CNTB độc quyền NN

1/ Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung tư bản càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sư kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội lực lượng sản xuất đã đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền kinh tế.

Thứ hai, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh đầu tư vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốbn chậm, ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, GTVT...

Thứ ba, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với gia cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách xoa dịu những mâu thuẩn đó, như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phá triển phúc lợi xã hội.....

Thứ tư, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vẫn vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đốt lợi ích với các đối thủ trên thị trường. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế; nhà nước tư sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ đó.

2/ Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản

Ở đây nhà nước tư bản xuất hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội, đồng thời lại là người quản lý xã hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to lớn.

Như vậy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, chứ không chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

3/ Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền

a/ Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản

VI Lênin đã từng nhấn mạnh,sự liên minh về nhân sự của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh về nhân sự của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ theo kiểu: Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng. Hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.

Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.

b/ Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nét nổi bật nhất là sức mạnh của nhà nước và độc quyền kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế và nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện không những ở chổ sở hữu nhà nước tăng lên mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư bản tư nhân, hai sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.

Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau:

+ Xây dựng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách;

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân bằng cách mua lại;

+ Nhà nước mua cổ phiếu của các xí nghiệp tư nhân'

+ Mở rộng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân.

c/ Sự điều tiết kinh tế của nhà tư bản

Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những tác động tích cực và tiêu cực. Bởi vậy, khi nào và ở đâu mà trính độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã vượt quá giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thỉ tất yếu đòi hỏi bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế

Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc, bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chánh - pháp lý , bằng cả ưu đãi và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường ...và bằng những giải pháp ngắn hạn như chống khủng hoảng tài chính, tiền tệ, lạm phát ...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: