CNCTM 3d-HDan
Câu 1
Câu hỏi: Công dụng của lỗ tâm? Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm? Các phương pháp gia công lỗ tâm, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được công dụng của lỗ tâm khi gá đặt: Gá đặt chi tiết khi gia công trên máy tiện; máy mài khi gia công mặt tròn xoay.
- Các loại lỗ tâm thường dùng(vẽ được kết cấu 3 loại lỗ tâm tiêu chuẩn, nêu được ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng).
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm:
+ Độ đông tâm của hai lỗ tâm;
+ Độ nhám bề mặt làm việc của lỗ tâm,
+ Khi chúng không bảo đảm sẽ gây ra sai số như thế nào.
- Nêu được hai phương pháp gia công lỗ tâm.
+ Phương pháp gia công trên máy vạn năng thông thường (máy tiện): Phạm vị ứng dụng; các bước công nghệ; ưu nhược điểm.
+ Phương pháp gia công trên máy chuyên dùng: phạm vi ứng dụng; sơ đồ gia công; ưu nhược điểm.
.
Câu 2
Câu hỏi: Các phương pháp công nghệ gia công mặt phẳng trước nhiệt luyện, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được tổng quát các phương pháp công nghệ gia công mặt phẳng:
+ Đại cương mặt phẳng.
+ Nguyên tắc tạo hình mặt phẳng
- Bào mặt phẳng:
+ Sơ đồ gia công,công dụng của bào
+ Khả năng công nghệ của bào.
+ ưu nhược điểm của bào.
- Phay mặt phẳng:
+ Sơ đồ gia công phay mặt phẳng.
+ Công dụng của phay.
+ Dụng cụ cắt, sơ đồ phay bằng dao lăn trụ, ưu nhược điểm.
+ Dụng cụ cắt và sơ đồ gia công bằng dao mặt đầu, ưu nhược điểm.
+ Dụng cụ cắt và sơ đồ gia công bằng dao đĩa, ưu nhược điểm.
+ Dụng cụ cát và sơ đồ gia công bằng dao phay ngón, ưu nhược điểm
- Chuốt mặt phẳng:
+Công dụng khả năng của chuốt mặt phẳng.
+Ưu nhược điểm.
Câu 3
Câu hỏi: Khả năng và các điều kiện công nghệ khi bào tinh mỏng. Phạm vị áp dụng?
- Nêu những hạn chế trong sản xuất khi áp dụng phương pháp gia công bằng hạt mài:
+Hạn chế về điều kiện trang bị do loạt sản xuất.
+ Hạn chế về tính chất vật liêu: gia công vật liệu dẻo, gang...
- Nêu được khả năng công nghệ của bào tinh mỏng:
+ Độ chính xác có thể đạt được.
+ Độ nhám bề mặt có thể đạt được.
Nêu được những đặc điểm công nghệ khi bào tinh mỏng:
+ Dụng cụ cắt khi bào tinh mỏng: Vật liệu chế tạo phần cắt; kết cấu của phần đầu dao; độ nhám mặt trước và mặt sau; yêu cầu gá đặt dao.
+ Yếu tố chế độ cắt (t, s, v).
+ Các điều kiện công nghệ khác (máy, dung dịch trơn lạnh...)
- Nêu được phạm vi ứng dụng của bào tinh mỏng
Câu 4
Câu hỏi: Các loại dụng cụ cắt thường dùng để phay mặt phẳng, máy, sơ đồ gia công, phạm vi áp dụng?
- Nêu được loại dao phay lăn trụ phay mặt phẳng:
+ Vẽ được sơ đồ gia công với các véc tơ chuyển động cắt khi phay thuận, phay nghịch.
+ Ưu nhược điểm của phay thuận, phay nghịch.
+ Nhận xét về ưu nhược điểm của sơ đồ phay dùng dao phay trụ: năng suất, dạng bề mặt gia công, độ cứng vững của hẹ thống
- Nêu được đồ gia công cho dao phay mặt đầu:
+ Vẽ được sơ đồ gia cộng với đầy đủ các chuyển động cắt.
+ Nêu được những ưu điểm của dao phay mặt đầu so với dao trụ.
+ Phân tích được những ưu điểm trên.
- Nêu được sơ đồ gia công mặt phẳng dùng dao phay đĩa:
+ Vẽ được sơ đồ gia công với đầy đủ véc tơ chuyển động cắt.
+ Nêu được những dạng bề mặt cầm chọn dao phay đĩa
- Nêu được sơ đồ gia công mặt phẳng khi dùng dao phay ngón:
+ Vẽ được sơ đồ gia công với các véc to chuyển động cắt.
+ Nêu được các dạng bề mặt và các hạn chế khi dùng dao phay ngón.
Câu 5
Câu hỏi: Các phương pháp nâng cao năng suất khi phay trên máy phay vạn năng một trục chính?
- Nêu được các thành phần thời gian của nguyên công:
+ Nêu được thành phần thời gian cơ bản t0, công thức tính theo sơ đồ phay bằng dao phay trụ.
+ Nêu được ý nghĩa của thành phần thời gian phụ tp.
- Nêu được nguyên tắc làm trùng thời gian cơ bản:
+ Sơ đồ gia công nhiều bề mặt đồng thời trên một chi tiết bằng nhiều dao gá trên một trục dao: Sơ đồ gia công, phạm vi ứng dụng,
+ Sơ đồ gia công nhiều bề mặt đông thời của nhiều chi tiết bằng nhiều dao trên một trục dao: Sơ đồ gia công phạm vi ứng dụng.
