cnxhcau5

Câu 5: Những nguyên tắc cơ bản của cương lĩnh dân tộc của CNM-L:

Có 3 nguyên tắc cơ bản:

1) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

• Nội dung:

o Các dân tộc trên thế giới đều phải có quyền lợi, nghĩa vụ như nhau mà không phân biệt giàu nghèo, lớn nhỏ.

o Trong một quốc gia mà có nhiều dân tộc nhỏ thì quyền lợi và nghĩa vụ của các dân tộc (đặc biệt là dân tộc thiểu số) phải được pháp luật thừa nhận, bảo vệ và được thực hiện trên đời sống trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa.

o Trên quốc tế thì phải đấu tranh xóa bỏ tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân tộc mà dân tộc này áp đặt lên dân tộc khác với bất kì lí do gì.

-> căn cứ vào 3 nội dung trên, M-L cho rằng ngày nay muốn thể hiện quyền bình đẳng của các dân tộc thì phải chống lại các biểu hiện sai trái:

+ Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (Apácthai)

+ Chủ nghĩa kì thị dân tộc (tự kỉ, hẹp hòi, chỉ biết dân tộc mình mà không quan tâm đến các dân tộc khác).

+ Chủ nghĩa phát xít: (dưới mọi hình thức: diệt chủng, chủ nghĩa nước lớn bành trướng, chủ nghĩa phát xít mới)

• Ý nghĩa:

Bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc và là mục tiêu phấn đấu của các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng, nó là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc.

2) Các dân tộc được quyền tự quyết:

• Nội dung:

o Thực chất là quyền làm chủ tự quyết định vận mệnh của dân tộc, là giải phóng các dân tộc bị áp bức bóc lột ( phụ thuộc và thuộc địa) khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập và đưa đất nước tiến theo con đường tiến bộ xã hội.

o Quyền dân tộc tự quyết trước hết là tự quyết về chính trị ( tách ra để thành lập quốc gia, dt độc lập hoặc lien hợp các dân tộc) mà không có sự can thiệp, áp đặt của bất kì nước nào khác.

o Xem xét quyền tự cấp phải đứng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân:

+ Một là: triệt để ủng hộ các phong trào tiến bộ, phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đặc biệt là phong trào tự giải phóng của các dân tộc bị áp bức.

+ Hai là: kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc lợi dụng chiêu bài "dân tộc tự quyết" để can thiệp vào nội bộ của các nước cũng như giúp đỡ các thế lực phản động, thế lực dân tộc chủ nghĩa đàn áp các lực lượng tiến bộ, đòi li khai và đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới (chủ nghĩa đế quốc).

• Ý nghĩa: quyền dân tộc tự quyết là quyền cơ bản của dân tộc, nó là cơ sở để xóa bỏ sự hiềm khích, thù hằn của các dân tộc, phát huy tiềm năng của các dân tộc dựa vào sự phát triền chung của nhân loại.

3) Liên hợp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc:

• Nội dung: giai cấp công nhân thuộc các dân tộc khác nhau đều thống nhất, đoàn kết hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

• Ý nghĩa: liên hợp công nhân tất cả các dân tộc là nội dung quan trọng nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa M-L.

 Kết luận:

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa M-L là một bộ phận quan trọng trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, là cơ sở lí luận của đường lối chính sách dân tộc của ĐCS và nhà nước XHCN.

Câu 5: Nguyên nhân sự tồn tại tôn giáo trong CNXH và quan điểm giải quyết vấn đề tôn giáo:

• Khái niệm:

o Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh của tự nhiên và xã hội trở nên thần bí.

o Xét về bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc trước hiện tượng tự nhiên và xã hội ( tuy nhiên tôn giáo cũng có những mặt tích cực nhất định).

• Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong xã hội XHCN:

o Nguyên nhân nhận thức: trong quá trình xây dựng CNXH và trong XH XHCN vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội mà khoa học chưa giải thích được. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mà con người chưa thể nhận thức và chế ngự được -> một bộ phận của nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lí giải của thần linh.

o Nguyên nhân kinh tế: trong tiến trình xây dựng CNXH nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong xã hội hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa còn diễn ra. Sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại ->những yếu tố may rủi ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến đời sống con người -> con người trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

o Nguyên nhân tâm lý: tín ngưỡng đã tồn tại lâu đời trong nhân loại, trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần chúng qua nhiều thế hệ.

o Nguyên nhân chính trị - xã hội: xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với CNXH, với chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước XHCN -> đó là giá trị đạo đức, văn hóa, tinh thần với mục đích hướng thiện,... thu hút và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân.

o Nguyên nhân văn hóa: sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa đáp ứng phần lớn nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội, có ý nghĩa tác động đến ý thích cộng đồng, phong cách và lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng -> lôi cuốn một bộ phận quần chúng tham gia xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.

• Những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tôn giáo trong XHCN:

o Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, phải gắn liền với quy trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là nhu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng XHCN

o Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

o Đoàn kết giữa những người theo hay không theo tôn giáo.

o Đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau..

o Đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lí do tôn giáo.

o Cần phân biệt 2 mặt chính trị - tư tưởng trong giải quyết các vấn đề tôn giáo.

o Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết các vấn để tôn giáo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #xhcncau5