượng sản xuất rất thấp ,trình độ nghèo nàn.

-Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh đã để lại hậu qủa nặng nề,những tàn dư của Thực dân phong kiến ,chế độ cũ để lại còn nhiều .

-Các thế lực thừờng xuyên tìm cách chống phá chế độ XHCN nền độc lập dân tộc của nhân dân ta.

B.Thuận lợi :

-Đất nứớc còn nhiều tiềm năng thuận lợi về tài nguyên ,vị trí địa lý ,lao động,và đặc biệt là tiềm năng tin thần ,truyền thốn ,trí tuệ của người VN

-Những thành tựu của quốc tế về đổi mới đã tạo ra thế lực của Đất nước về nhiều mặt :đời sống vật chất của người dân được nâng lên ,chính trị ổn định ,đất nước hòa bình và có quan hệ quốc tế rộng mở .

• Vận dụng những cơ bản mà Lê Nin đã nêu ra về đặc điểm TKQĐ lên CNXH ở VN :

-Đảng và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu quan trọng xây dựng XHCN ,bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc.Những năm khỏang thời gian 1975-1985,chúng ta đã phạm sai lầm ,trong đó có 1 số biểu hiện chủ quan ,nóng vội ,giản đơn ,quan liêu ,.đặc biệt là về vấn đề kinh tế :đó là chỉ chú trọng 2 thành phần kinh tế chính :

a) kinh tế quốc doanh b) kinh tế tập thể,hợp tác xã..

→chỉ tập trung tính hình thức,thực hiện cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp của Nhà nước,nhận thức chưa đúng đắng tầm quan trọng quan điểm của lê nin ,tư tưởng HCM về nền kinh tế hàng hóa dẫn đến biến chế độ sở hữu tòan dân trở nên trừu tựợng,nhìều tư liệu sản xuất,đẩt đai trở nên tình trạng"cha chung không ai khóc",gây lãng phí .Đó là 1 trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực tiềm năng của tòan dân ta ,của đất nước,dẫn đất nứớc lâm vào hòan cảnh trì trệ ,khủng hỏang.

-Đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần VI đánh dấu sự đổi mới đât nứớc theo định hứơng XHCN,bắt đầu đổi mới về tư duy ,lý luận .,Nhất là tư duy về kinh tế.Đổi mới tòan diện nhưng trên quan điểm:phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định ,cải thiện từng bước đời sống nhân dân ,đồng thời đổi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng đinh hứớng XHCN.

-*Đặc điểm đặc trưng của TKQĐ XHCN là: 1 con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh ,hiện đại.

- Mặc dù nền ktế nước ta còn lạc hậu ,nước ta vẫn còn khả năng và tiền để để quá độ lên CNXH,bỏ qua TBCN

**Về khả năng khách quan :

-Cuộc CM khoa học công nghệ hiên đại đang phát triển, tòan cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ,,hòa nhập kinh tế thế giới trở thành điều kiện tất yếu ,nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như: thiếu vốn ,công nghiệp lạc hậu ,năng lực quản lý kém ..

-Thời đại ngày nay ,qúa độ lên CNXH là xu hướng khách quan của lòai người .Đi trong dòng lịch sử ,chúng ta đã và đang nhận được sự đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của lòai người ,của các quốc gia độc lập đang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình .

*-* Những tiền đề chủ quan:

-Có nguồn lao động dồi dào ,cần cù ,thông minh ,trong đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật cao ,lành nghề có hàng chục ngàn người là tiền đề quan trọng để tiếp thu ,sử dụng khoa học ,công nghệ tiên tiến trên thế giới .

-Có vị trí tự nhiên thuận lợi :

*có bờ biển kéo dài hơn 3.246 km2 ,có nhiều mỏ dầu khí chưa đựợc khám phá hết, có ngư trường rộng lớn ....đó là nhiều ưu đãi thiên nhiên,tạo điều kiện cho giao lưu hội nhập quốc tế

*Có hai vựa lúa lớn nhất nước :đồng bằng Sông Hồng,Đồng bằng Sông Cửu long, có các vị trí thuận lợi trồng cây công nghiệp khác như Bình Dương,Đồng Nai ..

-Quá độ lên CNXH phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ,những người đã chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập tự do của dân tộc ,vì sự ấm no của mọi người ,xây dựng xã hội công bằng ,dân chủ văn minh mà những yêu cầu ấy chỉ có XHCN mới đáp ứng được.

