III. Mục 2- Các biện pháp được áp dụng khi người bán vi phạm hợp đồng
Mục 2- Các biện pháp được áp dụng khi người bán vi phạm hợp đồng
24. Theo CISG, trường hợp người bán giao thừa hàng sẽ được xử lý như thế nào?
Người bán có nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua đúng số lượng đã đươc thỏa thuận trong hợp đồng. Đối với việc giao thừa hàng, nếu hợp đồng có quy định số lượng theo dung sai và khối lượng hàng giao thừa nằm trong dung sai cho phép, thì việc giao thừa hàng không tạo thành một hành vi vi phạm hợp đồng. Ngược lại, trong trường hợp số lượng hàng được quy định trong hợp đồng là một con số chính xác hoặc số lượng hàng giao vượt quá dung sai cho phép, thì việc giao thừa hàng sẽ cấu thành một hành vi vi phạm hợp đồng. Để giải quyết tình huống này, Điều
52.2 CISG quy định nếu người bán giao thừa hàng so với hợp đồng, thì người mua có thể chấp nhận hay từ chối số lượng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng hàng giao thừa nói trên thì người mua phải thanh toán cho số hàng đó theo giá quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, người mua sẽ chấp nhận số lượng thừa với điều kiện giảm giá, và điều kiện này cũng thường xuyên được người bán chấp nhận vì nó có lợi hơn là thu hồi lại hàng hoặc bán lại tại chỗ. Thông thường nếu từ chối thì người mua phải đưa ra một lý do hợp lý (ví dụ không đủ kho để chứa hàng) để phù hợp với
nguyên tắc thiện chí đã được quy định tại Điều 7 của CISG và phải thông báo cho người bán biết về số lượng hàng giao thừa. Lúc này, các quy định về thông báo được nêu tại Điều 39 hoặc 43 của CISG sẽ được áp dụng.
Ngoài ra, cần chú ý rằng ngay cả trong trường hợp người mua từ chối nhận số hàng giao thừa, người mua vẫn có trách nhiệm thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo quản hàng hóa, và người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý cho việc bảo quản hàng hóa (Điều 86 CISG).
25. Theo CISG, thế nào là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng?
Theo Điều 35 CISG về sự phù hợp của hàng hóa, người bán sẽ vi phạm nghĩa vụ của mình nếu hàng hoá được giao không phù hợp với quy định của hợp đồng. Thế nào là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và khi nào thì người bán phải chịu trách nhiệm? Trong một vụ tranh chấp về mua bán áo khoác da cừu, Toà án Thương mại Zürich đã cho rằng người bán sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ nếu số hàng hoá không phù hợp với hợp đồng vẫn đáp ứng đủ về mặt giá trị và chức năng sử dụng của
hãng phù hợp hợp đồng. Tuy nhiên, người bán sẽ bị coi là vi
phạm Điều 35 nếu giao giấy tờ giả mạo nguồn gốc của hàng
82 Thuỵ Sĩ, ngày 30/11/1998, Toà án Thương mại Zürich (Lambskin coat case), xem tạ
hoá. Các nội dung chính của Điều 35 được diễn giải cụ thể như sau:
Điều 35.1:
Điều 35.1 yêu cầu người bán giao hàng theo đúng số lượng, chất lượng, mô tả và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu. Để xác định xem hợp đồng có yêu cầu hàng hoá phải được giao đúng số lượng, chất lượng, mô tả hoặc phải được đóng gói theo một cách cụ thể nào đó không, cơ quan giải quyết tranh chấp phải dựa vào những nguyên tắc xác định nội dung
hợp đồng. Trong một vụ tranh chấp liên quan đến sò có hàm
lượng chất cát-mi (cadmium) cao, toà án đã phán quyết rằng người bán đã không ngụ ý đồng ý sẽ tuân theo tiêu chuẩn nội địa (khuyến cáo, nhưng không bắt buộc) về hàm lượng cát-mi của nước người mua. Toà lý luận rằng, mặc dù người bán phải giao hàng đến một địa điểm nằm trong nước của người mua, điều đó không có nghĩa là người bán đã ngụ ý đồng ý sẽ tuân theo tiêu chuẩn hoặc luật của nước người mua về khả năng tiêu thụ của
hàng hoá.
Điều 35.2:
Điều 35.2 nêu lên những tiêu chuẩn về chất lượng, chức
83 Cộng hoà Serbia, ngày 23/01/2008, Toà án Trọng tài Thương mại nước ngoài thuộc Phòng Thương mại Serbia (White crystal sugar case), xem tại:
84 Hy Lạp, Quyết định số 4505/2009 của Toà Sơthẩm Athens (Bullet-proof vest case), xem tại:
85 Đức, ngày 08/03/1995, Toà án Tối cao (New Zealand mussels case), xem tại:
năng và cách đóng gói hàng hoá được ngụ ý là điều kiện của hợp đồng. Tuy nhiên, bên bán và bên mua có thể thoả thuận để loại trừ những tiêu chuẩn này khỏi hợp đồng.
