V. Mục 1- Hủy bỏ hợp đồng
PHẦN 5
HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Mục 1- Hủy bỏ hợp đồng
24. Người mua được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp nào?
Điều 49.1 CISG quy định việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng thì người mua có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên cạnh đó, người mua còn có thể hủy bỏ hợp đồng nếu người bán không giao hàng trong thời gian bổ sung hợp lý đã được người mua gia hạn thêm cho họ hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này. Theo Điều 72.1 CISG, nếu trước thời điểm bên bán phải thực hiện hợp đồng, có dấu hiệu rõ ràng về việc người bán sẽ vi phạm cơ bản thì người mua cũng được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có quy định chế tài hủy bỏ hợp đồng, theo đó các bên được hủy hợp đồng nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Như vậy, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và CISG có điểm chung về quyền của bên bị hại được hủy bỏ hợp đồng nếu bên kia có vi phạm cơ bản, mặc dù khái niệm vi phạm cơ bản của hai văn bản là không hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt lớn nhất giữa luật Việt Nam và CISG nằm ở chỗ CISG cho
phép người mua được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ngay cả khi bên bán chưa đến hạn phải thực hiện hợp đồng, nhưng đã có dấu hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ có vi phạm cơ bản hợp đồng. Đây là một quy định tiến bộ của CISG nhằm giúp bên bị vi phạm chủ động hơn, đặc biệt khi bên kia cố ý hoặc tuyên bố rõ ràng ý định không thực hiện hợp đồng.
25. Người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp nào?
Theo Điều 64.1, người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, khi người mua không thực hiện một nghĩa vụ hợp đồng hoặc quy định của Công ước cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng.
Thứ hai, khi người mua không thanh toán hoặc không nhận hàng hoặc tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung được người bán ấn định.
Ngoài ra, theo Điều 72.1 CISG, nếu trước thời điểm bên mua phải thực hiện hợp đồng, có dấu hiệu rõ ràng về việc người mua sẽ vi phạm cơ bản (ví dụ bên mua lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán) thì người bán cũng được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng.
Luật Việt Nam đưa ra các trường hợp để một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng, đó là khi xảy ra các trường hợp mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, hoặc khi một bên vi
phạm cơ bản hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại năm 2005). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 chưa quy định về quyền của một bên được hủy bỏ hợp đồng khi bên kia không thực hiện hợp đồng trong thời hạn đã được gia hạn thêm. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định thêm về vấn đề này tại khoản 1 Điều 424: "Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng."
26. Vi phạm cơ bản là gì? Dựa vào những yếu tố nào để xác định vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản?
Điều 25 CISG định nghĩa vi phạm cơ bản như sau: "Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không thể tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự". Vi phạm hợp đồng bị coi là vi phạm cơ bản theo Công ước Viên năm 1980 phải thỏa mãn các yếu tố sau: (1) Vi phạm hợp đồng của bên vi phạm phải gây thiệt hại cho bên bị vi phạm đến mức tước đi đáng kể những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng; (2) bên vi phạm lường trước được thiệt hại đó.
Các nhà bình luận diễn giải rằng, để đáp ứng điều kiện thứ nhất, vi phạm của một bên phải gây ra thiệt hại nghiêm trọng,
làm mất đi một phần quan trọng điều mà bên kia có quyền chờ đợi từ hợp đồng. Có thể hiểu, điều mà bên bị vi phạm chờ đợi từ hợp đồng chính là mục đích mà người này hướng đến khi ký hợp đồng. Như vậy, nếu hàng hoá người bán giao không phù
hợp với mục đích sử dụng của người mua, đó là vi phạm cơ bản. Ví dụ, người mua nhập một lô hàng hoa quả tươi về với mục đích bán lại, việc người bán giao hoa quả héo, hỏng, dập, làm cho người mua không thể bán lại được lô hàng đó, thì vi
phạm của người bán được coi là vi phạm cơ bản. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, việc người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng không phải bao giờ cũng cấu thành vi phạm cơ bản. Trong trường hợp nói trên, nếu hoa quả chỉ bị dập nát một phần do quá trình chuyên chở và vẫn có thể được đem bán thì người mua không thể huỷ hợp đồng (với lý do đó là vi phạm cơ bản) mà chỉ được đòi giảm giá hay đòi bồi thường thiệt hại.
Trường hợp hàng được cung cấp theo đơn đặt hàng của người mua với những tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác (nếu sai thì không thể đưa vào sử dụng được) thì chỉ cần một sai lệch nhỏ so với đơn đặt hàng cũng có thể là cơ sở để khẳng định vi phạm cơ bản, mặc dù hàng hoá không hề bị giảm sút về mặt giá trị và vẫn có thể bán lại được.
Tính chất nghiêm trọng hay cơ bản của vi phạm cần được đánh giá trên tiêu chí khách quan, đó không thể là sự đánh giá của bên bị vi phạm đối với vi phạm, mà là sự đánh giá của "một người
130 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng đưa ra quy định tương tự (xem khoản 13 Điều 3).
bình thường" (reasonable person) khi xem xét các tình tiết của vi phạm và hậu quả của vi phạm đối với bên bị vi phạm.
Đối với điều kiện thứ hai "bên vi phạm lường trước được hậu quả của vi phạm", như đã phân tích ở trên, người bán giao hàng không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua sẽ bị coi là gây ra thiệt hại nghiêm trọng hay đáng kể cho người mua. Tuy vậy, nếu như người bán không thể biết được mục đích đó, và vì vậy, không thể lường trước được rằng, hàng hoá được giao sẽ khiến cho người mua bị thiệt hại nghiêm trọng, thì lúc này, vi phạm của người bán không thể bị coi là vi phạm cơ bản.