- Nêu được nguyên tắc làm trùng thời gian cơ bản và thời gian phụ:
+ Thực hiện gá đặt chi tiết khi máy đang gia công chi tiết khác trên bàn máy nhiều vị trí: Sơ đồ gia công.
- Giảm thời gian t0 bằng lam trùng lượng ăn tới và ăn quá của hành trình chạy dao.
Câu 6
Câu hỏi: Các phương pháp mài mặt phẳng, khả năng công nghệ, ưu nhược điểm của chúng?
- Nêu được công dụng, khả năng công nghệ của mài:
+ Nêu được công dụng của mài và mài phẳng.
+ Nêu được độ chính xác đạt được sau khi mài.
+ Nêu được khả năng ứng dụng của mài.
- Mài mặt phẳng bằng chu vi đá:
+ Vẽ sơ đồ gia công.
+ Nêu được đặc điểm của mài bằng chu vi đá.
+ Nêu được ưu nhược điểm của mài bằng chu vị đá, phân tích.
- Mài bằng mặt đầu đá:
+ Vẽ được sơ đồ mài, nêu được sự khác nhau giữa hai loại đá mài.
+ Nêu được ưu nhược điểm
+ Ưu điểm của phương pháp này so với mài bằng chu vi đá.
+ Những khả năng cơ khí hoá và tự động hoá mà phương pháp mài này mang lại.
Câu 7
Câu hỏi: Kết cấu các loại rãnh then trên trục, phương pháp và các loại dụng cụ gia công rãnh then trên trục?
- Nêu được đặc điểm kết cấu các loại rảnh then trên trục:
+ Vẽ và nêu được đặc điểm kết cấu then bằng.
+ Vẽ và nêu được đặc điểm kết cấu rảnh then bán nguyệt.
+ Vẽ và nêu được đặc điểm kết cấu then vát.
- Nêu được phương pháp phay bằng dao phay ngón:
+ Sơ đồ phay.
+ Đặc điển công nghệ và phương pháp ăn dao;
+ Ưu nhược điểm.
-Nêu được phương pháp gia công băng dao chuyên dùng:
+ Vẽ được sơ đồ gia công.
+ Phân tích sự khác nhau của dao chuyên dùng so với dao phay ngón.
+ Làm rõ những đặc điểm khi gia công bằng dao này so với dao phay ngón.
- Nêu được các phương pháp phay bằng dao phay đĩa:
+ Vẽ được sơ đồ gia công.
+ Nêu những đặc điểm về kết cấu của rảnh then có thể áp dụng loại dao này.
+ Nêu những hạn chế về độ chính xác của sơ đồ gia công dùng dao phay đĩa.
Câu 8
Câu hỏi: Các phương pháp và sơ đồ gia công then hoa trên trục?
- Nêu được đặc điểm kết cấu then hoa trên trục:
+ Vẽ được kết cấu then hoa trên trục.
+ Nêu các đặc điểm về kết cấu: kết cấu chung; số răng; các phương pháp định tâm.
các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu.
- Nêu được phương pháp phay rảnh then hoa trên trục bằng dao phay định hình:
+Sơ đồ phay, trang bị công nghệ kèm theo.
+ Đặc điểm kết cấu của dao.
+ Ưu nhược điểm, phạm vị ứng dụng.
- Nêu được các phương pháp phay rảnh then hoa trên trục bằng dao phay đĩa, hai lần cắt:
+ Sơ đồ phay, trang bị công nghệ cần thiết (vẽ sơ đồ cho cả hai lần cắt).
+ Ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp gia công bằng phương pháp phay bao, dụng cụ cắt là dao phay lăn trục vít:
+ Vẽ được sơ đồ gia công, trang bị công nghệ cần thiết.
+ Khả năng công nghệ của phương pháp.
+ Ưu nhược điểm, phạm vị áp dụng
- Nêu được các phương pháp mài rảnh then hoa trên trục bằng đá mài :
+ Nêu được phương pháp mài bằng đá mài thường: sơ đồ gia công; đặc chưng công nghệ; phạm vi ứng dụng.
+ Nêu được phương pháp mài theo nguyên lý bao hình: Giới thiệu về đá; vẽ sơ đồ gi công; nguyên lý gia công.
Câu 9
Câu hỏi: Các phương pháp công nghệ gia công mặt trụ ngoài, công dụng và khả năng của mỗi phương pháp?
- Tiện mặt trụ ngoài:
+ Sơ đồ gia công.
+ Chuẩn và các phương pháp định vị.
+ Nêu công dụng, khả năng công nghệ.
- Mài mặt trụ ngoài:
+ Nêu và vẽ sơ đồ mài có tâm và mài vô tâm
+ Nêu công dụng, khả năng công nghệ của mài có tâm.
+ Nêu công dụng, khả năng công nghệ của mài vô tâm.
- Nghiền mặt trụ ngoài
+ Nêu công dụng, khả năng công nghệ.
+ Sơ đồ gia công nghiền và điều kiện công nghệ
- Mài siêu tinh:
+ Sơ đồ gia công và các chuyển động khi cắt.
+ Công dụng: Nâng cao cấp độ nhám bề mặt sơ đồ gia công (đạt đến cấp 14).
+ Ưu nhược điểm và phạm vị ứng dụng.
Câu 10
Câu hỏi: Các sơ đồ gá đặt khi tiện mặt trụ ngoài: phân tích chuẩn, định , ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được sơ đồ gá đặt trên mâm cặp 3 trấu:
+ Vẽ được sơ đồ định vị
+ Phân tích chuẩn và định vị, Số bậc tự do đã hạn chế.
+ Ưu nhược điểm: khả năng định tâm, năng suất, và các hạn chế.
- Nêu được sơ đồ gá đặt trên hai lỗ tâm:
+ Vẽ được sơ đồ định vị trên hai lỗ tâm, Nêu được các mặt chuẩn trên chi tiết gia công.
+ Nêu được số bậc tự do được hạn chế trên mỗi mặt chuẩn.
+ Phân tích ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng 5<L/D<10.
+ Nêu được yêu cầu có chốt tỳ phụ khi L/D >10
- Nêu được sơ đồ gá đặt trên mâm cặp 4 trấu:
+ Vẽ được sơ đồ định vị bằng mâm cặp 4 trấu
+ Nêu được phải dùng phương pháp rà gá, trực tiếp hoặc treo dấu.
+ Phân tích ưu nhược điểm phạm vi ứng dụng.
- Nêu được các sơ đồ định vị khác:
+ Trục gá khi chuẩn là mặt trụ trong.
+ Ống kẹp đàn hồi.
Câu 11
Câu hỏi: Sơ đồ gia công, các phương pháp tiến dao, ưu nhược điểm và ứng dụng khi mài mặt trụ ngoài có tâm ?
- Nêu được công dụng và khả năng công nghệ của mài.
- Nêu được sơ đồ mài có tâm ăn dao dọc:
+ Thế náo là mài có tâm.
+ Sơ đồ gia công, với đầy đủ chuyển động chạy dao, nêu ý nghĩa của từng chuyển động cắt.
+ Ưu nhược điểm, những hạn chế của phương pháp, phạm vi ứng dụng
- Nêu được sơ đồ mài có tâm ăn dao ngang:
+ Sơ đồ gia công với các chuyển động cắt, nêu ý nghĩa của các chuyển động chạy dao.
+ Ưu nhược điểm; những hạn chế của phương pháp, phạm vi ứng dụng
- Nêu được sơ đồ mài có tâm ăn kết hợp:
+ Từ phân tích những hạn chế của phương pháp mài ăn dao hướng trục và hướng kính nêu ý nghĩa của ăn dao kết hợp.
+Sơ đồ gia công, ưu nhược điểm; phạm vi ứng dụng
Câu 12
Câu hỏi: Sơ đồ gia công, các phương pháp tiến dao, ưu nhược điểm và ứng dụng khi mài mặt trụ ngoài vô tâm ?
Nêu được công dụng và phạm vi ứng dụng của mài.
- Nêu được phương pháp mài vô tâm ăn dao dọc:
+ Nêu rõ thế nào là mài vô tâm.
+Sơ đồ gia công: Vẽ hình và trình bày các phần tử trong sơ đồ nguyên lý.
+ Cách tạo ra chuyển động ăn dao dọc: Nêu được nguyên lý tạo chuyển động dọc .
+Ưu nhược điểm và phạm vị ứng dụng; phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp mài có tâm ăn dao ngang:
+ Sơ đồ gia công: Vẽ hình và trình bày các phần tử trong sơ đồ nguyên lý
+ Các chuyển động cắt khi mài vô tâm
+ Ưu nhược điểm; phạm vi ứng dụng
- Nêu được ưu nhược điểm chung của phương pháp
Câu 13
Câu hỏi: Các bước công nghệ cần thiết gia công Ф40H7 thông suốt trên phôi đặc tròn xoay, nhiệt luyện đạt độ cứng 42÷45HRC, nêu công dụng, khả năng công nghệ của phương pháp công nghệ được sử dụng cho bước (nguyên công) đầu tiên.
- Phân tích đặc điểm kết cấu chi tiết và đặc điểm công nghệ của bề mặt gia công:
+ Nêu được đặc điểm kết cấu, độ chính xác chú ý chi tiết dạng tròn xoay.
+ Nêu được sơ đồ gia công có thể dùng gia công chi tiết (tiện, khoan..)
- Nêu được các bước công nghệ cần thiết gia công lỗ đạt yêu cầu theo các phương án khác nhau:
+ Nêu được đúng các bước công nghệ cần thiết khi gia công trên máy tiên, và gia công sau nhiệt luyện.
+ Nêu được các bước công nghệ cần thiết gia công trên máy khoan, doa, và gia công sau nhiệt luyện.
+ Nêu các loại trang bị công nghệ khác có thể dùng gia công chỉ bề mặt lỗ Ф40H7.
- Trình bày đươc công dụng và khả năng công nghệ của khoan bằng mũi khoan xoắn
+ Công dụng của khoan.
+ Đặc điểm công nghệ của khoan bằng mũi khoan xoắn.
Câu 14
Câu hỏi: Các bước công nghệ cần thiết gia công Ф40H7 thông suốt trên phôi có lỗ đúc sẳn dạng hộp có kích thước lớn, vật liệu chế tạo là gang, nêu đặc điểm công nghệ và khả năng phương pháp công nghệ được sử dụng cho bước bước (nguyên công) kết thúc.