Điều 35.2.a yêu cầu hàng hoá phải thích hợp cho những mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại vẫn thường đáp ứng. Tuy nhiên, điều này không quy định rằng hàng hoá phải hoàn hảo, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải hoàn hảo để có thể được sử dụng cho những mục đích mà hàng hoá đó vẫn thường được sử dụng. Một số toà án đã nêu rằng tiêu chuẩn đặt ra bởi
quy định này là "tiêu chuẩn trung bình" (average), "tiêu chuẩn
hợp lý" (reasonable), hoặc "tiêu chuẩn thị trường" (marketable). Trong một trường hợp khác, Toà án Tối cao Liên bang Đức đã nêu rằng khả năng tiêu thụ (resaleability) của hàng hoá là một phần của tiêu chuẩn mà Điều 35.2.a đặt ra.
Một số toà án cho rằng Điều 35.2.a không yêu cầu người bán phải tuân theo những tiêu chuẩn chất lượng đặt ra trong nước của người mua, trừ khi những tiêu chuẩn đó cũng được đặt ra ở nước của người bán, hoặc nếu người mua đã nêu rõ những tiêu chuẩn đó cho người bán biết và dựa vào kiến thức và thẩm
86 Đức, ngày 12/12/2006, Toà án Huyện Coburg (Plants case), xem tại:
87 Hà Lan, ngày 15/10/2002, Viện Trọng Tài Hà Lan, tranh chấp số 2319 (Condensate crude oil mix case), xem tại:
88 Đức, ngày 08/03/1995, Toà án Tối cao (New Zealand mussels case), xem tại:
89 Đức, ngày 02/03/2005, Toà án Tối cao Liên bang (Frozen pork case), xem tại:
định của người bán để lựa chọn hàng hoá. Tuy nhiên, một số toà án khác cho rằng trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như khi người bán có cơ sở bán hàng ở nước người mua, hoặc có mối quan hệ làm ăn lâu dài với người mua, hoặc thường xuyên xuất hàng, quảng bá hoặc giới thiệu sản phẩm ở nước người mua, thì người bán có nghĩa vụ phải tuân theo những tiêu chuẩn chất
lượng nội địa ở đất nước của người mua.
Theo Điều 35.2.b, nếu người bán nêu rõ với người mua những mục đích mà hàng hoá sẽ được sử dụng tại thời điểm hợp đồng được ký, thì người bán sẽ phải giao hàng phù hợp để sử dụng cho những mục đích đó. Một khi người mua chứng minh được rằng hàng hoá không phù hợp để sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó, người bán sẽ vi phạm quy định này và người mua không cần
phải tìm ra nguyên nhân của sự không phù hợp đó.
Tuy nhiên, nếu người mua không dựa vào, hoặc sẽ không hợp lý nếu người mua dựa vào ý kiến hay phán đoán của người bán, thì người bán sẽ không vi phạm Điều 35.2.b. Ví dụ, nếu người mua có kinh nghiệm trong việc nhập khẩu loại hàng hoá đó, hoặc nếu người mua có kỹ năng và kiến thức bằng hoặc cao hơn người bán, thì sẽ không hợp lý nếu người mua dựa vào ý
90 Đức, ngày 08/03/1995, Toà án Tối cao (New Zealand mussels case), xem tại:
91 Đức, ngày 21/08/1995, Toà án Huyện Ellwangen (Spanish paprika case), xem tại: New Zealand, ngày 30/07/2010, Toà
án Thượng thẩm New Zealand (RJ & AM Smallmon v. Transport Sales Limited and Grant Alan Miller), xem tại:
92 Thuỵ Sĩ, ngày 05/12/2002, Toà án Thương mại Aargau (Inflatable triumphal arch case), xem tại:
kiến của người bán. Trong một số trường hợp khác, toà cũng đã nêu rằng sẽ không hợp lý nếu người mua dựa vào kiến thức của người bán về luật hoặc những tiêu chuẩn quản lý hành chính của đất nước người mua, trừ khi người mua chỉ rõ những luật hoặc tiêu chuẩn đó cho người bán biết.
Theo Điều 35.2.c, hàng được giao phải có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua. Tuy nhiên, người mua nên lưu ý rằng điều này chỉ có hiệu lực nếu cả người bán và người mua cùng đồng ý trong hợp đồng là hàng giao sẽ có những tính chất đó. Trong trường hợp người
mua là người đưa ra hàng mẫu, điều này sẽ được áp dụng nếu cả hai bên đồng ý trong hợp đồng là hàng hoá sẽ có những tính chất của hàng mẫu do người mua đưa ra.
