Chương 14 - Cửu đại Thánh giả (3)

Thiên niên kỷ thứ 8. Nhờ cách mạng công nghiệp, mức sống người dân tăng cao, cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, mâu thuẫn giữa chủng tộc, quốc gia giảm đi, chiến sự cũng tạm lắng. Cả thế giới bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ.

Và theo thời gian, một giai cấp mới ra đời: giai cấp tư sản. Họ là nhưng người phất lên sau cách mạng công nghiệp, là ông chủ các xí nghiệp, nhà máy lớn. Nói đơn giản, là những kẻ có tiền.

Nhưng các quốc gia lúc này vẫn đang trong chế độ Quân chủ phong kiến, thống trị xã hội vẫn là giai cấp quý tộc, và trong mắt quý tộc thì giai cấp tư sản cũng chả hơn dân đen là bao. Không quyền không thế, nhiều tiền thì sao chứ, chỉ là dê béo chờ vặt lông.

Chuyện đã không có gì đáng để bàn, cùng với sự trưởng thành của giai cấp tư sản, mâu thuẫn ngày càng leo thang, và cuối cùng là cuộc Cách mạng Tư sản.

Người dẫn đầu trong phong trào này là Locke - một triết gia Nhân tộc. Ông là người đã viết ra "Tuyên ngôn trí quyền" với những lời lẽ làm lay động lòng người: "Mọi sinh vật có trí tuệ sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Ông cũng đưa ra hình mẫu về một quốc gia lý tưởng, đó là một quốc gia mà Vua và các quan lại do dân bầu ra, là đại diện của nhân dân, giúp họ điều hành đất nước. Thời gian làm việc của Vua là có hạn, hết thời hạn, dân lại bầu ra Vua mới. Vua mà phạm pháp cũng sẽ bị xử phạt như thường dân, thậm chí có thể bị phế chuất.

Một đất nước của dân, do dân và vì dân.

Những lời lẽ của ông đã đánh động vô số trái tim của Trí tộc trên toàn thế giới, là động lực để họ vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do và hạnh phúc.

Các cuộc cách mạng liên tiếp nổ ra ở hầu hết các quốc gia. Giai cấp quý tộc tìm đủ mọi cách để ngăn chặn, nhưng đều bị bánh xe vận mệnh nghiền nát.

Chế độ phong kiến sụp đổ. Thay bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.

Liên Hợp Tộc được thành lập, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng. Dù là một con rồng hùng mạnh, tấn công một con người yếu ớt, cũng sẽ bị trừng trị trước pháp luật.

Tuy nhiên không thấy đại diện của các tiểu tộc như: Globin, Orc, Ogre ... tham gia hội nghị, tộc nhân các tộc này vẫn tấn công và ăn thịt các Trí tộc khác, thế nên họ bị phủ nhận Trí quyền, bị đối xử như quái vật.

Thế giới bước sang một trang mới.

Rất tiếc là Locke không thấy được cảnh này, ông đã mất trong quá trình đấu tranh giải phóng. Hy sinh tính mạng vì lý tưởng cao cả của mình.

Ông được phong thánh, danh hào: Triết thánh.

P/S: Chương này có động đến tiền tệ. Nên ghi chú thêm về tiền tệ của thế giới Gaia:

1 Adamantine = 10 Orihancon = 100 Mithril = 1.000 Gold = 10.000 Sliver = 100.000 Copper = 1.000.000 Gil.

(Một Gil tương đương với 1000 VNĐ)

Thiên niên kỷ thứ 9. Kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, khoa học ... bước vào giai đoạn đỉnh cao.

Chủng tộc hùng mạnh nhất trên thế giới lúc này vẫn là Long tộc. (Ít nhất trên lý thuyết thì là vậy)

Long tộc chúa tể Tiamat cũng là thiên hạ đệ nhất cường giả.

Và năm 8623, vị đệ nhất cường giả này trình lên Liên Hợp Tộc bản kiến nghị sửa đổi về quyền bình đẳng.

Nội dung rất đơn giản: Đem tất cả các sinh vật có trí tuệ đặt ngang hàng nhau là bất công. Các sinh vật có mạnh có yếu, có giàu có nghèo ... giá trị của mỗi người là khác nhau, thế nên quyền lợi cũng phải tương xứng với giá trị của họ. Phân chia bình quân chính là cách phân chia bất công nhất.

Vd: một kẻ có tài sản là 100 đồng vàng thì khi đi bầu cử, có quyền bỏ một phiếu. Kẻ khác có tài sản 1000 đồng vàng, thì có quyền bỏ mười phiếu ...

Bản kiến nghị này, chẳng khác gì một đòn tấn công trực diện vào đạo luật Trí quyền nói riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung.

Nhưng nó cũng có thể được lý giải. Vì từ khi đạo luật Trí quyền được thông qua, cùng với sự thành lập của Liên Hợp Tộc, địa vị cũng như tiếng nói của Long tộc ngày một giảm. Nguyên nhân chỉ là do Long tộc nhân số ít, và cũng chiếm ít ghế hơn trong hội đồng. Long tộc bị cắt giảm quyền lợi, không phải vì bọn hắn không đủ mạnh mà là do bọn hắn không biết đẻ? Đây là cái đạo lý chó mà gì?

Tác động mà bản kiến nghị này mang đến đã không phải bàn. Thế chiến thứ tư có nguy cơ bùng nổ.

Nhưng ngoài dự liệu, bất chấp mọi làn sóng biểu tình và đấu tranh, bản kiến nghị được Liên Hợp Tộc thông qua. Đạo luật Bất bình đẳng ra đời.

"Mọi sinh vật có trí tuệ sinh ra đều có quyền bình đẳng, nhưng lớn lên thì đã không còn bình đẳng. Mỗi cá thể đều có một giá trị nhất định, và quyền lợi của họ phải tỷ lệ với giá trị đó"

Và giá trị của một cá thể được thống nhất định giá bằng tiền. Tất cả mọi thứ đều có thể quy ra tiền. Với một ông chủ tư bản, số tài sản ông ta sở hữu, quyết định giá trị của ông ta. Một [Linh sư] cường giả, Lv [Linh lực] quyết định giá trị của ông ta. Với một thần tượng âm nhạc, số lượng fan quyết định giá trị của cô ấy ...Tất nhiên, để định giá chính xác giá trị của một cá nhân là vô cùng phức tạp. Cụ thể ra sao còn phải từ từ nghiên cứu.

Tùy theo giá trị của một người mà họ có quyền công dân khác nhau: những người sở hữu giá trị từ 100 đồng vàng trở xuống có quyền công dân là 1, còn cao hơn 100 đồng vàng thì cứ theo tỷ lệ đó mà nhân lên.

Hệ quả của đạo luật này là toàn bộ hệ thống pháp luật phải đổi mới. Dù sao nền móng của hệ thống pháp luật cũ là quyền bình đẳng, nay nền móng đã không còn thì tòa nhà cũng đến đập đi xây lại.

Hệ thống pháp luật mới ra đời, với hai thay đổi căn bản:

Một, thời gian thay bằng tiền bạc. Một người phạm tội, thay vì bị bắt bỏ tù, thì anh ta chỉ cần trả đủ tiền là có thể hết tội. Cụ thể, một năm tù giam thì tương đương với 100 đồng Vàng (=100 tr VND). Nếu không đủ tiền trả, thì cũng không bị bắt giam, chỉ hưởng án treo, đeo lên vòng cổ tội phạm, rồi sinh sống bình thường, làm việc kiếm tiền trả nợ. Hết thời hạn mà không trả hết nợ, mới bị bắt vào tù, tiếp tục làm việc, trả hết nợ thì ra tù.

Hai, mức độ án phạt còn phụ thuộc vào đối tượng của hành vi phạm tội. Vd: Ngươi giết một kẻ ăn xin, quyền công dân là 1, thì khi ngươi bị bắt, sẽ phải trả 1000 đồng vàng (= một Tỷ VND) để hết tội. Nhưng nếu ngươi giết một ông chủ tư bản, quyền công dân 100, thì ngươi phải trả 10.000 đồng vàng để hết tội. (Số tiền phải trả = căn bậc hai của quyền công dân * 1000).

Lỡ tay làm trầy da kẻ giàu nhất thế giới cũng để ngươi tù mọt gông.