Nếu trong đơn đặt hàng, người mua đã nhấn mạnh về nhu cầu cần hàng gấp của mình mà người bán giao hàng chậm, dù chỉ là trong một thời gian ngắn, thì vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản. Trong trường hợp này, rõ ràng người bán đã biết được hậu quả của việc giao hàng chậm cho người mua.
Việc bên vi phạm có lường trước được hậu quả của vi phạm hay không phải được đánh giá một cách khách quan. Nghĩa là, không thể dựa vào ý chí chủ quan của bên vi phạm (biết hay không biết) mà phải dựa vào việc nhìn nhận ý chí đó từ vị trí của người thứ ba (bên vi phạm biết hay phải biết; không biết hay không thể biết). Khi trong hợp đồng đã quy định rõ một nghĩa
131 Một số tác giả bình luận rằng, vi phạm cơ bản là vi phạm mà nếu một bên khi ký kết hợp đồng biết trước được bên kia vi phạm thì sẽ không ký hợp đồng. Cách tiếp cận này thiên về tiêu chí chủ quan của bên bị vi phạm và ít được áp dụng trong thực tế. Các toà án và trọng tài thường dựa vào tiêu chí khách quan là chủ yếu, hoặc kết hợp cả hai tiêu chí khách quan và chủ quan để đánh giá vi phạm cơ bản.
vụ nào đó là quan trọng, thì bên vi phạm không thể lập luận rằng anh ta đã không biết đến điều đó. Nếu trong hợp đồng không có quy định như vậy thì các tài liệu giao dịch giữa các bên trong quá trình đàm phán cũng có thể được dùng làm bằng chứng. Ngay cả khi trong hợp đồng và trong các tài liệu có liên quan đều không quy định, điều này vẫn có thể được chứng minh bằng cách lập luận rằng một nhà kinh doanh thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh đó, cần phải biết điều đó. Ví dụ khi kinh doanh các mặt hàng mùa vụ, người bán biết và cần phải biết rằng thời gian giao hàng là yếu tố quan trọng đối với người mua.
Cần chú ý là, vi phạm cơ bản không nhất thiết phải là việc vi phạm một nghĩa vụ chủ yếu hay một nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Việc vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào, dù là nghĩa vụ phụ, nhưng mang đầy đủ các tiêu chí nêu tại Điều 25 thì được coi là vi phạm cơ bản. Ví dụ, người mua vi phạm nghĩa vụ cấm tái xuất hàng hoá sang nước thứ ba, người mua vi phạm nghĩa vụ cung cấp bao bì phù hợp cho hàng hóa...
27. Việc người bán giao chậm hàng có cấu thành vi phạm cơ bản không?
Nhìn chung, giao hàng chậm không cấu thành một vi phạm cơ bản và trong trường hợp này, người mua không có quyền hủy bỏ hợp đồng.
132 Theo quy định của CISG, người mua phải gia hạn cho người bán một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ (Điều 47.1) và người mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu người bán vẫn không giao hàng trong thời hạn bổ sung đó (Điều 49.1.b).
Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, việc giao hàng chậm bị coi là vi phạm cơ bản. Đó là trường hợp mà các bên trong hợp đồng đã thoả thuận rằng thời hạn giao hàng là một yếu tố quan trọng: ví dụ, các hợp đồng "just-in-time delivery", các hợp đồng quy định giao hàng trong thời hạn ngắn nhất có thể được (in the quickest possible way), hoặc khi người bán đã được thông báo về nhu cầu về hàng gấp của người mua. Nếu hợp đồng quy định thời hạn giao hàng là một ngày cụ thể thì việc người bán không giao hàng vào ngày đó cấu thành một vi phạm cơ bản. Cũng như vậy, đối với hàng hoá theo mùa vụ, nếu hàng hoá được giao vào cuối hay sau mùa vụ thì đó là vi phạm cơ bản vì hàng hoá lúc đó sẽ mất giá trị thương mại và người mua mất đi khoản lợi mà họ mong đợi từ hợp đồng. Trong một tranh chấp, khi người bán đã được thông báo về việc người mua sau khi nhận hàng sẽ phải ngay lập tức giao hàng cho người thứ ba, trọng tài cho rằng người bán phải biết rằng thời hạn giao hàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người mua và vi phạm thời hạn đó cấu thành vi phạm cơ bản.
28. Trong trường hợp nào việc người bán giao hàng không phù hợp cấu thành vi phạm cơ bản?
Vi phạm về giao hàng không phù hợp chỉ được coi là vi phạm cơ bản khi sự không phù hợp đó là nghiêm trọng, là đáng
133 Xem bản án của Toà Phúc thẩm Mi-lan (Ý) ngày 20/3/1998: hợp đồng quy định thời hạn giao hàng là ngày 3/12/1990. Người bán không giao hàng vào ngày này, người mua ngay sau đó đã huỷ bỏ hợp đồng. Toà án khẳng định người bán vi phạm cơ bản hợp đồng và cho phép người mua hủy bỏ hợp đồng. Nguồn:
134 Xem phán quyết trọng tài ICC số 8128 năm 1995, nguồn:
kể. Có nhiều yếu tố để đánh giá tính nghiêm trọng hay đáng kể của một vi phạm về phẩm chất. Thông thường, toà án và trọng tài dựa vào 2 yếu tố chính sau đây: (i) đó có phải là sự không phù hợp với một tính chất quan trọng của hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận không; và (ii) sự không phù hợp đó có khiến cho người mua không thể sử dụng được hàng hoá vào mục đích mong muốn hay không.
(i) Tính chất quan trọng của hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận:
Nếu hai bên đã quy định rõ trong hợp đồng những nghĩa vụ mà hai bên cho là quan trọng, thì khi một bên không thực hiện một trong những nghĩa vụ này, bên đó không thể lập luận là anh ta không nhìn thấy trước được những thiệt hại có thể gây ra cho bên kia. Vì thế, thông thường toà án quyết định một vi phạm là cơ bản khi người bán giao hàng sai so với những đặc tính chủ yếu của hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Ví dụ, người bán cam kết giao nhôm cuộn với độ mỏng là 0.0125
+/- 0,0001 inches để sản xuất hộp nhôm nhưng lại giao nhôm có độ mỏng là 0,0118 inches, đây là một vi phạm cơ bản. Vụ việc thứ hai giữa hai bên Đức và Tây Ban Nha trong hợp đồng mua bán cà phê. Cà phê được giao chứa lượng axít êtylic cô đặc cao gấp 1,5 lần hàm lượng tối đa được chấp nhận theo Luật Thực phẩm và dược phẩm của Đức. Người mua chỉ ra rằng
135 Xem Phán quyết ngày 30/10/1991 của CIETAC (Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc), nguồn: Vụ việc tương tự: phán quyết trọng tài ICC số 6653, năm 1993, nguồn:
trong hợp đồng, hai bên quy định hàng hoá phải phù hợp với việc tiêu dùng tại Đức; mà cà phê với hàm lượng axit êtylic cô đặc cao như vậy sẽ không được phép đưa vào thị trường tiêu dùng của Đức. Bằng lập luận đó, người mua chứng minh thành công rằng người bán vi phạm một nghĩa vụ đã được quy định rõ ràng trong hợp đồng. Trong trường hợp này, Toà án quận Ellwangen (Đức) đã cho phép người mua hủy bỏ hợp đồng.
Tương tự như vậy, trong vụ Delchi v. Rotorex Corp., toà đã tuyên bố người bán vi phạm cơ bản hợp đồng khi 93% máy điều hoà nhiệt độ nén khí khi kiểm tra có khả năng làm lạnh thấp hơn và tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với mẫu và so với thông số kỹ thuật. Toà lập luận rằng khả năng làm lạnh và tiêu hao nhiên liệu là hai chỉ tiêu quan trọng của đối tượng hợp đồng. Tuy vậy, đối với một hợp đồng mua bán than đá, hàng được giao có chất lượng thấp hơn so với chất lượng quy định thì sự khác biệt này chưa được coi là đáng kể và vi phạm đó không bị coi là cơ bản.
Các đặc tính cơ bản của hàng hoá phải được các bên quy định cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán cây hoa giữa người bán Đan Mạch và người mua Úc, người mua từ chối thanh toán tiền và lập luận rằng người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì hoa mà người bán cung cấp đã không nở trong cả dịp hè. Toà Phúc thẩm Innsbruck (Đức) cho rằng đó không
136 Bản án của Toà án quận Ellwangen (Đức) ngày 21/8/1995, số 1 KfH O 32/95, nguồn:
137 Nguồn:
phải là vi phạm cơ bản vì người mua đã không chứng minh được người bán đã có sự bảo đảm rằng hoa sẽ nở trong cả mùa hè. Hợp đồng chỉ quy định đó là hoa cho mùa hè và người bán chỉ đảm bảo rằng hoa sẽ nở mà thôi.
(ii) Mục đích mà hàng hoá được mua:
Ở đây, cần xác định xem hàng hoá được giao có đạt được mục đích sử dụng mà người mua hướng tới hay không. Sẽ là vi phạm cơ bản nếu hàng hoá hoàn toàn không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua, khiến cho người này không thể sử dụng hay tái chế hàng hoá mà không mất một phí tổn hay sự chậm trễ vô lý.
Trong mọi trường hợp, cần xác định mục đích sử dụng hàng hoá của người mua là gì. Nếu người mua mua hàng hoá về để sử dụng (chẳng hạn để làm nguyên liệu sản xuất) thì việc người bán lập luận rằng người mua có thể bán lại hàng hoá với giá giảm và yêu cầu biện pháp giảm giá là không phù hợp.
Nếu người mua nhập hàng về với mục đích bán lại thì sẽ được coi là vi phạm cơ bản khi hàng hoá hoàn toàn không thể bán được, ví dụ như thực phẩm không đạt được yêu cầu an toàn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ của quốc gia. Trong một số trường hợp
138 Bản án của Toà Phúc thẩm Innsbruck (Đức), ngày 1/7/1994, số 4 R 161/94, nguồn:
139 Xem bản án của Toà án quận Munchen (Đức) ngày 27/2/2002, số 5 HKO 3936/00,
nguồn:
140 Xem bản án của Toà án quận Ellwangen (Đức) ngày 21/8/1995, số 1 KfH O 32/95, nguồn: phán quyết số 8128 năm 1995 của ICC, nguồn: ; bản án của Toà án tối cao Liên bang Đức ngày 8/3/1995, số VIII ZR 159/94.
khác, cần đặt ra câu hỏi là, liệu việc bán lại hàng hoá không phù hợp có phải là biện pháp mà người mua, một cách hợp lý, có thể tính đến trong công việc kinh doanh của mình hay không. Một người bán buôn với phạm vi tiếp cận thị trường rộng hơn sẽ có nhiều cơ hội và khả năng bán lại hàng hơn một người bán lẻ. Thông thường, một người bán lẻ sẽ không mong muốn bán hàng sai hỏng với giá hạ vì khi làm như vậy, uy tín của người này sẽ bị giảm sút. Một án lệ của Toà án quận Landshut (Đức) đã minh chứng khá rõ ràng cho lập luận này: hợp đồng giữa người bán Đức và người mua Thụy Sỹ, đối tượng hợp đồng là quần áo thể thao. Lô hàng được giao đã bị co từ 10% đến 15% sau lần giặt đầu tiên. Trong hợp đồng không có quy định về chất lượng cụ thể của vải sau khi giặt, tuy nhiên, toà án lập luận rằng, với 10% đến 15% bị co, khách hàng sau khi giặt sẽ không thể mặc được bộ quần áo đã mua (thay đổi cỡ) và việc khách hàng trả lại hàng cho người mua Thụy Sỹ, đồng thời có thể sẽ không muốn mua hàng của người này nữa sẽ làm cho người này bị thiệt hại đáng kể, và vì vậy, toà cho rằng người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng.
