II. Mục 1- Chào hàng

PHẦN 2

HÌNH THÀNH HỢP ĐỒNG

Mục 1- Chào hàng

24. Đề nghị giao kết được gửi cho nhiều người không xác định có cấu thành một chào hàng hay không?

Theo quy định tại Điều 14.1 CISG, một đề nghị giao kết hợp đồng để được xem là một chào hàng cần đáp ứng 3 điều kiện, đó là tính rõ ràng của đề nghị, tính xác định của người được đề nghị và ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc bởi chào hàng đó. Theo đó đề nghị phải được gửi đến một hay nhiều người xác định. Tuy nhiên Điều 14.2 CISG có ngoại lệ đối với trường hợp đề nghị giao kết được gửi cho nhiều người không xác định. Khi đó xảy ra 2 trường hợp:

(i) Trường hợp đề nghị được gửi cho nhiều người không xác định rõ danh tính mà không khẳng định nó là một chào hàng (ví dụ quảng cáo, phát tờ rơi), thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng, sản phẩm, hay một lời mời chào hàng (invitation to make offers) mà không cấu thành một chào hàng có giá trị pháp lý.

(ii) Trường hợp đề nghị được gửi đến một hoặc nhiều bên không xác định nhưng đề nghị đó thể hiện ý chí của người chào hàng xem nó là một chào hàng thật sự, thì đề nghị đó đã đáp ứng đủ tính xác định để cấu thành một chào hàng (xem câu hỏi số 26). Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng có cách tiếp cận


tương tự và công nhận các đề nghị giao kết hợp đồng gửi đến công chúng.

25. CISG yêu cầu như thế nào về nội dung của chào hàng? Điều 55 CISG có phải là ngoại lệ của Điều 14.1 trong trường hợp chào hàng không quy định giá cả hoặc phương thức xác định giá cả?

Theo quy định tại Điều 14.1 CISG, nội dung của chào hàng phải "đủ rõ ràng", cụ thể là phải nêu rõ hàng hóa, ấn định giá cả và số lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định các yếu tố này. Theo đó, điều kiện nêu rõ hàng hóa là việc các bên thể hiện ý chí mua gì, bán gì và điều kiện nêu rõ số lượng mua bao nhiêu. Việc xác định giá cả có thể quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc phải quy định phương thức xác định.

Điều 55 quy định việc xác định giá cả bằng cách xem xét giá trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan đối với trường hợp hợp đồng không ấn định một cách rõ ràng hoặc ngụ ý, hoặc không có điều khoản xác định giá cả rõ ràng. Trong khi đó, Điều 14 CISG quy định một chào hàng có hiệu lực phải bao gồm tính xác định của giá cả. Vậy mối quan hệ của hai điều này cần được hiểu như thế nào?

Hiện nay vẫn còn những tranh cãi đối với ý nghĩa của yêu cầu "tính xác định của giá cả" trong Điều 14. Dựa trên cơ sở nguyên tắc diễn giải CISG quy định tại Điều 8, trong trường hợp ý chí của các bên thể hiện rõ ràng mong muốn giao kết hợp đồng


bất kể việc chưa quy định giá cả, thì ý chí đó sẽ có giá trị cao hơn yêu cầu về xác định giá của Điều 14 và khi đó giá sẽ được xác định theo Điều 55. Tuy nhiên trong thực tế, pháp luật các quốc gia thuộc hệ thống Dân luật (Civil Law) thường sẽ yêu cầu tính xác định của giá cả trên chào hàng. Theo đó, một chào hàng phải bao gồm giá cả xác định hoặc có thể xác định được. Điều kiện để Điều 55 được áp dụng là chỉ khi "một hợp đồng đã được xác lập hợp pháp", vì vậy trường hợp diễn giải Điều 14 theo hướng trên thì Điều 55 sẽ không được áp dụng vì chưa đáp ứng điều kiện tiên quyết.

Ngược lại, hệ thống Thông luật (Common Law) không yêu cầu việc quy định giá cả chính xác trong chào hàng, chỉ cần xác định được việc các bên đã có ý chí thỏa thuận về một cách thức xác định giá cả là đủ (ví dụ dẫn chiếu đến các bảng giá, giá thị trường tại một thời điểm nào đó, hoặc thậm chí xác định giá dựa vào ý kiến chuyên gia). Mặt khác, các bên trong hợp đồng dựa vào Điều 6 CISG có quyền lựa chọn không áp dụng Điều 14, và qua đó có thể thỏa thuận xác lập một hợp đồng mà không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của nó. Ý chí thỏa thuận này có thể được xác lập thông qua hành vi, như là việc các bên tiến hành thực hiện hợp đồng bất chấp việc không có giá. Trong trường hợp này, một chào hàng nhằm mục đích xác lập một hợp đồng thiếu điều khoản về giá sẽ không bị coi là vô hiệu và Điều 55 sẽ được áp dụng để xác định giá cả.

