VI. Mục 2- Các trường hợp miễn trách nhiệm - 86
Mục 2- Các trường hợp miễn trách nhiệm
24. CISG quy định như thế nào về trường hợp miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế?
CISG có quy định về miễn trách (Exemption of Liability) tại các Điều 79 và 80, theo đó, một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện đó là do
(1) một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó (Điều 79); hoặc (2) hành vi hoặc thiếu sót của bên còn lại trong hợp đồng (Điều 80). Tuy nhiên, bên không thực hiện phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian hợp lý (Điều 79.4) và chỉ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong khoảng thời gian tồn tại trở ngại đó.
Khi bình luận về điều khoản miễn trách này, Ban thư ký CISG đã đưa ra các ví dụ để minh họa để làm rõ hơn về vấn đề này. Ví dụ, theo hợp đồng thì bên bán giao cho bên mua một
176 United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980, Official Records, Documents of the Conference and Summary Records of the Plenary Meetings and of the Meetings of the Main Committee, 1981, page 55-56.
hàng hóa đặc định, không thể thay thế. Tuy nhiên trước khi rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang người mua, toàn bộ số hàng đã bị cháy rụi. Theo Điều 79, người bán được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không giao hàng theo quy định của hợp đồng nhưng người mua cũng không phải trả tiền cho số hàng hóa đó.
Cũng trong tình huống nói trên, nếu như hàng hóa là 500 thiết bị máy thông thường, người bán có nghĩa vụ phải giao cho người mua 500 thiết bị máy thay thế khác bởi lẽ hàng hóa này là thông thường, người bán có thể tìm nguồn hàng thay thế. Nếu hàng hóa không được giao đúng như quy định của hợp đồng, người bán sẽ không được miễn trách chiếu theo điều 79 CISG. Hay giả dụ nếu như người bán không thể đóng gói hàng hóa bằng loại vỏ nhựa như thỏa thuận giữa hai bên, người bán có nghĩa vụ đóng gói bằng loại vỏ tương tự khác chứ không thể không giao hàng. Khi đó, người mua sẽ không thể hủy bỏ hợp đồng nhưng sẽ có quyền yêu cầu giảm giá hàng hóa theo Điều 50 của CISG.
25. "Trở ngại" theo quy định tại Điều 79 CISG có giống với "bất khả kháng" theo quy định của pháp luật Việt Nam không? Trong thực tiễn áp dụng Điều 79 CISG, những trường hợp nào các bên được hưởng miễn trách?
Theo quy định tại Điều 79 CISG và theo thực tiễn áp dụng Điều này, một trở ngại được xem là trường hợp miễn trách phải thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau: (1) xảy ra ngoài tầm kiểm
soát của các bên; (2) không thể lường trước một cách hợp lí tại thời điểm kí kết hợp đồng; (3) sự kiện và hậu quả của nó không thể tránh được hoặc không thể khắc phục được.
Đối chiếu với khái niệm bất khả kháng trong pháp luật Việt Nam (Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015), có thể thấy khái niệm "trở ngại khách quan" tại Điều 79 CISG là tương tự với khái niệm "bất khả kháng" trong pháp luật Việt Nam.
Có thể hiểu rõ hơn về các điều kiện này thông qua thực tiễn xét xử các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Đối với điều kiện (1), một phán quyết của hội đồng trọng tài đã cho rằng điều kiện này được thỏa mãn khi cơ quan chính quyền địa phương đã từ chối xác nhận tính an toàn của hàng hóa dẫn đến việc người mua không thể nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, do đó người mua được miễn trách do không tiếp nhận hàng
hóa. Một phán quyết của hội đồng trọng tài ở Bungari cũng đã
đưa ra nhận xét tương tự khi cho rằng lệnh cấm xuất khẩu than ra nước ngoài của chính phủ là vượt ngoài tầm kiểm soát của người bán.
Về điều kiện (2), một tòa án của Hà Lan đã đưa ra nhận định rằng việc người bán không thể thu mua được bột sữa thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu (nước người mua)
177 Russia 22 January 1997 Arbitration proceeding 155/1996, xem tại:
178Bulgaria 24 April 1996 Arbitration Case 56/1995 (Coal case), xem tại:
không được coi là một trở ngại theo Điều 79, do người bán đã biết rõ về quy định kỹ thuật đối với bột sữa tại nước ngoài mua tại thời điểm ký kết hợp đồng. Tương tự như vậy, việc nước người bán cấm xuất khẩu than và nước người mua cấm trả các khoản nợ nước ngoài đều không thỏa mãn điều kiện thứ hai của Điều 79 do các bên đã biết đến các quy định này vào lúc giao kết hợp đồng.
