C27:Hội thi thơ Bích Đình 3
Phượng Thất trải trang giấy ra, chấm mực rồi nghiêng đầu nhìn Nguyệt Lam.
Lên sao? Nguyệt Lam cúi đầu suy tư trong chốc lát, sau đó cổ họng ho một tiếng, ngâm nói: “Vừa lên vừa lên lại vừa lên.”
Phượng Thất nghe vậy sững sờ, kinh ngạc nhìn Nguyệt Lam mà không viết.
“Ghi đi!”
“Ồ.” Phượng Thất gật gật đầu, cúi xuống bắt đầu viết.
Chữ Phượng Thất nhìn rất xinh đẹp, thanh tú, như con người của hắn bình thường tuấn tú phiêu dật đẹp mắt. Nguyệt Lam không khỏi âm thầm gật đầu, nàng mặc dù không hiểu thư pháp nhưng thực sự nhìn ra được đây là chữ cực kỳ đẹp.
“Vừa lên lên tới đỉnh núi cao.” Nguyệt Lam tiếp tục niệm.
Một bên Phượng Tam nghe vậy không khỏi nâng lông mày lên.
Khóe miệng Phượng Thất rút lại co quắp, dở khóc dở cười cúi xuống tiếp tục ghi.
Thanh Trúc nhịn không được, “phụt phụt” cười ra tiếng, trong lòng âm thầm khinh thường: “Vậy cũng là thơ sao? Ta làm thơ còn cao siêu hơn bài nay!”
Nguyệt Lam xem xét nét mặt của bọn họ đã biết rõ trong lòng bọn họ đang suy nghĩ gì, cũng lơ đễnh, đưa mắt nhìn thoáng qua chân trời tà dương, lại nhìn những dãy núi cao thấp xa xa, nói nốt hai câu sau:
“Ngẩng đầu mặt trời tươi đỏ rực,
Vạn dặm giang sơn ngay mắt mình.”
Phượng Thất ngẩng đầu, kinh hỉ nhìn Nguyệt Lam: “Thơ hay! Hai câu trước mặc dù bình thản như nước, hai câu sau lại cảnh giới hùng tráng! Nhiễm kia nghe thấy chỉ sợ thật sự thua trên tay cô rồi!” Nói xong liền ghi hai câu còn lại lên giấy, đề tên Lam Diệp lên giấy, mệnh cho Thanh Trúc đưa vào đình.
Trong đáy mắt Phượng Tam cũng khẽ sáng lên, nhưng lại tan rất nhanh, nâng chén trà lên uống.
Trên mặt Nguyệt Lam bất động thanh sắc, trong lòng lại âm thầm xin lỗi: “Xin lỗi Bá Hổ huynh, dùng thơ ngài kiếm chút tiền, tin rằng ngài sẽ không để tâm chứ… Nhưng huynh có để ý cũng chẳng làm được gì, Huynh còn chẳng xuyên nổi đến đây từ Minh triều đến đây…”
Thơ Nguyệt Lam trình lên, ban giám khảo đọc xong đều hoặc là kinh ngạc hoặc kích động, biểu lộ khác nhau, đem thơ treo về sau, có người phụ trách đọc thơ đem thơ đọc ra, bốn phía bộng nhiên
Lặng ngắt như tờ, một lúc lâu sau mới có người thấp giọng lẩm bẩm đọc lại, tinh tế thưởng thức ý thơ trong đó, cũng có người thấp giọng nói nhỏ, suy đoán xem Nguyệt Lam này là người ra sao…
Tròng đình, Thái Thú Liễu Nguyên Minh bỗng nhiên cất cao giọng nói: “Xin hỏi vị nào là Lam công tử?”
Nguyệt Lam nghe vậy, đứng dậy thi lễ nói: “Tại hạ Lam Diệp, bái kiến đại nhân.”
Mọi người nhao nhao ghé mắt trông xem thế nào, trong lòng đều tỉnh ngộ, thì ra là một trong ba vị công tử dị thường xuất chúng, không thể tưởng tượng được hắn lại có tài văn chương như thế…
Liễu Nguyên Minh nhìn Nguyệt Lam gật gật đầu, nói: “Khúc >, này của Trác công tử ý cảnh có phần vượt trội hơn Nhiễm công tử, nhưng lúc trước Lam công tử chưa từng tham dự cuộc thi, cứ thế này đã quyết định thì thật không công bình, không bằng lão phu lại ra một đề nữa, dùng thời gian là một nén nhang, mời nhị vị công tử làm thơ, tác phẩm nào tốt, người đó thắng, nhị vị công tử cùng các ban giám khảo thấy thế nào?”
Các vị ban giám khảo phụ họa, Nguyệt Lam và Nhiễm nghe thấy cũng không dị nghị.
Liễu Nguyên Minh trầm ngâm, một lát sau chỉ ra ngoài đình trên mặt đất màu xanh hoa cỏ nói: “Vậy lấy đề là “cỏ” đi!”
Phượng Thất cầm bút, mỉm cười nhìn Nguyệt Lam, đợi nàng mở miệng.
Nguyệt Lam trầm tư một lát, nói: “Thảo.”
Phượng Thất đợi trong chốc lát, không thấy Nguyệt Lam có phần tiếp theo, không khỏi nghi hoặc ngẩng đầu nhìn nàng, thấy nàng ra hiệu hắn viết, mới trên giấy ghi lại một chữ “Thảo.”
“Tiếp đi, ghi ‘Chiết nghi, cũng đẹp’.” Nguyệt Lam lại nói.
Phượng Thất trong tay ngừng lại một lát, ngẩng đầu nhìn thoáng qua Nguyệt Lam, lại cúi xuống tiếp tục ghi.
“Chiết nghi, cũng đẹp…”
…
Phượng Thất càng ghi trong lòng lại càng kinh ngạc.
Gương mặt Phượng Tam vẫn không có biểu tình gì như trước, chỉ là trong tay cầm lấy miếng bánh ngọt, sau nửa ngày cũng chưa đưa được vào miệng.
Rốt cục, Phượng Thất dựa theo yêu cầu của Nguyệt Lam viết thơ xong, ghi danh tự, giao cho Thanh Trúc.
Thơ này Thanh Trúc không hiểu nhiều, nhưng xem thần sắc công tử nhà mình cũng biết là vô cùng hay, trong lòng mặc dù không cam lòng nhưng không khỏi thay đổi cách nhìn với Nguyệt Lam, tiếp nhận bài thơ kia đem về phía đình.
Lúc này Thời Nhiễm lắng nghe thơ, người đọc chính là văn sĩ lúc trước đọc thơ Nguyệt Lam ra:
“Thảo.
Chiết nghi, cũng đẹp.
Sinh tại đất, thúc nhân lão.
Điện vàng thế ngọc, hoang thành cổ đạo.
Thanh Thanh ngàn dặm xa, trướng trướng mùa xuân sớm.
Mỗi mùa nam bắc ly biệt, chợt trục đông tây khuynh đảo.
Một thân mình vốn người trong núi, trò chuyện Vương Tôn an ủi mình.”
Đúng là một bài thơ tuyệt diệu! Thơ vừa đọc ra, tất cả đều sợ hãi. Nhiễm nghe thấy liền xé toang bài thơ đã viết một nửa, giọng run run: “ta thua…” Trên mặt lộ vẻ uể oải và bi thương sâu sắc…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top