Điều 35.3:
Trong trường hợp người bán vi phạm Điều 35.2, Điều 35.3 quy định rằng người bán vẫn sẽ không phải chịu trách nhiệm
93 New Zealand, ngày 30/07/2010, Tòa án Thượng thẩm New Zealand (RJ & AM Smallmon v. Transport Sales Limited and Grant Alan Miller), xem tại: Đức, ngày 12/12/2006, Toà án huyện Coburg (Plants case), xem tại:
94 Đức, ngày 08/03/1995, Tòa án Tối cao (New Zealand mussels case), xem tại:
95 Đức, ngày 15/09/1994, Tòa án Berlin (Shoes case), xem tại:
96 Bỉ, ngày 14/09/2005, Tòa án Thương mại Hasselt (Drukkerij Baillien en Maris NV
v. Hunterskil Howard BV), xem tại: Đức, ngày 20/04/2006, Tòa án Aschaffenburg (Cotton twilled fabric case), xem tại: Áo, ngày 09/11/1995, Tòa Phúc thẩm Graz (Marble slabs case), xem tại:
nếu người bán có thể chứng minh được rằng người mua biết hoặc không thể không biết rằng hàng hoá không phù hợp tại thời điểm hợp đồng được ký kết. Thông thường, nếu người mua kiểm tra và thử hàng trước khi mua, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm theo Điều 35.3. Tuy nhiên, nếu người bán biết
được rằng hàng hoá không phù hợp nhưng lại cố ý không chỉ ra cho người mua biết, thì ngay cả khi người mua không thể không nhận ra rằng hàng hoá không phù hợp, người bán vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm do cố ý lừa dối.
26. Theo CISG, khi rủi ro đã được chuyển từ người bán sang cho người mua, người bán có phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nữa không?
Điều 36.1 của CISG quy định người bán vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng hoặc CISG nếu sự không phù hợp của hàng hoá nảy sinh tại thời điểm rủi ro được chuyển sang cho người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hoá chỉ được phát hiện sau đó. Theo đó, thời điểm sự không phù hợp xuất hiện, thay vì thời điểm sự không phù hợp được phát hiện, mới là yếu tố quyết định trách nhiệm của người bán. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc mua bán các hàng hóa nông lâm thủy hải sản. Trong một tranh chấp liên quan đến hạt
97 Đức, ngày 17/01/2007, Tòa Phúc thẩm Saarbrücken (Marble panel case), xem tại:
98 Thuỵ Sĩ, ngày 28/10/1997, Tòa Phúc thẩm Valais (Second hand bulldozer case), xem tại:
99 Đức, ngày 21/05/1996, Tòa Phúc thẩm Köln (Used car case), xem tại:
ca cao, hợp đồng quy định rủi ro sẽ chuyển sang cho người mua tại thời điểm hàng hoá được bàn giao cho người vận chuyển đầu tiên. Bên cạnh đó, hợp đồng cũng yêu cầu người bán phải cung cấp cho người mua trước khi xuất hàng giấy chứng nhận từ một cơ quan kiểm định độc lập rằng hạt ca cao đạt chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng. Cơ quan kiểm định kiểm tra hàng và xuất giấy chứng nhận ba tuần trước khi hàng được đóng gói để vận chuyển. Tuy nhiên, lúc hàng đến nơi, người mua kiểm tra và phát hiện hàng không đúng theo chất lượng quy định trong hợp đồng. Toà Phúc thẩm Lugano trong tranh chấp này đã nêu rằng người bán sẽ phải chịu trách nhiệm trong ba trường hợp sau đây: (1) nếu giấy chứng nhận của cơ quan kiểm định bị sai và hàng hoá đã không phù hợp tại thời điểm kiểm tra; (2) nếu hàng trở nên không phù hợp trong ba tuần sau khi kiểm tra và trước khi đóng gói; và (3) nếu sự không phù hợp đã có lúc hàng được chuyển cho người vận chuyển nhưng chỉ hiện rõ ra sau khi đã được chuyển đến người mua.
Ngược lại, nếu hàng hoá trở nên không phù hợp sau khi rủi ro đã được chuyển sang cho người mua, thì người bán không phải chịu trách nhiệm cho sự không phù hợp đó. Trong một tranh chấp liên quan đến nấm khô, hợp đồng có điều khoản CFR, theo đó rủi ro sẽ chuyển qua cho người mua tại thời điểm hàng được đưa qua khỏi lan can tàu (ship's rail) tại cảng bốc hàng. Vậy nên, khi nấm bị hỏng trong lúc vận chuyển, toà án đã
100 Thuỵ Sĩ, ngày 15/01/1998, Tòa án Phúc thẩm Lugano (Cocoa beans case), xem tại:
phán xét rằng người bán không phải chịu trách nhiệm vì sự không phù hợp của nấm chỉ xuất hiện sau khi rủi ro đã được chuyển sang cho người mua.
Tiếp theo, Điều 36.2 quy định trong trường hợp hàng hoá không phù hợp do lỗi của người bán, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm ngay cả khi sự không phù hợp của hàng hoá chỉ xuất hiện sau khi rủi ro đã được chuyển sang cho người mua. Trong một vụ tranh chấp liên quan đến vỏ chai rượu, toà án đã phán xét rằng tuy người mua chịu rủi ro vỏ chai sẽ bị hư trong lúc vận chuyển, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm vì đã vi
phạm Điều 35.2.d khi không đóng gói hàng hoá thích hợp cho vận chuyển bằng xe tải.
Đáng chú ý là Điều 36.2 quy định cụ thể nếu người bán đưa ra bảo đảm là trong một khoản thời gian nhất định, hàng hoá vẫn sẽ phù hợp cho mục đích thông dụng hoặc mục đích cụ thể nào đó, hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định, thì người bán sẽ phải chịu trách nhiệm nếu hàng hoá trở nên không phù hợp sau khi rủi ro đã được chuyển sang cho người mua. Người mua sẽ phải chứng minh rằng người bán đã đưa ra lời đảm bảo nói trên. Ví dụ, trong một tranh chấp liên quan đến hoa, toà án đã quyết định người mua không phải chịu trách nhiệm về việc hoa không nở suốt mùa hè vì người mua đã
101 Argentina, ngày 31/10/1995, Tòa Phúc thẩm (Bedial v. Müggenburg), xem tại:
102 Đức, ngày 14/12/2006, Tòa Phúc thẩm Koblenz (Bottles case), xem tại:
không thể chứng minh được người bán đã đảm bảo rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè.
27. CISG quy định về việc kiểm tra hàng hóa như thế nào?
Theo Điều 38.1 CISG, người mua phải tiến hành kiểm tra hàng hóa hoặc đảm bảo đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy vào từng tình huống cụ thể. Bên cạnh quy định mang tính nguyên tắc chung này, Điều 38.2 và 38.3 cho phép xác định việc kiểm tra hàng hóa trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc chuyên chở và trong trường hợp điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển. Cụ thể:
Thứ nhất, về nguyên tắc chung: Như đã nói ở trên, việc kiểm tra hàng hóa phải được tiến hành "trong một thời hạn ngắn nhất" tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Thực tiễn án lệ đã cho thấy:
- Người tiến hành kiểm tra hàng hóa: vì Điều 38.1 quy định người mua "có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa" hoặc "đảm bảo đã có sự kiểm tra hàng hóa", nên việc kiểm tra hàng hóa này có thể được tiến hành bởi chính người mua hoặc người khác. Tòa án quận Ascheffenburg (Đức) trong phán quyết ngày 20/04/2006 đối với tranh chấp giữa nguyên đơn (người mua Đức) và bị đơn (người bán Bỉ) về hợp đồng mua bán bông đã giải thích: "Việc kiểm tra hàng hóa theo quy định của Điều 38 CISG có thể được
103 Áo, ngày 01/07/1994, Tòa Phúc thẩm Innsbruck (Garden flowers case), xem tại:
thực hiện bởi chính người mua, nhân viên của người mua hoặc những người khác. Người bán và người mua có thể cùng nhau kiểm tra hàng hóa hoặc thỏa thuận giao việc kiểm tra hàng hóa cho một tổ chức giám định chuyên nghiệp". Ngoài ra,
việc kiểm tra hàng hóa cũng có thể được tiến hành bởi khách hàng của người mua, nhà thầu phụ, một chuyên gia do người mua chỉ định hoặc cơ quan giám định nhà nước. Trong trường hợp này, người mua phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra hàng hóa đó.
- Thể thức kiểm tra hàng hóa: vì Điều 38.1 không nói rõ về thể thức kiểm tra hàng hóa, nên, thể thức kiểm tra hàng hóa sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, thói quen được thiết lập giữa các bên hoặc tập quán thương mại, có thể kiểm tra bằng mắt thường hoặc sử dụng chuyên gia, kiểm tra toàn bộ hoặc ngẫu nhiên. Khi không thể xác định được thể thức kiểm tra hàng hóa trên cơ sở các yếu tố này, án lệ chỉ ra rằng việc kiểm tra
phải được tiến hành một cách "hợp lý", "chuyên sâu và
chuyên nghiệp". Việc kiểm tra với chi phí cao, đắt đỏ không được coi là "hợp lý". Nội dung kiểm tra có thể căn cứ vào loại hàng hóa, việc đóng gói, khả năng của người mua và thường
104 Landgericht Ascheffenburg, Germany, 20 April 2006, xem tại:
105 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New
York, 2012, trang 161, đoạn 9.