Như vậy, các doanh nghiệp cần xem xét đối tác của mình và tòa án/trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp áp dụng hệ thống pháp luật


nào trên thế giới để có thể lý giải hoặc dự đoán trước được quan điểm giải thích CISG của các thẩm phán hoặc tòa trọng tài khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tính xác định của giá.

Ngoài ra, tùy vào từng giao dịch, ngoài ba yếu tố kể trên, để được coi là đủ rõ ràng, chào hàng còn có thể phải chứa đựng những nội dung khác như thời gian và địa điểm giao hàng, thậm chí là về bao bì hàng hóa, ví dụ khi đã có thói quen được thiết lập giữa các bên về việc các điều khoản này là "thiết yếu, quan trọng" để cấu thành một hợp đồng. Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận về những yếu tố nào là những yếu tố quan trọng để hình thành hợp đồng, và nếu một đề nghị không chứa đựng đầy đủ các yếu tố đó thì chưa được coi là một chào hàng có giá trị ràng buộc.

Cũng cần lưu ý đến quy định/yêu cầu của luật quốc gia được áp dụng (nếu có) về những điều khoản chủ yếu cần phải có trong từng loại hợp đồng cụ thể.

26. Làm thế nào để xác định ý chí của người chào hàng để biết tính ràng buộc của chào hàng đó?

Theo Điều 8 CISG, để xác định ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng đó được chấp thuận, mọi tình tiết liên quan cần phải được tính đến, bao gồm nhưng không giới hạn các phát biểu, văn bản, lời nói hoặc hành vi của người chào hàng trong suốt các cuộc đàm phán; mọi thói quen mà các bên đã thiết lập với nhau; các tập quán; và mọi hành vi của các bên sau khi một hoặc


các bên cho rằng hợp đồng đã được giao kết.

Cũng cần lưu ý là, "ý chí của người chào hàng" không chỉ được xem xét một cách chủ quan, mà theo Điều 8.2, sẽ được xem xét một cách khách quan, dựa trên ý chí của một người bình thường có cùng phẩm chất được đặt trong hoàn cảnh tương tự.

Các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tờ rơi, catalogue, bảng giá thường chỉ được coi là lời mời cho chào hàng, ngay cả khi chúng được gửi cho một nhóm khách hàng xác định.

Chẳng hạn, một người mua được xem là có ý định giao kết hợp đồng khi người này gửi cho người bán một phiếu đặt hàng, nêu rõ rằng "chúng tôi muốn đặt hàng" và yêu cầu "giao ngay lập tức". Một lời đề nghị với nội dung chi tiết và có ấn định một thời gian để trả lời thường được coi là chào hàng, vì nó thể hiện ý chí muốn bị ràng buộc của người đưa ra đề nghị đó.

27. Chào hàng gửi đi rồi có thể rút lại được không?


Theo quy định của Điều 15.2, dù là loại chào hàng nào thì vẫn có thể rút lại. Do đó, trên thực tế, cho đến khi chào hàng có hiệu lực, bên chào hàng có quyền đổi ý và quyết định không có ý định giao kết hợp đồng nữa, hoặc thay thế chào hàng ban đầu bằng một đề nghị khác mà không quan tâm xem đề nghị ban đầu có phải là loại chào hàng cố định hay không. Điều kiện duy nhất


58 Peter Schlechtriem, Commentary on the UN Convention on the International Sale of Good, third edition, trang 111.


là bên được chào hàng phải được thông báo về ý định mới của người chào hàng trước hoặc vào thời điểm mà bên được chào hàng nhận được chào hàng ban đầu.

Pháp luật Việt Nam có quy định tương tự về việc thay đổi, rút lại (thu hồi) đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015).

28. Hủy bỏ chào hàng có gì khác biệt so với rút lại chào hàng? Khi nào một chào hàng có thể bị hủy bỏ?

Hủy bỏ (revoke) một chào hàng là việc hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực của một chào hàng đã phát sinh hiệu lực. Rút lại (withdraw) một chào hàng là việc thu hồi một chào hàng trước khi nó có giá trị hiệu lực. Như vậy, cả hai thuật ngữ đều được sử dụng trong trường hợp làm chấm dứt hiệu lực của một chào hàng. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí về thời điểm khác nhau mà mỗi thuật ngữ được sử dụng và hiểu khác nhau. Trong đó:

- Thuật ngữ "Rút lại chào hàng" (quy định tại Điều 15.2 CISG): thời điểm rút lại chào hàng là lúc thông báo rút lại chào hàng tới nơi người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

- Thuật ngữ "Hủy bỏ chào hàng" (quy định tại Điều 16 CISG): thời điểm hủy bỏ chào hàng là lúc thông báo hủy chào hàng tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng.

Điều kiện áp dụng thu hồi và hủy bỏ chào hàng cũng


khác nhau:

- Người chào hàng có thể thu hồi chào hàng ngay cả đối với loại chào hàng không thể hủy ngang (irrevocable offer, hay trong thực tiễn kinh doanh thường được gọi là chào hàng cố định).

- Chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ nếu như nó có ấn định thời hạn xác định cho việc chấp nhận chào hàng hay ấn định rằng nó không thể bị hủy bỏ, hoặc người được chào hàng coi là không thể hủy bỏ và đã hành động hợp lý theo chiều hướng đó. Lưu ý, thông báo hủy chào hàng chỉ có hiệu lực đối với loại chào hàng có thể hủy ngang bởi vì đối với loại chào hàng này, nếu bên nhận chào hàng đã có hành vi và chứng minh được hành vi đó là chấp thuận chào hàng, thì bên chào hàng phải chịu sự ràng buộc đối với chào hàng của mình và không thể thông báo hủy bỏ. Việc thông báo hủy bỏ chỉ có hiệu lực khi chào hàng tới tay người được chào hàng, mà người chào hàng không/chưa có hành vi nào để đáp trả chào hàng đó.

Liên quan đến quyền hủy bỏ chào hàng, pháp luật Việt Nam quy định khác với CISG. Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định đề nghị giao kết chỉ có thể được hủy bỏ nếu trong đề nghị có quy định quyền của bên đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị đó.


24. Đề nghị giao kết được gửi cho nhiều người không xác định có cấu thành một chào hàng hay không?

Theo quy định tại Điều 14.1 CISG, một đề nghị giao kết hợp đồng để được xem là một chào hàng cần đáp ứng 3 điều kiện, đó là tính rõ ràng của đề nghị, tính xác định của người được đề nghị và ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc bởi chào hàng đó. Theo đó đề nghị phải được gửi đến một hay nhiều người xác định. Tuy nhiên Điều 14.2 CISG có ngoại lệ đối với trường hợp đề nghị giao kết được gửi cho nhiều người không xác định. Khi đó xảy ra 2 trường hợp:

(i) Trường hợp đề nghị được gửi cho nhiều người không xác định rõ danh tính mà không khẳng định nó là một chào hàng (ví dụ quảng cáo, phát tờ rơi), thì đó chỉ được coi như một lời giới thiệu về chào hàng, sản phẩm, hay một lời mời chào hàng (invitation to make offers) mà không cấu thành một chào hàng có giá trị pháp lý.

(ii) Trường hợp đề nghị được gửi đến một hoặc nhiều bên không xác định nhưng đề nghị đó thể hiện ý chí của người chào hàng xem nó là một chào hàng thật sự, thì đề nghị đó đã đáp ứng đủ tính xác định để cấu thành một chào hàng (xem câu hỏi số 26). Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng có cách tiếp cận


tương tự và công nhận các đề nghị giao kết hợp đồng gửi đến công chúng.

25. CISG yêu cầu như thế nào về nội dung của chào hàng? Điều 55 CISG có phải là ngoại lệ của Điều 14.1 trong trường hợp chào hàng không quy định giá cả hoặc phương thức xác định giá cả?

Theo quy định tại Điều 14.1 CISG, nội dung của chào hàng phải "đủ rõ ràng", cụ thể là phải nêu rõ hàng hóa, ấn định giá cả và số lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định các yếu tố này. Theo đó, điều kiện nêu rõ hàng hóa là việc các bên thể hiện ý chí mua gì, bán gì và điều kiện nêu rõ số lượng mua bao nhiêu. Việc xác định giá cả có thể quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc phải quy định phương thức xác định.