-Xây dựng CNXH dứới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ,đó là nhà nước của Dân Đó là nhân tố vô cùng quan trọng giúp giữ gìn sự tồn,do Dân và vì Dân tại và phát triển của công cuộc xây dựng và phát triển của tổ quốc VN XHCN

V.Mục tiêu và phương hướng cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH:

-Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là 1 chế độ có 6 đặc trưng cơ bản chính:

1) Do nhân dân lao động làm chủ

2) Có nề kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu

3) Có nền văn hóa tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc

4) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột,bất công,làm theo năng lực,hưởng theo lao động có cuộc sống ấm no ,hạnh phúc,có điều kiện phát triển bản thân.

5) Các dân tộc trong nước bình đẳng ,đòan kết cùng gíup nhau tiến bộ

6) Có quan hệ hợp tac hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới

các đặc trưng trên góp phần hình thành ưu điểm của các nước XHCN

,các đặcđiểm này ngày càng được hòan chỉnh ,duy trì.

Qua suốt 20 năm đổi mới ,hòan thiện trên con đường đi lên XHCN ,Đảng đã xác định là con đường mà TKQĐ đất nước còn dài ,có nhiều khó khăn ,phải trải qua nhiều chặn đường:

Mục tiêu quan trọng của chặng đường đầu là :đổi mới tòan diện,xã hội đạt tới trạng thái ổn định và vững chắc,tạo tiền đề cho sự phát triển sau này .

Mục tiêu kế tiếp là đẩy mạnh công nghiêp hóa,hiện đại hóa nhằm đến năm 2020 nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp hiện đại (tập trung xây dựng đội ngũ kỹ thuật ,kỹ sư lành nghề trình độ cao, xây dựng mối quan hệ tổ chức sản xuất hiện đại.,quốc phòng được cũng cố..)

Vậy đường lối phương hướng cơ bản để thực hiện TKQĐ này là cần phải:

Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân ,do dân vì dân,lấy dân là nền tảng họat động,dựa trên cơ cấu thành phần chính là công nhân ,nông dân ,thành phần tri thức ,tất cả do Đảng CS lãnh đạo .

Phát triển lực lượng sản xuất,công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền móng nông nghiệp tòan diện ,không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội ,cải thiện đời sống cá nhân .

Thiết lập từng bước mối quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất,đa dạng về hình thức sở hữu và phân phối phát triển thành phần hàng hóa nhìều thành phần vận hành theo nền kinh tế thị trường theo định hứớng XHCN

Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho chủ nghĩa Mác Lê nin trở nên vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội ,Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Thực hiện chính sách đại đòan kết dân tộc,chính sách đối ngọai hòa bình ,hợp tác hữu nghị với tất cả các nước,đòan kết với các phong trào đấu tranh vì hòa bình ,độc lập của dân tộc ,dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Xây dựng XHCN gắn liền với bảo vệ tổ quốc

Xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh về chính trị ,bồi dưỡng công các chính trị ,tư tưởng các cán bộ.Đảm bảo công tác giữ an ninh trật tự xã hội ,bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp XHCN ở nước ta.

Như vậy: với 7 phương hướng cơ bản và 6 đặc trưng => hình thành định hướng XHCN ở VN

VI./ Thời cơ và thách thức :

A) Thời cơ:

-TKQĐ đã tạo ra cho vận mệnh đất nước một cơ hội mới ,nâng tầm Việt Nam trên thế giới

-Nhiều phương hướng ,mục tiêu mới để xây dựng nền công nghiêp hóa cho đất nước đang được đặt ra

-Mở rộng giao lưu với các nứơc bè bạn trên thế giới ,tạo ra những thị trường rộng mở cho các Doanh nghiêp Việt Nam .,đồng thời thu hút vốn đầu tư của nước ngòai làm giàu cho nước nhà.

-Hợp tác trao đỗi thong tin giữa các nước nhằm tăng cường hiểu biết (giao lưu về quốc phòng,kinh tế,chính trị.) trên nguyên tắc bình đẳng ,đôi bên cùng có lợi ,tôn trọng độc lập lãnh thổ.

B) Thách thức:

Trong cuộc họp đại biểu giữa nhiệm kỳ VII đã xác định các vấn đề quan trọng đáng quan tâm:

-Nguy cơ bị tụt hậu xa về kinh tế so với các nước trên thế giới

-Nguy cơ lệch khỏi định hướng XHCN

-Tệ nạn tham nhũng ,quan liêu ở các cơ quan nhà nước.

