VI. Mục 1- Chuyển rủi ro đối với hàng hóa

PHẦN 6

CÁC VẤN ĐỀ

VỀ CHUYỂN RỦI RO, BẤT KHẢ KHÁNG VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA


Mục 1- Chuyển rủi ro đối với hàng hóa

24. CISG có đề cập đến việc chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua tại Chương IV (Điều 66-70). Vậy, rủi ro ở đây được hiểu là như thế nào?

Điều 66 Công ước Viên năm 1980 nêu rõ rủi ro đối với hàng hóa chính là những mất mát hay tổn thất đối với hàng hóa. Sự mất mát của hàng hoá bao gồm các trường hợp hàng hóa không thể được tìm thấy, đã bị đánh cắp hoặc đã được chuyển giao cho người khác. Sự tổn thất của hàng hóa bao gồm hàng

hóa bị phá hủy toàn bộ, sự hư hỏng, giảm sút chất lượng hàng hóa và sự thiếu hụt số lượng của hàng hoá trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ. Tuy nhiên, thực tiễn vận dụng CISG cho thấy một số tòa án vẫn áp dụng Điều 66 CISG đối với một số rủi

ro khác ngoài sự mất mát hay tổn thất hàng hóa như sự chậm trễ của nhà chuyên chở sau khi người bán chuyển hàng hóa cho nhà chuyên chở, hay các quy định của chính phủ cấm kinh doanh các mặt hàng mà hai bên mua bán.



166 UNICITRAL, Digest of Case Law on the United Nation Convention on Contracts for the Internationsal Sale of Goods, 2012 edn, trang 315.

167 UNICITRAL, Digest of Case Law on the United Nation Convention on Contracts for the Internationsal Sale of Goods, 2012 edn, trang 315.

168 Tribunal Cantonal Valais, Swizerland, 1997, xem tại:

169 Hof van Beroep Ghent, Belgium, 2004, xem tại:


25. Trong mọi trường hợp, người mua có phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng nếu rủi ro về mất mát hay tổn thất hàng hóa đã chuyển sang người mua hay không?

Điều 66 CISG có quy định rằng khi hàng hóa đã bị mất mát hay tổn thất sau khi rủi ro được chuyển sang cho người mua thì người mua sẽ phải gánh chịu rủi ro đó và phải thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán. Tuy nhiên, trong trường hợp sự hư hỏng hay mất mát đó là do hành động hay thiếu sót của người bán, thì người mua sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. Ví dụ, người bán đóng gói hàng sai quy tắc và chỉ dẫn sai về cách bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, thì mặc dù rủi ro đã được chuyển sang người mua, người mua sẽ không phải thanh toán tiền cho lô hàng đó. Thực tiễn xét xử ghi nhận nhiều phán quyết của tòa án và hội đồng trọng tài tuyên người mua không phải thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trong trường hợp rủi ro đối với sự mất mát và tổn thất hàng hóa đã được chuyển sang người mua. Trong một tranh chấp về hợp

đồng CIF mua bán chất hóa học, trọng tài đã cho rằng người

bán phải chịu trách nhiệm về sự hư hỏng hàng hóa do người bán đã không cung cấp những thông tin về nhiệt độ để bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển như đã thỏa thuận. Do đó, người mua không phải thanh toán tiền hàng mặc dù rủi ro về tổn thất hàng hóa đã được chuyển sang người mua. Tuy



170 China 23 February 1995 CIETAC Arbitration proceeding (Jasmine aldehyde case). Có sẵn tại: (truy cập ngày 21/4/2016).


nhiên cần lưu ý rằng, người mua để quy trách nhiệm cho bên bán và thoát khỏi nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp này cần phải chứng minh rằng sự hư hỏng hay tổn thất của hàng hóa là do hành vi hay sơ suất của người bán.

26. Nếu có sự xung đột về chuyển rủi ro theo Incoterms và CISG, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?

Incoterms là một tập quán thương mại quốc tế phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Khi các bên thỏa thuận điều kiện cơ sở giao hàng được quy định bởi Incoterms thì đồng nghĩa với việc những quy định về vấn đề chuyển rủi ro cũng sẽ được giải thích và áp dụng tuân theo Incoterms, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Điều này cũng phù hợp với quy định của Điều 9.1,

Công ước Viên năm 1980, theo đó, các bên bị điều chỉnh bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và các tập quán thương mại quốc tế phổ biến. Tóm lại, nếu hợp đồng mua bán dẫn chiếu đến các điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterms và có sự xung đột về chuyển rủi ro theo Incoterms và Công ước, thì các quy định về chuyển rủi ro trong Incoterms sẽ được ưu tiên áp dụng. Cũng cần phải lưu ý rằng các quy định về chuyển rủi ro trong CISG được áp dụng một cách hạn chế, chỉ khi các bên không thỏa thuận một điều kiện thương mại thì các quy định

theo CISG mới được áp dụng.