Đối với điều kiện (3), thực tiễn xét xử cho thấy, các phán quyết của tòa án và trọng tài không công nhận một số trường hợp sau là một "trở ngại" theo Điều 79 do không thỏa mãn
khoản 3 của điều này: nhà cung cấp của người bán phải đóng cửa nhà máy sản xuất hàng hóa trong trường hợp khẩn cấp, số lượng hàng hóa giảm và giá của hàng hóa tăng lên tại nước người bán do có một đợt mưa lớn kéo dài... Cơ quan giải quyết tranh chấp cho rằng trong các trường hợp trên, người bán có thể phòng tránh và khắc phục được hậu quả của trở ngại và do đó, người bán sẽ không được hưởng miễn trừ.
179 Netherlands 2 October 1998 District Court 's-Hertogenbosch (Malaysia Dairy Industries v. Dairex Holland), xem tại:
180Bulgaria 24 April 1996 Arbitration Case 56/1995 (Coal case), xem tại:
181 ICC Arbitration Case No. 7197 of 1992 (Failure to open letter of credit and penalty clause case), xem tại
182Russia 16 March 1995 Arbitration proceeding 155/1994 (Metallic sodium case), xem tại:
183Germany 4 July 1997 Appellate Court Hamburg (Tomato concentrate case), xem tại:
26. Điều 79 CISG có bao gồm cả việc miễn trách cho người bán nếu họ giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng không?
Đến thời điểm hiện tại, liệu Điều 79 có bao gồm cả việc miễn trách cho người bán nếu họ giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hay không vẫn là một vấn đề pháp lý đang gây tranh cãi giữa các nhà thực hành luật. Hội đồng Tư vấn CISG (Bộ Quan điểm Số 7) cho rằng rất hiếm trường hợp người bán có thể vận dụng được Điều 79 để miễn trách cho việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Họ cho rằng có điều này sở dĩ là vì thuật ngữ "impediment" (tạm dịch là trở ngại) hàm ý là sự kiện trở ngại khách quan, nằm bên ngoài, xảy đến với người bán và hàng hoá, do đó loại trừ luôn khả năng việc hàng hoá không phù hợp có thể được tuyên bố miễn trách nhiệm trong phạm vi điều chỉnh của Điều 79.
Tuy nhiên trong trường hợp hàng hoá mang tính độc nhất, không thay thế được và có thể đã không còn tồn tại vào thời điểm ký kết hợp đồng và trước khi rủi ro được chuyển giao sang người mua, Hội đồng tư vấn CISG cho rằng người bán có thể được miễn trách, miễn là người bán chứng minh được họ không hề biết hoặc lường đến khả năng hàng hoá có thể bị phá huỷ như vậy vào thời điểm ký kết hợp đồng. Thực tiễn pháp lý về CISG được tổng hợp bởi UNCITRAL đã từng ghi nhận một trường hợp trong đó người bán được tuyên bố miễn trách từ việc giao hàng không phù hợp với
hợp đồng. Trong tranh chấp này, người bán giao hàng cho người mua và hàng được giao đã không đáp ứng được các dung sai mà hợp đồng cho phép đối với hàng hóa này. Tòa án nhận định rằng, trong trường hợp mà việc sản xuất và chế tạo các nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng hóa của người bán nằm ngoài tầm kiểm soát của họ và người bán đã hành động một cách thiện chí, thì người bán có thể dựa vào Điều 79 để hưởng miễn trách.
27. CISG quy định thế nào về việc miễn trách do lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng?
Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, khi một bên vi phạm hợp đồng, rất thường xảy ra tình huống họ viện dẫn lỗi của một bên thứ ba có tham gia một phần vào việc thực hiện hợp đồng để được hưởng miễn trách. Bên thứ ba này phải là một bên độc lập với bên vi phạm (nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà thầu phụ, công ty logistics, ngân hàng... của bên vi phạm). Vì thế, các nhân viên hay người làm công của bên vi phạm không được coi là bên thứ ba theo quy định của điều khoản này.
Theo quy định tại Điều 79.2 CISG, trong hoàn cảnh này, bên vi phạm sẽ chỉ được miễn trách nếu như: (1) bên vi phạm được miễn trách theo Điều 79.1 (tức là việc bên thứ ba không thực hiện hợp đồng cấu thành môt trường hợp bất khả kháng đối với bên vi phạm); và (2) bên thứ ba cũng được miễn trách khi áp
184 France 19 January 1998 District Court Besançon (Flippe Christian v. Douet Sport Collections). Có sẵn tại
dụng các điều kiện tại Điều 79.1cho bên đó (hay nói cách khác, bên thứ ba không thực hiện hợp đồng là do gặp bất khả kháng). Lưu ý là cả hai điều kiện nói trên phải được đồng thời đáp ứng.
Điều 79.2 được áp dụng một cách rất hạn chế và thận trọng trong thực tiễn, đặc biệt khi bên thứ ba được viện dẫn là nhà cung cấp của bên bán. Về nguyên tắc, khi nhà cung cấp vi phạm nghĩa vụ giao hàng với người bán (ví dụ không giao hàng, hay giao hàng muộn), người bán phải chịu trách nhiệm với người mua về việc này vì đã chọn nhà cung cấp tồi; mặt khác, trong mọi trường hợp, người bán luôn có thể tìm một nhà cung cấp thay thế. Trường hợp ngoại lệ chỉ xảy ra khi nhà cung cấp là độc quyền, hay là nhà cung cấp duy nhất có thể cung cấp một lượng hàng đủ lớn theo đơn hàng của người mua; lúc này người bán không thể có một nhà cung cấp thay thế và được coi là gặp bất khả kháng khi nhà cung cấp này vi phạm hợp đồng với người bán (điều kiện (1) ở trên được đáp ứng).
Ngay trong trường hợp này thì người bán vẫn không được miễn trách nếu điều kiện (2) chưa được thỏa mãn, bởi vì, trong mọi tình huống, khi nhà cung cấp vi phạm hợp đồng với người bán thì nhà cung cấp này sẽ phải bồi thường theo hợp đồng giữa anh ta và người bán; và người bán sẽ phải bồi thường cho người mua do vi phạm hợp đồng với người mua. Điều kiện (2) chỉ xảy ra khi chính nhà cung cấp của người bán vi phạm hợp đồng là do gặp phải trường hợp bất khả kháng (ví dụ do gặp phải động đất hay thiên tai) khiến cho họ không thể cung cấp hợp đồng cho người bán. Trường hợp này, người bán sẽ không nhận được
khoản bồi thường nào (do nhà cung cấp được miễn trách).
Theo phán quyết của một hội đồng trọng tài, việc bên cung cấp hàng hóa của người bán không thể tiếp tục sản xuất hàng hóa do người bán không thể trả trước cho bên cung cấp một khoản tiền lớn không được xem là một "trở ngại" do người bán phải tự đảm bảo được nguồn tài chính cho nhà cung
cấp của mình.
28. Hậu quả pháp lý của quy định miễn trách theo CISG?
Về hậu quả pháp lí của việc miễn trách, theo Điều 79.5, mặc dù bên vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gặp phải một trở ngại, bên bị vi phạm vẫn có quyền áp dụng các chế tài còn lại theo quy định của CISG, bao gồm:
- Yêu cầu giảm giá hàng hoá (Điều 50);
- Buộc thực hiện hợp đồng (Điều 46, Điều 62;
- Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng (Điều 49, Điều 64);
- Thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm (Điều 78).
Điều 79.5 được viện dẫn trong thực tiễn xét xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Ví dụ trong tranh chấp Flippe
185 Germany 21 March 1996 Hamburg Arbitration proceeding (Chinese goods case), xem tại:
186 Para 9 của Ngoài ra, vấn đề này cũng đã được thảo luận trong bài viết của Chengwei Luu
tạ
Christian v. Douet Sport Collections, người bán được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá không phù hợp hợp đồng, cụ thể là hàng hoá (quần áo thể thao) bị co lại sau khi giặt. Việc vi phạm này được miễn trách là do nó nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán. Toà án cho rằng bên mua không có quyền hủy bỏ hợp đồng hay đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 79 nhưng có quyền đòi giảm giá hàng hóa liên quan đến số quần áo không phù hợp với hợp đồng này.
