CNPM on tap
Câu1: Khái niệm về công nghệ phần mềm? Nêu nội dung cơ bản của công nghệ phần mềm?
Trả lời:
*, Khái niệm về công nghệ phần mềm:
- Công nghệ phần mềm là một lĩnh vực nghiên cứu của tin học nhằm đưa ra các nguyên lý, phương pháp, công cụ, phương tiện giúp cho việc thiết kế và cài đặt một sản phẩm phần mềm đạt được các yêu cầu sau một cách tốt nhất:
+ Phải có tính đúng đắn và khoa học.
+ Dễ tiếp cận và cải tiến.
+ Phổ dụng.
+ Độc lập với các thiết bị.
*, Nội dung cơ bản của công nghệ phần mềm:
- Tìm hiểu yêu cầu của bài toán, yêu cầu của khách hàng, thu thập đầy đủ các thông tin và phân tích theo mọi khía cạnh kể cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Đặc tả tại mỗi nút của chương trình ta nêu được các tính chất, đặc trưng của dữ liệu vào và ra mà không cần quan tâm đến nội dung các thao tác bên trong của nó. Đặc tả có thể sử dụng các công thức hoặc mô hình toán học để đặc tả một cách hình thức hoặc dùng ngôn ngữ tự nhiên để diễn tả một cách phi hình thức kết hoặc kết hợp cả hai.
- Thiết kế chương trình bằng phương pháp lập trình có cấu trúc.
- Kiểm thử chương trình một cách có hệ thống cho nhiều bộ dữ liệu khác nhau để chạy thử, kiểm tra phát hiện lỗi, kiểm tra tính ổn định, miền nhớ, miền nháp của chương trình và độ phức tạp theo thời gian, theo thuật toán.
- Chứng minh tính đúng đắn của chương trình.
- Đánh giá chất lượng của chương trình.
- Quản lý việc thiết kế, cài đặt vẫn hành và bảo trì phần mềm, cung cấp các phần mềm trợ giúp liên quan cho người sử dụng.
2. *, Mô hình tập hợp các thành phần dùng lại được: Là mô hình thực hiện với những phần mềm đã có sẵn được sử dụng từ trước đến nay. Có một số chức năng vẫn được sử dụng tốt, một số chức năng đã trở lên lạc hậu. Người ta xây dựng phần mềm mới bằng cách thu lượm tất cả các chức năng modul còn sử dụng được của phần mềm trước và thêm vào những chức năng mới cho đến khi thỏa mãn yêu cầu.
- Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, công sức sản xuất ra những cái có rồi.
- Nhược điểm: Tuỳ từng trường hợp, hạn chế trong ngôn ngữ sử dụng.
Câu 6: Trình bày các tiêu chuẩn của một sản phẩm phần mềm? Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất ?
Trả lời:
Người ta xác định một số tiêu chuẩn để đánh giá một sản phẩm phần mềm.
- Tiêu chuẩn 1: Tính đúng đắn.(Tiêu chuẩn quan trọng nhấ t^^?)
Các sản phẩm phần mềm phải thực hiện được chính xác các mục tiêu được đặt ra ở giai đoạn thiết kế, không bị treo máy hoặc ra kết quả sai đối với bộ dữ liệu nằm trong phạm vi yêu cầu. Để đạt được yêu cầu này, các sản phẩm phần mềm trước hết phải có thuật toán đúng và chương trình tình phải tương ứng với thuật toán.
- Tiêu chuẩn 2: Tính khoa học.
+ Tính khoa học về cấu trúc: Các sản phẩm phần mềm được chia thành các đơn vị nhỏ cân đối và có quan hệ hữu cơ không trùng lặp và có thể tổ hợp từng nhóm để tạo ra các chức năng mới. Thuật toán và chức năng được xây dựng một cách có cấu trúc.
+ Tính khoa học về nội dung: Thuật toán được xây dựng dựa trên những thành tựu mới của toán học và tin Các chương trình phải được xây dựng trên các ngôn ngữ lập trình mới và phổ dụng.
+ Tính khoa học về hình thức thao tác: Mỗi lệnh của chương trình cần phải được tối ưu. Muốn vậy, các lệnh phải được xây dựng một cách hợp lý, logic và phù hợp với tư duy tự nhiên của người sử dụng. Các lỗi phải được thông báo một cách rõ ràng (lỗi số bao nhiêu, vị trí lỗi, nội dung lỗi, cách khắc phục).
- Tiêu chuẩn 3: Tính hữu hiệu. Thể hiện ở các mặt sau:
+ Hữu hiệu về kinh tế: Có giá trị kinh tế hoặc có ý nghĩa giá trị thu được khi áp dụng sản phẩm đó.
