Phần 3: NHẬN ĐẤT LẬP THÀNH
Lại nói khi ấy, cả đoàn người vội vã chạy vào xe và đóng cửa lại. Người được giao điều khiển xe là Linh – người duy nhất biết lái xe trong đoàn. Phúc liền nói với cả đoàn:
– Lúc nãy khi đại ca vào thành cứu người, tôi đã tranh thủ hỏi đường Phạm Khôi huynh và có xem tấm địa đồ mà huynh ấy đưa cho. Tôi có quyết định sẽ cho cả đoàn chạy về Thượng Dung, thuộc địa phận đất Hán Trung do Trương Lỗ cai quản.
Hành hỏi:
– Tại sao hiền đệ lại muốn chạy về chỗ đó? Nơi đó do Trương Lỗ cai quản, tuy rằng đất đai phì nhiêu, khoáng vật phong phủ nhưng quân lực ở đó khá yếu, sợ rằng không thể là chốn dung thân cho chúng ta. Tại sao đệ lại không tính chạy lên Hà Bắc – nơi là đất của Viên Thiệu. Nơi đó có binh hùng tướng mạnh, ít nhất sẽ khiến Tào Tháo không dám nhòm ngó.
Phúc đáp:
– Em cũng có nghĩ tới phương án đó rồi, có điều Viên Thiệu là kẻ thù lớn nhất của Tào Tháo, chắc chắn hắn sẽ tìm cách gây chiến để dẹp thế lực này. Có lẽ chỉ trong vài năm nữa thì Tào Tháo sẽ dẹp được chỗ đó thôi, khi đấy ta lại ở trong tình thế nguy hiểm. Đệ tính chạy về Từ Châu chỗ Lưu Hoàng thúc là đồng minh với quốc cữu nhưng ngặt nỗi là Tào Tháo chắc chắn sẽ đánh mạnh Hoàng thúc và sợ rằng là Huyền Đức công không trụ được nổi. Nếu chạy về Đông Ngô thì cũng chưa chắc đã yên thân vì Tôn Sách chúa Đông Ngô là một kẻ thâm sâu khó lường. Giờ chỉ có chạy về Hán Trung là nơi tuy không có binh hùng tướng mạnh nhưng Trương Lỗ là một kẻ hám lợi, không có suy nghĩ gì cao xa cả. Hơn nữa thì bên đó chưa phải là ưu tiên trong đợt đánh dẹp chư hầu lần này của Tào Tháo. Chắc chắn chúng ta sẽ được yên ổn lâu dài.
Hành đáp:
– Vậy thôi, ta cứ nghe theo lời đệ vậy. Dù sao thì chúng ta có ít người, đi đâu cũng vậy thôi. Tới đấy thì chúng ta sẽ tiến hành khai khẩn đất đai làm ăn vậy.
Phạm Khôi đứng ra nói tiếp:
– Nếu đã quyết sang Hán Trung thì chúng ta nên đi nhanh. Từ Hứa Đô sang Thượng Dung ngót nghét hơn ngàn dặm đấy.
Nghe vậy, Phúc giở sổ ra tra cứu một lúc rồi nói:
– Nếu chỉ hơn ngàn dặm thì với tốc độ của xe này của đệ thì chỉ cần khoảng hơn một ngày đường là tới nơi thôi. Có điều là hiện tại, xe của đệ chạy bằng hơi nước và cần có người trực ở lò than sau đuôi xe để tiếp chất đốt. Đệ đã hướng dẫn mọi người rồi. Xe có 4 lò than cả thảy, đệ cần 4 người trực liên tục ở đó, cứ một người trực trong 4 canh giờ, sau đó chúng ta sẽ thay ca.
Hành đáp:
– Được, chúng ta sẽ thay nhau canh lò để tiếp than, đệ không phải lo lắng điều này.
Phúc lại nói:
– Hiện chỉ có chị Linh là người biết lái xe này và Phạm Khôi huynh là người biết đường. Vậy phiền Khôi huynh thức đêm để cùng chị Linh dẫn đường nhé.
Khôi đáp:
– Được, tôi xin tuân theo hiền đệ, thức một đêm cũng không thành vấn đề.