106 CLOUT Case No. 892 (Kantonsgericht Schaffhausen, Switzerland, 27 January 2004), xem tại:
"phải bao trùm tất cả các khía cạnh về tính phù hợp của hàng hóa và phải chỉ ra tất cả khiếm khuyết của hàng hóa mà một người mua được cho là có thể phát hiện ra được".
- Thời hạn kiểm tra: thời hạn kiểm tra được quy định trong Điều 38.1 của CISG nhằm mục đích tạo điều kiện cho người mua kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa, từ đó phát hiện ra các khuyết tật của hàng hóa trước khi người mua bán lại hàng hóa đó cho người khác và cho biết người mua có chấp nhận là hàng hóa phù hợp với hợp đồng hay không. Quy tắc kiểm tra hàng hóa trong "một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy tình huống cụ thể" được nhiều cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, vì CISG không đưa ra tiêu chí xác định thế nào là "thời hạn ngắn nhất", do đó, tiêu chí này thường được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Các án lệ về điều khoản này cũng cho thấy một số tiêu chí có thể được sử dụng để xác định "thời hạn ngắn nhất" như: các khía cạnh liên quan đến người mua (tình trạng cá nhân hay thương mại của người mua...), loại hàng hóa, mức độ phức tạp của hàng hóa tính chất của hàng hóa (hàng dễ hỏng, hàng mang tính chất thời vụ...), khối lượng hàng được giao, khối lượng công việc cần thực hiện để kiểm tra hàng hóa... Một số tiêu chí khác nữa cũng có thể sử dụng như: tính chuyên nghiệp/kinh nghiệm của người mua; sự sẵn có của cơ sở vật chất cho kiểm tra; thời hạn,
107 CLOUT Case No 828 (Gerechtshof 's-Hertogenbosch, the Netherlands, 2 January 2007), xem tại:
hình thức sử dụng hay hình thức bán lại mà người mua mong muốn thực hiện, theo thói quen, thực tiễn và các yếu tố khác của hoàn cảnh.
Thực tiễn án lệ áp dụng Điều 38.1 cũng cho thấy một số thời hạn sau đây đã được ghi nhận là đáp ứng yêu cầu về thời hạn mà quy định này đặt ra như: một tháng sau ngày giao hàng; hai tuần sau ngày giao hàng đầu tiên được thỏa thuận trong hợp đồng; một tuần sau ngày giao hàng; một vài ngày sau khi giao hàng tại cảng đến; ba ngày sau khi hàng được giao cho người mua; hai ngày sau khi giao hàng hay thậm chí là ngay vào ngày
giao hàng cho người mua.
Thứ hai, kiểm tra hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt, Điều 38.2 và 38.3 xác định việc kiểm tra hàng hóa đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ được tiến hành như sau:
- Khi hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, việc kiểm tra có thể được thực hiện vào lúc hàng hóa tới nơi đến (Điều 38.2);
- Nếu địa điểm của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi giao
108 Xem trong CLOUT Vụ việc số. 423 Tòa
109 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 162, đoạn 13-14.
kết hợp đồng về khả năng thay đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.
Phần lớn các quy định của Điều 38 CISG nêu trên đã được nội luật hóa, thể hiện qua quy định của Điều 44 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005.
28. Sau khi người mua đã kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện ra hàng hóa không phù hợp thì thời hạn người mua phải thông báo cho người bán biết là bao lâu để không mất quyền khiếu nại?
Tại Điều 39 của CISG đã qui định người mua phải thông báo cho người bán về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó. Thời hạn này không được quá 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, thời hạn hợp lý được xác định dựa trên cách giải thích của các tòa án. Thời hạn này có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng, tùy thuộc vào tình tiết vụ việc, tính chất hàng hóa, các yêu cầu về phương tiện, nhân lực, phương thức sử dụng... Ví dụ, các tòa án ở Áo thông thường sẽ cho phép một thời hạn khoảng 2 tuần kể từ khi
phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa còn Tòa án Tối cao
sẽ cho phép 14 ngày để thực hiện cả thông báo và kiểm tra hàng
110 Xem các phán quyết của Tòa án Áo trong CLOUT vụ việc số 1057 Tòa Oberster Gerichtshof ngày 2 tháng 4 năm 2009; Tòa Oberlandesgericht Linz ngày 1 tháng 6
năm 2005; vụ việc số 538 Tòa Oberlandesgericht Innsbruck ngày 26 tháng 4 năm 2002.
hóa. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong đó tòa án cho phép thời hạn thông báo dài hơn, có thể lên đến 2 tháng. Vì vậy, để có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình thì người mua tốt nhất là phải thông báo cho người bán ngay lập tức khi phát hiện ra hàng hóa không phù hợp.
29. Người mua cần thông báo những gì khi phát hiện hàng hóa không phù hợp cho bên bán?
CISG không qui định về nội dung chi tiết của thông báo khiếu nại của người mua đối với người bán về việc hàng hóa không phù hợp. Tuy nhiên, các tòa án thường yêu cầu người mua phải thông báo đủ chi tiết để người bán có cơ sở kiểm tra riêng hàng hóa và thực hiện những hành động cần thiết nhằm khắc phục các khiếm khuyết và sự không phù hợp của hàng hóa. Nếu như các khiếm khuyết của hàng hóa có thể mô tả chính xác thì người mua phải mô tả các khiếm khuyết đó và cung cấp thông tin cho người bán một cách kịp thời. Đồng thời, thông báo
cũng cần đưa ra yêu cầu khắc phục các hậu quả do hàng hóa gây nên cho người bán. Đối với trường hợp hàng bị thiếu, cần
111 Trong án lệ ngày 27 tháng 8 năm 1999, Tòa Oberster Gerichtshof có khẳng định rằng trong trường hợp thông thường người mua phải thông báo cho người bán theo điều 39 khoản 1 trong vòng 14 ngày kể từ khi giao hàng.
112 Ví dụ như trong án lệ trước đó ngày 27 tháng 5 năm 1997 đối với hàng hóa là bộ thăng bằng khoan sâu (Deep drill stabilizers) thì Tòa Tối cao Áo lại cho phép đến 1
tháng, ngoài ra còn có Tòa Oberlandesgericht Innsbruck cho phép đến 2 tháng thông báo từ khi phát hiện cho dù đó là lô hàng hoa, có thể xem là dễ hư hỏng.
113 Xem phán quyết của Tòa Landgericht München ngày 8 tháng 2 năm 1995 trong CLOUT vụ việc số 131.
phải chỉ rõ bộ phận, số lượng thiếu... của hàng hóa. Những thông báo chỉ mang tính chung chung như: "chất lượng xấu", "có khiếm khuyết", "bề ngoài kém", "đáng ngờ", "có vấn đề"... sẽ không có hiệu lực trước tòa. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đề cập đến nội dung khi khiếu nại bên mua phải nêu ra vấn đề gì, tuy nhiên thiết nghĩ cách qui định và giải thích của các tòa án khi áp dụng và giải thích CISG về vấn đề này là phù hợp và hợp lý, do đó Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 nên được áp dụng và giải thích theo hướng như vậy.
30. Thông báo của người mua về việc hàng hóa không phù hợp đối với người bán sẽ được lập dưới hình thức nào?
Điều 39 CISG không hề đề cập đến quy định về hình thức thông báo. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải thích thông qua Điều 11, Điều 29 và Điều 7.2 CISG, có nghĩa là có thể áp dụng bằng bất kỳ hình thức nào. Trong thực tiễn xét xử, các tòa án khi giải thích vấn đề này hầu hết đều cho phép người mua thông báo bằng bất cứ hình thức nào cả kể bằng lời nói, điện
thoại hay bằng văn bản, miễn sao trong thời hạn hợp lý và đủ các yêu cầu về chi tiết của thông báo. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thông báo bằng điện thoại hay tương đương vậy, tòa án sẽ yêu cầu người mua đưa ra các dẫn chứng cũng như nội dung của thông báo, và có rất nhiều trường hợp người mua đã
114 Xem phán quyết của Tòa Oberlandesgericht Koblenz ngày 31 tháng 1 năm 1997, Tòa án tối cao Đức ngày 4 tháng 12 năm 1996 trong CLOUT vụ việc số 282.
115 Ví dụ như các Tòa án OLG Flensburg (19/1/2001), OLG Schleswig (22/8/2002), Landgericht Stendal (12/10/2000) đều cho phép thông báo bằng lời nói thông qua điện thoại.
không đảm bảo được việc chứng minh này và bị mất quyền khiếu nại hàng hóa không phù hợp. Do đó, dù thông báo dưới bất kỳ hình thức nào thì người mua phải chú ý lưu lại các dẫn chứng về thông báo của mình. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005cũng không đề cập tới hình thức của việc thông báo hàng hóa không phù hợp với người bán nhưng vì Việt Nam qui định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải lập bằng văn bản, cũng như việc Việt Nam bảo lưu Điều 11 CISG khi gia nhập, có thể thấy rằng việc thông báo này cần phải lập bằng văn bản.
31. Trong trường hợp mà người bán đã biết hoặc lẽ ra phải biết về các khiếm khuyết của hàng hóa nhưng không thông báo cho người mua và cố ý che giấu, thì người mua có cần thông báo kịp thời để đảm bảo quyền lợi không?