- Phân tích đặc điểm kết cấu chi tiết và đặc điểm công nghệ của bề mặt gia công:
+ Nêu được đặc điểm kết cấu, độ chính xác chú ý chi tiết dạng tròn xoay.
+ Nêu được sơ đồ gia công có thể dùng gia công chi tiết (tiện, khoan..)
- Nêu được các bước công nghệ cần thiết gia công lỗ đạt yêu cầu theo các phương án khác nhau:
+ Nêu được các bước công nghệ cần thiết gia công trên máy khoan, doa.
+ Nêu các loại trang bị công nghệ khác có thể dùng gia công chỉ bề mặt lỗ Ф40H7.
- Trình bày công dụng, khả năng của phương pháp gia công lần cuối đã chọn:
+ Công dụng của doa.
+ Đặc điểm của doa.
+ Từ các đặc điểm của doa nêu được các sơ đồ dao:
* Vẽ được 3 sơ đồ doa.
* Nêu được đặc điểm công nghệ của 3 sơ đồ doa.
Câu 15
Câu hỏi: Doa, công dụng, khả năng công nghệ và các sơ đồ doa. Chuẩn khi doa tuỳ động?
- Nêu được công dụng, khả năng công nghệ của doa.
- Nêu được phương pháp doa thường:
+ Vẽ được sơ đồ doa thường.
+ Nêu được các đặc điểm của công nghệ doa với sơ đồ doa thường.
+ Nêu được các nguyên nhân gây ra các nhược điểm trên
- Nêu được Phương pháp doa tuỳ động:
+ Vẽ được sơ đồ doa tuỳ động với đầu dao tuỳ động.
+ Nêu được ưu điểm của phương pháp.
+ Nêu được phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp doa tuỳ động với lưởi cắt tuỳ động:
+ Vẽ và nêu được sơ đồ dao dao lưởi cắt tuỳ động.
+ Các ưu nhược điểm của doa cưỡng bức.
+ Phạm vị ứng dụng.
- Phân tích làm rõ chuẩn khi doa tuỳ động là mặt gia công:
+ Nêu được chuẩn khi doa dùng để bảo đảm độ đồng tâm của dao doa và lỗ trước khi gia công.
+ Từ đó xác định chuẩn trong sơ đồ doa tuỳ động; là bề mặt lỗ gia công.
Câu 16
Câu hỏi: Phưong pháp tiện ren các loại? Công dụng, đặc điểm công nghệ, ưu nhược điểm, và phạm vi áp dụng của từng phương pháp?
- Nêu được công dụng; khả năng công nghệ của tiện
- Nêu được các sơ đồ ăn dao khi tiện ren
- Nêu được các phương pháp tiện ren nhiều đầu mối:
+ Bằng phương pháp tịnh tiến đài dao.
+ Bằng phương pháp xoay trục chính một góc 360o/k (k-số đầu mối).
+ Bằng phương pháp xoay mâm cặp đi một góc 360o/k (k- số đầu mối)
- Nêu được các ưu nhược điểm của phương pháp tiện ren.
- Nêu được các phương pháp nâng cao năng suất khi tiện ren:
+ Dùng cơ cấu rút dao nhanh.
+ Dùng dao tiệ răng lược.
+ Tiện gió lốc
- Trình bày đượcsai số khi tiện ren, nêu được nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
+ Về sai số dạng ren.
+ Về sai số góc prophin và góc 1/2 prophin ren.
+ Về sai số biên dạng của prophin ren.
* Chú thích: có thể trình bày cho tiện ren ngoài hệ mét.
Câu 17
Câu hỏi: Phưong pháp phay ren? Công dụng, đặc điểm công nghệ và phạm vi áp dụng?
- Nêu được phương pháp phay ren bằng doa phay đĩa:
+ Vẽ được sơ đồ phay với các vét tơ chuyển động cắt, mô tả được quá trình làm việc của sơ đồ.
+ Nêu được trang bị công nghệ cần thiết (máy, đồ gá) khi phay ren.
+ Nêu được các thao tác điều chỉnh máy dao, chi tiết khi phay: tâm phôi xoay so với trục gá dao một góc α; dao tiếp xúc phôi tại đường sinh cao nhất của phôi
+ Nêu đươc những ưu nhược điểm của phương pháp.
+ Nêu được phạm vi ứng dụng của phương pháp.
- Nêu được phương pháp phay ren bằng dao răng lược:
+ Vẽ được sơ đồ gia công, mô tả được quá trình làm việc của sơ đồ.
+ Nêu được trạng bị công nghệ cần thiết (máy đồ gá) khi phay bằng dao răng lược.
+ Nêu được vị trí điều chỉnh của tâm dao với tâm phôi; tâm dao song song tâm phôi.
+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp, phân tích nguyên nhân.
+ Nêu được phạm vi ứng dụng của phương pháp.
Câu 18
Câu hỏi: Phương pháp gia công rãnh răng của bánh răng trụ trên máy xọc răng bằng phương pháp bao hình?
- Làm rõ nôi dụng của phương pháp gia công (khi cắt bánh răng trụ răng thẳng) bằng dao xọc kiểu bánh răng theo nguyên lý bao hình:
+ Vẽ được sơ đồ gia công.
+ Mô tả nguyên lý làm việc, máy dùng gia công.
+ Nêu được các véc tơ chuyển động cắt và ý nghĩa của chúng.