Hiến pháp mới ra đời, đã châm ngòi cho vô số phong trào đấu tranh, khởi nghĩa ... nhưng tất cả đều bị chính quyền đàn áp trong bể máu.

"Ngươi cho rằng như vậy là ưu tiên tầng lớp giàu có? Là bất công với những người nghèo? Vậy thì ngươi chỉ cần tìm cách làm giàu là được rồi, khi đã giàu thì ngươi cũng sẽ được hưởng quyền lợi xứng đáng"

Dù sao, những kẻ thống trị trên thế giới này vẫn là những người giàu có, mạnh mẽ. Kể cả người không giàu, nhưng khi đã leo đến địa vị cao thì cũng thành người giàu. Bọn họ chiếm không tới 10% dân số thế giới, nhưng lại sở hữu hơn 90% tài sản cũng như chiến lực. Mà đạo luật Bất bình đẳng càng đem quyền lợi của họ hợp pháp hóa, nâng cao một bước.

Kể cả, xét trên tầm cỡ chủng tộc, đạo luật này đương nhiên là gây thiệt hại cho các chủng tộc có nhân số lớn như Nhân tộc, Thú nhân ... nhưng với những lãnh đạo các chủng tộc này, lợi ích chủng tộc luôn đứng sau lợi ích cá nhân.

Thế nên, bất kể quần chúng nhân dân có phản đối như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể làm họ thay đổi quyết định.

Thời gian dần trôi, 20 năm sau, ảnh hưởng của đạo luật này tới nền kinh tế cũng dần thể hiện ra. Để tranh thủ quyền lợi cho bản thân, mỗi Trí tộc đều cố gắng vươn tới địa vị cao hơn, con đường thì tùy từng người, kinh doanh kiếm tiền, rèn luyện [Linh lực], nghiên cứu khoa học, thi tuyển Idol ... và kết quả là kinh tế tăng trưởng vượt bậc.

Lịch sử đã chứng minh rằng cái điều luật vô nhân đạo kia là hợp lý.

Vậy kẻ khơi mào mấy trò này - Tiamat, bây giờ ra sao?

Vị đệ nhất cường giả này, hắn chết rồi, cũng như Locke, hắn chưa kịp thấy thành quả của mình thì đã ra đi. Chỉ khác là, Locke vì công lý, vì hạnh phúc của vô số quần chúng nhân dân mà chết, còn Tiamat thì bị ám sát mà chết, chết bởi vì sự phẫn nộ của vô số quần chúng nhân dân.

Và một lần nữa, lịch sử không nhìn quá trình, chỉ nhìn kết quả, bất chấp không ít lời phản đối, Tiamat được phong thánh, dùng máu tươi của vô số người, bao gồm chính bản thân hắn, viết lên danh hào: Pháp thánh.

Đến là châm chọc, cùng là thánh giả, mà con đường của Đệ Cửu và Đệ Bát hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo luật Bất bình đẳng của Tiamat chẳng khác gì một cú tát thẳng vào mặt Locke. Không chỉ tát, mà còn tát cho sưng mặt.

Vận mệnh xoay vần, các giá trị bị đảo lộn hết cả, chẳng biết đâu mà lần.

Thiên niên kỷ thứ 10. Chưa thấy có biến động gì lớn.

Trở thành Đệ Thập Thánh Giả đã là mục tiêu của vô số người trẻ tuổi. Dù sao tấm gương Ngôn thánh - Rhodes còn sờ sờ ra đó, không gì là không thể.

Ngày 12-11-9283, trong cánh rừng dưới chân dãy Misty Mountains, một bé Slime chào đời.

P/S: Đoạn nói về Locke, đó hoàn toàn là nói về chủ nghĩa tư bản. "Tuyên ngôn trí quyền" là mô phỏng từ "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Cách mạng Tư sản Mỹ. Ngay tên Locke là cũng lấy từ John Locke (1632–1704) một triết gia người Anh, có anh hưởng lớn đến Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tất cả nhưng tình tiếttrong chuyện chỉ mang tính chất giải trí, hoàn toàn không có ý đả kích bất kỳcá nhân hay tổ chức nào cả. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top