Trong một vụ việc khác được xét xử bởi Toà án Tối cao vùng Franfort, người mua kiện người bán về việc nhiều lô hàng giày được giao không phù hợp với hợp đồng. Một số lô hàng được giao có màu sắc không đúng với màu trong đơn đặt hàng. Sự khác biệt về màu sắc không thể là yếu tố để khẳng định rằng hàng hoá không thể tiêu thụ được, vì vậy đối với những lô hàng này,
Nguồn:
141 Bản án của Toà án tỉnh Landshut (Đức), ngày 5/4/1995, số 54 O 644/94. Nguồn:
chưa có đủ cơ sở để khẳng định đó là vi phạm cơ bản. Thẩm phán chỉ cho phép huỷ một phần hợp đồng đối với những lô giầy bị rách. Quyết định này của toà án là phù hợp với các bình luận về Công ước Viên năm 1980, theo đó, đối với các hàng hoá được mua với mục đích bán lại, khi sự không phù hợp khiến cho hàng hoá không thể tiêu thụ được trên thị trường thì khi đó mới có vi phạm cơ bản.
29. Người bán có được hủy bỏ hợp đồng do người mua không trả tiền hàng hay không?
Trả tiền hàng là nghĩa vụ của người mua theo Điều 53 CISG, do đó việc người mua không trả tiền hàng dẫn tới việc vi phạm nghĩa vụ của họ nhưng sự vi phạm này có dẫn đến việc người bán được hủy bỏ hợp đồng hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Theo Điều 64.1 CISG, người bán được hủy bỏ hợp đồng nếu hành vi không thực hiện nghĩa vụ của người mua cấu thành một vi phạm hợp đồng cơ bản. Việc không trả tiền
toàn bộ hoặc không trả phần lớn số tiền thì sẽ dẫn đến vi phạm cơ bản. Bằng chứng của việc không trả tiền này có thể thấy
142 Xem Bản án của Toà án tối cao Frankfurt (Đức) ngày 18-1-1994, nguồn:
143 Điều kiện miễn trách theo Điều 79 Công ước Viên không ngăn cản người bán được
quyền hủy hợp đồng nếu đây tạo thành một vi phạm cơ bản.
144 Xem phán quyết của Tòa án Quận New York ngày 29 tháng 5 năm 2009 vụ việc
giữa Doolim Corp. v. R Doll, LLC et al. (liên quan tới thanh toán it hơn 25% giá cả); Xem trong CLOUT Vụ việc số 578 Tòa án Quận Michigan Hoa kỳ (không thanh toán là tín hiệu rõ ràng nhất của hành vi vi phạm cơ bản của người mua).
được qua việc người mua tuyên bố hoặc người mua đang lâm vào tình trạng giải thể. Tuy nhiên, việc châm trễ trong thanh toán không được xem là vi phạm cơ bản, trừ khi thời hạn thanh toán đóng vai trò quan trọng đối với hợp đồng hoặc các bên đã thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng. Khi người mua chậm trễ thanh toán thì người bán sẽ gia hạn thêm thời gian cho người mua, người bán sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu người mua không hoàn thành nghĩa vụ trả tiền hoặc tuyên bố sẽ không thực nghĩa vụ trong thời gian được gia hạn thêm. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cho phép hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này nếu các bên đã quy định trước với nhau là được quyền hủy (Điều 312).
30. Người mua mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp nào?
CISG quy định hai trường hợp người mua mất quyền hủy bỏ hợp đồng như sau:
Trường hợp thứ nhất liên quan đến việc mất quyền hủy bỏ
145 Ví dụ trong vụ kiện: Thụy sỹ xem trong CLOUT Vụ việc số 361 Tòa án
146 CLOUT Vụ việc số 308 Tòa án Liên Bang của Úc ngày 28 tháng 4 năm 1995 giữa
147 Xem ví dụ trong vụ việc Trung Quốc
CLOUT vụ việc số 243 Pháp (Tòa án tuyên bố, nếu không phải vi phạm cơ bản, người bán nên gia hạn cho người mua một khoảng thời gian để giao hàng); CLOUT Vụ việc số 261 [Thụy sĩ (Không hoàn thành mở thư tín dụng trong thời gian gia hạn được xác định bởi người bán theo Điều 63).
hợp đồng khi người mua không tuyên bố về việc hủy trong một thời hạn hợp lý.
Điều 49.2 CISG quy định trong thời hạn bổ sung mà người mua cho phép, nếu người bán giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy bỏ hợp đồng nếu như người mua đã không tuyên bốhủy bỏ hợp đồng:
- Khi người bán giao hàng chậm, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện.