Cắt đặt xong xuôi, ai vào nhiệm vụ của người đó. Lò đốt của xe bắt đầu đỏ lửa và chiếc xe bắt đầu chuyển động tăng tốc dần. Để đề phòng quân Tào Tháo truy kích, Phúc phân công 5 người ngồi trên nóc xe cầm súng và lựu đạn để phòng vệ. Quả đúng như Phúc dự đoán, Tào Tháo đã cử hơn 500 quân khinh kỵ do Hứa Chử dẫn đầu truy đuổi và việc này đã không qua mắt được năm người cảnh giới. Họ ném lựu đạn và xả đạn xối xả vào quân Tào khiến vô số quân Tào thương vong trên đường. Tuy là đoàn quân tinh nhuệ nhưng cung tên và giáo mác thì sao mà chống nổi được súng đạn của thời đại sau đó tới gần 2000 năm được. Bởi vậy, Hứa Chử đành lui binh trở về. Tháo được tin vậy cũng kinh sợ, không dám truy đuổi thêm nữa.
Lò lửa trên xe đỏ rực cả đêm, Linh và Khôi – một lái xe và một hướng đạo thức cả đêm không ngủ để đưa xe tới điểm an toàn. Sau chừng 10 tiếng đồng hồ, khi này trời đã sáng, chiếc xe đã chạm bờ sông. Linh cho xe dừng lại và hỏi Khôi:
– Đây là đâu vậy Khôi huynh?
Khôi đáp:
– Đây chính là sông Hán Thủy đấy. Qua sông này là sang được đất Thượng Dung rồi.
Lúc này, Vũ cũng đã thức giấc. Nghe nói tới gặp sông, Vũ nói với Linh:
– Chị cứ cho xe qua sông thoải mái đi. Bố em có nói là xe này được chế tạo có thể đi qua sông thoải mái được, nguyên lý tựa như xe tăng lội nước đấy.
Nghe vậy, Linh liền làm theo và chiếc xe đã đi qua sông Hán Thủy qua bờ bên kia trước ánh mắt vô cùng ngạc nhiên của cả đoàn. Khôi thấy vậy liền nói:
– Vốn phải chạy trốn nên ta chưa kịp nói gì. Ta thấy phục đệ thật đó Trương Phúc. Sao đệ có thể làm được một chiếc xe to lớn, đi cả trên cạn lẫn dưới nước, chỉ cần đốt than là chạy được mà không cần ăn cỏ hay uống nước như trâu ngựa vậy.
Phúc đáp:
– Còn nhiều điều hay nữa, huynh sẽ còn được thấy nhiều.
Hành đáp:
– Phúc đệ nói phải đó. Giờ chúng ta đã tới quận Thượng Dung rồi, tướng trấn giữ thành này là Thân Đam. Ta sẽ xuống rồi xin vào thành để chào hỏi Thân Đam và xin ông ấy cho trú ngụ. Ta sẽ đi cùng Phúc đệ nhé.
Phúc đáp:
– Đệ không ngại đi với huynh. Nhưng huynh định nói gì để ông áy dung nạp chúng ta?
Hành đáp:
– Đệ cứ vào, ta sẽ lựa lời mà xin. Lúc đó đệ sẽ biết.
Nói rồi, Phúc cùng Hành đi tới cổng thành. Cả hai đi tay không không mang vũ khí gì cả và nói với lính canh:
– Xin các vị huynh đệ vào bẩm với Thân tướng quân cho chúng tôi trú ngụ nhờ. Chúng tôi là dân chạy nạn, đã mất sạch nhà cửa tài sản, nghe nói Hán Trung phong cảnh tươi đẹp, Trương công là chúa nơi đây rất thương dân, đặc biệt là thương kẻ nghèo nên chúng tôi mới tới đây để xin trú ngụ và có chỗ làm ăn.
Nghe nói vậy, tên lính vào bẩm báo. Một lát sau, chúng mở cổng thành cho hai huynh đệ vào thành. Một tướng mình cao khoảng 8 thước, mặt tròn, mắt nhỏ, mình còn mặc giáp phục. Hành thấy vậy liền cúi chào rồi hỏi:
– Xin hỏi có phải Thân tướng quân không ạ?
Tướng đó đáp lại:
– Phải, chính ta đây. Xin mời các vị vào thành để ta nói chuyện.
