CLKD5: áp lực cạnh tranh
Câu 5: Nội dung phân tích áp lực cạnh tranh? Hãy phân tích áp lực cạnh tranh với một trong các dịch vụ sau đây: chuyển phát nhanh, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, điện thoại cố định, điện thoại di động, Internet ADSL?
a, Nội dung phân tích áp lực cạnh tranh:
Trong bất kì ngành nghề nào, mỗi DN đều phải chịu áp lực cạnh tranh về năm mặt: áp lực từ các DN mới, áp lực cạnh tranh của các DN cùng ngành, áp lực từ các sp thay thế, áp lực từ phía KH và áp lực từ phía nhà cung cấp.
Mô hình áp lực cạnh tranh của Michael Porter
HÌNH 2
- Áp lực từ các DN mới(đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn)
Những DN mới là những DN mới đc cấp phép nhưng chưa chính thức cung cấp dvu trên TT hoặc những DN mới tham gia cung cấp các sp, dv cùng loại với DN. Việc gia nhập của các DN mới sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN cùng một ngành tuy nhiên sự gia nhập này sẽ phụ thuộc vào những điều kiện để gia nhập ngành. Khi phân tích các DN này cần cần thấy đc lợi thế của họ:
+ Họ đúc rút đc những kinh nghiệm kinh doanh của các đối tác hiện tại.
+ Thường sử dụng những công nghệ mới tiên tiến hơn.
+ Thường nhận đc chính sách ưu đãi từ phía chính phủ.
+ Họ sẽ khai thác năng lực sx mới, muốn giành thị phần và các nguồn lực cần thiết.
- Áp lực của các DN cùng ngành:
Đây là những DN cùng cung cấp spdv giống spdv của DN hay đối tượng KH của họ cùng đoạn TT với DN. Cần phải nhận diện đầy đủ các đối tác cạnh tranh này và phân tích hoạt động của họ để giải đáp những vấn đề sau:
+ Mục đích của đối tác là j?
+ Chiến lược kinh doanh của họ?
+ Điểm mạnh, điểm yếu của họ?
+ Dự đoán phản ứng của họ.
- Áp lực từ các sp thay thế:
Khi giá của sp tăng hoặc tiện ích k cao, KH sẽ có xu hướng tìm kiếm, sử dụng những sp thay thế. Sp thay thế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sxkd của DN khi mà sp thay thế có ưu thế hơn về chất lượng, giá cả cũng như tính năng. Đặc biệt trong ngành BCVT có sự thay thế lẫn nhau giữa các dv trong ngành. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải phân tích kĩ lưỡng trong mối quan hệ giữa các sp đó với nhau.
- Áp lực từ phía KH:
+ KH là ng tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của DN. Những động thái về nhu cầu, sự thỏa mãn lợi ích là những áp lực đối với hoạt động của DN BCVT, sự tự do lựa chọn sp tạo ra sự cạnh tranh giũa các nhà sx. KH có khả năng gây ra áp lực cho DN trong các điều kiện:
+ Khi số lượng KH ít, KH có thể liên kết với nhau gây áp lực cho nhà cung cấp.
+ Khi số lượng KH lớn, họ thường là những ng tiêu dùng chuyên nghiêp, họ thường gây áp lực trong đàm phán về chất lượng giá cả cũng như các điều kiện cung cấp dv. Như vậy cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc quản lý, chăm sóc KH lớn.
+ Khi có sự đe dọa hội nhập của KH về phía sau. Đó là khi những KH lớn có thể mua đứt ng bán, đầu tư và khép kín quá trình sx, họ sẽ chiếm mất thị phần. Trong trường hợp này nên dung chiến lược chia sẻ lợi ích thông qua liên doanh liên kết.
+ KH ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sp, chất lượng phục vụ KH tốt hơn, các dịch vụ sau bán hàng phải đa dạng hơn sẽ tạo nên sức ép đối với DN. Để phân tích áp lực của KH cần lưu ý các nội dung sau:
• Mức độ tập trung của KH.
• Mức độ mua sắm của KH.
• Khả năng thay đổi nhà cung cấp.
• Khả năng thanh toán của KH.
• Các yếu tố tâm lý, xã hội, phong tục, tập quán.
- Áp lực từ phía nhà cung cấp:
+ Nhà cung cấp là các đơn vị cung cấp cho DN các yếu tố sx kinh doanh ( lao động, tiền vốn, thong tin, kỹ thuật, vật tư…)
+ Giữa các nhà cung cấp và các Dn BCVT thường diễn ra sự thương lượng về giá cả, chất lượng, thời hạn giao hàng. Những ưu thế độc quyền của nhà cung cấp có thể tạo ra những áp lực đối với DN.
+ Để có đc những nguồn lực đúng kế hoạch, hiệu quả cao thì DN phải chủ động tìm tòi, thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top