- Ðối với các trường hợp vi phạm khác trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý: (i) kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó; (ii) sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó; hoặc (iii) Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp thứ hai, khi hàng hóa không phù hợp, người mua mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về cơ bản giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó (Điều 82 CISG). Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, người mua cũng không mất quyền hủy bỏ hợp đồng: (i) nếu việc không thể hoãn lại hàng hóa hoặc việc không thể hoãn lại trong tình trạng ban đầu không phải do
bên mua gây ra; (ii) nếu một phần hay toàn bộ hàng hóa bị hư hỏng do việc kiểm tra hàng hóa theo quy định tại Điều 38; hoặc
(iii) nếu toàn bộ hoặc một phần hàng hóa được bên mua bán lại trong hoạt động kinh doanh bình thường hoặc được bên mua tiêu thụ hoặc chuyển đổi trong hoạt động sử dụng bình thường trước khi bên mua biết hoặc phải biết về sự không phù hợp của hàng hóa.
Như vậy, trong trường hợp người mua muốn hủy bỏ hợp đồng, cần lưu ý thực hiện việc thông báo và tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong thời gian sớm nhất có thể và bảo quản hàng hóa để thực hiện hoàn trả cho người mua (về vấn đề bảo quản hàng hóa, xem thêm các câu số 95 và 96).
31. Điều 49.2 CISG có nêu ra một số trường hợp khi người bán đã giao hàng, người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua không tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong một "thời hạn hợp lý". Vậy thì "thời hạn hợp lý" theo quy định trên được hiểu như thế nào?
Đôi khi người mua nhận được hàng hóa và cho rằng hàng hóa có khiếm khuyết, nhưng không xác định được ngay khiếm khuyết này, hoặc không xác định được lý do của khiếm khuyết là do quá trình sản xuất của người bán, hay do quá trình chuyên chở. Vì vậy, người mua sẽ phải mất thời gian để thực hiện các giám định cần thiết trước khi xác định mình có quyền hủy bỏ hợp đồng hay không. Trong những trường hợp như vậy, liệu người mua có chịu rủi ro mất quyền hủy bỏ hợp đồng do bỏ qua
"thời hạn hợp lý" nói trên không?
Hãy cùng xem xét một án lệ sau:
Một tranh chấp giữa người mua, một công ty có trụ sở chính tại Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, và người bán, một công ty của Pháp đã xảy ra vào năm 2001 liên quan đến hợp đồng mua 128 tấm kính trang trí nhiều lớp để xây dựng mái vòm khách sạn. Cụ thể, khi người mua nhận hàng hóa tại cảng Dubai vào tháng 2 năm 1997 thấy có 35 tấm kính đã không sử dụng được vì lớp trang trí bị lột và bị nhăn. Ngày 26/02/1997, người mua đã gửi thông báo cho người bán về việc sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu và đã mời chuyên gia để tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân của khiếm khuyết là do lỗi sản xuất hay lỗi vận chuyển, nhưng các báo cáo của các bên khác nhau lại cho các kết quả trái ngược. Đến ngày 06/05/1998, người mua thông báo hủy bỏ hợp đồng. Người bán cho rằng người mua đã thông báo hủy bỏ hợp đồng một cách chậm trễ; còn người mua cho rằng, thông báo hủy bỏ hợp đồng không nên gửi đi trước khi có kết quả kiểm tra cuối cùng vì chỉ khi đó, trách nhiệm của người bán mới được xác lập một cách chắc chắn.
Tòa án Pháp (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) cho rằng những quan sát về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đã làm phát sinh nghĩa vụ của người mua phải thông báo việc hủy bỏ hợp đồng (nếu người mua muốn hủy bỏ hợp đồng do sự không phù hợp đó) mà không cần phải chờ kết quả thống nhất trong báo cáo của các chuyên gia. Nếu người bán thừa nhận thực tế
nhưng phủ nhận trách nhiệm của mình, khi đó, kết quả kiểm tra chính thức xác định nguyên nhân của khiếm khuyết sẽ có giá trị xác lập một cách chắc chắn các trách nhiệm tiếp theo. Và kể cả trong trường hợp thời hạn để thông báo hủy bỏ hợp đồng bắt đầu từ khi có kết quả thống nhất cuối cùng, thì thời gian 8 tháng để thông báo hủy bỏ hợp đồng cũng không được coi là một khoảng thời gian hợp lý. Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án Pháp đã cho rằng "thời hạn hợp lý" theo Điều 49.2 trong trường hợp trên bắt đầu kể từ khi người mua phát hiện ra sự thiếu phù hợp
của hàng hóa.
Thông qua tranh chấp này, bài học cho người mua là nếu muốn hủy bỏ hợp đồng do hàng hóa không phù hợp thì cần thông báo về việc hủy ngay từ khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa, ngay cả khi các bên còn đang tranh cãi về nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan đối với sự không phù hợp này.
32. Trong những trường hợp nào thì người bán mất quyền hủy bỏ hợp đồng? Nếu người mua đã thanh toán một phần tiền hàng, thì người bán có mất quyền hủy bỏ hợp đồng theo Điều 64.2 không?
Theo quy định tại Điều 64.2 CISG, trong trường hợp người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu người bán không tuyên bố hủy bỏ hợp đồng:
148 Tranh chấp số RG No.1998/38724 ngày 14/06/2001 tại:
- Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ, trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện; hoặc
- Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý: (i) kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó; hoặc (ii) sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán gia hạn chiếu theo Điều 63.1 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.
Điều 64.2 CISG quy định một trường hợp duy nhất mà quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng của người bán phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định đó là khi người mua đã thanh toán tiền hàng. Vậy trong trường hợp người mua đã thanh toán một phần mà chưa thanh toán toàn bộ tiền hàng, thì quy định tại Điều 64.2 có được áp dụng hay không?