Cả hai cùng vào thành, được Thân Đam tiếp đón tử tế. Đam nói:
– Việc của hai vị tôi có nghe rồi. Nói chung thì tôi có thể tiếp nhận các vị trú ngụ được, nhưng để ở trong thành thì e là chưa hợp lẽ lắm. Thôi thế này đi, ta sẽ cho giúp các vị một ít thóc giống, trâu, bò và lợn để làm giống chăn nuôi và xin chúa công cấp cho các vị một mảnh đất ở ngoài thành. Các vị tới đóng khai hoang, trồng trọt, sinh sống thì cũng rất tốt đó.
Nghe tới đây, Hành có vẻ không hài lòng lắm, định phản ứng nhưng mà nghĩ tới cảnh đang phải ăn nhờ ở đậu nên đành hạ giọng:
– Thật cảm ơn đại ân đại đức của tướng quân. Chúng tôi xin phép được nhận sự giúp đỡ này và sẽ ra ngoài thành để dựng nhà và trồng trọt làm kế sinh nhai. Sau này nếu cần giúp đỡ gì rất mong tướng quân sẽ giúp đỡ.
Thân Đam đáp:
– Cần gì các vị cứ nói, đừng ngại. Đất Thục chúng tôi cảnh vật tươi tốt, chúa công thì yêu dân như con. Các vị ra đó làm ăn một thời gian thì nhớ đóng thuế đầy đủ là được.
Nói rồi, Đam đưa các phẩm vật như đã hứa cho Phúc và Hành cầm về. Ra tới xe, Phúc cho xe chở cả đoàn tới nơi đã định. Đây là một vùng đất bằng phẳng, rộng rãi, được bao quanh bởi khá nhiều núi non hiểm trở, phía trước thì có sông Hán Thủy làm lá chắn. Về cơ bản thì đây sẽ là vùng đất nếu để trồng trọt và sinh sống sẽ cực kỳ thuận lợi. Có điều, đây là đất hoang nên sẽ phải mất nhiều công sức để khai hoang. Phúc quan sát hồi lâu rồi nói:
– Đệ không thông hiểu lắm về việc trồng trọt nhưng chế tạo công cụ rất giỏi. Trước mắt thế này đi, xe là nơi an toàn nhất, sẽ nhường cho Đổng Quý phi đang mang thai cùng các nữ nhân ở tạm. Các huynh đệ chúng ta sẽ chia nhau ra để đi chặt cây làm nhà. Làm nhà xong thì sẽ tiến hành phát đất để trồng trọt. Trước mắt các huynh cứ làm tay trước, sau đó đệ sẽ chế tạo ra các công cụ để giúp chúng ta làm nhanh hơn. Các huynh mau vào xe lấy rìu, cưa và dao để làm việc đi. Mấy thứ trong xe này mới tốt này, mấy thứ Thân Đam cho không tốt đâu.
Nghe Phúc nói vậy, Hành dẫn thanh niên trai tráng vào trong xe lấy dụng cụ ra. Phải nói đúng là đồ thép của thế kỷ 22 tốt thật, chặt phát nào ngọt phát đó, khác xa với thế kỷ thứ 2 sau công nguyên này. Chả mấy chốc, đám thanh niên trai tráng đã kiếm đủ gỗ và lá để dựng nhà ở. Trong lúc đó, Phúc mở máy phát điện chạy bằng hơi nước để tạo điện và vào xong xe ngồi nghiên cứu trước các tài liệu trong sách cũng như trong máy tính mà bố cậu đã ghi lại. Phải nói đúng là trong đó có hướng dẫn chế tạo nhiều thứ thật, từ luyện kim, chế tạo máy phát điện cho tới xe cộ, các loại máy gia công, thậm chí kể cả chế tạo động cơ đốt trong hay pin nữa. Nhìn chung thì làm được hết chừng đó là đủ phục vụ quá tốt cuộc sống này rồi.
Lại nói về cả đoàn khi đó, khi này đã ở vùng an toàn rồi nên cả đoàn người bắt đầu mới làm quen sâu với nhau. Hành hỏi Dương Linh:
– Xin hỏi, cô nương không biết đã lập gia đình chưa?