Điều 40 CISG qui định đối với các khuyết tật mà người bán đã biết và cố tình che giấu người mua, thì tòa cho phép người mua không cần thông báo kịp thời. Ví dụ như Tòa án Quận Trier của Đức, trong vụ kiện giữa người mua mặt hàng rượu ở Đức với người bán ở Ý, cho rằng người bán đã cố tình pha rượu với
nước nên cho phép người mua không cần gửi thông báo cho dù người mua đã không kiểm tra hàng lúc được giao. Tuy nhiên, các tòa án cũng đều thống nhất với nhau rằng trong mọi trường hợp, người mua có nghĩa vụ chứng minh các bằng chứng liên quan đến hành vi sai trái, hiểu biết sai hoặc sự chậm trễ thông báo của người bán. Do đó để bảo vệ quyền lợi của mình, tốt nhất
116 Vụ việc trong CLOUT số 170 Tóa án Đức LG Trier ngày 12 tháng 10 năm 2005,
người mua nên thực hiện việc kiểm tra hàng hóa và thông báo cho người bán biết khuyết tật mà mình phát hiện. Mặc dù không có điều khoản nào trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 qui định trực tiếp vấn đề người mua có phải thông báo cho người bán không khi người bán đã biết hoặc lẽ ra phải biết về khiếm khuyết của hàng hóa, nhưng Điều 44.5 của Luật này quy định nếu người bán biết hoặc phải biết về khiếm khuyết của hàng hóa nhưng không thông báo cho người mua thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết đó. Cách quy định này sẽ đem lại cùng kết quả như Điều 40 CISG.
32. Thời hạn khiếu nại người bán khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như thế nào trong CISG?
Khi người bán vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo CISG, người mua có thể tiến hành khiếu nại người bán. Theo Điều 39.2 CISG, trong mọi trường hợp, người mua phải tiến hành khiếu nại người bán trong thời hạn 2 (hai) năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua, trừ khi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành được quy định trong hợp đồng.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc khiếu nại, người mua cũng phải thực hiện một số yêu cầu khác theo quy định của CISG như:
- Thông báo cho người bán về sự không phù hợp của hàng hóa trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua phát hiện ra
hoặc đáng lẽ phát hiện ra sự không phù hợp đó (Điều 39.1). Nếu không thực hiện việc thông báo này, người mua sẽ mất quyền khiếu nại người bán về sự không phù hợp của hợp đồng.
- Thông báo cho người bán những thông tin về tính chất của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hoặc đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó (Điều 43.1). Trường hợp này được áp dụng khi có quyền hoặc yêu sách của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa hoặc quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Điều 41 và 42 CISG. Nếu người mua không tiến hành thông báo thì người mua cũng sẽ mất quyền khiếu nại người bán về vấn đề có liên quan.
Như vậy, có thể thấy, thời hạn khiếu nại được quy định theo CISG có nhiều điểm khác biệt so với Luật Thương mại Việt Nam năm 2005. Điều 318 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thời hạn khiếu nại như sau:
- Đối với trường hợp khiếu nại về số lượng: thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày giao hàng;
- Đối với trường hợp khiếu nại về chất lượng: thời hạn khiếu nại là sáu tháng kể từ ngày giao hàng. Nếu hàng hóa có bảo hành, thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ khi hết thời hạn bảo hành;
- Đối với các trường hợp vi phạm khác: thời hạn khiếu nại là chín tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc kể từ ngày hết thời hạn bảo hành.
33. Khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng, theo CISG, người mua có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không? Nếu có, thì chế tài này được áp dụng như thế nào?
Khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng, theo CISG, người mua có quyền áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Chế tài này được quy định tại các Điều 46, 47 và 48 của CISG.
Trước tiên, Điều 46.1 CISG cho phép người mua có thể yêu cầu người bán thực hiện các nghĩa vụ của mình (như yêu cầu người bán giao hàng, yêu cầu người bán cung cấp bảo lãnh ngân hàng theo quy định của hợp đồng, yêu cầu người bán giao chứng từ, yêu cầu người bán giao hàng đúng chất lượng v.v...). Việc chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được nêu lên đầu tiên trong số các chế tài mà CISG quy định (từ Điều 46 đến 52) để người mua có thể áp dụng khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng cho thấy CISG hướng đến duy trì quan hệ hợp đồng giữa các
bên trong mọi chừng mực có thể.
Theo Điều 46.1 CISG, người mua có thể yêu cầu người bán thực hiện đúng nghĩa vụ với điều kiện nghĩa vụ đó tồn tại trên thực tế và nghĩa vụ đó chưa được thực hiện hoặc được thực hiện không tốt. Đồng thời, người mua cũng phải tuân thủ các quy định được nêu tại Điều 38 và 39 của CISG. Cuối cùng, người mua phải đưa ra
117 UNCITRAL, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, trang 227, đoạn 3.
yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ của mình.
Có thể thấy, quy định tại Điều 46.1 là quy định mang tính nguyên tắc chung. Các Điều 46 (khoản 2, khoản 3) cũng như Điều 47 bổ sung những quy định cụ thể hơn mà người mua có thể áp dụng. Đó là:
- Người mua có thể yêu cầu người bán giao hàng thay thế, nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và sự không phù hợp đó cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng (Điều 46.2).