+ Nêu được đặc điểm kết cấu dao xọc (chiều dài phần cắt của dao, tiết diện a-a).
- Nêu được sơ đồ ăn dao khi cắt hết chiều sâu răng và cơ cấu bảo đảm:
+ Khi m = 1÷2mm dùng cam một lần tiến dao.
+ Khi m = 2,25mm cắt bằng cam hai lần tiến dao.
+ Khi m ≥ 4mm cắt bằng cam ba lần tiến do.
(yêu cầu vẽ được các biên dạng cam tương ứng)
- Trình bày được sự khác nhau khi gia công răng bánh răng trụ răng nghiêng so với bánh răng trụ răng thẳng:
+ Khác nhau về chọn dao.
+ Cách tạo góc và hướng nghiêng của răng.
- Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp: Ngoài các ưu nhược điểm khác cần nhấn mạnh hai ưu điểm của phương pháp là:
+ Gia công các bánh răng có cùng m nhưng z khác nhau bằng một dao.
+ Gia công được bánh răng bậc, và bánh răng ăn khớp trong mà phương pháp khác không gia công được.
- Nêu được phương pháp xọc băng dao xọc dạng thanh răng:
+ Vẽ được hình vẽ, trình bày được nguyên lý của sơ đồ.
+ Nêu được ưu, nhược điểm của phương pháp.
Câu 19
Câu hỏi: Phương pháp gia công rãnh răng của bánh răng trụ trên máy phay vạn năng, chọn dụng cụ cắt và trang bị công nghệ kèm theo?Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được phương pháp phay chép hình bằng dao phay đĩa modun:
+ Vẽ được sơ đồ gia công có đủ các véc tơ chuyển động cắt, nêu được các trang bị (máy, đồ gá) kèm theo.
+ Mô tả được nguyên lý làm việc của sơ đồ.
+ Nêu được phương pháp chọn dao theo modun và số răng z của bánh răng gia công.
+ Nêu nguyên tắc cho số lần cắt, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp phay chép hìng bằng dao phay ngón modun:
+ Vẽ được sơ đồ gia công, nêu được trang bị (may, đồ gá) kèm theo.
+ Mô tả được nguyên lý làm việc của sơ đồ.
+ Nêu được ưu nhược điểm và phạm vị ứng dụng.
- Nêu được phương pháp chuốt định hình:
+ Vẽ và nêu được sơ đồ chuốt.
+ Ưu nhược điểm và ứng dụng của phương pháp.
- Nêu được những điều chỉnh cân thiết khi phay chép hình rãnh răng của bánh răng trụ răng nghiêng:
+ Nêu được khi gia công bằng dao phay đĩa modun phôi được xoay đi một góc bảo đảm mặt phẳng đối xứng của dao vuông góc với trục trùng với rảnh của răng gia công. Còn với dao phay ngón modun thì không cần xoay.
+ Chọn dao theo modun pháp tuyến
Câu 20
Câu hỏi: Phương pháp gia công rãnh răng của bánh răng trụ trên máy phay lăn răng chuyên dùng, chọn dụng cụ cắt và các phương pháp chạy dao? Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Làm rõ nôi dụng của phương pháp gia công (khi cắt bánh răng trụ răng thẳng):
+ Vẽ được sơ đồ gia công.
+ Giải thích tại sao trục dao tạo với mặt phẳng vuông góc trục phôi một gọc β, nêu gia trị của góc đó.
+ Mô tả nguyên lý làm việc, máy dùng gia công.
+ Nêu được các véc tơ chuyển động cắt và ý nghĩa của chúng.
- Chọn được dụng cụ cắt:
+ Nêu được đặc điểm kết cấu dụng cụ cắt.
+Khẳng định được một dao phay trục vít có thể gia công được bánh răng có số răng khác nhau.
+ Nêu được nguyên tắc để lại lượng dư cho các bước công nghệ sau của phương pháp.
+ Nêu được nguyên tắc chọn dao: gia công thô, gia công tinh trước nhiệt luyện và gia công lần cuối không qua nhiết luyện.
- Nêu được những điểm khác khi điều chỉnh máy, chọn dao để gia công bánh răng trụ răng nghiêng:
+ Nêu được điều chỉnh vị trí tương đối của đường tâm dao và phôi xoay đi một góc ω = β ± γ.
+ Giải thích được nguyên nhân có chuyển động quay bổ xung của phôi bảo đảm nguyên tắc dao tiến dọc theo tâm phôi một lượng bằng bước xoắn - phôi quay 1 vòng (phải hoặc trái tuỳ thuộc vào hướng xoắn của bánh răng gia công)
- Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng: Về độ chính xác, năng suất, dạng bánh răng gia công
Câu 21
Câu hỏi: Các phương pháp gia công mặt định hình tròn xoay? Sơ đồ nguyên lý, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được các đặc điểm chuyển động tạo hình khi gia công mặt định hình tròn xoay:
+ Khái niệm chung về mặt địn hình tròng xoay.
+ Đặc điểm chuyển động tạo hình khi gia công.
- Nêu được phương pháp tiện bằng dao tiện định hình:
+ Vẽ sơ đồ nguyên lý;
+ Nêu được nguyên lý làm việc.
+ Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp tiện bằng dưỡng chép hình:
+Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Giả thích được nguyên lý làm việc.