Hữu hiệu về tốc độ xử lý: Có số lượng lớn các đối tượng được xử lý trong một đơn vị thời gian. Lượng tối đa của sản phẩm quản lý được (ví dụ: trong Excel quản lý được 65536 bản ghi, FoxPro quản lý được 255 trường).
+ Hữu hiệu về dung lượng bộ nhớ: Tốn càng ít càng tốt.
- Tiêu chuẩn 4: Tính sáng tạo.
Sản phẩm phải mới mẻ và độc đáo. Nếu phát triển trên cái cũ thì phải tiếp theo được những cái hay của nó đồng thời phải cung cấp được các chức năng mới tốt hơn so với cái đã có.
- Tiêu chuẩn 5: Tính an toàn.
Sản phẩm phần mềm phải có cơ chế bảo mật chống xâm phạm, sao chép trộm và làm biến dạng chương trình. Có cơ chế bảo vệ đối tượng mà nó phát sinh và quản lý, có cơ chế hồi phục khi có sự cố.
- Tiêu chuẩn 6: Tính đầy đủ và toàn vẹn.
Sản phẩm thực hiện được đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Các chức năng phải có tính đối xứng, nghĩa là: có tạo lập thì có xoá bỏ, có mở thì có đóng, có tiếp theo thì cũng cho phép trở về, …
- Tiêu chuẩn 7: Tính độc lập với các thiết bị.
Sản phẩm có thể sử dụng trên nhiều loại máy khác nhau và sử dụng nhiều các thiết bị đi kèm khác nhau. Độc lập cả với cấu trúc của đối tượng mà nó phát sinh ra.
- Tiêu chuẩn 8: Tính phổ dụng.
Có thể sử dụng được rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều chế độ làm việc.
- Tiêu chuẩn 9: Tính dễ học và dễ sử dụng, cải tiến.
Sản phẩm hợp với yêu cầu người dùng về ngôn ngữ, hệ thống các chức năng (menu), các thông báo, cú pháp đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, dễ thao tác, dễ tăng cường các chức năng, dễ mở rộng và cải tiến.
Câu 12: Độ tin cậy của phần mềm? Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm?
Trả lời:
*, Độ tin cậy của phần mềm:
- Độ tin cậy của phần mềm là độ đo về mức độ tốt của các dịch vụ mà hệ thống cung cấp.
- Độ tin cậy của phần mềm là một đặc trưng của hệ thống, là hệ số tỉ lệ nghịch đối với số thất baị của phần mềm.
- Để đo độ tin cậy của phần mềm ta tiến hành các cách sau.
*,Một số cách đo độ tin cậy của phần mềm:
+ Tính xác xuất xuất hiện thành công hay thất bại.
+ Đo độ dài khoảng thời gian trung bình giữa hai lần thất bại liên tiếp.
+ Khả năng sẵn sàng hoạt động lại của hệ thống.
--------------------------------------
I. Các hoạt động chuẩn bị dự án: Lựa chọn phương án để phát triển hệ thống là một quyết định hệ trọng.Trước khi lập kế hoạch dự án, cần phải thiết lập các mục tiêu và phạm vi của dự án. Người quản trị dự án và kỹ sư phần mềm lên kế hoạch điều khiển dự án, đăng ký đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ sau đó tiến hành lựa chọn giải pháp, phương án.
Lập kế hoạch dự án
Người quản trị dự án và kỹ sư phần mềm xác định nhân tố con người, máy tính và các tài nguyên tổ chức yêu cầu để phát triển ứng dụng. Kế hoạch dự án chính là sơ đồ các nhiệm vụ, thời gian và các mối quan hệ giữa chúng. thường gồm các bước sau:
+ Liệt kê các nhiệm vụ: gồm các nhiệm vụ phát triển ứng dụng, các nhiệm vụ đặc trưng của dự án, các nhiệm vụ về tổ chức giao diện, sự xem xét lại và các việc phê chuẩn.
+ Định danh phụ thuộc giữa các công việc.
+ Xác định nhân viên dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm.
+ Ấn định thời gian hoàn thành cho mỗi công việc bằng các tính toán thời gian hợp lý nhất cho mỗi công việc.
+ Định danh hướng đi tới hạn.
+ Xem xét lại các tài liệu theo khía cạnh đầy đủ, nội dung, độ tin cậy và độ chắc chắn.
+ Thương lượng, thỏa thuận và cam kết ngày bắt đầu và kết thúc công việc.
+ Xác định các giao diện giữa các ứng dụng cần thiết, đặt kế hoạch cho việc thiết kế giao diện chi tiết.
câu 21: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM
Như đã nói ở trước, sản phẩm phần mềm được gọi là đúng nếu nó thực hiện được chính xác những tiêu chuẩn mà người thiết kế đã đặt ra. Để có một đánh giá chính xác về cấp độ đúng của phần mềm, ta phải kiểm tra chất lượng phần mềm.
ĐỘ TIN CẬY CỦA PHẦN MỀM
6.1.1. Chất lượng phần mềm và việc đảm bảo chất lượng phần mềm
. Độ tin cậy của phần mềm
6.1.2.1. Các lỗi thường gặp: Khi phân tích chất lượng, phần mềm thường gặp một số lỗi như:
+ Lỗi chiến lược: ý đồ thiết kế sai, + Phân tích các yêu cầu không đầy đủ hoặc lệch lạc, + Hiểu sai về các chức năng, + Vi phạm nguyên lý đối tượng , + Lỗi tại các thủ tục chịu tải, đây là những lỗi nặng.+ Lỗi lây lan: lỗi được truyền từ chương trình này sang chương trình khác, + Lỗi cú pháp: viết sai quy định của ngôn ngữ.+ Hiệu ứng phụ: lỗi xảy ra khi một đơn vị chương trình làm thay đổi giá trị của một biến ngoài ý kiến của lập trình viên.
. Độ tin cậy của phần mềm : Độ tin cậy của một hệ phần mềm là độ đo về mức độ tốt của các dịch vụ mà hệ cung cấp cho máy tính. Độ tin cậy là một đặc trưng động của hệ thống, nó là một hàm của số các thất bại phần mềm.
. Một số đánh giá vì độ tin cậy:
1. Đặc tả độ tin cậy phần mềm, Đo độ tin cậy, Thử nghiệm tĩnh, An toàn phần mềm, Thử nghiệm khiếm khuyết,
2. Lập trình vì độ tin cậy
Tránh lỗi,Thứ lỗi, . Xử lý bất thường,Lập trình phòng thủ
KIEM THU
Các loại hình kiểm thử:
· Kiểm thử lược đồ hệ thống, Kiểm thử cận dưới, Kiểm thử cận trên, Kiểm thử qua sự cố
Kỹ thuật kiểm thử
Nguyên tắc kiểm thử
· Nguyên tắc khách quan: người kiểm thử không phải là tác giả của phần mềm đang kiểm thử
· Nguyên tắc ngẫu nhiên: dữ liệu và chức năng được chọn, tuy có chủ đích nhưng không phải xuất hiện theo thứ tự nhất định.
· Nguyên tắc "người sử dụng kém": hệ thống được một người sử dụng có trình độ thấp (ở mức chấp nhận được) dùng thử. (Người này có thể gây các sự cố có thể không lường trước được của hệ thống )
· Nguyên tắc "kẻ phá hoại": hệ thống rơi vào tay có trình độ nghiệp vụ cao, chủ ý phá hoại. "Trình độ" ở đây thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực phần mềm đang hướng tới.
6.3.2.1. Kỹ thuật kiểm thử: Kỹ thuật đối xứng
· Kỹ thuật đám đông, Kỹ thuật kiểm thử trên dữ liệu thật, Kỹ thuật kiểm thử trên thị trường thật, Kỹ thuật đối sánh: cho thực hiện với một vài sản phẩm khác với cùng các chức năng giống nhau và trên cùng các tập dữ liệu rồi lập bảng so sánh các chức năng.
6.3.2.2. Quá trình kiểm thử
Trừ hệ thống nhỏ, nói chung không nên kiểm thử nguyên cả khối; quá trình kiểm thử có thể chia 5 giai đoạn:
a) Thử đơn vị, Thử module, Thử hệ con, Thử hệ thống, Thử nghiệm thu: còn gọi thử anpha.phải lập kế hoạch thử và khống chế chi phí thử. Cần chú ý là việc thử liên quan đến việc thiết lập ra các mẫu cho quá trình thử nhiều hơn là mô tả các phép thử.
6.3.4. Phân loại một số công cụ kiểm thử tự động: Bộ phân tích tĩnh, Bộ kiểm toán mã, Bộ xử lý khẳng định. Bộ sinh tệp kiểm thử.Bộ sinh dữ liệu kiểm thử. phải lập kế hoạch thử và khống chế chi phí thử. Cần chú ý là việc thử liên quan đến việc thiết lập ra các mẫu cho quá trình thử nhiều hơn là mô tả các phép thử.6.3.4. Phân loại một số công cụ kiểm thử tự động
Bộ phân tích tĩnh, Bộ kiểm toán mã,Bộ xử lý khẳng định. Bộ sinh tệp kiểm thử.Bộ sinh dữ liệu kiểm thử. Bộ kiểm chứng kiểm thử, Dụng cụ kiểm thử, Bộ so sánh cái ra.Hệ thống thực hiện ký hiệu. Bộ mô phỏng môi trường. Bộ phân tích luồng dữ liệu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top