- Người mua có thể yêu cầu người bán tiến hành loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa, nếu hàng giao không phù hợp với hợp đồng (Điều 46.3). Tuy nhiên yêu cầu này sẽ không được giải quyết nếu nó bị coi là không hợp lý theo tất cả các tình tiết.
Cả hai khoản nêu trên cũng nói rõ yêu cầu thay thế hàng hóa hoặc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa phải được người mua đưa cùng một lúc với thông báo về sự không phù hợp theo Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
- Người mua cũng có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ (Điều 47.1). Đây là quyền chứ không phải là trách nhiệm của người mua. Ví dụ: khi người bán không giao hàng theo đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, người mua có thể, vì lợi ích của mình,
118 UNCITRAL, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, trang 227, đoạn 5-6.
119 Xem: Oberlandesgericht Hamburg, Germany, 4 July 1997, Unilex.
cho người bán thêm một thời hạn bổ sung để người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Nếu người bán không giao hàng trong thời hạn bổ sung đó, người mua có thể hủy bỏ hợp đồng mà không cần phải chỉ ra rằng sự chẫm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của người bán là cấu thành một vi phạm cơ bản (Điều
49.1.b của CISG). Tuy nhiên, Điều 47.2 cũng xác định rõ, trước
khi khoảng thời hạn bổ sung đó kết thúc, người mua không được sử dụng đến bất cứ chế tài nào khác, trừ chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Luật Thương mại năm 2005 cũng có quy định tương tự về buộc thực hiện hợp đồng tại các Điều 297, 298 và 299.
34. Khi người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, CISG có cho phép người mua giảm giá hàng hóa hay không?
Theo quy định của Điều 50 CISG, khi người bán giao hàng không phù hợp hợp đồng, người mua có thể giảm giá hàng hóa, tỷ lệ với sự khác biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị mà đáng lẽ hàng hóa phù hợp với hợp đồng có được vào thời điểm giao hàng. Như vậy, CISG cho phép người mua có thể giảm giá hàng hóa. Tuy nhiên, việc người mua giảm giá hàng hóa chỉ có thể áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, người mua chỉ có thể giảm giá hàng hóa nếu hàng giao không phù hợp với hợp đồng theo các quy định được
120 Xem thêm: CLOUT case No. 846 (U.S. Court of Appeals for the Third Circuit, United States, 19 July 2007).
nêu tại Điều 35 CISG. Điều này cho thấy, khi người bán giao hàng chậm hoặc khi người bán không thực hiện hoặc thực hiện không tốt bất kỳ nghĩa vụ nào khác không liên quan đến sự phù hợp của hàng hóa, thì người mua không thể giảm giá hàng hóa. Vì người mua chỉ có thể giảm giá hàng hóa khi hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng, nên người mua cũng sẽ phải tuân thủ quy định của Điều 39 hoặc Điều 43 liên quan đến việc thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa.
Tuy nhiên, Điều 50 CISG cũng xác định rõ ngay cả khi hàng hóa mà người bán giao là không phù hợp với hợp đồng, thì người mua cũng không thể giảm giá hàng hóa nếu người bán đã loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của Điều 37 hoặc Điều 48 CISG hoặc khi người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán theo quy định của hai điều khoản nói trên.
Thứ hai, người mua phải biểu thị rõ ý định giảm giá hàng hóa của mình. Đây là điều kiện được một tòa án của Đức đưa ra trong phán quyết năm 1994 của mình. Đồng thời, một tòa án khác cũng đã xác định việc người mua từ chối thanh toán tiền
hàng được coi là một lý do đủ để biểu thị ý định giảm giá của người mua.
121 UNCITRAL, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, trang 243, đoạn 3.
122 Xem: CLOUT case No. 83 (Oberlandesgericht München, Germany, 2 March 1994).
123 Xem: CLOUT case No. 724 (Oberlandesgericht Koblenz, Germany, 14 December 2006).
Khi áp dụng biện pháp giảm giá hàng hóa, người mua vẫn có thể yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đồng thời, người mua chỉ có thể đòi bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại nằm ngoài giá trị hàng hóa bị giảm
sút bởi phần giảm sút này đã được tính đến khi áp dụng biện pháp giảm giá hàng hóa.
Trong luật Việt Nam, biện pháp giảm giá không được quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Điều 445 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép người mua được quyền áp dụng biện pháp này nếu người mua phát hiện ra khuyết tật của vật mua bán làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đó. Tuy nhiên Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định cụ thể chi tiết về quyền và các điều kiện đi kèm với quyền áp dụng biện pháp giảm giá của bên mua.
124 UNCITRAL, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, trang 243, đoạn 8.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top