Một vụ tranh chấp giữa người mua Thụy Sỹ (nguyên đơn) và người bán Rumani (bị đơn) được tòa án nước Áo thụ lý giải quyết năm 2002. Theo đó, người mua Thụy Sỹ đã đặt hàng 500 m3 gỗ Rumani thông qua một trung gian người Áo (người chấp nhận toàn bộ trách nhiệm đối với việc cung cấp
gỗ thay mặt cho người bán Rumani). Các bên thỏa thuận 70% tiền hàng sẽ được thanh toán khi người mua tiến hành kiểm tra và chấp thuận lô hàng, phần còn lại sẽ được thanh toán khi giao hàng. Người mua Thụy Sỹ, sau khi kiểm tra và chấp
thuận lô hàng lại chỉ đặt 200m3 thay vì 500m3 như thỏa thuận ban đầu và đã thanh toán 70% tiền hàng ứng với 200m3. Người bán từ chối giao hàng với số lượng đó, nhấn mạnh các điều kiện ban đầu của hợp đồng và đã bán toàn bộ lô hàng cho
một người mua khác với giá thấp hơn. Khi được yêu cầu hoàn trả số tiền người mua Thụy Sỹ đã thanh toán, người bán đã giữ lại khoản tiền này để bù đắp những thiệt hại phát sinh do đã phải bán lô hàng ở mức giá thấp hơn. Tranh chấp xảy ra, người mua kiện trung gian người Áo để đòi lại số tiền đã tạm ứng. Vấn đề đặt ra là người bán có quyền hủy bỏ hợp đồng (bán cho khách hàng khác) và đòi bồi thường thiệt hại hay không?
Vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nước Áo và tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, người mua đã thỏa thuận sẽ trả trước 70% giá trị cho toàn bộ số lượng gỗ là 500m3, do đó việc giảm số lượng tiền tạm ứng đã tạo thành một vi phạm hợp đồng và người bán có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu rằng, theo Điều 64.2, người bán chỉ mất quyền hủy bỏ hợp đồng khi người mua đã thanh toán toàn bộ tiền hàng. Nếu người mua chỉ thanh toán 1 phần tiền hàng thì người bán vẫn tiếp tục có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng vào bất cứ lúc nào.
149 Tranh chấp số 3R68/02y ngày 31/05/2002 tại:
33. Hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng là gì?
Theo Công ước Viên năm 1980 hợp đồng bị hủy làm phát sinh những hậu quả pháp lý không chỉ đối với chính bản hợp đồng đã được các bên thỏa thuận, ký kết và thực hiện mà còn đối với quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể:
- Chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (Điều 81.1 CISG)
Khi hợp đồng bị hủy, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực đối với các bên, đồng nghĩa với việc các bên chấm dứt thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau, giải phóng các bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tức là, người mua được giải phỏng khỏi việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng, đồng thời người bán được giải phóng khỏi nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa và nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua.
Như vậy, mặc dù hậu quả pháp lý chính của việc hủy bỏ hợp đồng là giải phóng các bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả các điều khoản của hợp đồng cũng tự động hết hiệu lực. Công ước Viên năm 1980 quy định việc hủy bỏ hợp đồng không ảnh hưởng đến các quy định của hợp đồng liên quan đến giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy, ví dụ như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm cơ bản. Mục đích của quy định này là để ngăn chặn việc chấm dứt hoàn toàn hiệu lực hợp đồng. Các điều khoản này giúp các bên bảo đảm quyền và lợi ích của mình khi hợp đồng bị hủy bỏ,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng, nếu có. Điều này đặc biệt quan trọng bởi xung đột sẽ càng trầm trọng thêm nếu không có được một phương án dự phòng để giải quyết thỏa đáng.
- Phát sinh nghĩa vụ hoàn lại những gì đã cung cấp hoặc đã thanh toán (Điều 81.2 CISG).
Việc hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực hồi tố và đặt các bên trở lại tình trạng trước khi ký kết hợp đồng, những nghĩa vụ chưa thi hành thì sẽ bị hủy và những nghĩa vụ đã thi hành thì sẽ được thu hồi lại. Khi hợp đồng bị hủy, bên nào đã thực hiện một phần hoặc toàn phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại "những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán" theo hợp đồng. Chính hợp đồng bị hủy đã làm thay đổi quan hệ hợp đồng giữa người bán và người mua sang quan hệ hoàn lại.
Đối với người bán, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng người mua đã thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị hợp đồng cho người bán thì khi hợp đồng bị hủy người mua có quyền yêu cầu người bán hoàn lại số tiền mà người mua đã thanh toán cho người bán theo hợp đồng. Đối với người mua, nếu người bán đã giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa theo hợp đồng, khi hợp đồng bị hủy, người bán có quyền yêu cầu người mua hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã giao trong tình trạng "về cơ bản thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó". Điều này có nghĩa là nghĩa vụ hoàn lại thuộc về người mua không nhằm đặt người mua vào vị trí của mình nếu hợp đồng được
thực hiện đầy đủ hoặc hợp đồng không được ký kết mà thay vào đó là yêu cầu hoàn trả hàng hóa thực tế đã giao, thậm chí cả khi số hàng hóa đó bị tổn thất trong quá trình trả lại.
Người mua đồng thời cũng phải hoàn trả cho người bán "số tiền tương đương với mọi lợi nhuận" mà người mua đã được hưởng từ hàng hóa hoặc một phần hàng hóa. Tương tự, người bán phải hoàn lại tiền hàng cho người mua có nghĩa vụ trả tiền lãi trên tổng số tiền hàng đó đến khi số tiền được trả lại. Tuy nhiên, người bán không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với những tổn thất xảy ra khi người bán từ chối hoàn lại tiền cho người mua (Điều 84 CISG).
Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ hoàn lại, Công ước Viên năm 1980 không quy định việc hoàn lại của người bán và người mua phải được thực hiện khi nào. Thay vào đó, Công ước Viên năm 1980 chỉ quy định nếu cả hai bên đều phải hoàn lại thì phải thực hiện nghĩa vụ hoàn lại cùng một lúc. Tuy nhiên, Công ước không quy định cụ thể một số vấn đề như địa điểm thực hiện hoàn lại, chi phí hoàn lại.
34. Khi nào một bên có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng?
Theo Điều 71.1 CISG, một bên có thể ngừng thực hiện hợp đồng nếu có dấu hiệu "rõ ràng" rằng bên kia sẽ không thực hiện "một phần quan trọng" những nghĩa vụ của anh ta. Việc không thực hiện hợp đồng trong tương lai phải là kết quả do (a) việc mất khả năng thực hiện hợp đồng hoặc mất tín nhiệm của bên
kia (ví dụ: người bán không chứng minh được việc không đủ khả năng thanh toán trong tương lai của người mua), hoặc (b) hành vi của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện hợp đồng. Việc người mua chưa thanh toán số tiền đã đến hạn của hợp đồng trước (ví dụ: người bán có thể ngừng giao hàng cho đơn đặt hàng thứ hai – giao hàng thời trang mùa hè vì người mua chậm trễ nghiêm trọng việc thanh toán đơn đặt hàng đầu tiên – giao quần áo mùa đông). Hay việc người mua không thể cung cấp xác nhận của ngân hàng về việc sẽ mở một thư tín dụng (L/C) đúng thời hạn thể hiện một khiếm khuyết trong việc
thực hiện hợp đồng và có thể dẫn tới việc không thể thanh toán; trường hợp này người bán có thể tạm ngừng việc giao hàng. Nếu người bán quyết định ngừng thực hiện hợp đồng thì phải gửi ngay một thông báo hoặc giải quyết khiếu nại bồi thường
thiệt hại cho bên kia theo Điều 71.3. Nếu người mua cung cấp những "bảo đảm thỏa đáng" cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ thì sau đó người bán phải tiếp tục giao hàng.
Các bình luận và án lệ của CISG công nhận một số trường hợp có thể coi là sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong việc thực hiện hợp đồng của người bán: đình công ở nhà máy của người bán, nhà máy bị phá hủy do cháy hay do thiên tai, không lấy được giấy phép xuất khẩu, quá tải trong sản
150 Án lệ CISG – online 192 (Pace), Landgericht Kassel (Đức), ngày 21/9/1995.
151 Schlechtriem/Schwenzer, Commentary on the UN Convention on Contracts for International Sale of Goods, Third Edition, Oxford, 2015, art.71, đoạn 19; Kroll/Mistelis/Perales Viscasillas, UN Convention on Contracts for International Sale of Goods (CISG)- Commentary, C.H.Beck-Hart-Nomos, 2011, trang 921.
xuất, hàng hóa bị mất và người bán không có khả năng tìm thấy được, người bán không cung cấp mẫu hàng hóa để người mua thông qua.
Khoản 1 Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ như sau: Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Điều 411 Bộ luật Dân sự mới chỉ bao trùm được điểm a của Điều 71.1 CISG mà chưa dự kiến được các trường hợp tại điểm b: ví dụ khi một bên tuyên bố là họ sẽ không thực hiện hợp đồng, hoặc thực tế cho thấy họ không thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho việc thực hiện hợp đồng. Những trường hợp như vậy rất phổ biến trong thực tiễn nhưng nếu áp dụng Điều 411 thì bên kia không thể hoãn thực hiện nghĩa vụ do không chứng minh được sự giảm sút nghiêm trọng khả năng thực hiện hợp đồng của bên kia.
152 Án lệ CISG-online 858 (pace) của tòa Oberlandesgericht Karlsruhe (Đức) ngày 20/7/2004.
153 Án lệ CISG-online 434 (pace) của tòa Oberlandesgericht Hamm (Đức) ngày 23/6/1998 (hàng hóa bị mất khi để trong kho của một công ty kho vận và công ty này đang bị tuyên bố phá sản).
154 Phán quyết trọng tài ICC 8786, tháng 1/1997, CISG-online 749 (pace).
35. Người mua có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ngay cả khi chưa đến hạn thực hiện hợp đồng không?
Nếu trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng, người bán bác bỏ hợp đồng (và tuyên bố anh ta không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình) hoặc nếu vì những lý do khác mà thấy rõ rằng người bán sẽ gây ra vi phạm cơ bản thì Điều
72.1 CISG cho phép người mua được tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng, từ đó giải phóng cả hai bên khỏi việc thực hiện nghĩa vụ của họ (dù vậy, người mua vẫn không mất quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại). Người mua chỉ có thể huỷ bỏ nếu có dấu hiệu rõ ràng - và với khả năng xảy ra là rất cao - chứng minh rằng người bán không thể hoặc sẽ không thực hiện hợp đồng đúng hạn, nghĩa là người bán sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ của mình (theo hợp đồng và theo Công ước).
Từ quy định của khoản 1 Điều 72 CISG nêu trên có thể nhận thấy, chỉ khi nào thỏa mãn cả 3 điều kiện: "trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng"; "một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng" và khả năng xảy ra hành vi vi phạm đó phải là "hiển nhiên" (clear) thì quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng mới phát sinh.
Các học giả và cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình nghiên cứu và áp dụng Công ước đồng ý rằng Điều 72 không đòi hỏi một sự chắc chắn tuyệt đối là một hành vi vi
phạm sẽ xảy ra. Một vi phạm tiên liệu trước có thể được coi là "hiển nhiên" nếu như có một tuyên bố hoặc một hành động của một bên phủ nhận việc thực hiện hợp đồng hoặc có một thực tế khách quan dẫn đến những tiên đoán về hành vi vi phạm.
