CNXH va con duong di len CNXH

Câu 5: Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào?

a. Những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH.

Tiếp thu lý luận về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội do các nhà kinh điển Mác-Lênin vạch ra và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng CNXH trên thế giới cũng như thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bàn tới những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và con người thể hiện rõ đặc trưng bản chất của CNXH.

- CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

- CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết khả năng sắn có của mình.

- CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý- làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

- CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, CNXH là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức, văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được nguyện vọng tha thiết của loài người.

Mục tiêu của CNXH chính là những đặc trưng bản chất của CNXH sau khi được nhận thức để đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển CNXH. Theo Hồ Chí Minh mục tiêu của CNXH ở Việt Nam là:

- Về chế độ chính trị mà nhân dân ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh: Nhà nước của ta phải là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Và Nhà nước phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của toàn dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thực sư tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng CNXH.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do vậy Chính phủ, cán bộ công chức phải là đầy tớ chung của nhân dân. từ đó, Hồ Chí Minh yêu cầu người được nhân dân uỷ thác cầm quyền phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải sửa đổi lối làm việc, thường xuyên chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Mặt khác Hồ Chí Minh cũng xác định: đã là người chủ phải biết làm chủ- mọi công dân trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng vai trò của người chủ.

- Nền kinh tế mà nhân dân ta xây dựng là "một nền XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Nhưng ở thời kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều hình thức sở hữu. từ nông nghiệp đi lên thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá.

- Phát triển văn hoá là mục tiêu quan trọng của CNXH, thậm chí cần đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi vậy cán bộ phải có văn hoá làm gốc, công nhân và nông dân phải biết văn hoá.

- Về quan hệ xã hội thì mục tiêu của CNXH là xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Hồ Chí Minh căn dặn: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN". Đó là những con người có tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có kiến thức khoa học- kỹ thuật, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Xác định được mục tiêu của CNXH còn đòi hỏi phải xác định và phát huy được các động lực của nó thì mới đưa sự nghiệp xây dựng CNXH tới đạt mục tiêu. Theo Hồ Chí Minh động lực của CNXH có các yếu tố vật chất và tinh thần, chúng quan hệ và tác động với nhau. Hệ thống động lực của CNXH, trong đó:

- Động lực con người- cộng đồng và cá nhân là quan trọng nhất bao trùm lên tất cả. Để phát huy động lực con người cần phải:

- Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc- đây là sức mạnh con người trên bình diện cộng đồng, động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Sức mạnh cộng đồng là sức mạnh của tât cả các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, trí thức, kể cả những nhà tư sản dân tộc, các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào trong nước và đồng bào ở nước ngoài.

- Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động. Giữa cộng đồng và cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp. Có phát huy sức mạnh của cá nhân mới có sức mạnh cộng đồng. Để phát huy sức mạnh cuả cá nhân người lao động, theo Hồ Chí Minh: cần tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người; đồng thời phải tác động vào các động lực chính trị- tinh thần. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Đi vào CNXH, Người chú ý kích thích động lực mới- là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Người chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất.

Trong cách mạng, có những lĩnh vực đòi hỏi con người phải chịu sự hy sinh, thiệt thòi- chỉ lợi ích kinh tế ở đây không giải quyết được. Cần có động lực chính trị- tinh thần. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động- trong sở hữu, trong quá trình sản xuất và phân phối. Điều này đòi hỏi cán bộ lãnh đạo phải thực hành dân chủ, tuyệt đối không được chuyên quyền, độc đoán. Vì quần chúng thật sự có quyền dân chủ, cán bộ, đảng viên xung phong gương mẫu thì mọi kế hoạch sản xuất sẽ được thực hiện thắng lợi. Từ nước nông nghiệp sản xuất nhỏ đi lên CNXH, Hồ Chí Minh còn nhắc nhở, để phát huy quyền làm chủ phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ.

- Thực hiện công bằng xã hội- là tạo ra động lực cho CNXH. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng xã hội không phải là cào bằng bình quân. Người căn dặn: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.

- Để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: về chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật. Vì theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng thành công CNXH "cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho CNXH". Đi vào CNXH, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý phát triển dân trí, giáo dục và đào tạo. Người đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có chiến lược khoa học- kỹ thuật, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập văn hoá và khoa học- kỹ thuật. Mặt khác, con người có quan hệ pháp lý- đạo đức. Con người được giáo dục cao về pháp lý- đạo đức thì khả năng vươn tới cái tốt, cái đẹp, cái đúng càng cao. Do đó, lao động, cống hiến của họ cho CNXH càng tự giác, càng tích cực và hiệu quả hơn.

Trong xây dựng CNXH có động lực thì cũng có phản động lực. Để phát huy cao độ động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH. Để làm tốt được đòi hỏi này, theo Hồ Chí Minh thì toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, đảng viên phải làm tốt các việc sau:

- Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, nó là bệnh mẹ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác. Còn chủ nghĩa cá nhân, CNXH chưa thể thắng lợi hoàn toàn.

- Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, tham ô, lãng phí, quan liêu là "bạn đồng minh của thực dân phong kiến". "Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính". Nó phá hoại động lực quan trọng nhất của CNXH là con người.

- Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm "giảm suát uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng" đi lên CNXH.

Chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập... cũng là những trở lực đối với sự nghiệp xây dựng CNXH mà tất cả mọi người phải luôn luôn cảnh giác và chiến thắng chúng mới tạo điều kiện hình thành và phát triển được động lực của CNXH.

b. Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Quá độ đi lên CNXH là vấn đề lớn trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như trong thực tiễn khi các nước thực hiện cách mạng XHCN. Theo các nhà kinh điển Mác-Ăngghen thì thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một tất yếu khách quan. Đó là thời ký quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH.

Nhưng khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công ở một nước tư bản trung bình trong nước Nga đa số là tiểu nông thì quan niệm về thời kỳ quá độ đòi hỏi phải được vận dụng và phát triển sáng tạo. Theo Lênin nước Nga sau cách mạng Tháng Mười có thể thực hiện quá độ gián tiếp lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ. Quán triệt quan điểm của Mác-Lênin về thời kỳ quá độ và thực tiễn các nước xây dựng CNXH, khi Việt Nam đi lên CNXH, Hồ Chí Minh lưu ý Đảng ta cần chú ý mấy vấn đề:

+ Cần có nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm cụ thể của mỗi nước khi quá độ đi lên CNXH. Hồ Chí Minh đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu là: quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản phát triển lên CNXH; và quá độ gián tiếp từ nghèo nàn lạc hậu, tiếnlên CNXH, qua chế độ dân chủ nhân dân.

+ Đi vào thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của nó. Theo Người: khi miền Bắc quá độ lên CNXH thì đặc điẻm to nhất là "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Đặc điểm này sẽ chi phôi, quy định nội dung con đường, những hình thức và bước đi, cách làm CNXH ở Việt Nam. Từ đặc điểm này, Hồ Chí Minh cho rằng: "Tiến lên CNXH không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục". "Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc". "CNXH không thể làm mau được mà phải làm dần dần".

Mâu thuẫn bao trùm thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu kém phát triển, lại phải đối phó với các thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Vì vậy "Cuộc cách mạng XHCN là một cuộc biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất". Và thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn gian khổ.

+ Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là "phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta phải cải tạo nền kinh té cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".

+ Những điều kiện bảo đảm cho CNXH giành thắng lợi trong thời kỳ quá độ cũng như Hồ Chí Minh xác định là:

Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.

Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- xã hội, gắn bó chặt chẽ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu của cách mạng XHCN.

Xây dựng CNXH có những nguyên lý chung, nhưng nó cũng được diễn ra ở những nước cụ thể với những đặc điểm khác nhau. Bởi vậy để định ra bước đi, biện pháp đi lên CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh căn dặn: Phải nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng CNXH; phải học hỏi kinh nghiệm của các nước anh em, nhưng không được máy móc giáo điều mà phải biết xuất phát từ những dặc điểm riêng của ta để định ra bước đi và biện pháp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, địa lý, tài nguyên, đất đai và con người Việt Nam.

+ Về bước đi ở thời kỳ quá độ- là vấn đề quá mới mẻ, tuy vậy Hồ Chí Minh cũng đã xác đinh: "Ta xây dựng CNXH từ hai bàn tay trắng đi lên thì khó khăn còn nhiều và lâu dài". "Phải làm dần dần", "không thể một sớm một chiều", ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại. bởi vậy Hồ Chí Minh chỉ đạo bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, "bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh". "chớ ham làm mau, ham rầm rộ... Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần".

+ Về phương pháp, biện pháp, cách làm CNXH là lĩnh vực đòi hỏi tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo cao. Khi miền Bắc đi vào thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những vấn đề cụ thể:

Bước đi và cách làm phải thể hiện được sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam "xây dựng CNXH ở miền Bắc, chiếu cố miền Nam".

Khi miền Bắc có chiến tranh thì "vừa sản xuất, vừa chiến đấu", "vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây dựng CNXH".

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá đi lên CNXH thì phải kết hợp cải tạo với xây dựng trên tất cả các lĩnh vực, mà xây dựng là chủ chốt và lâu dài.

CNXH là do dân tự xây dựng lấy, vì vậy cách làm là: "đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân". chính phủ chỉ giúp đỡ kế hoạch chứ không thể làm thay dân.

Tổ chức thực hiện bước đi, cách làm là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở: Muốn kế hoạch thực hiện được tốt thì chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi.

c. Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay.

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển XHCN ở nước ta. Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về CNXH, con đường đi lên CNXH ngày càng sát thực, cụ thể hóa. Nhưng, trong quá trình xây dựng CNXH, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất.

1. Giữ vững mục tiêu của CNXH.

Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.

Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biêt cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt khác của cuộc sống con người.

Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng XHCN, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH, nhất là thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại, làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần.

2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong nội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất.

Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội.

- Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công- nông- trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Xây dựng CNXH phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa. Chúng ta phải tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên- lực lượng rường cột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc.

4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Muốn vậy, phải:

- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng "đạo đức, văn minh". Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi việc.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mạnh mẽ, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân.

- Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liên khiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những "ông quan cách mạng", lạm dụng quyềnl ực của dan để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước.

- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành qốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Một dân tộc biết cần, biết kiệm" là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thầtổng hợp

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nguyen#van