Linh đáp:
– Tôi chưa, việc này có vấn đề gì không?
Hành đáp:
– Ôi chưa à! Tuổi như cô nương đây mà chưa lập gia đình thì cũng lạ đó. Chỗ tôi gái 18 lập gia đình cả rồi.
Linh đáp:
– Đó là vì ta không phải như những nữ nhân khác. Huynh kém tuổi ta nhưng ta vẫn tôn trọng gọi là huynh vì rất mến phong thái đĩnh đạc và dũng cảm của huynh đấy.
Hành đáp:
– Đa tạ cô nương quá khen! Ta vốn là người học võ, lại sinh ra ở thời loạn nên buộc phải vậy thôi. Ta cũng chỉ hy vọng một cuộc sống bình an, không tranh đấu gì cả.
Linh đáp:
– Thế thời này ai cũng tranh quyền đoạt vị thế à?
Hành đáp:
– Cô nương hỏi lạ thật, sao lại là thời này?
Biết mình nói hớ, Linh đáp cho qua:
– À không có gì! Ý tôi chỉ là người ta sao cứ thích tranh quyền đoạt vị, đổ máu làm gì không biết thôi.
Hành đáp:
– Mỗi người một mục tiêu mà cô nương, có gì sau này có điều kiện ta sẽ kể với cô nhiều hơn.
Nói rồi, Hành thi lễ rồi vào xe lấy đồ để chuẩn bị làm việc. Khi này, Đổng phi sau khi hoàn hồn lại thì cũng bước ra ngoài vừa cho mát mà cũng để hít thở khí trời. Đổng phi ra tới nơi thì tới ngay trước mặt Phúc, quỳ xuống rồi nói:
– Đổng Bình tôi xin khấu tạ đại ân đại đức của đại hiệp.
Phúc đỡ Đổng phi dậy rồi nói:
– Đổng phi đứng dậy đi, đang có mang đừng câu nệ lễ nghi.
Đổng phi đáp:
– Ngài đừng gọi tôi là Đổng phi nữa, tôi bị phế truất rồi còn đâu, cứ gọi tôi là Đổng Bình hoặc Bình Nhi là tên tôi là được. Ngài có công cứu mạng, khác gì sinh ra tôi lần nữa đâu, chưa kể ngài còn cứu cả con tôi nữa, tôi không thể không biết ơn được.
Phúc đáp:
– Chuyện cứu người là điều cần thiết mà. Ta vốn ghét việc lạm sát người quá đáng, nhất là giết phụ nữ có mang nên ra tay thôi. Vậy từ nay tôi xin gọi Quý phi bằng Đổng Bình hoặc cô nương nhé.
Đổng Bình đáp:
– Dạ vâng, xin theo ngài dậy bảo.
Phúc đáp:
– Cô nương đừng nói vậy chứ, tôi còn ít tuổi mà. Không rõ cô nương năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Đổng Bình đáp:
– Dạ tôi năm nay 18 tuổi.
Phúc đáp:
– 18 Tuổi đã có mang, rồi lại mang nỗi buồn bị diệt tộc nữa, kể ra cũng tội nghiệp cô nương quá. Tào Tháo cũng ác quá, cô nương xinh đẹp như vậy, lại đang mang thai nữa mà cũng muốn giết. Kể ra thì cô nương hơn tôi 6 tuổi, để tôi gọi cô nương là chị vậy.
Đổng Bình đáp:
– Ngài đừng nói thế, Bình Nhi tôi dù có làm trâu ngựa cả đời này cũng không thể báo được đại ân đại đức của ngài được. Đời người giữ được mạng là may, dám đâu để ân nhân của mình lại hạ mình thế.
Phúc đáp:
– Chị đừng nói thế, đối với tôi thì mọi người đều bình đẳng cả. Hơn tuổi là chị là anh, ít tuổi làm em. Trước mắt chị cứ tĩnh dưỡng và sinh nở cho tốt đi, chuyện báo đáp để sau. Với nữa đừng gọi tôi là ngài nữa nhé, gọi thế tôi thấy ngại lắm.
Đổng Bình đáp:
– Vâng, vậy cứ theo như ngài, à quên huynh dạy bảo vậy. Sau khi sinh xong tôi xin phép được hầu hạ cơm nước và việc nhà cho huynh, cần gì huynh cứ bảo nhé.