-Nguy cơ về các "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch ngày càng phức tạp tinh vi nhằm phá họai công cuộc CM của Đảng và nhà nước

cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tri thức trẻ ,nâng cao trình độ nhận thức .Đìêu tra ,xử lý nghiêm ,kip thời công khai các vụ việc tham nhũng được phát hiện ,ban hành các quy định ,nghị định ,thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng ,tăng cừong hợp tác trao đổi thong tin với người dân ,tuyên truyền chống tham nhũng- vốn đang là vấn nạn tại VN .Tăng cường an ninh quốc phòng, đòan kết tòan dân nhằm chống lại sự chia rẽ của các thế lực thù địch.

Câu 23:Vì sao phải phát huy nhân tố con ng trong thời kì quá độ đi lên CNXH?

Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Với sự ra đời của triết học Mác, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá và lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, triết học Mác đã có những

phân tích hết sức đúng đắn và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển lịch sử thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau:

Trước hết, bằng hoạt động cải biến tự nhiên theo nhu cầu mục đích của mình, đối tượng hoá lực lượng bản chất của mình thông qua thực tiễn, con người đã tự khẳng định và thể hiện vai trò động lực đối với sự phát triển của xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển quan trọng của mình, "tách" khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực"(1) như C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực tiễn của mình. Trên cơ sở thực tiễn, nhận thức của con người về hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, tiếp cận gần hơn bản chất của khách thể bằng cách sáng tạo hệ thống những khái niệm, phạm trù và sử dụng chúng như những phương tiện nhận thức thế giới. Quá trình vươn lên không ngừng trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan cũng chính là quá trình con người tích cực hoá năng lực tư duy của mình thông qua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, suy lý lôgíc để nắm bắt những quy luật vận động, phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó, con người vận dụng những hiểu biết, tri thức về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang sơ đã trở thành tự nhiên nhân tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn mới; đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con người như một thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình để ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh học với cái xã hội - văn hoá.

Thứ hai, do có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá trị tinh thần của xã hội. Theo quan niệm duy vật về lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay (và tiếp tục sau này), suy cho cùng, được quyết định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không chỉ là một bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng - kết nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. Với tính cách một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và "tiêu dùng" sản phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin hoàn toàn đúng khi ông coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"(2). Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người"(3). Như vậy, con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển được không phải là nhờ vào một sức mạnh thần bí, vô hình nào từ bên ngoài, mà chính là do hoạt động sản xuất vật chất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các hoạt động trong đời sống tinh thần của con người.

Con người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp lẫn trí tuệ) kết hợp với các công cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con người còn không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - với tư cách chủ thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của mình tạo lập nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; theo đó, tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh đưa xã hội sang một giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn. Đó chính là vai trò tích cực của nhân tố con người trong phát triển lịch sử thông qua quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình đó, con người đã sáng tạo, "viết nên" lịch sử của mình, của xã hội loài người.

Thứ ba, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế, còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết, sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,... Trong đó, con người thể hiện như một nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số trong đó là không thể tái tạo được; hơn nữa, chúng cũng chỉ thực sự phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó, nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.

Như vậy, có thể thấy nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác, trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản, quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những giá trị tinh hoa trong truyền thống tư tưởng của dân tộc về con người, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là vốn quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân - những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân, với phương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn và hiệu quả của Đảng.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ, tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Đương nhiên, nguồn lực nội sinh này cần được bồi dưỡng, phát triển về mặt chất lượng và sử dụng một cách hợp lý mới phát huy được tiềm năng, hiệu quả to lớn của nó. Song, để làm được như vậy, cần có sự đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay; từ đó, có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy sức mạnh của nguồn lực này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra đánh giá khái quát về phương diện những hạn chế của nguồn lực con người, cụ thể là chất lượng lao động và việc khai thác, sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.

Câu 24: Vai trò của hệ thống chính sách xh in việc thưc phát huy nhân tố con ng in sự CNH-HĐH ở vn?