+ Những chú ý về chuyển động của máy khi sử dụng dưỡng chép hình
+ Nêu được ưu nhượ điểm của phương pháp.
- Nêu đươc phương pháp tiện bằng đồ gá chuyên dùng:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Giải thích được nguyên lý làm việc.
+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp.
Câu 22
Câu hỏi: Đặc điểm của các phương pháp gia công đặc biệt? Nguyên lý, khả năng công nghệ, công dụng của phương pháp gia công bằng tia lửa điện?
- Nêu được các đặc điểm chung của các phương pháp gia công đặc biệt:
+ Nêu được 7 đặc điểm của phương pháp gia công đặc biệt.
+ Làm rõ (lấy 1÷2ví dụ) trường hợp phải dùng phương pháp gia công đặc biệt mới có thể gia công đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Vẽ và nêu được sơ đồ nguyên lý gia công bằng tia lữa điện.
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Giải thích được các phần tử của sơ đồ
+ Nêu được nguyên lý gia công của phương pháp.
- Nêu được các thông số công nghệ của phương pháp gia công, và ảnh hưởng của chúng đến quá trình gia công:
+ Hiêu điện thế V.
+ Cường độ dòng điện I
+ Khe hở giữa điện cực dụng cụ và điện cực gia công.
+ Môi trường công tác: nước cất, dầu hoả, dầu biến thế.
- Khả năng công nghệ của phương pháp:
+ Độ chính xác gia công và độ nhám bề mặt có thể đạt được.
+ Vật liệu có thể gia công được.
+ Kích thước và biên dạng bề mặt.
Câu 23
Câu hỏi: Đặc điểm của các phương pháp gia công đặc biệt? Nguyên lý, khả năng công nghệ, công dụng của phương pháp gia công bằng siêu âm?
- Nêu được các đặc điểm chung của các phương pháp gia công đặc biệt:
+ Nêu được 7 đặc điểm của phương pháp gia công đặc biệt.
+ Làm rõ (lấy 1÷2ví dụ) trường hợp phải dùng phương pháp gia công đặc biệt mới có thể gia công đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Trình bày được nguyên lý gia công siêu âm:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Nêu được tên gọi, công dụng của các phần tử của sơ đồ.
+ Trình bày được nguyên lý gia công, nêu được bản chất của quá trình.
- Nêu được các thông số công nghệ, dụng cụ và môi trường công tác:
+ Giới hạn tần số và biên độ dao đông cơ của dụng cụ.
+ Dụng cụ, vật liệu và các yêu cầu của dụng cụ.
+ Môi trường công tác: Loại hạt mài, cở hạt, mật độ và chất lỏng.
- Khả năng công nghệ của phương pháp:
+ Loại vật liệu gia công có thể gia công, năng suất phụ thuộc vào tính chất vật liệu.
+ Độ chính xác gia công có thể đạt được.
+ Dạng bề mặt có thể gia công được.
- Ưu nhược điểm của phương pháp gia công bằng siêu âm.
Câu 24
Câu hỏi: Đặc điểm của các phương pháp gia công đặc biệt? Nguyên lý, khả năng công nghệ, công dụng của phương pháp gia công điện hoá dòng điện phân?
- Nêu được các đặc điểm chung của các phương pháp gia công đặc biệt:
+ Nêu được 7 đặc điểm của phương pháp gia công đặc biệt.
+ Làm rõ (lấy 1÷2ví dụ) trường hợp phải dùng phương pháp gia công đặc biệt mới có thể gia công đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Trình bày được nguyên lý gia công bằng điện hoá dòng điện phân:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Trình bày được nguyên lý ăn mòn dương cực.
+ Nêu được định luật Farđây về lượng kim loại hoà tan trong dụng dịch điện phân.
- Nêu được các đặc điểm của phương pháp gia công điện hoá dòng điện:
+ Nêu được 7 đặc điểm của phương pháp.
- Nêu được các hình thức gia công điện hoá:
+ Gia công với điện cực cố định: Mô tả được quá trình, ưu nhược điểm.
Gia công với điện cực di chuyển: Mô tả được quá trình, ưu nhược điểm.
- Khả năng của công nghệ của phương pháp:
+ Độ chính xác và độ nhám có thể đạt được.
+ Năng suất gia công.
+ Dạng bề mặt có thể gia công được (nêu ví dụ minh hoạ).
Câu 25
Câu hỏi: Gia công bánh vít: Đặc điểm kết cấu bánh vít; chọn dụng cụ cắt và các phương pháp ăn dao khi gia công bằng dao phay lăn răng trục vít?
- Nêu được những đặc điểm kết cấu của bánh vít liên quan đến công nghệ:
+ Vẽ được hình vẽ kết cấu phần răng bánh vít.
+ Nêu được các đặc điểm kết cấu liên quan đến chọn dao và chọn sơ đồ gia công
- Nêu được đặc điểm dụng cụ (dao) và phương pháp chọn dụng cụ cắt.
+ Dao phay trục vít hoàn toàn giống bánh vít ăn khớp với trục vít (modun, hệ số đường kính, số đầu mối).
+ Chọn dao phay theo m, q và k, tính chất gia công. Dao phay thô riêng và dao phay tinh riêng. Khi gia công thô có thể chọn dao có k lớn, góc γ dương để bảo đảm năng suất. Khi gia công tinh chọn dao giông trục vít ăn khớp với bánh vit, γ = 0o
- Nêu được phương pháp phay với sơ đồ ăn dao hướng kính:
+ Vẽ được sơ đồ với các véc tơ cắt.