Các bình luận và thực tiễn án lệ CISG cho thấy các trường hợp sau đây có thể dẫn tới việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ:
- Về phía người bán, người bán có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng nếu: việc người mua không thể thanh toán cho hợp đồng đầu tiên là một dấu hiệu khá rõ ràng để nhận thấy hợp đồng thứ hai nếu tiếp tục được thực hiện
cũng sẽ xảy ra việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán và người bán có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng cho hợp đồng thứ hai; người bán được quyền hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn khi người mua không chứng minh được khả năng mở L/C đúng thời hạn hoặc khi hoặc khi nguời mua bắt đầu các thủ tục phá sản.
155 Eiselen, Remarks on the Manner in which the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts May be Used to Interpret or Supplement Articles 71 and 72 of the CISG, đoạn 2 có tại:
156 CLOUT, Án lệ số 130 ngày 14/01/1994 có tại:
157 CLOUT, Tranh chấp số 631 ngày 17/11/2000 có tại: cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty người mua thay đổi và dưới cơ cấu tổ chức mới này, người mua buộc phải được sự cho phép của Ban điều hành mới có thể mở được thư tín dụng. Ủy ban này lại không thể ra quyết
định trong một thời gian ngắn.
158 The Enderlein & Maskow, International Sales Law, có tại:
- Về phía người mua, người mua cũng có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu trước thời hạn thực hiện hợp đồng người bán có một trong các hành vi sau: người bán giao hàng mẫu không đáp ứng được yêu cầu của người mua dẫn đến việc sẽ giao hàng chậm đối với một hàng hóa thời trang theo mùa vụ, người bán cố tình chấm dứt việc giao hàng, người bán không thuê con tàu đã được quy định để chuyên chở hàng hóa, người bán tuyên bố không thể tìm và tập kết được hàng hóa và khả năng mua được hàng thay thế là rất thấp và yêu cầu người mua mua hàng thay thế, xảy ra những thiếu sót, hỏng hóc trong dây chuyền sản xuất hàng hóa của người bán và họ không cung cấp được đầy đủ những đảm bảo có thể sửa chữa chúng để giao hàng đúng thời hạn, người bán bán lại cho bên thứ ba hàng hóa mà họ đã ký hợp đồng để cung cấp cho người mua; khi người bán bán lại các máy móc được dùng để sản xuất hàng hóa.
Một hành vi nào đó chỉ đơn thuần sinh ra những nghi ngờ về sự sẵn sàng hay khả năng thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của một bên thì nó chỉ làm phát sinh cho bên kia nhu cầu có một đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ từ bên có khả năng vi phạm chứ không làm phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng. Trong trường
159 ICC, Bản án tháng 1/1997 có tại: và Bản án ngày 29/05/2009 có tại: 160 Án lệ ngày 31/05/1996 có tại:
161 CLOUT, Án lệ số 473 ngày 07/06/1999 có tại:
162 Án lệ ngày 29/04/1996 có tại: 163 Án lệ ngày 25/04/1995 có tại: 164 The Enderlein & Maskow, International Sales Law, có tại:
hợp này, người mua có thể được quyền ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 71 CISG hoặc thực hiện thủ tục thông báo ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều 72.2. Thông thường, nếu bên có ý định hủy bỏ hợp đồng thông báo về ý định của mình mà bên kia không cung cấp được những đảm bảo về sự sẵn sàng và khả năng thực hiện hợp đồng của mình sẽ có xu hướng làm cho vi phạm được tiên liệu trước trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, nếu bên kia cung cấp những đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì bên đề xuất hủy bỏ hợp đồng cũng có thể cân nhắc sự phù hợp của những đảm bảo đó và đưa ra quyết định.
Như thế nào là một bảo đảm đầy đủ? Về phía người mua, một điều khoản thanh toán mới, một bảo lãnh của ngân hàng uy tín hoặc một thư tín dụng mở tại một ngân hàng uy tín có thể được coi là bảo đảm đầy đủ về khả năng thanh toán. Người bán có thể sẽ phải cung cấp thêm những đảm bảo về hiệu suất, những giải thích bằng cách nào có thể cung cấp hàng hóa đúng thời hạn và chất lượng, đảm bảo cần phải chỉ ra rằng cuộc đình công đã được giải quyết hoặc đã có sẵn một nguồn cung khác hoặc hàng hóa đã có sẵn trong kho.
36. Đối với hợp đồng giao hàng từng phần, một bên có quyền hủy toàn bộ hợp đồng hay không nếu có hành vi vi phạm hợp đồng trong bất kỳ đợt giao hàng nào?
Trong trường hợp giao hàng thành nhiều chuyến, Công ước quy định nếu người bán có vi phạm cơ bản đối với một lần giao hàng thì người mua có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng tương
ứng đối với lần giao đó (Điều 73.1).
Ngoài ra, hành vi vi phạm trong một lần giao hàng có thể là cơ sở để người mua kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau; khi đó, người mua (cũng) có thể tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng cho những lần giao hàng trong tương lai (Điều 73.2). Đây có thể được coi là một trường hợp áp dụng cụ thể của chế định về hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn tại Điều 72 của CISG.
Điều 73.3 cho phép người mua được hủy toàn bộ hợp đồng nếu việc vi phạm trong một lần giao hàng có thể dẫn tới toàn bộ các lô hàng theo hợp đồng không thể sử dụng được theo mục đích ban đầu do tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các lô hàng
(ví dụ khi các lô hàng là các phần khác nhau của một thiết bị đồng bộ).
165 Xem án lệ CISG-online 1253 (Pace), phán quyết trọng tài CIETAC CISG/1999/19.
6
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top