171 Fritz Enderlein & Dietrich Maskow, International Sales Law: United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Oceana (1992) trang 257.


27. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định như thế nào theo quy định của CISG?

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những sự kiện làm mất mát, hư hỏng hàng hóa như cướp biển, bão đánh chìm tàu chở hàng... Trong những trường hợp đó, yêu cầu đặt ra là phải xác định được trách nhiệm gánh chịu rủi ro về hàng hóa thuộc về ai. Nếu hai bên không thỏa thuận về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng thì sẽ phải áp dụng quy định của pháp luật. Theo CISG (Điều 67, 68, 69), thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua sẽ được xác định trong các trường hợp như sau:

- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Nếu người bán không buộc phải giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về hàng hóa được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người vận

chuyển đầu tiên. Quy định này có thể được minh họa bởi phán quyết của tòa án trong tranh chấp Pizza cartons case, người mua đòi người bán bồi thường thiệt hại đối với tổn thất của hàng hóa gây ra bởi người chuyên chở. Tuy nhiên, tòa án đã

áp dụng điều 67.1, cho rằng rủi ro đối với tổn thất hàng hóa được chuyển giao cho người chuyên chở và người bán không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa gây ra bởi người chuyên chở.

172 Germany 13 April 2000 Lower Court Duisburg (Pizza cartons case). Xem tại:


- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại một địa điểm xác định thì người mua sẽ không phải gánh chịu rủi ro nếu hàng hóa chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đó.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên đường vận chuyển: Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, có nhiều trường hợp người bán buộc phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng đang trên đường vận chuyển. Điều 68 Công ước Viên năm 1980 quy định rằng, trong trường hợp hàng hóa được bán trên đường vận chuyển, người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh chỉ ra một thỏa thuận ngầm rằng người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Nhưng người mua sẽ không phải chịu rủi ro về hàng hóa nếu người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự kiện mất mát hay hư hỏng đó tại thời điểm giao kết hợp đồng mà không thông báo về điều đó cho người mua.

- Trong các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên: Với những trường hợp không nằm trong các trường hợp trên đây thì rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng tại trụ sở của người bán, hoặc nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì người mua sẽ phải chịu rủi ro kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của anh ta. Lưu ý rằng việc người mua sử dụng dịch vụ nhà chuyên chở đến nhận hàng sẽ không ngăn cản việc rủi ro được chuyển sang người


mua tại thời điểm nhận hàng đó, ngay cả khi trong hợp đồng thỏa thuận người mua sẽ đến nhận hàng.

Nếu người mua phải nhận hàng tại một địa điểm khác với nơi trụ sở của người bán thì thời điểm rủi ro được chuyển giao là khi đã đến thời hạn giao hàng theo quy định của hợp đồng và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình.

28. Người mua có phải chịu rủi ro đối với mất mát và tổn thất hàng hoá trong trường hợp những hàng hoá này chưa được đặc định hóa theo quy định của Điều 67 CISG không?

Hàng được đặc định hóa là hàng phân biệt được với các hàng cùng loại bởi những đặc điểm riêng, được xác định bằng cách ghi mã hiệu trên hàng hóa hoặc đi kèm các chứng từ vận chuyển, bằng một thông báo gửi người mua, hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác, ví dụ như hàng hóa được đóng gói riêng và ghi tên người mua ở bên ngoài... Theo CISG (Điều 67.2), người mua sẽ không phải gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa trong trường hợp hàng chưa được đặc định hóa rõ ràng. Thực tiễn pháp lý cho thấy nhiều phán quyết của tòa án và trọng tài cho rằng hàng được đặc định hóa bằng cách miêu tả trong chứng từ vận chuyển, ví dụ như trong vụ án Pizza cartons

case hay một tranh chấp khác được giải quyết tại một hội

đồng trọng tài ở Nga.


173Germany 29 October 2002 Appellate Court Schleswig-Holstein (Stallion case). Xem tại

174 Germany 13 April 2000 Lower Court Duisburg (Pizza cartons case). Xem tại:

175 Russia 30 December1998 Arbitration proceeding 62/1998. Xem tại:     

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: