VI. Mục 3- Bảo quản hàng hóa - 95
Mục 3- Bảo quản hàng hóa
24. Khi nào thì người bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo quản hàng hoá theo quy định của CISG?
Theo quy định tại Điều 85 CISG, người bán phải thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo quản hàng hoá trong hai trường hợp: (1) người mua chậm trễ trong việc nhận hàng; (2) người mua không thanh toán trong trường hợp việc thanh toán và giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc. Người bán phải thực hiện nghĩa vụ này nếu hàng hoá vẫn đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền định đoạt của người bán. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong mua bán hàng hoá quốc tế, đặc biệt khi người mua ở nước ngoài và không có đại diện tại nước nơi giữ
hàng hoá.
Nghĩa vụ bảo quản hàng hóa theo Điều 85 đã được ghi nhận trong nhiều phán quyết của tòa án và trọng tài. Ví dụ, trong một tranh chấp giữa người mua Thuỵ Sỹ và người bán Đức về hợp đồng mua máy móc thiết bị công nghệ, do người mua đã không thanh toán đầy đủ số tiền máy móc thiết bị nên người bán
đã giữ lại một số bộ phận của máy móc và lên kế hoạch chuyển
192 Explanatory Note by the UNCITRAL Secretariat on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods,
193 CLOUT case No. 96 and No. 200 [Tribunal Cantonal Vaud, Switzerland, 17 May 1994], xem tại:
giao máy móc sang nhà kho khác. Theo ý kiến của hội đồng trọng tài, người bán có quyền giữ lại một phần hàng nhưng phải bảo quản phần hàng đó một cách hợp lý.
25. Khi nào thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ bảo quản hàng hoá theo quy định của CISG?
Để cân bằng nghĩa vụ bảo quản hàng hoá của người mua và người bán, Điều 86.1 CISG quy định, người mua phải thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo quản hàng hoá nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối hàng hoá theo quy định của hợp đồng hay theo quy định của CISG. Trong vụ tranh
chấp giữa người mua Mexico (nguyên đơn) và người bán Trung Quốc (bị đơn) về hợp đồng mua bán mono hidrat HCl, sau khi người bán giao hàng đến Mexico cho người mua, hàng hoá được kiểm tra và phát hiện là không phù hợp với quy định của hợp
đồng. Theo thỏa thuận, người bán có nghĩa vụ thay thế hàng hoá khác cho người mua; tuy nhiên người mua sẽ phải vận chuyển hàng hoá trả lại cho người bán đến Thâm Quyến, Trung Quốc nhưng người mua đã vận chuyển hàng đến Hồng Kong và đã không thông báo kịp thời cho người bán. Hàng hoá được lưu tại kho ở Hồng Kong trong khoảng thời gian gần 3 năm. Việc hàng hoá chưa được chuyển giao lại đến tay người bán đã thiết lập nghĩa vụ cho người mua đối với việc bảo quản hàng hoá tại Hồng Kong khi họ có ý định sử dụng quyền từ chối hàng hoá do chất lượng hàng không đạt yêu cầu theo quy định trong hợp đồng.
194 China 6 June 1991 CIETAC-Shenzhen Arbitration (Cysteine Monohydrate case), xem tại:
Ngoài ra, nếu người mua từ chối nhận hàng trong trường hợp hàng hóa đã đến tay người mua thì theo Điều 86.2, người mua cũng có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá nếu các điều kiện sau đây được thoả mãn: (1) hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến và người mua sử dụng quyền từ chối hàng; (2) người bán hoặc người được người bán uỷ quyền nhận hàng không có mặt tại nơi đến;
(3) người mua tiếp nhận hàng hóa thay mặt người bán. Có thể đưa ra một tình huống giả định để làm rõ thêm quy định của Điều 86.2 như sau: trong một tranh chấp về hợp đồng mua bán gỗ, tại nước người mua không có cơ quan đại diện của người bán. Theo quy định của hợp đồng, quyền sở hữu hàng hoá được chuyển giao cho người mua tại cảng đến, tuy nhiên, tại thời điểm đó, chính sách của nhà nước đưa ra hạn chế nhập khẩu gỗ nên người mua đã không lấy được giấy phép nhập khẩu và hàng hoá được giữ trong kho hải quan ở cảng đến. Người mua đã sử dụng quyền từ chối hàng do gặp phải điều kiện bất khả kháng và yêu cầu huỷ hợp đồng. Tuy nhiên, do không có người đại diện tại nước người mua nên người bán đã không thể trực tiếp giải quyết vấn đề này ngay lập tức. Trong trường hợp này, hàng hoá ở dưới quyền định đoạt của người mua và người mua có ý định trả lại hàng hoá. Sau khi tiếp nhận hàng tại cảng, người mua phải có nghĩa vụ phải bảo quản hàng hoá thay cho người bán và chi phí bảo quản hàng hóa là do người bán phải chịu.
Tuy nhiên khi áp dụng Điều 86 trong thực tiễn xét xử, tòa án lưu ý rằng nghĩa vụ của người mua đối với việc bảo quản
hàng hóa theo Điều 86 chỉ giới hạn trong khoảng thời gian khi hàng hoá đang được đặt dưới quyền định đoạt của người này, và người mua không có trách nhiệm phải vận chuyển hàng hóa không phù hợp với hợp đồng để trả lại người bán
trong khi người bán đã đồng ý bồi thường cho sự không phù hợp của hàng hóa.
26. Điều 85 và 86 CISG quy định bên thực hiện nghĩa vụ bảo quản có quyền giữ lại hàng hoá cho tới khi nào bên còn lại hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý. Chi phí hợp lý ở đây được hiểu như thế nào?
Chi phí hợp lý mà một bên phải hoàn trả trong trường hợp này có thể là chi phí lưu kho bãi, chi phí thuê phương tiện, dụng cụ bốc xếp, đảm bảo an toàn cho hàng hoá, chi phí thuê nhân công... các chi phí khác mà họ đã bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bảo quản hàng hoá. Thực tiễn xét xử có ghi nhận trường hợp người bán yêu cầu người mua hoàn trả chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá vì cho rằng việc mua bảo hiểm là biện pháp hợp lý
để bảo quản hàng hoá.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên thường đưa ra các chi phí khác không phù hợp với mục đích bảo quản hàng hoá. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan giải quyết tranh chấp thường sẽ xác minh các khoản chi phí có được coi là hợp lý cho mục đích bảo quản hàng hoá hay không để phân chia
195 CLOUT case No. 594 [GERMANY Oberlandesgericht Karlsruhe 19 December 2002], xem tại:
196 Xem thêm tại:
trách nhiệm của các bên trong việc phân chia chi phí bảo quản hàng hoá.
27. Trong trường hợp nào, bên có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá có thể bán hàng hoá này?
Căn cứ vào Điều 88.1 CISG, bên có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá có thể bán hàng nếu thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây: (1) bên kia chậm trễ một cách vô lý trong việc chiếm hữu hàng hóa hoặc nhận lại hoặc thanh toán tiền mua hàng hoặc chi phí bảo quản. Trong một tranh chấp giữa người bán Trung Quốc (nguyên đơn) và người mua Đức (bị đơn) về một loại cào
sử dụng trong nông nghiệp, theo quy định của hợp đồng,
người mua phải thanh toán cho người bán 30% giá trị lô hàng trước khi giao và 70% còn lại được trả sau khi vận chuyển. Trong lần giao hàng cuối cùng, người mua đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên người bán đã ngừng việc cung cấp vận đơn của lô hàng đó và thông báo cho người mua là sẽ bán lô hàng đó cho một người mua khác nếu bên mua không thực hiện thanh toán. Người mua sau đó đã đưa ra lý do về chất lượng hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và từ chối nhận hàng. Để giảm thiểu thiệt hại, người bán đã yêu cầu một bên thứ ba thực hiện kiểm tra hàng hóa và thay mặt người bán bán lại hàng cho một người mua khác. Trong vụ việc này, do người mua không trả tiền hàng nên người bán Trung Quốc đã bán lại hàng hoá cho
197 Xem thêm tại IRAN/USClaims Tribunal, 28 July 1989 (Watkins-Johnson Co., Watkins-Johnson Ltd. v. Islamic Republic of Iran), xem tại:
một người mua khác sau khi đã thông báo cho người mua Đức và toà án đưa ra nhận định rằng đây là cách giải quyết hợp lý để hạn chế thiệt hại.
Trong một vụ tranh chấp khác giữa người bán Mỹ (nguyên đơn) và người mua Iran (bị đơn) trong hợp đồng mua bán thiết bị điện tử dùng trong thông tin liên lạc, hội đồng trọng tài đã đồng ý với quyết định của người bán khi xử lý
phần hàng còn lại sau khi người mua từ chối thanh toán. Người bán có quyền bán thiết bị cho một người mua khác để giảm thiểu thiệt hại sau khi họ đã thông báo cho người mua về ý định bán lại của mình.
28. Trong trường hợp nào, bên có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá phải bán hàng hoá này? Khoản tiền hàng thu về sau khi bên có nghĩa vụ bảo quản bán lô hàng sẽ được phân bổ như thế nào?
Căn cứ vào Điều 88.2 CISG, bên có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá phải bán hàng hoá này nếu nó thuộc loại hàng dễ hỏng hay việc bảo quản nó sẽ gây ra các chi phí bất hợp lí. Trong trường hợp này, việc bán hàng là nghĩa vụ phải thực hiện. Việc không bán hàng trong tình huống khẩn cấp có thể sẽ phát sinh
quyền đòi bồi thường thiệt hại từ phía bên kia. Thực tiễn giải
198 Xem thêm tại IRAN/USClaims Tribunal, 28 July 1989 (Watkins-Johnson Co., Watkins-Johnson Ltd. v. Islamic Republic of Iran), xem tại:
199 Francesco G. Mazzotta (2004), Preservation of the Goods: Comparison of Articles 85- 88 CISG and counterpart provisions of the Principles of European Contract Law, xem tại:
quyết tranh chấp ghi nhận một vụ việc trong đó người mua lưu trữ hàng hóa đã nhận tại kho trong thời gian ba năm với tổng khoản phí lưu kho cộng dồn gần bằng tổng giá trị hợp đồng. Xét thấy người mua đã vi phạm Điều 88.2 do không bán hàng hoá làm phát sinh các chi phí bất hợp lý nên phán quyết của tòa đã từ chối phần lớn yêu cầu của người mua về việc người bán phải hoàn trả chi phí bảo quản hàng hóa trong
suốt thời gian nói trên.
Căn cứ vào Điều 88.3 CISG, người bán có quyền giữ lại một phần trong khoản tiền thu được từ việc bán hàng tương ứng với các chi phí hợp lí trong việc bảo quản và bán lại hàng hóa. Họ phải trả phần còn lại cho bên kia. Trong một
vụ tranh chấp giữa người bán Mỹ (nguyên đơn) và người mua Iran (bị đơn) về hợp đồng thiết bị điện tử, hội đồng trọng tài đã đưa ra phán quyết rằng người mua đã chậm trễ trong việc trả tiền hàng và người bán đã thông báo hợp lý
cho người mua về ý định bán lại hàng cho một bên thứ ba mà người mua không có ý kiến phản hồi lại. Trong trường hợp này, người bán có quyền khấu trừ số tiền bán hàng cho bên thứ ba do người bán đã bỏ chi phí để hoàn thiện và sửa chữa thiết bị.
Trong một vụ tranh chấp khác về hợp đồng mua bán xe
200 China 6 June 1991 CIETAC-Shenzhen Arbitration (Cysteine Monohydrate case), xem tại:
201 IRAN/US
xem tại:
tải, sau khi người mua từ chối nhận hàng, người bán gửi hàng trong kho hàng của người mua. Sau đó, người bán đã tìm cách bán hàng cho một bên thứ ba và phát sinh chi phí sửa chữa hàng hoá hư hỏng trong thời gian lưu trữ tại kho của người mua và người mua đã phải trả một phần chi phí đó.
29. Điều 88.2 CISG có quy định việc người mua hoặc người bán có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa phải tiến hành các biện pháp hợp lý để bán lại hàng hóa dễ hư hỏng. Thực tiễn tranh chấp về vấn đề này được giải quyết như thế nào?
Thực tiễn xét xử đã ghi lại nhiều vụ việc có liên quan đến vấn đề người có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá phải tiến bán lại hàng hóa đối với những mặt hàng dễ hư hỏng. Hầu hết các tranh chấp kể đến việc người bán sau một thời gian đã bán lại hàng hóa do người mua đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán. Ví dụ trong một tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, người bán đã để một phần hàng hóa dễ hư hỏng, bị hư hỏng thực sự và tặng cho các tổ chức từ thiện phần còn lại, mà không chứng minh được việc anh ta không thể bán lại số hàng hóa đó, tòa án cho rằng vì người bán không thực hiện nghĩa vụ bán lại hàng dễ hư hỏng theo quy định của Điều
88.2, người bán chỉ được hoàn trả 25% giá trị hợp đồng.
202 [RUSSIA , xem tại:
203 Russia 10 February 2000 Arbitration proceeding 340/1999, xem tại:
Tuy nhiên, không phải lúc nào người bán cũng áp dụng thành công Điều 88.2 CISG để biện minh cho hành động của mình. Trong một tranh chấp về hợp đồng mua bán linh kiện máy móc, người bán nhận được lệnh cấm tạm thời việc bán lại linh kiện chính của máy công nghiệp mà mình đã lưu giữ vì người mua không thể thanh toán đầy đủ. Tuy nhiên tòa án cho rằng, Điều 88.2 không được áp dụng vì hàng hóa này không phải là
mặt hàng dễ hư hỏng.
Trong một tranh chấp khác, người bán cũng đã thất bại khi viện dẫn Điều 88.2 để lý giải cho việc bán lại thịt nai sau khi người mua từ chối thanh toán, do thịt nai tại thời điểm đó có thể được bảo quản đông lạnh và chi phí cho việc bảo quản này không vượt quá 10% giá trị thịt nai. Hơn nữa, giá của thịt nai
được dự báo sẽ giảm sau ngày lễ Giáng sinh không cấu thành sự giảm sút về phẩm chất hàng hóa.
30. "Chậm trễ một cách phi lý" trong việc tiếp nhận hàng hoá, hay lấy lại hàng hoặc trong việc trả tiền hàng hay các chi phí bảo quản là một trong những điều kiện để bên có nghĩa vụ bảo quản hàng hoá có thể bán hàng này. Vậy hiểu thế nào là "chậm trễ một cách phi lý"?
"Chậm trễ một cách phi lý" là trường hợp một bên trong hợp đồng sử dụng những lý do không chính đáng để chậm trễ
204 Switzerland 17 May 1994 Appellate Court Vaud (Industrial machinery case), xem tại:
205 Germany 28 October 1999 Appellate Court Braunschweig (Frozen meat case), xem tại:
trong việc tiếp nhận hàng hoá, lấy lại hàng hoá, hoặc trong việc trả tiền hàng... Ví dụ, người bán Việt Nam giao hàng kém chất lượng cho người mua nước ngoài. Hàng được giao thành một đợt, theo đó hợp đồng không quy định về các trường hợp miễn trách cho hai bên trong hợp đồng. Trong khi thực hiện hợp đồng, người bán đã giao hàng có phẩm chất không đạt yêu cầu so với quy định trong hợp đồng. Người mua yêu cầu trả lại hàng và yêu cầu huỷ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người bán lấy lý do không thể huy động tiền để trả lại cho người mua ngay do đã dùng số tiền hàng để đầu tư lĩnh vực khác và yêu cầu trả tiền sau 15 ngày. Sau 15 ngày, người bán vẫn đưa ra lý do trên đề nghị trả chậm cho người mua và không đưa ra được giấy tờ chứng minh việc sử dụng số tiền hàng đã được đầu tư theo yêu cầu của người mua. Đây có thể được coi là một trường hợp "chậm trễ một cách phi lý" và người mua có thể bán lại lô hàng cho một bên thứ ba sau khi đã thông báo cho người bán một cách hợp lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top