29. Một bên trong hợp đồng có được chấm dứt hợp đồng khi xảy ra trở ngại quy định tại Điều 79.1 của CISG hay không?
Về cơ bản, bên vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong thời gian diễn ra trở ngại mà thôi. Ví dụ, trong hợp đồng bên A ở Thái Lan bán bột dinh dưỡng cho bên B tại Việt Nam theo điều kiện FOB Cảng Laem Chabang Incoterms 2010. Luật áp dụng là CISG. Theo quy định của hợp đồng, bên A phải giao hàng lên tàu do bên B chỉ định không muộn hơn ngày 30/01/2015. Nhưng tại thời điểm giao hàng, cảng Laem Chabang phải đóng cửa do có sự kiện đảo chính quân sự tại Thái Lan. Sự kiện đóng cửa này kéo dài từ ngày 29/01/2015 đến hết ngày 03/02/2015 khiến bên A không thể giao hàng theo đúng thời hạn của hợp đồng. Sự kiện này là bất khả kháng và bên A được miễn trách theo Điều 79. Tuy nhiên thời hạn miễn trách này chỉ được diễn ra trong đúng
187 France 19 January 1998 District Court Besançon (Flippe Christian v. Douet Sport Collections), xem tại:
thời gian từ ngày 29/01 - 03/02/2015. Qua thời hạn trên, bên A phải thực hiện tất cả các biện pháp trong khả năng của mình để giao hàng lên tàu cho bên B. Bất cứ sự chậm trễ giao hàng nào ngoài thời hạn cảng đóng cửa từ 29/01 - 03/02, bên A không được viện dẫn sự kiện bất khả kháng đảo chính nêu trên để miễn trách nhiệm.
Nếu như CISG quy định việc miễn trách nhiệm trong thời gian tồn tại sự kiện bất khả kháng, thì Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định bên gặp bất khả kháng được miễn trách trong thời gian tồn tại bất khả kháng và cả thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả của bất khả kháng (Điều 296). Luật Thương mại năm 2005 cũng nêu rõ nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá một thời hạn nào đó thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng. CISG không quy định về quyền chấm dứt hợp đồng của bên gặp bất khả kháng.
Lịch sử soạn thảo của CISG cũng cho thấy rằng, các nhà soạn thảo đã bỏ đi từ "chỉ" (only) trong Điều 65.3 dự thảo CISG (trở thành Điều 79 sau này). Theo một học giả, việc sửa đổi này là để tránh suy luận cho rằng nghĩa vụ của bên bị ảnh
hưởng sẽ phải tiếp tục được thực hiện sau khi trở ngại chấm dứt mặc dù thời gian diễn ra trở ngại là quá dài. Theo một học giả khác, việc loại bỏ từ "chỉ" trong bản dự thảo đã cho phép bên bị
188 Article 65 of the 1978 Draft states that "The exemption provided by this article has effect only for the period during which the impediment exists".
189 John O. Honnold, Uniform Law for International Sales Under the 1980 United Nations Convention, 2d ed., (Kluwer Law International 1991) 548.
ảnh hưởng viện dẫn luật để được chấm dứt hợp đồng. Nguyên nhân của việc sửa đổi này chính là do các nhà soạn thảo lo ngại rằng hoàn cảnh của các bên sau khi trở ngại chấm dứt sẽ thay đổi một cách hết sức cơ bản dẫn đến sự bất hợp lý khi buộc bên bị ảnh hưởng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Như vậy, khả năng một bên có được chấm dứt hợp đồng hay không sẽ có thể phụ thuộc vào nội luật và hợp đồng giữa các bên.
Như vậy, khi soạn thảo hợp đồng do CISG điều chỉnh, để tránh các tranh cãi, các bên nên quy định trong điều khoản bất khả kháng một khoảng thời gian cụ thể mà nếu bất khả kháng kéo dài quá thời gian này, một trong các bên có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Thời gian này là bao nhiêu phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng, của hàng hóa và thời hạn thực hiện hợp đồng (có thể tham khảo thời hạn được quy định tại Điều 26 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).
30. Nếu có trở ngại xảy ra thoả mãn quy định của Điều 79 CISG, bên được miễn trách có được quyền dừng thực hiện nghĩa vụ mà không thông báo cho bên bị vi phạm hay không?
Theo Điều 79.4 CISG, bên không thực hiện nghĩa vụ của mình phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu thông báo không tới được bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở
190 Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law (Manz: Vienna 1986) 102 n.423.
ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo. Theo các nhà soạn thảo, những thiệt hại này chỉ là những thiệt hại xảy ra do bên bị vi phạm không nhận được thông báo chứ không phải là những
thiệt hại xảy ra do việc không thực hiện nghĩa vụ của bên gặp trở ngại. Ví dụ như khi bên bán vì trở ngại theo Điều 79.1 mà không thể giao hàng theo hợp đồng, người bán cần phải thông báo ngay với người mua để người mua không mở L/C không
thanh toán. Nếu do chậm trễ trong thông báo thì người bán vẫn được miễn trừ nghĩa vụ giao hàng nhưng sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại của người mua do đã mở L/C.
31. Điều khoản Hardship (thay đổi hoàn cảnh cơ bản) có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 79 không?
Quan điểm số 7 của Hội đồng tư vấn CISG cho rằng một sự thay đổi hoàn cảnh khi không thể được tiên liệu một cách hợp lý, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở nên vô cùng khó khăn hoàn toàn có thể được xem là cơ sở miễn trách theo Điều 79. Khi xảy ra Hardship, thực tiễn xét xử cho thấy toà án và trọng tài có xu hướng cân nhắc việc giảm trừ hay miễn trách một cách tương thích với Điều 79 của CISG và dựa trên các nguyên tắc chung của CISG.
Tuy nhiên, thực tiễn các án lệ tổng hợp bởi UNCITRAL
191 United Nations Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980, Official Records, Documents of the Conference and Summary Records of the Plenary Meetings and of the Meetings of the Main Committee, 1981, trang 55-56.
cũng cho thấy có nhiều sự thay đổi hoàn cảnh (ví dụ điển hình nhất là sự biến động về giá cả trên thị trường hàng hoá) tuy gây ra sự thiệt hại đáng kể hoặc rất khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng nhưng những sự thay đổi như vậy là các rủi ro bình thường trong giao dịch thương mại mà các bên với tư cách là những đối tác thương mại trong ngành buộc phải biết hoặc tiên liệu đến. Những sự thay đổi hoàn cảnh như vậy có thể không được xem là điều kiện để miễn trách theo Điều 79. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp này thường gây tổn hại nghiêm trọng đến một trong hai bên. Do đó để cân bằng quyền và lợi ích cũng như thể hiện nguyên tắc thiện chí trong thương mại, tốt nhất các bên vẫn soạn thảo bổ sung điều khoản Hardship theo khuyến nghị của ICC. Ví dụ, trong trường hợp phòng khi có sự biến động về giá cả trên thị trường quá lớn, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành công nghiệp sữa có thể đàm phán để đưa vào trong hợp đồng một điều khoản như: "Nếu sự biến động về giá cả trên thị trường theo giá GDT (Global Dairy Trade - Giá tham chiếu sản phẩm về sữa trên toàn cầu) vượt quá biên độ 60% so với giá được thoả thuận trong hợp đồng, bên bán có quyền đàm phán lại các điều kiện về giá và thanh toán".
32. Có nên soạn thảo điều khoản miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không hay chỉ cần viện dẫn quy định của CISG là đủ?
Doanh nghiệp nên soạn thảo điều khoản miễn trách trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thay vì chỉ trông đợi hoàn toàn vào quy định của CISG. Với tư cách là một điều ước quốc
tế với mục tiêu tạo ra một quy phạm thực chất thống nhất, CISG không thể quy định một cách chi tiết và bao trùm tất cả vấn đề có khả năng phát sinh tranh chấp liên quan đến bất khả kháng (ví dụ không quy định về quyền chấm dứt hợp đồng khi bất khả kháng kéo dài). Do đó doanh nghiệp nên cân nhắc đàm phán để có được nguồn luật bổ sung phù hợp được áp dụng tại các vấn đề tranh chấp không thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 6 CISG (tự do hợp đồng).
Nguồn luật bổ sung có thể là Bộ nguyên tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế PICC 2010. Tương tự với "trở ngại" quy định dưới Điều 79 CISG, PICC 2010 quy định về bất khả kháng tại Điều 7.1.7 với tên gọi là "Force majeure" - vốn là tên gọi được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Điều khoản này được xây dựng trên cơ sở kế thừa Điều 79 CISG nhưng phạm vi áp dụng rộng hơn đối với tất cả các hợp đồng thương mại quốc tế chứ không chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng Điều khoản mẫu về bất khả kháng của ICC, ấn phẩm số 650 được ban hành năm 2003. So với PICC hay CISG, điều khoản mẫu của ICC không những liệt kê các tiêu chí để được xem là bất khả kháng mà còn liệt kê các sự kiện được xem là bất khả kháng trong thực tiễn kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp có thể nhận dạng bất khả kháng một cách dễ dàng hơn.
a
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top