Nói rồi, mọi người lại chia nhau, ai vào việc nấy. Riêng về Phúc thì bắt tay ngay vào việc nghiên cứu các tài liệu về phát minh và chế tạo. Nghiên cứu tài liệu xong, trước hết, Phúc cho chạy máy phát điện và bắt đầu sử dụng máy dò kim loại và khoáng sản để vẽ bản đồ khoáng sản vùng này. Quả thực Hàn Trung đất đai trù phú, hầu như cái gì cũng có. Ở vùng này có cả mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ than và những thứ khoáng vật cần cho đời sống. Thoạt tiên, Phúc yêu cầu đắp một lò rèn cỡ nhỏ để tiến hành rèn kim loại phục vụ đời sống. Tiếp theo, Phúc cho khai thác quặng sắt và than đá về để bắt đầu luyện kim. Nhờ chỗ sắt và đồng khai thác được về, tuy ít thôi nhưng cũng đủ cho Phúc chế tạo ra một chiếc máy cày mini chạy bằng điện. Chiếc máy cày này được chế tạo sau khoảng một tháng ở đó và đã thay thế bằng trâu cày và nó đã khiến cho diện tích ruộng đất được mở rộng ra nhanh chóng, cung cấp không chỉ đủ cho cả đoàn ăn mà còn thừa để tiến hành trao đổi và bán lại cho các vùng lân cận nữa. Có được tiền rồi, Phúc cho mua thêm sắt về và tiến hành chế tạo được một máy xúc đào cỡ nhỏ dùng để khai thác quặng sắt, đồng và cả than để phục vụ cho việc luyện kim nữa. Sản lượng sắt và đồng khi được khai thác tăng lên rồi, Phúc cho chế tạo ra máy phát điện và chế tạo thêm máy cày cỡ lớn chạy bằng hơi nước để có thể cày được những thửa ruộng lớn hơn. Diện tích chăn nuôi và trồng trọt chỉ sau ba tháng đã được mở rộng ra rất nhiều. Hành bắt đầu ra xung quanh mộ thêm người về để cùng làm và tăng năng suất nữa. Chả mấy chốc đã quy tụ được trên 100 trai tráng cùng về để xây dựng xóm làng. Chỉ sau nửa năm, cả đoàn thay vì ở nhà bằng gỗ thì đã ở nhà bằng gạch được làm từ những lò nung được xây dựng ngay trong vùng đất mà đoàn được sở hữu. Số trạm phát điện được mở rộng, nhà gạch được xây dựng và quan trọng hơn cả là họ giờ đã sản xuất ra được cả máy xúc đào cỡ lớn phục vụ cho việc khai thác kim loại cũng như than đá cùng các khoáng vật khác. Cũng trong thời gian này, Đổng Quý phi đã trở dạ và nhờ có chị Linh đỡ đẻ mà Quý phi đã sinh nở thành công và đẻ ra một hoàng tử vô cùng khôi ngô tuấn tú và đặt tên là Lưu Mân. Để có thể xây dựng được nhanh chóng một làng phát triển như thế, ngoài việc có sự trợ giúp rất lớn từ những thành tựu khoa học thế kỷ 22 thì cũng phải kể tới là việc Phúc lựa chọn vùng đất này để sinh sống để tránh quân Tào Tháo quấy nhiễu là cực kỳ chuẩn xác. Thời gian này, Tào Tháo tiến hành đánh Lưu Bị ở Từ Châu rồi lên Hà Bắc dẹp quân Viên Thiệu. Các chiến dịch này kéo khá dài và khiến cho Tào Tháo không hề nhòm ngó sang các khu vực khác nữa. Điều đó đã khiến cho Phúc cùng cả đoàn được yên ổn làm ăn, không lo bị các thế lực bên ngoài quấy nhiễu.
Lại nói lúc này, làng của Phúc xây dựng nên đã có quân số hơn 100 người và Phúc đã đặt tên cho nó là làng Hán Thủy – tên của con sông chắn ngang trước mặt làng. Việc lương thực lo xong, đời sống của người dân ở đây cũng đã được đầy đủ. Vũ đã nảy ra ý định táo bạo chính là mở xưởng sản xuất vũ khí và đào tạo binh lính. Hành nghe vậy liền can ngăn:
– Hiền đệ chớ làm vậy, chế tạo vũ khí, tuyển binh sẽ gây chú ý rất nhiều đó. Khi đó chúng ta sẽ bị chú ý và sẽ bị quấy nhiễu nhiều lắm.
