CKHT,TH luan,PPkhoahoc

4) Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công?

Trả lời:

4.1. Các nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công.

- Nỗ lực;

- Làm việc thong minh;

- Quan điểm học tập đúng đắn;

4.2. Phân tích.

4.2.1. Nỗ lực:

Nhiều học sinh phổ thông đã dễ dàng có được điểm học tập khá cao mà không cần học tập vất vả. Có nhiều người được sinh ra với mức độ thông minh cao hơn một số người khác. Các bạn học sinh có trí thông minh tốt có thể không cần đầu tư nhiều thời gian và công sức đẻ học thuộc các công thức hay để giải các bài toán đố cấp độ phổ thông và do đó, có thể đạt điểm cao khá dễ dàng. Nhưng trong đại học thì không như vậy, có nhiều sinh viên học giỏi ở phổ thông đã không đạt kết quả cao ở trường đại học. Tại sao lại như vậy? Thực tế là các bạn quá tự tịn vào khả năng của mình mà không chuyên cần học tập. Theo kết quả thống kê cho thấy đa phần sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học là những học sinh khá giỏi thời phổ thông. Năng khiếu/ trí thông minh hay đức tính cần cù làm lên thành công?

Thực tế bản than tôi cho thấy chi có cần cù chịu khó mới làm lên thành công. Không chỉ có bản thân tôi cho thấy như vậy mà từ trước như Thomas Alva Edison, nhà khoa học Mỹ, người đã phát minh ra bong đèn sợi đốt, từng tuyên bố "thiên tài là do 1% thông minh và 99% cần cù". Như vậy là chúng ta đã thấy chỉ có cần cù chịu khó mới làm lên tất cả.

Tuy nhiên các bạn cũng phải lưu ý rằng, không nên quá nỗ lực vào giai đoan cuối mà phải biết phân bố thời gian và sức lực một cách hợp lý. Con đường đi đến thành công trong kỹ thuật rất dài và gian nan. Để giữ vững quan điểm và lập trường của mình hãy cố gắng hết sức của mình. Hãy lập kế hoạch học tập chi tiết và hãy nhớ, đừng bao giờ để dành việc hôm nay cho ngày mai.

4.2.2. Làm việc thông minh.

Cách làm việc thông minh chính là hãy suy nghĩ trước khi làm việc. Người làm việc thông minh sẽ phân tích yêu cầu cụ thể của công việc trước khi tiến hành làm; chọn được cách làm nhanh và hiệu quả nhất.

Trong học tập đòi hỏi bạn phải học một cách thông minh. Hãy quan tâm các lời khuyên sau:

1. Vào đầu kỳ học, hãy tìm hiểu về các môn học mà bạn đã đăng ký.

2. Đến lớp đầy đủ, tập trung nghe giảng.

3. Ghi lại một cách hiệu quả các bài tập đã làm.

4.2.3. Quan điểm học tập đúng đắn.

Để thành công trong học tập, bạn cần có quan điểm, suy nghĩ tích cực về vấn đề này. Tránh những suy nghĩ tiêu cực:

- Không suy nghĩ quá bi quan nếu kết quả học tập chưa cao;

- Không nên quá lạc quan, tự tin quá mức khi thành công;

- Không thich nhận hay tìm kiếm sự trợ giúp - cho rằng nhận giúp đỡ là mình kém;

- Không muốn chia sẻ ý kiến với người khác;

- Không muốn thay đổi bản thân; luôn cho ý kiến của mình là đúng;

Các bạn hãy nhớ hầu hết những quan điểm của mình để phục vụ bản thân mình là chính chứ không có bất cứ một sự thiệt thòi nào ở đây hết.

5) Nêu mục đích của giờ học lý thuyết và vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết?

Trả lời:

5.1. Mục đích của giờ học lý thuyết.

Giờ học lý thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài giảng đã được chuẩn bị để phục vụ nắm được các chủ điểm, vấn đề quan trọng của bài:

- Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn các thông tin có lien quan nhất đến nội dung của môn học, nhằm trình bày các thông tin này một cách rõ rang, chính xác và dễ hiẻu có thể được.

- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được các câu hỏi, bài tập, đồ án cũng như trong các kỳ thi của môn học.

- Giải thích các vấn đề lý thuyết khó và trình bày các ví dụ minh họa cho các phương pháp và kỹ thuật giải quyết vấn đề mới

- Đề xuất, gợi ý các tài nguyên học cần thiết cho thực hành;

- Cung cấp các thông tin lien quan trực tiếp đến nội dung đánh giá kiến thức môn học.

5.2. Vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết

Nhiêm vụ quan trọng, chủ yếu của sinh viên khi tham giờ học lý thuyết là thu thập nhiều nhất có thể được các thông tin của môn học và đừng hy vọng học được gì nhiều khi đến lớp. Lý do là thông tin được cung cấp thường rất nhiều, với tốc độ nhanh. Các bạn hãy chú trọng làm sao ghi chép cho thật hiệu quả. Để buổi học thật sự có ích cho bạn, hãy đảm bảo theo các hướng dẫn sau:

1. Đọc trước bài trước khi đến lớp.

2. Dự lớp một cách thật tích cực.

3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp.

4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo các kỹ thuật hữu ích cho bạn.

6) Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần phải làm thế nào?

Trả lời:

Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần: Trước hết các bạn cần lắm vững những ý chính của giờ học lý thuyết mà giáo viên đưa ra trong giờ học lý thuyết.

Đọc và tìm hiểu một cách cụ thể bài học thông qua giáo trình;

Tự làm các bài tập thảo luận, câu hỏi thảo luận. Vì bài thảo luận có vai trò hết sức quan trọng.

Cố gắng tìm các bài tập, câu hỏi có lien quan tới nội dung bài giảng.

Nếu các nội dung lý thuyết khó hiểu, hãy tìm đọc các ví dụ tương ứng - hay các mục câu hỏi - trả lời trong sách - điều này giúp bạn tiếp cận vấn đề dễ hơn.

Cố gắng tìm hiểu các thông tin có liên quan tới buổi thảo luận, để phục vụ cho những ý kiến được đề xuất trong buổi thảo luân.

Tự tin khẳng định mình trước tất cả mọi người, luôn đưa ra ý kiến riêng cho mình và phục vụ cho buổi thảo luân. Trình bày chủ đề của minh một cách tự tin và triệt để làm sao thu hút được càng nhiều người cùng tham gia thảo luận về chủ đề của mình càng tốt. Cuối cùng là làm sao để giao viên đưa ra cho mình những ý kiến tốt cho chủ đề của mình.

(có thể ý kiến của các bạn khác tôi, vậy các bạn hãy cho mình thêm ý kiến)

7) Nêu các bước để áp dụng phương pháp khoa học? Trình bầy các phương pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết?

Trả lời:

7.1. Các bước sử dụng để áp dụng phưong pháp khoa học:

1. Định nghĩa vấn đề

2. Đề ra một giả thuyết

3. Kiểm nghiệm giả thuyết

4. Loại bỏ hoặc chấp nhận một cách có điều kiện

7.2. Trình bày các phưong pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết:

7.2.1. Kiểm nghiệm một giảv thuyết bằng thí nghiệm.

Kiểm nghiệm giả thuyết là một bước quan trọng trong phương pháp khoa học. Bước kiểm nghiệm này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Cách thông dụng nhất, giả thuyết được kiểm nghiệm bằng cách tiến hành thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thể là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế.

VD: (tự lấy)

7.2.3. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích:

Trong một số trường hợp khác, một giả thuyết có thể được kiểm nghiệm bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tích (giải thích) của phương pháp phân tích kỹ thuật. Phưong pháp kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích là một phương pháp khá tối ưu, có thể cho ta biết độ chính xác của giả thuyết mà ta cần kiểm nghiệm khi đặt ra. VD (tự lấy)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: