cmts buoi dau cd

1) Các cuộc cách mạng tư sản buổi đầu thời cận đại (Thế kỷ XVI - XVIII) a) Cách mạng tư sản Nêđéclan thế kỷ XVI Từ giữa thế kỷ XVI, Nêđéclan thuộc địa của vương quốc Tây Ban Nha. Mặc dù vậy, Nêđec lan là vùng kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Âu lúc đó. Giai cấp tư sản sớm hình thành và có thế lực lớn về kinh tế. Kinh tế TBCN thâm nhập vào nông thôn, làm xuất hiện các trang trại trồng trọt và chăn nuôi cừu, sử dụng lao động làm thuê mà chủ là các quý tộc mới. Nhưng chế độ cai trị hà khắc của vua Tây Ban Nha đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nêđéclan, bóp nghẹt sự tự do tín ngưỡng đã làm cho các tầng lớp nhân dân bất mãn và mâu thuẫn bao trùm là giữa toàn thể nhân dân Nêđéc lan với vương triều phong kiến Tây Ban Nha. Vì vậy, cách mạng tư sản đã bùng nổ vào năm 1566. Đến 1572, chính quyền cách mạng được thành lập. Chiến tranh diễn ra quyết liệt, nhân dân đã tự vũ trang chống lại vương triều phong kiến Tây Ban Nha. Đến năm 1579, bảy tỉnh miền Bắc liên hiệp lại với nhau thành lập nước cộng hoà với tên gọi "Các tỉnh liên hiệp". Chính quyền mới đã tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường, chính sách đối ngoại . . .Tên nước sau này lấy tên một tỉnh trong liên hiệp có vai trò quan trọng nhất làm tên gọi chung đó là : Hà Lan và thủ đô là Amxtécđam. Đây là thắng lợi bước đầu cảu cuộc đấu tranh lâu dài chống sự thống trị của Tây Ban Nha. Đến 1648, Tây Ban Nha mới chính thức thừa nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng Nêđéclan là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm thoát khỏi sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha. Nhưng nó lại mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản và là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên ở châu Âu và thế giới, nó mở đường cho CNTB Hà Lan phát triển và trở thành "một nước tư bản kiểu mẫu trong thế kỷ XVII". Mặc dù còn hạn chế (cách mạng mới chỉ thắng lợi ở 7 tỉnh phía Bắc, quan hệ phong kiến vẫn còn duy trì ở một số vùng, nông dân chưa có ruộng đất và các quyền lợi khác. . . ), cách mạng Hà Lan đánh dấu sự thắng thế của phương thức sản xuất TBCN đối với chế độ phong kiến, nó báo hiệu một thời đại mới, thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và suy vong của chế độ phong kiến. Vì vậy, cách mạng Hà Lan được chọn làm mốc mở đầu của thời kỳ cận đại trong lịch sử thế giới. b) Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII Đến thế kỷ XVII, CNTB đã phát triển mạnh ở Anh.Nét đặc biệt trong tình hình kinh tế- xã hội Anh trước 1640 là sự thâm nhập mạnh mẽ của CNTB vào nông nghiệp, nghĩa là nông thôn Anh sớm liên hệ với thị trường và hàng hoá chủ yếu mà nó sản xuất ra không phải là để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ mà là nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp, đó là lông cừu. Do sự thâm nhập đó của CNTB mà dẫn tới sự phân hoá trong giai cấp quý tộc phong kiến. Một bộ phận địa chủ đã chuyển hướng kinh doanh theo lối TBCN, bằng cách rào đất cướp ruộng biến thành đồng cỏ chăn nuôi cừu. Đây là tầng lớp "quý tộc mới" có cùng quyền lợi và nguyện vọng với giai cấp tư sản và vì vậy, họ liên minh với nhau trong quá trình thực hiện cách mạng tư sản. Sự phát triển của CNTBở Anh trên các lĩnh vực từ công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp. Trong khi đó, chế độ phong kiến thực hiện chế độ cai trị độc đoán là trở ngại cho sự phát triển của CNTB. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc. Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản Anh đã đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng đó là cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo. Cuộc đấu tranh ấy phản ánh sự khủng hoảng toàn diện của chế độ phong kiến và cũng là biểu hiện tình thế cách mạng xuất hiện. Cuộc cách mạng tư sản Anh diến ra dưới hình thức nội chiến, giữa quân đọi của nhà vua Sáclơ I với quân của Quốc hội. Cuộc nội chiến bắt đầu ngày 22-8-1642 và kết thúc nội chiến vào cuối 1648. Giai đoạn đầu của nội chiến, quân của nhà vua chiếm được ưu thế, nhưng sau đó quân của Quốc hội đã chiếm được ưu thế, tình thế được đảo ngược. Lực lượng quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng trong qúa trình nội chiến, nòng cốt của quân đội Quốc hội là "đội quân sườn sắt" của Crômoen gồm những người nông dân theo Thanh giáo. Ngày 30-1-1649, vua Sáclơ I bị xử tử, nước Anh tuyên bố thành lập nước Cộng hoà. Cách mạng đã đạt đến đỉnh cao. sự kiện nước Anh trở thành nước Cộng hoà đánh dấu cách mạng tư sản Anh không thể tiến xa hơn được nữa. Nhưng cách mạng chưa dừng hẳn vì quần chúng nhân dân, trước hết là nông dân họ chưa được quyền lợi gì mà cách mạng đem lại, họ muốn đẩy cách mạng đi xa hơn và đề ra yêu cầu riêng của mình. Để bảo vệ quền lợi của mình giai cấp tư sản đã đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và đưa Crômoen lên làm bảo hộ công, thiết lập chế độ đọc tài quân sự vào năm 1653. Đến đây, chính quyền được xem là ổn định. Nhưng sau đó, giai cấp tư sản lại khôi phục lại dòng họ Xtiuớt vào năm 1660. Đến 1688, giai cấp tư sản tiến hành cuộc chính biến phế truất dòng họ Xtiuớt và đến tháng 1-1689, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến do Vin hem Ôrangiơ làm vua. Quá trình lựa chọn hình thức thống trị của liên minh tư sản và quý tộc mới bắt đầu từ năm 1649 và được xác dịnh vào năm 1689. Xu hướng quân chủ đã thắng thế xu hướng cộng hoà không phải vì ưu thế của quý tộc mà chính là do thái độ thoả hiệp của giai cấp tư sản khi thấy sự vô hại thậm chí còn có lợi của chế độ quân chủ, sau khi được được trung hoà bởi hiến pháp thành chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ Bảo hộ công như là cái gạch nối giữa cộng hoà và quân chủ. Thực chất đây là sự "thoả hiệp giữa giai cấp tư sản đang lên và những địa chủ phong kiến lớn trước kia" (Ăngghen, sự phát triển của CNXH từ không tưởng đến khoa học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 41). Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng cuộc cách mạng tư sản Anh là sự kiện quan trọng trong lịch sử châu âu và thế giới, nó đã xoá bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu thời cận đại c) Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775-1783) Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, thực dân Anh đã lập ở Bắc Mỹ 13 thuộc địa với số dân khaỏng 13 triệu người, chủ yếu là người anh. tất cả thuộc địa đều ở dưới quyền thống trị trực tiếp hoặc gián tiếp của chính quyền Anh. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp. Giai cấp tư sản ở thuộc địa hình thành, ý thức dân tộc dần dần phát triển và xu hướng muốn tách khỏi chính quốc ngày càng lộ rõ. Trong khi đó, thực dân Anh tăng cường đàn áp, ban hành nhiều đạo luật hạn chế sự phát triển kinh té ở Bắc Mỹ. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại chính quyền Anh. Sau đó, dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Ngày 19.4.1775, chiến tranh thực sự bùng nổ. Chỉ huy quân đội Bắc mỹ là Oa-sinh- tơn (1732-1799). Ngày 4.7.1776, đại biẻu của 13 thuộc địa họp ở Philađenphia đã thông qua một bản "Tuyên ngôn độc lập" nổi tiếng, đã tuyên bố quyền tự do của con người và khẳng định các thuộc địa liên hiệp lại với nhau tách ra khỏi nước Anh, thành lập một quốc gia độc lập.. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm, đến năm 1781 quân Anh ở Bắc Mỹ đầu hàng. Năm 1783, hoà ước được ký kết tại Vécxai, chiến tranh kết thúc.Anh phải công nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mỹ. Một nước tư bản mới ra đời : Hợp chủng quốc châu Mỹ, gồm 13 bang. Năm 1787, hiến pháp Hoa Kỳ ra đời, tuyên bố nước Mỹ theo chính thể cộng hoà. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là một cuộc cách mạng tư sản. Bởi vì cuộc chiến tranh đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, tạo điều kiện cho nền kinh tế TBCN phát triển, thành lập một quốc gia tư sản. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này vẫn còn những hạn chế không nhỏ, vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại và việc buôn bán nô lệ vấn tiếp tục diễn ra. Sự kỳ thị chúng tộc nằm trong tiềm thức của giai cấp thống trị ở Mỹ. d) Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) Cuối thé kỷ XVIII, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chi phối nền kinh tế Pháp lúc đó. Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp và công nghiệp đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng chế độ thống trị phong kiến với những luật lệ hà khắc, hàng rào thuế quan, sự phân tán của thị trường trong nước đã cản trở sự phát triển nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở Pháp. Xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp. Mặc dù có quyền lợi không đồng nhất với nhau nhưng toàn bộ đẳng cấp thứ ba đều mâu thuẫn với chế độ phong kiến chuyên chế thống trị, họ đòi hỏi phải xoá bỏ chế độ ấy. Trước khi cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, giai cáp tư sản đã đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chống phong kiến bằng một cuộc đấu tranh công khai qua trào lưu triết học Ánh sáng với các nhà tư tưởng xuất sắc của nước Pháp. Họ đã kịch liệt tố cáo sự áp bức bóc lột của chế độ quân chủ chuyên chế, công khai đả kích giáo hội thiên chúa giáo, chỗ dựa tinh thần của nó và đề ra các thiết chế xã hội mới. Tiến trình của cách mạng tư sản pháp chia làm 4 giai đoạn và phát triển theo chiều tiến lên chính là các nấc thang chuyển chính quyền từ tay đại tư sản sang tư sản công thương nghiệp rồi sang tư sản vừa và nhỏ. Trong giai đoạn thứ nhất, ngày 26.8.1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng "tự do, bình đẳng, bác ái". bản tuyên ngôn đã xác định các quyền tự do, dân chủ bình đẳng giữa các công dân. Đây là văn kiện chính trị quan trọng thứ hai trong thời kỳ cận đại. Giai đoạn thứ ba là đỉnh cao của cách mạng, phái Giacôbanh đã thực hiện nhiều biện pháp cách mạng kiên quyết để ổn định đời sống của nhân dân, chống thù trong giặc ngoài. Giai đoạn thứ tư, cách mạng bước vào thời kỳ thoái trào, nhiều thành quả cách mạng bị tước bỏ, những người tham gia cách mạng bị đàn áp, bọn bảo hoàng ngóc đầu dậy hoạt động khắp nơi. Ngày 9.11.1799, Napôlêông Bônapác thực hiện cuộc đảo chính nắm mọi quyền trong tay. Nước Pháp chuyển sang chế độ độc tài quân sự mới. Cách mạng kết thúc. Cuộc cách mạng tư sản Pháp thành công cùng với những ưu điểm và nhược điểm: Trước hết, đây là cuộc cách mạng điển hình cao đẹp về thắng lợi của tư tưởng cách mạng, lý luận cách mạng thông qua trào lưu triết học Ánh sáng. Thứ hai, cách mạng đã giải quyết được những vấn đề hết sức tiến bộ, từ thấp đến cao, từ chế độ quân chủ đến quân chủ lập hiến, rồi đến cộng hoà, nền chuyên chính Giacôbanh. từ xây dựng cơ chế tam quyền phân lập đến ban hành pháp lệnh về ruộng đất. . . và cao nhất là cho ra đời bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng. . . . Thứ ba, cách mạng tư sản pháp đã có cống hiến lớn trong việc hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất, một thị trường dân tộc thống nhất TBCN ( chia đơn vị hành chính toàn quốc ra làm 83 quận, có diện tích gần bằng nhau, có cơ cấu tổ chức thống nhất. . . ) Thứ tư, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, nhất là quyền con người, trong triết học Ánh sáng hay trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Thứ năm, trong quan hệ quốc tế,cách mạng đã tạo dựng nên một nền ngoại giao hoà bình mang cả tính cách mạng và tính nhân đạo sâu sắc. Khẩu hiệu "chiến tranh với các lâu đài, hoà bình với các lều tranh" thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả. Tuy vậy, cách mạng Pháp dầu có vĩ đại đến đâu cũng không tránh khỏi có những hạn chế. Đó là sự thừa nhận quyền tư hữu là bất khả xâm phạm và thừa nhận sư bất bình đẳng về tài sản, cổ vũ cho sự làm giàu của giai cấp tư sản. Năm 1791, cho ra đời đạo luật Lasapơliê nhằm cấm công nhân bãi công. Lúc đầu, cách mạng có thái độ triệt để với giáo hội, nhưng rồi trong tiến trình cách mạng, giai cấp tư sản đã có thái độ thoả hiệp với giáo hội . . . Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII vẫn là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong thời cận đại. Nó để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới suốt thế kỷ thế kỷ XIX và sang cả đầu thế kỷ XX, mở ra thời kỳ thắng lợi và củng cố của CNTB ở các nước Âu - Mỹ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: