ck chương X

Chương 10

I-VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

1-khái niệm đặc điểm của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

a) Khái niệm

là hành vi trái pháp luật của tổ chức, cá nhân, xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật chứng khoán xác lập và bảo vệ, theo đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật chứng khoán.

b) Các dấu hiệu cơ bản

Thứ nhất, chủ thể là cá tổ chức, cá nhân trực tiếp liên quan đến các hoạt động chứng khoán và hoạt động quản lý thị trường chứng khoán, phát sịnh trên tất cả các bộ phận của thị trường.

Thứ hai, hành vi vi phạm thường xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất.

Thứ ba, phần lớn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện do lỗi ý.

Thứ tư, việc xác định về hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thường rất phức tạp.

Thứ năm, hành vi vi phạm thường đặc thù, phát sinh nhanh.

2- Các loại vi phạm pháp luật cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

a) Vi phạm pháp luật về phát hành chứng khoán.

- Lập hồ sơ đăng kí chào bán CK ra công chúng có thông tin sai lệch, gây hiểu lầm hoặc không có đầy đủ thông tin ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

- cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật

-sử dụng thông tin ngoài bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng,

Phân phối chứng khoán không đúng với nội dung của đăng ký chào bán về loại chứng khoán.

-    thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại không đúng nội dung và thời gian theo quy định.

-tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện bảo lãnh có tổng giá trị chứng khoán vượt vượt quá tỷ lệ quy định của pháp luật

- chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

b) Vi phạm pháp luật về niêm yết chứng khoán

- Không công khai thông tin về việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày thực hiện việc mua lại theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật chứng khoán.

- công bố thông tin không đầy đủ các nội dung về mục đích mua lại, số lượng cổ phiếu được mua lại

- Bán ra cổ phiếu đã mua lại trước sáu tháng kể từ ngày mua lại, trừ trường hợp được phép mua lại, trừ trường hợp theo quy định của Bộ tài chính

c) Vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán

-tổ chức mà pháp luật quy định cấm tham gia vào giao dịch cổ phiếu nhưng vẫn nắm giữ hoặc mua bán cổ phiếu bằng cách đổi tên hoặc mượn danh nghĩa người khác để giao dịch chứng khoán.

Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc công bố những thông tin sai lệch  nhằm ảnh hưởng đến giá chứng khóan trên thị trường.

-    thực hiện hành vi giao dịch nội bộ trái pháp luật

-     thực hiện các hành vi bị coi là thao túng thị trường

-    Thực hiện các hành vi vi phạm chế độ chào bán mua bán công khai đối với những chủ thể đang nắm giữ số cổ phần có quyền biểu quyết  đến giới hạn luật định

d) Vi phạm pháp luật về công bố thông tin, báo cáo trong lĩnh vực chứng khoán

- công bố thông tin nhưng không thực hiện việc báo cáo UBCKNN

-Người công bố thông tin không đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- tổ chức công bố không đầy đủ, kịp thời, đúng hạn theo quy định của pháp luật

-công bố thông tin sai sự thật

- làm lộ các tài liệu số liệu bí mật

Trì hoãn việc công bố thông tin

e) Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ và hoạt động giám sát

: chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất

f) Vi phạm về kinh doanh chứng khoán

- tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán khi chưa được cấp giấy phép

- Không thực hiện đúng quy định về quản lý tài sản tiền, chứng khoán của khách hàng

- đối với người hành nghề chứng khoán được coi là vi phạm khi thực hiện các hành vi như: làm việc tại nhiều chủ thể kinh doanh chứng khoán hoặc đồng thời làm việc cho một tổ chức đại chúng, tổ chức niêm yết…

g) Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

3) Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

a) Hình thức xử lý vi phạm hành chính

về mức phạt theo quy định của pháp luật mức phạt tối đa về vi phạm hành chính trong lĩnh chứng khoán là 70 triệu đồng

b) xử lý hình sự

thực tế vẫn chưa được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự nên áp dụng một số tội danh về kinh tế như: kinh doanh trái phép, trốn thuế….

c) xử lý dân sự

xử lý về các hành vi cầm cố chứng khoán để cho vay tiền của ngân hàng thương mại, ký quỹ trong giao dịch chứng khoán.

II- KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

1- Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán.

a)Tranh chấp về chứng khoán.

   Tranh chấp trên lĩnh vực chứng khoán nói chung và trên thị trường chứng khoán là những xung đột về quyền và lợi ích phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia thị trường chứng khoán và được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng nhu cầu cần giải quyết thông qua hình thức nhất định theo quy định của pháp luật.

Dấu hiệu đặc trưng của loại tranh chấp này :

Về phạm vi chủ thể. Chủ thể tranh chấp trên thị trường chứng khoán phải là các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. Các chủ thể này bao gồm:

- Tổ chức thực hiện họat động chào bán chứng khoán.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán;

- Nhà đầu tư gồm các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua việc mua và bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán đã ghi nhận “nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngòai tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”[1].

- Ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định thanh toán.

- Tổ chức lưu kí chứng khóan

- Trung tâm(sở) giao dịch chứng khóan và các thành viên

Về đối tượng tranh chấp. Gồm 2 nhóm :

- Nhóm một bao gồm các quyền và lợi ích phát sinh trên thị trường chứng khoán dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên , thường được ghi nhận trong các bản hợp đồng do các bên ký kết như hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán, hợp đồng tư vấn chứng khoán, hợp đồng môi giới chứng khoán, hợp đồng quản lý quỹ đầu tư hoặc quản lý công ty đầu tư….

- Nhóm thứ hai bao gồm các quyền và lợi ích mặc nhiên phát sinh giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Như quyền được công bố thông tin chính xác từ tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết….

Về giá trị của tranh chấp : Phụ thuộc vào yếu tố khác như thông tin thị trường, tâm lý của các nhà đầu tư, tình hình kinh tế, chính trị….và quan trọng hơn, giá chứng khoán thường không ổn định.

Về phân loại tranh chấp xảy ra trên thị trường chứng khoán rất đa dạng và phức tạp. Ví dụ :

- Nếu xét theo tiêu chí các loại thị trường chứng khoán tập trung, tranh chấp trên thị trường phi tập trung và tranh chấp trên thị trường chứng khoán tự do.

- Nếu xét theo tiêu chí chủ thể, tranh chấp trên thị trường chứng khoán được phân ra làm hai lọai: tranh chấp xảy ra giữa cá nhân và cá nhân hoặc giữa cá nhân và pháp nhân trên thị trường chứng khoán; tranh chấp xảy ra giữa các tổ chức là pháp nhân là pháp nhân trên thị trường chứng khoán.

b)  Giải quyết tranh chấp trên lĩnh vực chứng khoán.

 Là tổng hợp các cách thức, biện pháp do các bên tranh chấp áp dụng trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm loại bỏ xung đột về quyền và lợi ích phát sinh trên thị trường chứng khoán. Tranh chấp trên thị trường chứng khoán thường được giải quyết thông qua bốn phương thức: thương lượng, hòa giải, giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc bằng con đường tòa án.

2- Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán .

Điều 131 Luật chứng khoán quy định:” tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khóan và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật”

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Thương lượng là việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết xung đột. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, do các bên tự nguyện áp dụng, và thường được áp dụng đối với các tranh chấp đơn giản, giá trị tranh chấp không lớn. Phương thức này giúp các bên tiết kiệm được thời gian chi phí.

b) Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp trong đó các bên tự thỏa thuận để thống nhất lựa chọn giải pháp chấm dứt xung đột với sự hỗ trợ của người thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải (hòa giải viên). Đối với việc giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán giữa các thành viên, trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc sở giao dịch chứng khoán thường đóng vai trò là trung gian hoà giải[2]. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư hay quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tranh chấp phát sinh trong quá trình lưu kí chứng khoán thường giải quyết bằng hòa giải.

Ban hoà giải gồm có trưởng ban hoà giải là giải giám đốc hoặc phó giám đốc trung tâm giao dịch chứng khoán, đại diện phòng giám sát thị trường, các phòng chức năng liên quan và đại diện của các công ty chứng khoán thành viên cùng một số thành viên khác theo đề nghị của trưởng ban hoà giải.

Quá trình hoà giải gồm bốn bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn đề nghị hoà giải. Bên yêu cầu hoà giải gửi đơn đề nghị hoà giải và các chứng từ tài liệu cần thiết đến trung tâm.

-Bước 2: Chuẩn bị hoà giải. Trong thời hạn 15 ngày, bị đơn phải gửi văn bản trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hoà giải. Trường hợp bị đơn chấp nhận hoặc không chấp nhận việc hoà giải, giám đốc trung tâm kí quyết định thành lập ban hoà giải. Ban hoà giải tiến hành triệu tập trực tiếp hoặc yêu cầu các bên giải thích bằng văn bản, cung cấp chứng cứ và tài liệu khác, ra quyết định đình chỉ hoà giải trong một số trường hợp nhất định, ấn định thời gian địa điểm diễn ra phiên hoà giải, gửi giấy triệu tập hoà giải cho các bên trước ngày hoà giải ít nhất 15 ngày.

- Bước ba:  Tiến hành hoà giải dưới sự chủ trì của trưởng ban hoà giải.

- Bước bốn: Hoà giải kết thúc bằng việc ban hoà giải lập biên bản hoà giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành tuỳ theo kết qủa của phiên hoà giải. Việc thực hiện kết quả hòa giải hòan toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của các bên.

c)  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên (với tư cách là bên thứ ba độc lập) nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Trọng tài được phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.

 Trọng tài được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và tranh chấp trong kinh doanh nói chung.

Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán tại trọng tài thương mại phải tuân theo trình tự thủ tục luật định. Do pháp luật chuyên ngành không có quy định riêng nên theo quy định của chung của pháp luật tố tụng trọng tài, thời hiệu khởi kiện tranh chấp trên thị trường chứng khoán nói riêng và tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại nói chung là 2 năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp.

Pháp luật cho phép các bên lựa chọn một trong hai hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp, tại các trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên thành lập.

-Trường hợp các bên lựa chọn trung tâm trọng tài: Nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi trung tâm, ghi rõ tên trọng tài viên đã chọn. Trung tâm sẽ gửi bản sao đơn kiện kèm theo danh sách trọng tài viên của trung tâm cho bị đơn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ cùng tên trọng tài đã chọn. Hai trọng tài viên được chọn thống nhất chọn trọng tài viên thứ ba là chủ tịch hội đồng trọng tài. Chủ tịch trung tâm trọng tài có thể chỉ định trọng tài viên nếu hết thời hạn mà bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên không thống nhất chọn được trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên thứ ba.

- Đối với trường hợp hội đồng trọng tài do các bên thành lập, thay vì gửi đơn lên trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải đơn đến bị đơn và quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên thuộc về toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú. Sau khi được chỉ định, các trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, nếu thấy cần thiết có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan hoặc tự mình thu nộp chứng cứ. Các trọng tài viên vẫn có thể bị thay đổi trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nếu có yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan trong công việc phân xử của họ. Thời gian mở phiên họp do chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thoả thuận gì khác. Phiên họp không công khai, các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự, có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình. Đồng thời, trong quá trình trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu toà án tỉnh nơi hội đồng trọng tài thụ lý áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thấy quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Hội đồng trọng tài ra quyết định dựa trên nguyên tắc đa số và quyết định này có tính cưỡng chế thi hành như bản án của toà án. Pháp luật trọng tài đặc biệt khuyến khích các bên hoà giải trong quá trình tố tụng trọng tài nhưng có sự phân biệt rõ giá trị pháp lý của kết quả hoà giải trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, các bên tự hoà giải với nhau. Quá trình này có thể tiến hành song song, độc lập với việc hoà giải của trọng tài. Nếu hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ quá trình tố tụng trọng tài. Đây là hoà giải ngòai tố tụng nên kết quả hoà giải có được thi hành hay không không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên. Trường hợp thứ hai các bên yêu cầu hội đồng trọng tài tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải thành, các bên yêu cầu hội đồng trọng tài thành lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Quyết định này có giá trị chung thẩm, có tính chất bắt buộc thi hành của các bên.

d) Giải quyết tại toà án

Giải quyết tranh chấp tại toà án là hình thức giải quyết tranh chấp theo đó một bên bằng đơn kiện yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và toà án theo thủ tục luật định sẽ đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Giải quyết tranh chấp bằng toà án chủ yếu trong trường hợp các bên không đồng ý hoà giải, hoà giải không thành hoặc không thể áp dụng hình thức trọng tài.

- Về thẩm quyền:

Thẩm quyền theo vụ việc, căn cứ vào Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự, có thể xác định các tranh chấp trên thị trường chứng khoán thuộc thẩm quyền của toá án kinh tế và toà dân sự.

   Thẩm quyền theo cấp của toà án. Căn cứ vào quy định tại điều 33, 34 Bộ luật tố tụng dân sự, toà án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về mua bán chứng khoán giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tranh chấp giữa công ty với các cổ đông hoặc giữa các cổ đông với nhau, không phụ thuộc vào dấu hiệu có yếu tố nước ngoài trong tranh chấp. Các tranh chấp còn lại thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh nếu đương sự hay tài sản( chứng khoán) ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

     Thẩm quyền của toá án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn đối với các tranh chấp trên thị trường chứng khoán cũng giống như mọi tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Về thời hiệu :

     Thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp trên thị trường là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. “Thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được xác định là thời điểm người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đó”,[3] không phụ thuộc vào bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm có nhận thức được hành vi xâm phạm của bên kia không.

-Trình tự thủ tục:

      Thủ tục tố tụng bắt đầu từ thời điểm toà án thụ lý đơn kiện của nguyên đơn và kết quả bằng bản án do hội đồng xét xử tuyên. Trình tự thủ tục tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

[1] Xem: khoản 10 điều 6 Luật chứng khoán.

[2] Khoản 8 Điều 37 luật chứng khoán

[3] Xem,: trường đại học Luật Hà nội, giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb, Tư pháp, hà nội,2005tr 206.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mnmn