Điều 55 quy định việc xác định giá cả bằng cách xem xét giá trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan đối với trường hợp hợp đồng không ấn định một cách rõ ràng hoặc ngụ ý, hoặc không có điều khoản xác định giá cả rõ ràng. Trong khi đó, Điều 14 CISG quy định một chào hàng có hiệu lực phải bao gồm tính xác định của giá cả. Vậy mối quan hệ của hai điều này cần được hiểu như thế nào?

Hiện nay vẫn còn những tranh cãi đối với ý nghĩa của yêu cầu "tính xác định của giá cả" trong Điều 14. Dựa trên cơ sở nguyên tắc diễn giải CISG quy định tại Điều 8, trong trường hợp ý chí của các bên thể hiện rõ ràng mong muốn giao kết hợp đồng


bất kể việc chưa quy định giá cả, thì ý chí đó sẽ có giá trị cao hơn yêu cầu về xác định giá của Điều 14 và khi đó giá sẽ được xác định theo Điều 55. Tuy nhiên trong thực tế, pháp luật các quốc gia thuộc hệ thống Dân luật (Civil Law) thường sẽ yêu cầu tính xác định của giá cả trên chào hàng. Theo đó, một chào hàng phải bao gồm giá cả xác định hoặc có thể xác định được. Điều kiện để Điều 55 được áp dụng là chỉ khi "một hợp đồng đã được xác lập hợp pháp", vì vậy trường hợp diễn giải Điều 14 theo hướng trên thì Điều 55 sẽ không được áp dụng vì chưa đáp ứng điều kiện tiên quyết.

Ngược lại, hệ thống Thông luật (Common Law) không yêu cầu việc quy định giá cả chính xác trong chào hàng, chỉ cần xác định được việc các bên đã có ý chí thỏa thuận về một cách thức xác định giá cả là đủ (ví dụ dẫn chiếu đến các bảng giá, giá thị trường tại một thời điểm nào đó, hoặc thậm chí xác định giá dựa vào ý kiến chuyên gia). Mặt khác, các bên trong hợp đồng dựa vào Điều 6 CISG có quyền lựa chọn không áp dụng Điều 14, và qua đó có thể thỏa thuận xác lập một hợp đồng mà không cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện của nó. Ý chí thỏa thuận này có thể được xác lập thông qua hành vi, như là việc các bên tiến hành thực hiện hợp đồng bất chấp việc không có giá. Trong trường hợp này, một chào hàng nhằm mục đích xác lập một hợp đồng thiếu điều khoản về giá sẽ không bị coi là vô hiệu và Điều 55 sẽ được áp dụng để xác định giá cả.

Như vậy, các doanh nghiệp cần xem xét đối tác của mình và tòa án/trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp áp dụng hệ thống pháp luật


nào trên thế giới để có thể lý giải hoặc dự đoán trước được quan điểm giải thích CISG của các thẩm phán hoặc tòa trọng tài khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến tính xác định của giá.

Ngoài ra, tùy vào từng giao dịch, ngoài ba yếu tố kể trên, để được coi là đủ rõ ràng, chào hàng còn có thể phải chứa đựng những nội dung khác như thời gian và địa điểm giao hàng, thậm chí là về bao bì hàng hóa, ví dụ khi đã có thói quen được thiết lập giữa các bên về việc các điều khoản này là "thiết yếu, quan trọng" để cấu thành một hợp đồng. Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận về những yếu tố nào là những yếu tố quan trọng để hình thành hợp đồng, và nếu một đề nghị không chứa đựng đầy đủ các yếu tố đó thì chưa được coi là một chào hàng có giá trị ràng buộc.

Cũng cần lưu ý đến quy định/yêu cầu của luật quốc gia được áp dụng (nếu có) về những điều khoản chủ yếu cần phải có trong từng loại hợp đồng cụ thể.

26. Làm thế nào để xác định ý chí của người chào hàng để biết tính ràng buộc của chào hàng đó?

Theo Điều 8 CISG, để xác định ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp chào hàng đó được chấp thuận, mọi tình tiết liên quan cần phải được tính đến, bao gồm nhưng không giới hạn các phát biểu, văn bản, lời nói hoặc hành vi của người chào hàng trong suốt các cuộc đàm phán; mọi thói quen mà các bên đã thiết lập với nhau; các tập quán; và mọi hành vi của các bên sau khi một hoặc


các bên cho rằng hợp đồng đã được giao kết.