Phúc đáp:
– Đệ cũng nghĩ tới việc này rồi, giờ chúng ta có máy móc trong tay rồi, đệ sẽ cho đào hào và xây thành để phòng thủ. Vũ khí chúng ta mạnh thế, chúng ta lại xây thành cao hào sâu để thủ, lo gì kẻ nào xâm phạm.
Hành đáp lại:
– Đệ nghĩ thế cũng phải. Nếu thế thì chúng ta nên đào hào trước rồi sau đó sẽ tiến hành xây thành sau. Có hào rồi thì phòng thủ cũng dễ hơn nhiều đó.
Phúc nghe lời nên liền cho chế tạo hơn 100 máy xúc đào cỡ lớn chạy bằng hơi nước. Chỉ trong hơn hai tháng đã chế tạo ra đủ số lượng và chúng bắt đầu ngày đêm đào xúc xung quanh khu vực đã định. Thế kỷ 22 rất hiện đại, có nhiều thứ đã vượt tưởng tượng của con người nên chỉ cần một người với đầy đủ hướng dẫn trong tay là đã làm ra được một số lượng máy móc lớn tới vậy. Bởi thế nên trong con mắt người dân thời đó, Phúc chả khác gì thánh thần cả và số lượng người muốn theo khá đông mặc dù so về cùng thời đại thì Phúc cũng chả là gì hết. Các máy xúc này làm việc không kể ngày đêm và chỉ sau một năm đã đào được một cái hào rộng tới 20 mét và sâu khoảng hơn 10 mét. Hào này được dẫn nước từ sông Hán Thủy vào và chả mấy chốc nước đã ngập đầy hào. Khu vực này có chiều rộng là 3 km và dài 5 km. Đất đào hào được sử dụng để nung gạch và xây thành cao để trấn thủ. Vốn dĩ thì Phúc không định cho xây thành để khỏi tốn công sức nhưng theo lời khuyên của Hành thì cẩn trọng chả thừa, bởi thế mà thành đã được xây xong và cao tận 3 trượng. Trên thành có bố trí các súng máy tự động và có lính canh liên tục canh gác. Thành được xây lùi sâu vào 300 mét so với bờ hào nên chắc chắn sẽ tránh được tên đạn và các máy bắn đá thời đó nhưng vẫn đủ để các vũ khí như súng bộ binh bắn tới để tiêu diệt kẻ địch. Bên trong thành có bố trí trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và sản xuất cả vũ khí, đạn được. Bởi thế nên có thể nói khu thành này là bất khả xâm phạm, kể cả có bao vây thì dân trong thành cũng không thể chết đói được. Thành cao, hào rộng và sâu, bên trong thì toàn là súng máy và đại bác thủ thì thử hỏi ai có thể xâm phạm được nữa.
Lại nói về Mạnh Đạt, khi nghe nói ở đoàn người mới đến ngày nào giờ đã xây thành và tuyển mộ được cả ngàn quân sĩ đi theo thì liền dâng biểu tâu về Trương Lỗ. Lỗ nghe xong thì tức lắm, phái Thân Đam chạy ngay ra đó để thảo phạt. Tuy vậy, Đam khi tới nơi quan sát địa thế thấy không thể đánh thành được thì liên tâu về với Lỗ:
– Thưa chúa công! Thành Hán Thủy này xây cao hơn cả thành Trường An, hào sâu muôn trượng. Chưa kể là trong thành có nhiều vũ khí lạ lắm. Thần thiết nghĩ dân ở đây chúng vẫn tuân theo luật pháp, vẫn đóng thuế đầy đủ không vi phạm gì, thôi có gì cứ cho qua đi ạ.
Lỗ nghe nói vậy liền đáp:
– Ngươi cứ thử cho công thành cho ta xem nào, đừng bàn lùi.