* Khái niệm

- Con người: CN MLN cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể XH, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh

-Con người XHCN: Con người XHCN bao gồm cả những người từ XH cũ để lại và con người sinh ra trong XH mới. Con người sống dưới chế độ XHCN mang những nét đặc trưng của CNXH, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của XH cũ. Con người XHCN vừa là chủ thể trong quá trình xd CNXH, vừa là sp của quá trình đó

Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải sử dụng đúng nguồn lực trong đó nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử dụng tốt nguồn lực này chúng ta phải hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của nó. Khi đó chúng ta mới có thể khắc phúc và phát triển nguồn nhân lực được.

Nhìn thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như, lực lượng lao động dồi dào (hơn 65 triệu lao động). Con người Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về mặt chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ. Đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ, số người đào tạo mới chỉ chiếm 10%, nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao trong tổng số người lao động chỉ hơn 1,65% có trình độ cao đẳng trở lên 30% (số liệu mới) tốt nghiệp phổ thông trung học, 50% chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Mặt khác mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của mỗi người dân từ 7 tuổi trở lên mới đạt bình quân 4,5 năm. Điều đáng kể lo ngại và đau đầu nhất của nhà nước ta đó là nạn mù chữ, tới nay nước ta 8% dân số mù chữ, chưa phổ cập được giáo dục tiểu học. Mặt khác người lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, sự phát triển về phương diện sinh lý và thế lực dường như còn chững lại, hơn nữa người lao động nước ta nói chung văn hoá còn kém, lao động công nghiệp quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động giản đơn.

Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường thực trạng đội ngũ cán bộ tri thức Việt Nam đặc biệt là tri thức cao đang đặt ra một vấn đề được giải quyết, sự già hoá của đội ngũ trí thức, trong các ngành khoa học trọng yếu tuổi bình quân của tiến sỹ là 52,8, phó tiến sỹ 48,1, giáo sư 59,5, phó giáo sư 56,4. Cấp viện trưởng là 55 (số liệu này cho tới nay đã thay đổi). Như vậy đến năm 2001 hơn 80% số người có học hàm, học vị hiện nay đã đến tuổi về hưu. Điều đó gây nên sự hẫng hụt cán bộ khoa học kế cận.

Trong khi số người có học vấn cao giảm thì số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng không tìm được việc làm lại tăng lên phải chăng chúng ta đã quá thừa những người có học vấn chắc chắn là không. Sự thừa đó chính là tác động của mặt trái của kinh tế thị trường. Rõ ràng sự chậm cải tạo giáo dục và nội dung đào tạo không theo kịp những đòi hỏi của người sử dụng đã dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng nhất là trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó việc sử dụng và khai thác số lao động, đã được đào tạo, có trình độ lại không hợp lý và kém hiệu quả. Nếu chúng ta không có một nỗ lực phi thường bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn lực lao động thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khó có thể thực hiện được thành công; và đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc cách mạng về con người mà thực chất là cách mạng về chất lượng lao động mỗi bước tiến của "cách mạng con người" sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, như chúng ta đã biết "cách mạng con người" với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất, giữa chúng có một quan hệ biện chứng lần nhau.

Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng nhằm phát triển tốt yếu tố của con người trong sự nghiệp đi lên của đất nước.

Chăm sóc đào tạo phát huy nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung thành vấn đề quan trọng bậc nhất trong "kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế" tức là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội VIII của Đảng ta là đại hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở ra bước ngoặt lịch sử đưa nước ta tiến lên một thời kỳ phát triển toàn diện mỗi "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Vì vậy cần được tập trung và chăm sóc bồi dưỡng, đào tạo phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc hợp tác cạnh tranh trong kinh tế thị trường mở cửa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Phải thể hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài trên nền dân trí với cốt lõi là nhân cách nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của từng người, từng nhà cộng đồng, giai cấp và cả dân tộc.

Nói đến nguồn lực con người là nói đến sức mạnh trí tuệ tay nghề. Phương hướng chủ yếu của đổi mới giáo dục - đào tạo là phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước, tức là cuối cùng phải tạo ra được nguồn lực con người. Các trường chuyên nghiệp và đại học tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, công nghệ coi như báo cáo chính trị đại hội VIII đã chỉ ra. Phải mau chóng làm cho khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo dục đại học phải kết hợp với nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học cả về cơ bản và ứng dụng. Bảo đảm tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá với diện đại trà, đồng thời đặc biệt chú ý tới mũi nhọn - có chính sách phát hiện bồi dưỡng và sử dụng người tài mau chóng tăng cường đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, từ các nghệ nhân làm các nghề truyền thống đến các chuyên gia công nghệ cao. Giáo dục và đào tạo kết hợp chặt chẽ với khoa học kỹ thuật công nghệ mới có thể đóng góp xứng đangs vào phát huy nguồn lực con người, tuy nhiên một yếu tố mà ngày nay con người cần phải hoàn thiện đó là. Cần coi trọng mặt đạo đức nhân cách của nguồn lực con người.

Muốn có nguồn lực con người đáp ứng được công cuộc đổi mới giáo dục nhà trường cùng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội phải làm tốt việc phát động một cao trào học tập trong toàn Đảng toàn dân, toàn quân nhằm đào tạo nên những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người.

- Chính sách XH là một bộ phận hợp thành chính sách của ĐCS và Nhà nước XHCN là sự thể hiện lý tưởng chính trị, cương lĩnh, đường lối CM của ĐCS, trong hệ thống pháp luật của Nhà nước XHCN và thể hiện bằng quá trình tổ chức thực tiễn trong cuộc sống của toàn XH

Chính sách XH thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ KT tới văn hoá, giáo dục, chính sách lđ, việc làm... là những chính sách trực tiếp đảm bảo nhữgn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, biểu hiện rõ bản chất của 1 chế độ XH; đó là những chính sách điều chỉnh các mqh XH; và là một trong những động lực trực tiếp để con người hoạt động trên lĩnh vực XH

ND của chính sách XH

Chính sách có liên quan đến hoạt động sx của cải vật chất (về việc làm, nhà ở, đk làm việc, chính sách dân số và kế hoạch hoá gđ...)

Chính sách có liên quan đến lợi ích của con người và cộng đồng XH (chính sách về thu nhập, thuế, về phân phối thu nhập, chính sách an sinh XH, xoá đói giảm nghèo, chính sách ưu đãi XH...)

Chính sách tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách con người XHCN như chính sách giáo dục đạo đức, lý tưởng, truyền thống của dân tộc, của nhân loại...)

Chính sách có liên quan đến hoạt động chính trị (chính sách ngoại giao, chính sách dân tộc, chính sách về quan hệ giữa các vùng miền, giữa các tổ chức XH, chính sách trấn áp các thế lực phản động...)

Chính sách có liên quan đến hoạt động tinh thần của con người (chính sách về KH công nghệ, chính sách về GD-ĐT, chính sách về TDTT, văn hoá, văn nghệ, các dịch vụ giải trí...)

Vai trò của chính sách XH

Điều chỉnh quan hệ giữa các giai tầng trong XH, trong đó liên minh công - nông - trí thức là nền tảng

Tạo khả năng và đề ra những biện pháp cụ thể để phát triển dân số, nâng cao trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi thọ của con người

Tạo khả năng và bảo đảm đk thực tế để hình thành con người mới XHCN

Thực trạng VN

Những năm qua, KT - XH VN ngày càng phát triển, năng suất lđ ngày càng cao, đã tạo đk cải thiện đáng kể đời sống nhân dân,giúup cho việc chăm sóc con người ngày 1 tốt hơn. Đk ăn, ở, đi lại, học hành của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước. Đảng và Nhà nước đã tạo ra những đk thuận lợi cho mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xd chiến lược xd phát triển KT - XH của đất nước cũng như kế hoạch phát triển KT của từng địa phương, từng đơn vị sx KD. Trong nhiều đơn vị KT đã động viên mọi người đóng góp tài năng trí tuệ, thực hiện cải tiến kĩ thuật, thay đổi quy trình sx nhằm tạo ra năng suất lđ và hiệu quả KT cao.

Trình độ dân trí đã có tiến bộ nhiều so với trước đây. Được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, tỉ lệ số người biết chữ ở nước ta từ 5% trước đây, tới nay đã gần 90% dân số biết chữ.

Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp nhân dân đã được XH quan tâm. Những cơ sở khám chữa bệnh được xd tới tận các xã, kể cả vùng sâu, vùng xa. Tuổi thọ trung bình của người VN đã tăng lên đáng kể

Nhìn chung, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo tới việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước cả về sức khoẻ, tri thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, thực hiện cải cách bộ máy nhà nước về mọi mặt, tạo đk cho mỗi người phát huy được khả năng của mình, đóng góp cho sự nghiệp xd và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN

Câu 25: Dân tộc là gì? Trình bày 2 xu hướng phong trào dân tộc?