+ Mô tả được quá trình làm việc.
+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp ăn dao hướng kính.
- Nêu được phương pháp ăn dao tiếp tuyến:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý quá trình cắt.
+ Mô tả được quá tình làm việc.
+ Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp ăn dao hướng kính
Câu 26
Câu hỏi: Trình bày phương pháp gia công cam đĩa trên máy phay đứng bằng phương pháp chép hình cơ khí? Ưu nhược điểm và phạm vi ứmg dụng?
- Nêu được:
+ Công dụng, khă năng công nghệ của phương pháp chép hình cơ khí.
+ Trang bị công nghệ, gá lắp kèm theo.
+ Nêu được những yêu cầu chung về cam mẫu.
- Nêu được phương pháp gia công khi cam mẫu và cam gia công bằng nhau và nằm trên cùng một trục gá:
+ Vẽ sơ đồ gia công, giải thích công dụng của các phần tử trong sơ đồ.
+ Nêu được nguyên lý làm việc của sơ đồ gia công.
+ Nêu được công dụng của phương pháp.
- Nêu được phương pháp gia công khi cam mẫu lớn hơn cam gia công nằm trên cùng một trục gá:
+ Vẽ sơ đồ gia công giải thích công dụng , đặc điểm của các phần tử.
+ Nêu được nguyên lý làm việc.
+ Nêu được công dụng của phương pháp.
Nêu được phương pháp gia công khi cam mẫu và cam gia công bằng nhau và nằm trên hai trục gá khác nhau:
+ Vẽ sơ đồ gia công, giả thích công dụng, đặc điểm của các phần tử.
+ Yêu cầu về máy đồ gá.
+ Công dụng, ưu nhược điểm của phương pháp; đồ gá dao;khả năng công nghệ.
Câu 27
Câu hỏi: Các phương pháp lắp ráp trong chế tạo máy, ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được nội dung của phương pháp lắp lẩn hoàn toàn:
+ Trình bày được nội dung của phương pháp, trình bày ưu nhược điểm của phương pháp.
+ Phân tích được nhược điểm của phương pháp là khi n nhiều thì yêu cầu độ chính xác chế tạo của từng khâu nhỏ.
+ Mở rộng dung sai các khâu thành phân bảo đảm khả năng chế tạo dẩn tới các phương pháp lắp ráp sau.
- Nêu được nội dung của phương pháp lắp lẩn không hoàn toàn:
+ Nêu được nguyên nhân phải sử dụng phương pháp lắp lẩn không hoàn toàn.
+ Trình bày được nôi dụng của phương pháp lắp lẩn không hoàn toàn, ưu nhược điểm.
- Nêu được nội dung của phương pháp lắp chọn:
+ Đặt được vấn đề và nêu được khi nào cần áp dụng phương pháp lắp chọn.
+ Nêu được nội dụng của phương pháp lắp chọn đơn chiếc, ưu nhược điểm,phạm vi ứng dụng.
- Nêu được nội dung của phương pháp lắp sửa:
+ Nêu được vấn đề khi nào cần lắp sửa, nôi dụng của phương pháp lắp sửa.
+ Nêu đươc các nguyên tắc chọn khâu sửa khi lắp ráp.
+ Nêu được phương pháp chọn lượng dư lắp sửa, phạm vi ứng dụng.
- Nêu được nội dung của phương pháp lắp ráp có khâu điều chỉnh:
+ Nội dung của phương pháp (hình vẽ minh hoạ)
+ Phạm vi áp dụng.
Câu 28
Câu hỏi: Các phương pháp lắp ráp mối ghép trụ trơn có độ dôi?
- Nêu được đặc điểm lắp ráp mối ghép có độ dôi:
+ Nêu được khái niệm mối ghép có độ dôi.
- Nêu được phương pháp lắp ráp bằng phương pháp nung nóng vật bao:
+ Mô tả phương pháp.
+ Nêu được công thức tính toán nhiệt độ cần nung nóng để dảm bảo lắp ráp mối ghép theo phương pháp có khe hở , giải thích các đại lượng.
+ Ưu nhược điểm; phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp lắp ráp bằng phương pháp lam lạnh vật bị bao:
+ Mô tả phương pháp.
+ Nêu được loại môi chất làm lạnh co2: độ lạnh; hiệu quả kính tế; ưu nhược điểm; phạm vi ứng dụng.
+ Nêu được loại môi chốt làm lạnh là khi ni tơ hoá lỏng; độ lạnh; hiệu quả kinh tế; ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng.
- Nêu được phương pháp lắp ráp bằng ép nguội:
+ Vẽ sơ đồ và mô tả được phương pháp.
+ Nêu được công thức tính toán lực ép cần thiết (N), giải thích được các đại lượng trong công thức.
+ Ưu nhược điểm; phạm vi ứng dụng.
Câu 29
Câu hỏi: Phương pháp lắp ráp ổ trược?
- Nêu được:
+ Đặc điểm kết cấu của ổ trược liền và ổ trược hai nửa.
+ Đặc điểm chung lắp ráp ổ trược.
- Nêu được công nghệ lắp ráp ổ trược hai nửa:
+ Nêu được phạm vị áp dụng của loại ổ trược này.
+ Điều kiện độ cứng vững của ổ trược hai nửa: K=s/D, giả thích các đại lượng.
+ Nêu được giá trị kinh nghiệm của K.
+ Nêu được nguyên tắc và đồ gá kiểm tra độ dôi của bạc trước khi lắp ráp.
+ Nêu được giá trị Δh cần kiểm tra .
+ Giải thích được các ký hiệu trong công thức.
- Nêu được công nghệ lắp ráp ổ trược liền:
+ Đặc điểm chung về tính chất lắp ráp của ổ trược liền: Có độ dôi, nhưng đôi dôi rất nhỏ.
+ Các phương pháp chung lắp ráp mối ghép ổ trược liền: Nung nóng chi tiết bị bao; làm lạnh chi tiết bạc trược.
+ Nêu được sự cần thiết dẩn hướng và kết cấu đồ gá.
Câu 30
Câu hỏi: Phương pháp gia công rảnh răng của bánh răng côn răng thẳng bằng phương pháp chép hình bằng dao phay modun? Chọn dụng cụ cắt và các phương pháp chạy dao? Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng?
- Nêu được đặc điểm kết cấu về công nghệ của bánh răng trụ răng thẳng:
+ Vẽ hình minh hoạ đặc điểm kết cấu.
+ Từ đặc điểm kết cấu, nêu đặ điểm điều chỉnh khi gia công.
- Nêu được trang bị công nghệ:
+ Máy phay ngang hoặc đứng vạn năng tuỳ thuộc vào loại dụng cụ cắt.
+ Nêu được đồ gá cần dùng là ụ phân độ vạn năng có thể xoay theo 3 phương của hệ trục toạ độ Đê-các.
- Nêu được các bước điều chỉnh để cắt hoàn chỉnh một rảnh theo tính chất gia công:
+ Điêu chỉnh cắt theo đường sinh chân răng: Bằng cách xoay đầu ụ phân độ trong mặt phẳng thẳng đứng sao cho trục phôi tạo với phương nằm ngang một góc δ = δo- δc
+ Điều chỉnh phay mở rộng bảo đảm kết cấu của rảnh răng:
• Xoay phôi quanh trục thẳng đứng đi qua đỉnh của nón côn một góc φ, cắt lắt thứ hai.
• Xoay phôi một góc 2φ theo chiều ngược lại cắt lát thứ ba.
• Góc xoay , giải thích các ký hiệu trong công thức
- Trình bày được phương pháp chọn dao phay theo modun và số răng z:
+ Chọn modun dao theo tiết diện trung bình.
+ Công thức tính số răng tương đương.
- Nêu đại cương về bánh răng côn với chiều sâu rảnh răng cố định.
Câu 31
Câu hỏi: Các phương pháp gia công tinh bánh răng trụ răng thẳng?
- Nêu được phương pháp chạy rà bánh răng:
+ Vẽ được sơ đồ gia công.
+Nêu được các thông số công nghệ: Áp lực; vận tốc vòng; thời gian chạy rà
+ Nêu được công dụng: Gia công bánh răng không nhiệt luyện.
- Nêu được phương pháp cà răng:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý cà răng.
+ Nêu được các thông số công nghệ: lượng dư cà; chiều dày lớp phoi cắt.
+ Nêu đươc công dụng phạm vi công nghệ của phương pháp: Độ chính xác; độ nhám bề mặt; dạng răng bánh răng cà.
- Nêu được phương pháp mài định hình rảnh răng:
+ Vẽ được sơ đồ gia công khi mài một mặt bên và hai mặt bên đông thời.
+ Nêu được nội dụng của phương pháp mài định hình.
+ Nêu được ưu nhược điểm và hạm vi ứng dụng
- Nêu được phương pháp mài bao hình bánh răng bằng đá mài dạng đĩa:
+ Sơ đồ gia công và các véc tơ cắt khi mài hai mặt bên của một rãnh, hai mặt bên khác phía của hai rãnh răng.
+ Ưu nhược điểm, phạm vi áp dụng của từng sơ đồ.
- Nêu được nôi dung mài bao hình bằng đá mài trục vít: Vẽ sơ đồ nguyên lý ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng.
Câu 32
Câu hỏi: Đặc điểm của các phương pháp gia công đặc biệt? Nguyên lý, khả năng công nghệ, công dụng của phương pháp gia công bằng chùm tia laze?
- Nêu được các đặc điểm chung của các phương pháp gia công đặc biệt:
+ Nêu được 7 đặc điểm của phương pháp gia công đặc biệt.
+ Làm rõ (lấy 1÷2ví dụ) trường hợp phải dùng phương pháp gia công đặc biệt mới có thể gia công đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Vẽ và nêu được sơ đồ nguyên lý thiết bị tạo chùm tia lade:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Giải thích được công dụng của các phần tử của sơ đồ.
+ Nêu được nguyên lý của quá trình tạo phôi của phương pháp.
- Nêu được phương pháp tập chung chùm tia bằng thấu kính cầu:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Mô tả só đồ gia công.
+ Ưu nhược điểm, phạm vị áp dụng.
- Nêu được phương pháp tập chung chùm tia bằng thấu kính hình trụ:
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý.
+ Nêu được công dụng.
- Nêu được phương pháp tập chung băng hệ thống thấu kính và màn chắn:
+ Vễ được sơ đồ và trình bày được nguyên lý làm việc.
+ Nêu được công dụng của phương pháp
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top