Đam nghe vậy cũng cho thử 1 vạn quân sĩ vào công thành. Tuy nhiên, quân sĩ chưa vượt qua được hào nước thì đã tử thương vô số do đạn súng bộ binh bắn ra. Thấy vậy, Đam cho tạm ngưng công thành. Phúc thấy vậy cũng bàn với các huynh đệ:
– Đệ thấy tốt nhất là nên cử một người ăn nói khéo léo sang chỗ Trương Lỗ để đi sứ, nói cho hắn rõ lợi hại rồi để hắn rút quân đi.
Nghe vậy, mọi người đều tán đồng, Phạm Khôi nói:
– Ta tuy bất tài nhưng cũng xin được sang chỗ Thân Đam và Trương Lỗ để khuyên họ bãi binh.
Nói rồi, Khôi cùng hơn 5 người hầu cận ra ngoài thành, tới thẳng chỗ Trương Lỗ và thưa:
– Xin hỏi tướng quân, chúng tôi chưa bao giờ có ý phản nghịch, tại sao lại vây đánh chúng tôi.
Đam đáp:
– Các ngươi mới tới thì kêu là nạn dân muốn có đất làm ăn, giờ ta cấp đất cho, làm ăn được rồi thì lại tuyển lính tráng rồi xây thành đắp lũy, đấy là có ý gì.
Khôi đáp:
– Tuyển mộ người về để phục vụ là chuyện bình thường với những ai làm ăn. Xây thành đắp lũy là để mong được an toàn, bình thường như xây nhà xây cửa vậy. Chúng tôi nộp thuế đầy đủ, cũng chưa từng động binh đao, tướng quân nói vậy là không hợp lý rồi.
Đam đáp:
– Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tới lúc các người làm phản thật thì trở tay sao kịp.
Khôi đáp:
– Tướng quân nói thế cũng không phải lẽ. Nếu chúng tôi định làm phản thật thì phải đóng trại nơi rừng sâu, mọi thứ bí mật. Đây lại lộ liễu như thế thì sao gọi là làm phản. Tôi mong tướng quân hãy về trình bày lại với chúa công, chúng tôi sẽ ký cam kết đầy đủ, không động binh và cũng đóng thuế đầy đủ.
Nói rồi, Khôi lại lôi ra một tờ minh ước kèm theo hai thanh gươm và nói:
– Đây là cam kết chúng tôi đã soạn sẵn, có chủ tướng của tôi ký vào rồi. Còn đây là hai thanh gươm báu, chém sắt như chém bùn, tôi xin tặng tướng quân một thanh, cây còn lại cho chúa công. Mong tướng quân về trình bày lại với chúa công như vậy. Thực sự chúng tôi cũng chỉ muốn yên ổn làm ăn, đóng thuế đầy đủ mà thôi, có lợi đôi bên. Bằng không nếu động binh đao thì cả hai bên cùng thiệt hại.
Đam thấy có gươm báu thì cũng tít mắt lại. Vả chăng khi suy nghĩ lại thì thấy lời Khôi nói cũng có lý, dù sao thì xây được thành, đắp được lũy như vậy, lại chỉ với nghìn binh sĩ mà gây thiệt hại vô số cho một đạo quân cả vạn người thì cũng không phải là bình thường. Bởi thế, Đam nhận lễ vật rồi mang cam kết về và trình bày với Trương Lỗ. Lỗ nghe vậy thì cũng xuôi, thôi thì miễn là đóng thuế đầy đủ, thi thoảng lại dâng lễ vật cống nạp vậy thì cũng được. Lỗ lại thả cho nhóm người của Phúc làm ăn như trước.
Thấm thoắt kể từ khi cứu được Đổng Quý phi, sau đó về đây xây dựng mọi thứ đã 2 năm. Khi này, Viên Thiệu ở Hà Bắc đã chết, Tào Tháo đã thúc đẩy truy kích đám quân của họ Viên. Lưu Bị thì đã chạy sang Kinh Châu theo Lưu Biểu. Duy chỉ có vùng đất Xuyên này là vẫn đang yên bình, không bị ảnh hưởng. Những người đi cùng Phúc và Linh năm xưa thì dường như đã an yên với cuộc sống mới này. Duy chỉ có Phúc và Linh thì vẫn đang đau đáu về việc có thể trở về thời đại của mình trong một ngày gần nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top