Khái niệm về dân tộc:

Dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhâu, có 2 nghĩa đc dùng phổ biến nhất

+ dân tộc chỉ cộng đồng ng có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt ktế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, ptriển cao hơn những nhân tố tộc ng ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc ng của dân cư cộng đồng đó.

+dân tộc chỉ một cộng đồng ng ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền ktế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị,ktế, truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nc.

Đặc trưng cơ bản của dân tộc

là 1 cộng đồng ktế: in qt tồn tại $ pt con ng fải gắn liền với hoạt động sx -> qđịnh sự tồn tậi cơ bản buộc con ng fải gắn bó với nhâu để tập chung sx -> hình thành ptsx mới.

là 1 cộng đồng về lãnh thổ: bất cứ 1 dtộc nào đều cư trú trên 1 vùng đất nào đó, in qt tồn tại thì ý thức bảo vệ vùng đất ấy đc hình thành.

Là 1 cộng đồng về ngôn ngữ: đã là 1 dân tộc phẩi có 1 ngôn ngữ chung để trao đổi trên mọi lĩnh vực với nhau. Ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và pt của dtộc.

Là 1 cộng đồng về văn hoá: in qt tồn tại và pt con ng luôn luôn tạo ra những giá trị vh(v/c & tinh thần), những gtrị này gắn liền với con ng làm cho dtộc chứa đựng nét vh đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc dtộc.

2 xu hướng trong phong trào dân tộc

Xu hướng 1: Xu hướng tách ra để lập thành các QG độc lập

Xuất hiện vào thời kì đầu của CNTB

Nguyên nhân:

+ Do sự thức tỉnh của ý thức dân tộc và tình cảm dân tộc đến 1 lúc nhất định, các dân tộc nhận thức được rằng chỉ trong đk là 1 cộng đồng độc lập, họ mới có quyền là tự do lựa chọn thể chế chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. Vì vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh để chống sự áp bức của các nước đế quốc pk và thoát khỏi sự kìm hãm bới những yếu tố lạc hậu của chế độ pk và gc pk, mởi đường cho sự phát triển của dân tộc.

Xu hướng 2: Xu hướng liên hiệp dân tộc

Xu hướng này xuất hiện vào thời kì của chủ nghĩa đế quốc

Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển của LLSX, của KH kỹ thuật, của xu thế toàn cầu hoá mà CNTB tạo ra đã đẩy các QG dân tộc xích lại gần nhau, phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các QG dân tộc để tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung - CNĐQ

Biểu hiện của 2 xu hướng dân tộc trong đk hiện nay

Xét trong đk 1 QG XHCN đa dân tộc

Xu hướng 1:

+ Là sự nỗ lực tự cường của mỗi dân tộc trong việc tìm ra những con đường, cách thức phù hợp nhằm thúc đẩy dân tộc tiến nhanh, tiến mạnh đến sự phồn vinh, cường thịnh

Xu hướng 2:

+ Là sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, tạo đk cho sự phát triển của mỗi dân tộc, khắc phục tình trạng chênh lệch giữa các dân tộc, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước

+ Nhưng sự hoà nhập giữa các dân tộc phải ko được phá vỡ tính đặc thù, bản sắc văn háo riêng của mỗi dân tộc (hoà nhập nhưng ko hoà tan)

* Xét trên phương diện thế giới

Xu hướng 1: Li tâm

+ các nước thuộc địa $ lệ thuộc tiếp tục cuộc đấu tranh để gp đnc mình khỏi tình trạng áp bức bóc lột,phụ thuộc.

+các nước lạc hậu kém pt ko ngừng đtranh chống bao vây cấm vận, chống sự chèn ép, chống trật tự kt thế giới mới mà các nc TB lớn tạo ra.

+ chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh sắc tộc

xu hướng 2: xu hướng hướng tâm

+ khát vọng của các dtộc đc tái thống nhất trả lai Z trạng như nó vốn có in ls

+ sự liên kết giữa các qgia in 1 kvực nhằm gq những vấn đề có liên quan đến lợi ích chung của khu vực-> hình thành nên các tổ chức kvực.

+sự liên kết giữa các kvực trên thế giới nhằm giải quyết những vấn đề chung của nhân loại: dsố, MT, vũ khí hạt x...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top