Cũng cần lưu ý là, "ý chí của người chào hàng" không chỉ được xem xét một cách chủ quan, mà theo Điều 8.2, sẽ được xem xét một cách khách quan, dựa trên ý chí của một người bình thường có cùng phẩm chất được đặt trong hoàn cảnh tương tự.

Các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tờ rơi, catalogue, bảng giá thường chỉ được coi là lời mời cho chào hàng, ngay cả khi chúng được gửi cho một nhóm khách hàng xác định.

Chẳng hạn, một người mua được xem là có ý định giao kết hợp đồng khi người này gửi cho người bán một phiếu đặt hàng, nêu rõ rằng "chúng tôi muốn đặt hàng" và yêu cầu "giao ngay lập tức". Một lời đề nghị với nội dung chi tiết và có ấn định một thời gian để trả lời thường được coi là chào hàng, vì nó thể hiện ý chí muốn bị ràng buộc của người đưa ra đề nghị đó.

27. Chào hàng gửi đi rồi có thể rút lại được không?


Theo quy định của Điều 15.2, dù là loại chào hàng nào thì vẫn có thể rút lại. Do đó, trên thực tế, cho đến khi chào hàng có hiệu lực, bên chào hàng có quyền đổi ý và quyết định không có ý định giao kết hợp đồng nữa, hoặc thay thế chào hàng ban đầu bằng một đề nghị khác mà không quan tâm xem đề nghị ban đầu có phải là loại chào hàng cố định hay không. Điều kiện duy nhất


58 Peter Schlechtriem, Commentary on the UN Convention on the International Sale of Good, third edition, trang 111.


là bên được chào hàng phải được thông báo về ý định mới của người chào hàng trước hoặc vào thời điểm mà bên được chào hàng nhận được chào hàng ban đầu.

Pháp luật Việt Nam có quy định tương tự về việc thay đổi, rút lại (thu hồi) đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2015).

28. Hủy bỏ chào hàng có gì khác biệt so với rút lại chào hàng? Khi nào một chào hàng có thể bị hủy bỏ?

Hủy bỏ (revoke) một chào hàng là việc hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực của một chào hàng đã phát sinh hiệu lực. Rút lại (withdraw) một chào hàng là việc thu hồi một chào hàng trước khi nó có giá trị hiệu lực. Như vậy, cả hai thuật ngữ đều được sử dụng trong trường hợp làm chấm dứt hiệu lực của một chào hàng. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí về thời điểm khác nhau mà mỗi thuật ngữ được sử dụng và hiểu khác nhau. Trong đó:

- Thuật ngữ "Rút lại chào hàng" (quy định tại Điều 15.2 CISG): thời điểm rút lại chào hàng là lúc thông báo rút lại chào hàng tới nơi người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

- Thuật ngữ "Hủy bỏ chào hàng" (quy định tại Điều 16 CISG): thời điểm hủy bỏ chào hàng là lúc thông báo hủy chào hàng tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng.

Điều kiện áp dụng thu hồi và hủy bỏ chào hàng cũng


khác nhau:

- Người chào hàng có thể thu hồi chào hàng ngay cả đối với loại chào hàng không thể hủy ngang (irrevocable offer, hay trong thực tiễn kinh doanh thường được gọi là chào hàng cố định).

- Chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ nếu như nó có ấn định thời hạn xác định cho việc chấp nhận chào hàng hay ấn định rằng nó không thể bị hủy bỏ, hoặc người được chào hàng coi là không thể hủy bỏ và đã hành động hợp lý theo chiều hướng đó. Lưu ý, thông báo hủy chào hàng chỉ có hiệu lực đối với loại chào hàng có thể hủy ngang bởi vì đối với loại chào hàng này, nếu bên nhận chào hàng đã có hành vi và chứng minh được hành vi đó là chấp thuận chào hàng, thì bên chào hàng phải chịu sự ràng buộc đối với chào hàng của mình và không thể thông báo hủy bỏ. Việc thông báo hủy bỏ chỉ có hiệu lực khi chào hàng tới tay người được chào hàng, mà người chào hàng không/chưa có hành vi nào để đáp trả chào hàng đó.

Liên quan đến quyền hủy bỏ chào hàng, pháp luật Việt Nam quy định khác với CISG. Điều 393 Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định đề nghị giao kết chỉ có thể được hủy bỏ nếu trong đề nghị có quy định quyền của bên đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị đó.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: