CIM FMS

Câu 1 : Những khái niệm cơ bản về FMS

 FMS = Flexible Manufacturing Systems

a.Tự động hóa sản xuất :

  - tự động hóa sản xuất là 1 hướng phát triển của của sx chế tạo máy,mà trong đó con người ko chỉ đc giải phóng từ lao động cơ bắp mà còn được giải phóng về quá trình điều khiển sản xuất.Ở đây con người có nhiệm vụ theo dõi quá trình sản xuất,chuẩn bị công nghệ cấp tháo phôi theo chu kỳ cho máy tùy thuộc vào mức tự động hóa.

b.Tự động hóa từng phần :

Đây là quá trình tự động hóa từng nguyên công riêng biệt,nó kết hợp với lao động cơ khí hóa và tự động hóa ứng dụng ở nhưng nơi mà sự tham gia trực tiếp của con người không thể thực hiện được,hoặc đối với công việc quá nặng nhọc hoặc quá đơn điệu.

c.Tự động hóa từng phần :

Trong tự động hóa toàn phần từ công đoạn sản xuất,phân xưởng sản xuất và nhà máy sản xuất hoạt động như 1 khối thống nhất,được ứng dụng ở nơi có điều kiện sx phát triển,trình độ cao và phương pháp điều khiển có sự trợ giúp của máy tính.

d.Máy tự động hóa công nghệ

Là máy mà chu trình hoạt động của nó được thực hiện không có sự tham gia của con người.

e.Tính linh hoạt của hệ thống sản xuất

Là mức độ và khả năng thích ứng với công nghệ chế tạo của nhiều loại sản phẩm khác nhau 1 cách nối tiếp hoặc song song.

Mức độ linh hoạt  ML=Ld/Ly

                             Trong đó Ld : tính linh hoạt đạt được.

                                             Ly : tính linh hoạt yêu cầu.

Giá thành để chế tạo ra tính linh hoạt của hệ thống sx phụ thuộc vào 2 yếu tố

-         Yếu tố kỹ thuật : công suất hệ thống,vùng tốc độ và lượng chạy dao,số lượng các đầu mang dụng cụ cắt và dụng cụ phụ,cơ cấu vận chuyển và kho chứa,thiết bị điều khiển vv

-         Yếu tố tổ chức : chu kỳ chế tạo sp,chủng loại sp,chu kỳ thay đổi sp.

Người ta chia tính linh hoạt ra các loại sau :

-         Tính linh hoạt của máy : là khả năng hiệu chỉnh nhanh các thành phần công nghệ của FMS để tạo ra các sp khác nhau.

-         Tính linh hoạt của quá trình : là khả năng chế tạo sp từ nhiều loại sp khác nhau.

-         Tính linh hoạt đối với sp : là chuyển đổi nhanh và kinh tế của FMS để chế tạo ra sp mới.

f.Tự động hóa sản xuất linh hoạt

được dùng trong sản xuất hàng loạt vừa và loạt nhỏ(dựa vào sản lượng và khối lượng)

Nó dựa trên công nghệ nhóm và công nghệ điển hình,với sử dụng các máy CNC,các hệ thống kho chứa và vận chuyển tự động.

g.Hệ thống sx linh hoạt.

Là tổ hợp bao gồm các máy CNC,các thiết bị tự động,các môdunl và các hệ thống đảm bảo chức năng hoạt động với các chế độ tự động trong khoảng thời gian đã định,cho phép điều chỉnh tự động chế tạo  các sp bất kỳ trong 1 giới hạn nào đó.

h.Modul sx linh hoạt :

Là 1 đơn vị thiết bị có thể điều khiển theo chương trình để chế tạo các sp bất kỳ trong 1 giới hạn nào đó.

i.Robot công nghiệp

Là 1 máy đứng yên hoặc di động,nó gồm 1 cơ cấu chấp hành dạng tay máy.có 1 số bậc tự do và 1 cơ cấu đk để thực hiện các chức năng di chuyển trong quá trình sx.

j.Tổ hợp robot công nghiệp :

là toàn bộ 1 thiết bị công nghiệp,1robot CN và các thiết bị khác để thực hiện chu kỳ lặp lại 1 cách tự động.

k.Dây truyền tự động linh hoạt :

là FMS trong đó các thiết bị công nghiệp được lắp đặt theo trình tự nguyên công đã xác định.

l.Công đoạn tự động hóa linh hoạt :

là FMS hoạt động theo tiens trình công nghệ mà trong đó có khả năng thay đổi trình tự sử dụng các thiết bị công nghệ.

m.Phan xưởng tự động hóa linh hoạt :

Là FMS bao gồm dây truyền tự động hóa linh hoạt,công đoạn tự động hóa linh hoạt và tổ hợp robot CN được kết nối với nhau theo phương án để chế tạo sp của 1 chủng loại xác định.

n.Nhà máy tự động hóa linh hoạt :

là FMS bao gồm dây truyền tự động hóa linh hoạt tổ hợp robot CN và phân xưởng tự động hóa linh hoạt được kết nối với nhau theo nhiều phương án để chế tạo các sp nhiều chủng loại sp.

cau 2.Phạm vi ứng dụng của robot công nghiệp

 

a.Ứng dụng của robot công nghiệp trong thành phần thiết bị công nghiệp chủ yếu :

  - ứng dụng các robot công nghiệp cho phép thực hiện tự động hóa và linh hoạt các thiết bị công nghệ chủ yếu,các robot này thực hiện các nguyên công như tóm ( cầm phôi ở các ổ tích trữ)vận chuyển và gá đặt chúng tại vùng gia công,tháo các chi tiết đã gia công,vận chuyển tích trữ vào thùng chứa.

  - Trong hệ thống FMS người ta thương dùng nhiều loại robot : cố định,di động,tọa độ trụ,cầu.

b.Ứng dụng robot CN trong cung ứng dụng cụ:

-  Quá trình lấy dao ở ổ tích trữ dao,gá lắp..

- Trong công nghiệp khi cần thay dao với trường hợp dao bị hỏng,mòn,gia công các nguyên công khác nhau hoặc khi chuyển đối tượng gia công để quá trình gia công đạt năng suất và tự động người ta áp dụng robot trong quá trình thay dao tự động.

c.Ứng dụng robot CN với các thiết bị kiểm tra:

- trong hệ thống FMS các thiết bị kiểm tra cần hoạt động ở chế độ tự động,quá trình kiểm tra có các dạng như : kiểm tra đầu vào,kiểm tra trung gian,kiểm tra đầu ra.

d.Ứng dụng robot CN để dọn chất thải sản xuất :

Sử dụng robot CN để vận chuyển các loại phoi các chất thải độc hại ra khỏi vùng gia công.

cau 3. Chức năng của hệ thống vận chuyển tích trữ chi tiết gia công của FMS

Thực hiện các chức năng sau.

-         Vận chuyển các chi tiết gia công trong thùng chứa hoặc trên các vệ tinh tới các vị trí tiếp nhận để bổ sung vào ổ tích có dung lượng nhỏ đặt cạnh các máy.(ổ tích : chưa phôi trước gia công,phôi có định hướng)

-         Lưu trữ trong các ổ tích có dung lượng lớn,các chi tiết dự trữ giữa các nguyên công trên các vệ tinh hoặc trên thùng chứa và theo lệnh của máy tính vận chuyển chúng đến vị trí tiếp nhận để tiếp tục gia công.

-         Vận chuyển các chi tiết đã được gia công trên các máy tới vị trí tháo chi tiết và chuyển các vệ tinh tự do và vị trí tích phôi hoặc ổ tích trữ.

-         Vận chuyển cac chi tiết đã gia công tới vị trí kiểm tra và chuyển chúng về vị trí tiếp nhận để gia công tiếp

cau 4. Định nghĩa các thuật ngữ máy tính trong sản xuất :

 

- CAD : computer-aided design thiết kế có sự trợ giúp của máy tính

- CAP : Computer Aided planning : lập kế hoạch có sự trợ giúp của máy tính.

- MRP: Manufactuaring Resource Planning : lập kế hoạch tiềm năng sản xuất

- CAPP : Computer Aided  Process Planning : lập quy trình có sự trợ giúp của máy tính.

CAM : Computer Aided Manufactuaring : sản xuất có sự trợ giúp của máy tính.

cau 5.Các nguyên tắc thiết lập hệ thống FMS.

 

  -  Thiết lập hệ thống FMS được bắt đầu từ việc xác định họ chi tiết được chế tạo trong FMS kết quả của công việc này dùng để xác định các thiết bị công nghệ của FMS (các tế bào gia công tự động,hoặc các modul sản xuất linh hoạt,các loại kho chứa,cơ cấu vận chuyển ..vv)

    - Thiết lập các cấu trúc về chức năng,cấu trúc về công nghệ,cấu trúc về thông tin của FMS,đồng thời thiết lập mạng máy tính nội bộ.

cau6. Các chức năng của hệ thống vận chuyển tích trữ dụng cụ của FMS

 

  - Tự động vạn chuyển và phân phát dụng cụ cho các máy công cụ và CIM

  - Thực hiện cấp và tháo dụng cụ từ các megazin của máy,di chuyển đối tượng gia công và lưu giữ chúng ở các ổ tích trung tâm.

  - Đưa dụng cụ ra ngoài từ các máy của CIM để hiệu chỉnh và mài sắc.

  -  Đưa vào các máy của CIM các dụng cụ mới.

cau 7.Các bậc tự do của Robot CN.

 

  - Đặc tính này phản ánh khả năng của robot CN  đối với việc thực hiện các chuyển động phức tạp trong quá trình chuyển động.

  - Các bậc tự do được chia ra thành các bậc tự do di chuyển và bậc tự do định hướng .Bậc tự do di chuyển thực hiện chuyển động và vận chuyển bằng dịch chuyển của các cánh tay máy.Còn bậc tự do định hướng được thực hiện bằng cách gá đặt đối tượng vận chuyển vào vị trí yêu cầu,các bậc tự do này được thực hiện nhờ bàn tay của cánh tay robot và cơ cấu truyền động lắp trên bàn tay đó.Các dịch chuyển này có thể là dịch chuyển thẳng hoặc góc.Số bậc tự do ở đây là số khả năng chuyển động độc lập của Robot.

  - Khi số bậc tự do tăng lên sẽ kéo theo nhiều vấn đề kinh tế,kỹ thuật cần được giải quyết.

cau 8. Các giai đoạn phát triển của FMS:

- 1946 : máy tính đầu tiên đc chế tạo à thông dụng năm 1951.

-1954:NC đc đưa vào sx à 1955 ptr công cụ xử lý lập trình tự động à mở đầu cho sự xuất hiện của CAM.

-1960 CAD bắt đầu xuất hiện với sự trợ giúp của máy tính.

-1970: xhiện vi mạch à máy tính bđầu đc ứng dụng rộng rãi trong all các lĩnh vực của sxuất.

-1973: kniệm CIM đc tiến sỹ Joseph Harrington đưa ra.

-1975-nay: tập trung xây dựng và ptriển CIM,ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất.

cau 9.Định nghĩa sản xuất tích hợp của CIM,ưu điểm

a.Định nghĩa CIM

CIM : Computer Intergate Manufacturing

Là hệ thống sản xuất tự động hoàn chỉnh có sự trợ giúp của máy tính.Trong hệ thống CIM các chức năng thiết kế và chế tạo được gắn kết với nhau,cho phép tạo ra các sản phẩm nhanh chóng bằng các quy trình sản xuất linh hoạt và hiệu quả.Có rất nhiều định nghĩa về CIM tùy thuộc mục đích và ứng dụng của nó

Sau đây là 1 số định nghĩa :

-         Hiệp hội SME : Society of Manufacturing Engineers

CIM là 1 hệ thống có khả năng cung cấp sự trợ giúp của máy tính cho tất cả các chức năng thương mại của 1  nhà máy sản xuất từ khâu nhận đơn đặt hàng,thiết kế,sản xuất cho đến khi phân phối sp đến người tiêu dung.

-         AMT : Advaneed Manufacturing Technology

Cim là 1 nhà máy sản xuất tự động hóa toàn phần,nơi mà tất cả các quá trình sản xuất được tích hợp và điều khiển bằng máy tính.

-         IBM : Cim là ứng dụng,có khả năng cung cấp thông tin về thiết kế sp,kế hoạch sp,thiết lập và điều khiển các nguyên công trong quá trình sản xuất.

b.Ưu điểm :

- Cho phép rút ngắn chu trình sản xuất.

- Nâng cao khả năng linh hoạt và hiệu quả của quá trình sx.

- Tạo ra sp nhanh chóng.

9.c.Các phần tử của CIM

             -   Tích hợp các hệ thống sản xuất phụ trợ :

                   Các hệ thống phụ trợ như CAD,CNC & CAM

-         Tự động hóa văn phòng : đây là quá trình tự động hóa của văn phòng bằng các công nghệ tích hợp,có thể xem như 1máy tính mà từ đó hầu hết các tài liệu văn phòng được truyền đi các mạng  để nối kết tất cả các thiết bị sản xuất và các công nghệ của công ty nào đó.Tự động hóa văn phòng cho phép tạo ra nhiều thông tin thương mại,quay vòng nhanh các tư liệu thương mại,giảm sai số trong quản lý,giảm mặt bằng làm việc.

-         Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính CAD.

-         Máy điều khiển số CNC

Có khả năng gia công theo 1 chương trình đã lập

Là 1 thiết bị có thể gia công chi tiết theo 1 chương trình đã lập sẵn cho mọi kích thước mong muốn và theo 1 quy trình công nghệ đã lập sẵn.

-         Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính CAM :

Cho phép thực hiện các dạng nguyên công khác nhau khi thay đổi chương trình điều khiển.

CAM có thể kết hợp với công nghệ khac CAD,NC,CNC,cơ sở dữ liệu và thiết bị kiểm tra để tạo các thành phần chính của CIM.Hiểu quả của CAM : tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm diện tích sản xuất,cải thiện điều kiệnlamf việc.

-         Kiểm tra chất lượng sản phẩm có sự trợ giúp của máy tính

Bao gồm quá trình : giám sát và đo kiểm tra sản phẩm

Ưu điểm : giảm thời gian giám sát quá trình sản xuất,giảm chi phí giám sát cho các quan sát viên,nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm công việc lặp đi lặp lại trong quá trình sx sp,cải thiện đk làm việc.

-         Hệ thống bảo quản và tìm kiếm tự động

Cho phép kiểm tra vật liệu bằng máy tính,xác định trạng thái,vị trí của vật liệu.Thông qua máy tính để điều khiển các hệ thống phụ trợ và CIM,giảm phế phẩm gia công và tăng năng suất lao động,giảm thời gian lắp ráp.

-          Công nghệ nhóm

Cho phép hoàn thiện khâu thiết kế và tính năng tiêu chuẩn hóa thiết kế giảm khối lượng công nghệ trong khâu xử lý vật liệu giảm 20-80% sản xuất,20-80% khối lượng lao động,giảm 20-30% chỉ phí cho dụng cụ cắt,đơn giản hóa việc lập quy trình sản xuất và rút ngắn chu kỳ sx.

-         Lập quy trình công nghệ có sự trợ giúp của máy tính

Là xác định thứ tự nguyên công với nhiều thông số công nghệ để chế tạo hoặc láp ráp.CAPP cho phép giảm thời gian thiết kế sản phẩm mới,chi phí cho tiếp nhận  chi tiết mới,giảm thời gian thiết kế dụng cụ cắt,giảm số lượng dụng cụ cắt bị hỏng.

-         Tế bào gia công ( Cellular Manufacturing : CM) là thiết bị sản xuất thường dùng để chế tạo các chủng loại chi tiết khác nhau,CM cho phép giảm 20-30% khối lượng lao động,giảm 15-30% cho thiết kế kĩ thuật,giảm thời gian chuẩn bị sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm,đơn giản hóa quá trình lập quy trình chế tạo và kiểm tra.

-         Robot

Tăng năng suất  lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm phế liệu và chi phí cho các công việc lặp đi lặp lại.Giảm chi phí cho nguyên công kiểm tra,chi phí cho lao động trực tiếp.

-         Hệ thống sản xuất FMS

Tác dụng : tăng tính linh hoạt khi gia công các dạng chi tiết khác nhau,xử lý nhiều loại vật liêu khác nhau,tăng hệ số sử dụng máy,năng suất chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.

cau 10.Ứng dụng của CIM,thế nào là CIM ảo

ứng dụng của CIM

-         Cim tham gia vào môi trường sản xuất công nghiệp,điều khiển robot,lắp ráp gia công,sơn phủ đánh bóng,gia công hàn,kiểm soát chất lượng sản phẩm,đóng gói vận chuyển và phân phát hàng hóa.

-         CIM tham gia vào các quá trình công nghệ : thiết kế và sản xuất có sự trợ giúp của máy tính CAD,CAM,lập kế hoạch sản xuất và quy trình công nghệ có sự trợ giúp của máy tính.

-         CIM bao  gồm các mạng hệ thống như : các phần cứng,phần mềm truyền thông trong nhà máy,quản lý thông tin dữ liệu bao gồm thu thập,lưu trữ và truy xuất dữ liệu.

-         CIM tham gia cải thiện không ngừng các quá trình sản xuất như lập kế hoạch,kiểm soát nguyên liệu đầu vào ,hệ thống theo dõi và kiểm soát chất lượng,các kỹ thuật và phương pháp thanh tra giám sát như lập kế hoạch và quản lý nguồn lực sản xuất,lập kế hoạch quản lý nguồn lực công ty.

Cim ảo :

-         Vòng tròn ngoài : mô tả thế giới hiện tại,VD : cạnh tranh toàn cầu,sự quan tâm về môi trường,chu kỳ cho sản phẩm ngắn,sáng kiến và trả lời nhanh)

-         Vòng tròn 2 : mô tả các hệ thống toàn cầu,giải thích các khái niệm các hệ thống thể hiện j.mô tả sự cần thiết của thông tin và liên kết toàn cầu,đồng thời phải phân chia dữ liệu tới các hệ thống.

-         Vòng tròn trung tâm : mô tả kết quả CIM như 1 nhà máy tích hợp toàn cầu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cim