Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu

Lý Hồng Chí

Tôi giảng một chút vấn đề băng thu âm của Pháp Luân Đại Pháp có được sao ghi ra hay không. Trước kia chúng tôi mở lớp là không cho ghi băng lại, từ khi tôi thực sự bắt đầu truyền Pháp mới cho phép ghi lại. Nội dung tôi giảng tại vài lớp ở Tế Nam, Đại Liên, Trường Xuân, Hợp Phì đều quy nạp lại với nhau, hiện nay đã bắt đầu in cuốn sách thứ ba là cuốn «Chuyển Pháp Luân», đây chính là cuốn sách chỉ đạo cuối cùng cho chúng ta tu luyện. Ngoài băng thu âm mà tôi đồng ý chính thức phát hành ra, thì chất lượng hiệu quả những băng thu âm khác tôi nghĩ rằng không nhất định đã tốt bằng chúng. Hơn nữa, những điều tôi giảng [có] khẩu ngữ rất nhiều, sách được xuất bản đã qua tôi chỉnh lý, đã loại bỏ đi rất nhiều khẩu ngữ. Có đôi chút còn mang tiếng địa phương vùng Đông Bắc của tôi, sẽ dễ xuất hiện vấn đề về lý giải, cho nên không được trích viết ra tài liệu giảng Pháp từ băng thu âm nữa. Sau khi cuốn sách này của tôi xuất bản thì sẽ cố định lại làm nền tảng để chúng ta tu luyện. Rất nhanh sẽ xuất bản ra, mọi người có thể liên hệ với tổng hội, để đặt mua.
Đệ tử: Người đã quy y cửa Phật có thể hàng ngày niệm kinh Quán Âm và chú Đại Bi không?
Sư phụ: Câu nói quy y cửa Phật này của chư vị chung chung lắm, chúng tôi cũng là Phật môn110; nên là nói [môn] chư vị quy y là Phật giáo. Chư vị nói có thể hàng ngày niệm kinh Quán Âm, chú Đại Bi hay không? Chư vị niệm kinh Quán Âm cũng vậy, chú Đại Bi cũng vậy, về thực chất chư vị chính là đang tu theo phương pháp tu luyện của tôn giáo rồi. Đây lại là vấn đề bất nhị pháp môn, lại là vấn đề tu luyện có thể chuyên nhất không. Đương nhiên tôi không phản đối chư vị quy y tu luyện pháp môn đó, chư vị muốn tu thì chư vị cứ tu thôi; nhưng tại đây chúng tôi chính là bảo mọi người phải tu luyện chuyên nhất. Có người đúng là không thể buông bỏ cái tâm ấy, không thể buông bỏ tâm ấy thì chư vị cũng đừng mắc cái tội đó, trong tâm mãi cứ lẩm nhẩm, chư vị thấy tu môn nào tốt thì tự chư vị cứ tu môn đó. Nhưng tôi phải có trách nhiệm với chư vị, cho nên lời phải nói cho thấu. Tôi nói với chư vị rằng, giới tôn giáo hiện nay không phải là [miền] tịnh thổ, hòa thượng đều rất khó tự độ. Rất ít người chân tu; đương nhiên vẫn có người chân tu, không có thì nó đã kết thúc cả rồi. Tu gì ấy là bản thân quyết định, nhưng tuyệt đối không được tu đồng thời.
Đệ tử: Sách khí công khác và sách của khí công sư khác có thể giữ lại không?
Sư phụ: Chúng tôi đã giảng vấn đề này rồi. Tu môn nào, đi đâu về đâu là do tự mình quyết định. Có khí công sư đúng là khí công sư thật sự tốt, [dù] họ bước ra phổ cập khí công cũng vậy, tự thân họ mặc dù không có gì xấu, nhưng họ cũng không xử lý nổi những thứ kia. Cho nên trường của họ rất loạn, ai họ cũng gọi là thầy, cho nên tín tức trong sách của họ, những thứ đó của họ cũng rất loạn. [Còn] sách như sách giáo khoa, sách kỹ thuật trong xã hội người thường thì không vấn đề gì. Nhưng những [sách báo] hạ lưu, sách bất hảo thì đừng nói là giữ, mua cũng không nên mua, càng không nên xem, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội nhân loại. [Còn] sách khí công kia hễ không phải là sách trong môn này của chúng ta thì nhất định không được giữ lại.
Đệ tử: Phó ý thức và chủ ý thức mà Đạo gia tu?
Sư phụ: Đều như nhau. Nhưng mà, người tu chủ ý thức đến từ tầng thứ cực cao, hoặc là chủ ý thức của họ cực đặc thù thì mới có thể làm như vậy. Pháp tu truyền phổ biến đều là phó ý thức tu luyện.
Đệ tử: Chủ ý thức đời này có thể thành phó ý thức ở đời sau không?
Sư phụ: Đó là chuyện không nói chắc được, điều này không có hạn chế.
Đệ tử: Hai tay kết ấn tại phần bụng có phải cần chừa lại khe hở không, tựa vào bụng có được không?
Sư phụ: Những điều này đều đã giảng trên lớp rồi, hôm qua giảng chư vị không chú ý nghe. Khi kết ấn tay cần tựa vào thân thể, hơi hơi tựa vào thân thể. Bài công pháp thứ năm Thần Thông Gia Trì pháp khi lưỡng thủ kết ấn thì tay có thể đặt trên chân, nếu không, khi chư vị đả tọa hai cánh tay rất nặng, nặng mấy chục cân111, sẽ trĩu cột sống của chư vị cong xuống, sẽ ngồi không thẳng. Khi kết ấn tay để trên chân thì giảm bớt trọng lượng.
Đệ tử: Động tác Di Lặc duỗi lưng trong bài Phật Triển Thiên Thủ chỉ cần duỗi ra thì tiếp sau chính là [động tác] Như Lai quán đỉnh?
Sư phụ: Đúng, hai động tác đó là nối liền với nhau. Sau khi Di Lặc thân yêu hễ xoay chưởng thì chính là thả lỏng, thả lỏng xuống thì gọi là Như Lai quán đỉnh. Nhưng không có ý niệm quán đỉnh, chẳng hạn 'tôi dùng khí quán vào trong', không có khái niệm này, là cơ chế tự động đang khởi tác dụng.
Đệ tử: Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thích Ca Mâu Ni là tu chủ ý thức hay phó ý thức?
Sư phụ: Tôi không thể chỉ bất kỳ ai, không thể chỉ bất kỳ cái tên nào [khi] nói chuyện này. [Tôi] nói với mọi người những gì được lưu truyền trong quá khứ, tuyệt đại bộ phận, trên 95% công pháp đều là phó ý thức tu luyện, bản thân công pháp chính là yêu cầu như vậy. Đây là Thiên cơ, quá khứ là tuyệt đối không thể giảng.
Đệ tử: 'Toàn cơ' là gì?
Sư phụ: 'Toàn cơ' mà tôi giảng và 'huyền cơ' viết trong sách tu Đạo thời Trung Quốc cổ đại trước kia, tức là 'huyền' trong 'huyền diệu', là khác nhau. 'Toàn cơ' này của chúng tôi là 'toàn' trong 'toàn chuyển', 'cơ' trong 'cơ năng', 'cơ' trong 'cơ chế' cũng là 'cơ' trong 'cơ khí'. 'Toàn cơ', cơ chế xoay chuyển, là ý này. Từ Thiên thể112 tới tinh cầu, từ tinh cầu tới vật chất vi quan, hết thảy đều đang vận động [theo] cơ chế ấy mà chúng tôi gọi là 'toàn cơ'.
Đệ tử: Trên trang bìa tạp chí khí công có ảnh của Thầy, cũng có Pháp thân tồn tại phải không?
Sư phụ: Trên ảnh của tôi đều có, phàm là có ảnh của tôi hoặc là văn chương mà tôi viết, hoặc là trong sách in thì đều có, in ra cũng như vậy. Điều này không huyền hoặc.
Đệ tử: Trên đỉnh đầu của con thường có một thứ đang xoay chuyển?
Sư phụ: Tôi nghĩ những tờ câu hỏi kiểu này mọi người đừng đưa lên cho tôi nữa, phản ứng này, phản ứng kia nơi thân thể chư vị, nếu chư vị là người luyện công thì đều là hảo sự113. Chư vị cũng biết là đang xoay chuyển, Pháp Luân đang [xoay] chuyển, cứ nhất định để tôi phải giảng ra cho chư vị, các loại cảm giác chư vị đừng đưa ra nữa, hàng nghìn hàng vạn cảm giác quá nhiều rồi. Chư vị đều tới hỏi tôi, bản thân chư vị lại không ngộ, kỳ thực đều là hảo sự, nếu không sau này chư vị hỏi ai?
Đệ tử: [Khi] học cuốn «Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)» chép một số phần ra khá nhiều giấy để trong nhà, để trong nhà sợ người khác lấy lung tung thì làm thế nào?
Sư phụ: Điều này không phải lo, tôi thấy gói ghém cất Nó đi, hoặc là thống nhất giao Nó lại cho trạm phụ đạo bảo quản. Tương lai sẽ tặng lại cho nông dân khu vực nghèo khó.
Đệ tử: Xin hãy giải thích sự khác biệt giữa Phật giáo, Phật Pháp và Phật học?
Sư phụ: Pháp trong Phật giáo chỉ là một phần nhỏ bé trong Phật Pháp, nó không thể đại biểu cho toàn bộ Phật Pháp. Thích Ca Mâu Ni giảng phương pháp tu luyện có tám vạn bốn nghìn pháp môn, mà trong Phật giáo chỉ có mười mấy pháp môn. Nào là Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Tịnh Độ tông, Thiền tông, Mật tông, chỉ có mười mấy pháp môn. Tám vạn bốn nghìn pháp môn tôi nói cũng không chỉ có vậy, Phật Pháp to lớn nhường này. Tôn giáo hiện nay làm sao có thể khái quát toàn bộ Phật Pháp được? Nó chỉ là một bộ phận trong Phật Pháp. Nó chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật Pháp, hình thành tôn giáo nên gọi là Phật giáo. 'Phật học' là danh từ và nhận thức của người thường.
Đệ tử: Vì sao luyện tĩnh công không nhập tĩnh được?
Sư phụ: Luyện tĩnh công không nhập tĩnh được, là vì chúng ta trong xã hội người thường có rất nhiều thứ chấp trước không buông đang can nhiễu. Cùng với nhận thức Đại Pháp nâng cao lên, những thứ chấp trước sẽ càng ngày càng nhạt đi, khi luyện tĩnh công sẽ dần dần tĩnh lại được; hiện nay nếu chư vị có thể buông bỏ hết, thì tầng thứ sớm đã nâng lên rồi, cũng đã tu luyện được tương đối cao rồi. Hiện nay có một vài tạp niệm thì cũng đừng lo, cùng với việc chư vị dần dần đề cao tâm tính trong xã hội người thường phức tạp, vứt bỏ những thứ chấp trước của người thường, dần dần sẽ trở nên thanh tịnh. Khi vứt bỏ tâm chấp trước tâm thì tính cũng dần dần được đề cao, tầng thứ cũng được đề cao, chúng là tương phụ tương thành114. Lúc đó chư vị sẽ hoàn toàn nhập tĩnh.
Đệ tử: Thần thông là gì?
Sư phụ: Thần thông, đó là Phật gia gọi công năng siêu thường của thân thể người là 'thần thông'. Ở tầng thấp nhất người thường gọi là 'công năng đặc dị'.
Đệ tử: Gia trì là gì?
Sư phụ: Gia trì không phải là tăng trưởng công. Đặt lên cho chư vị một khối công để chư vị cao hơn một chút, lại cấp cho chư vị một khối công nữa để chư vị cao hơn chút nữa, không có chuyện ấy. Công, hoàn toàn dựa vào cái tâm này của mình mà tu, ai đặt lên cho chư vị cũng không được. Chư vị không tin, bây giờ tôi có thể lấy ra một cột công trụ nối lên cho chư vị, lập tức để chư vị đạt đến trình độ xuất thế gian Pháp. Nhưng chư vị hễ bước ra khỏi cửa này thì sẽ phải rớt xuống, bởi vì công đó không phải là của chư vị, tiêu chuẩn tâm tính của chư vị chưa ở đó, cho nên nó không đặt lên được. Vì trong một không gian rất đặc thù, còn đồng thời tồn tại cái thước115 đo tiêu chuẩn tâm tính, nó là có khắc vạch. Tâm tính không đạt được cao như vậy, thì cột công trụ kia sẽ không thể đạt được cao như vậy. Trước kia chẳng phải có người nói công đã phát xuất ra, năng lượng này tiêu hao đi thật đáng tiếc. Không thể lý giải như vậy được, bởi vì khi chư vị phát xuất ra, tiêu chuẩn tâm tính của chư vị ở đây, phát xuất ra một năng lượng nhất định thì cột công trụ sẽ ngắn lại, nhưng mà, trong khi chư vị luyện công không cần chịu khổ cũng sẽ được bổ sung trở lại. Bởi vì tâm tính của chư vị, tiêu chuẩn của chư vị, quả vị của chư vị ở đó. Đương nhiên nếu chư vị muốn tăng trưởng lên nữa, thì chư vị phải tiếp tục đề cao tâm tính của chư vị thì mới có thể tăng công, nếu không thì cái gì không có tác dụng [tăng công]. Gia trì chỉ là tịnh hóa thân thể một cách cao độ, và trợ giúp diễn hóa những thứ khác trong công.
Đệ tử: Trong mệnh của con giàu có, điều này có quan hệ gì với việc tăng trưởng công không?
Sư phụ: Có mấy loại tình huống, có những người là dùng đức của mình mà đổi lấy, cầu lấy phúc phận; có người là do quá khứ đã tích lại được; còn có người mang tới từ cao tầng. Có tình huống khác nhau, nên nó cũng khá phức tạp, không thể xem xét những vấn đề này nhất loạt như nhau được. Do một số người họ là có đức, đức lớn, nên họ muốn gì có nấy, vì thứ này rất then chốt. Xác thực là tình huống như vậy. Đức này có thể chuyển hóa thành công, [là] một phương diện quyết định tầng thứ cao thấp và quả vị lớn nhỏ của một người tu luyện. Nếu cầu phúc báo trong xã hội người thường, vậy thì thứ này có thể trao đổi với người khác, trao đổi lấy tiền tài vật chất. Có người làm một chút việc đã có rất nhiều tiền, bởi vì đức của họ rất lớn; có người làm việc gì cũng không có tiền, có thể là đức nhỏ; điều này không tuyệt đối. Đương nhiên có một số người rất phức tạp, tôi chỉ nói về quy luật thông thường. Người đức nhỏ thậm chí xin ăn cũng không xin được, bởi vì khi người khác cho chư vị cơm, chư vị cũng phải cấp đức cho họ để trao đổi, chư vị không có đức để cho họ, cho nên chỗ cơm đó chư vị cũng không xin được. Phải trao đổi là vì chủng đặc tính cân bằng vũ trụ 'bất thất bất đắc'116 này đang khởi tác dụng.
Đệ tử: Tượng Phật đã cũ thì xử lý như thế nào?
Sư phụ: Trong Phật giáo có quy định rồi, nếu không muốn [tượng] đó nữa thì tiễn vào chùa.
Đệ tử: Vì sao khi nghe giảng lại suy nghĩ lung tung?
Sư phụ: Chư vị tập trung tinh lực mà nghe sẽ tốt thôi. Chủ ý thức phải mạnh, kỳ thực là nghiệp lực tư tưởng đang can nhiễu.
Đệ tử: Còn có thể trị bệnh hay không?
Sư phụ: Nếu chư vị là bác sỹ ở bệnh viện, là bác sỹ xoa bóp, tôi nói rằng vấn đề cũng không lớn. Nếu bản thân chư vị là muốn làm việc này, hoặc là làm loại công tác này, hoặc là bản thân mở nghề, thì đều là việc trong người thường. Nếu chư vị dùng công để trị bệnh thì tuyệt đối không được! Tôi truyền tại đây không phải những gì chữa bệnh khỏe người nào đó, [mà] là tu luyện chân chính. Hơn nữa tu luyện chân chính lại là một vấn đề nghiêm túc phi thường, chư vị muốn tu thành Giác Giả như thế, [mà] chư vị không nghiêm khắc yêu cầu bản thân, cứ ào ào như vậy thì sao được đây? Nghiêm túc phi thường. Thật sự phải chịu rất nhiều khổ, chư vị phải hạ quyết tâm chiểu theo Đại Pháp mà tu. Thật sự muốn tu luyện thì tôi nói rằng những vấn đề này chư vị cũng khỏi cần nghĩ nữa.
Đệ tử: Chủ ý thức có phải là linh hồn của con người?
Sư phụ: 'Linh hồn' này nói ra rất chung chung. Mà thân thể con người rất phức tạp, nó nói về cái gì thì cũng rất không minh xác. Cho nên tại đây chúng ta hoàn toàn bài trừ cách nói của quá khứ đó, hoàn toàn là kết hợp với khoa học thân thể người hiện nay mà giảng; điều chúng ta giảng đây đã rất rõ ràng rồi.
Đệ tử: Đôi khi bị thất thần?
Sư phụ: Hiện nay chư vị không thể đạt được nhập tĩnh tuyệt đối thì là bình thường, đó là thể hiện của đề cao tầng thứ. Nếu chư vị mà thật sự có thể nhập tĩnh được, thì tầng thứ của chư vị cũng đã không thấp rồi.
Đệ tử: Trước kia từng học công khác, một số thứ trong đó như chú ngữ thỉnh thoảng lóe lên trong đầu một cách vô ý?
Sư phụ: Đều phải bài trừ chúng đi. Thứ này không giống với nghiệp tư tưởng bình thường, nhất định phải bài trừ chúng.
Đệ tử: Vì sao khi trừ bỏ tư tưởng xấu rất khó, thậm chí đôi khi cảm thấy chúng ngược lại còn đang mạnh lên?
Sư phụ: Chư vị muốn tiêu trừ chúng thì chúng không để chư vị tu, cho nên sẽ có phản ứng. Có người phản ứng rất mạnh, nhưng chủ tư tưởng của chư vị nhất định phải rõ ràng, hãy bài trừ chúng. Đợi tới khi chư vị có thể phân biệt được, tư tưởng lại kiên định rồi, thì Pháp thân của tôi sẽ giúp chư vị tiêu trừ chúng.
Đệ tử: Con là luyện Pháp Luân Đại Pháp, em gái con cúng [thờ] tiên?
Sư phụ: Học viên Pháp Luân Đại Pháp không cần phải sợ gì cả, ngay cả là một người thường, cũng thường gặp những thứ bất hảo, chúng không thể làm hại chư vị, cũng không động tới chư vị được, nhưng tư tưởng bản thân chư vị phải ổn định, bài xích những thứ này. Chư vị kiên định tu Đại Pháp, thì Pháp thân của tôi sẽ xử lý chúng.
Đệ tử: Trước kia thiên mục đã khai mở, sau này lại không nhìn thấy?
Sư phụ: Trước kia khai mở, sau này đóng lại là có nhiều loại nguyên nhân, có [trường hợp] có thể là bị đóng lại; có trường hợp có thể là đã bị tổn thương. Nhưng khi tu luyện đều đang được tu bổ117. Khi cần đả khai thì sẽ đả khai, điều này không cần quản, cứ thuận theo tự nhiên.
Đệ tử: 'Thần Thông Gia Trì pháp' không thể kiên trì thời gian thật lâu thì làm thế nào?
Sư phụ: Yêu cầu là luyện càng lâu càng tốt. Vì bài công pháp thứ năm là điều bản thân tôi độc tu, không thay đổi chút gì mà lấy ra cấp cho mọi người, mục đích chủ yếu là để khi chư vị tu luyện trên tầng thứ cao, có Pháp để tu, có công để luyện. Hiện nay chư vị bắt đầu luyện thì độ khó là lớn, chư vị không thể ngồi thời gian lâu như vậy. Chư vị hãy cân bằng một chút thời gian xem, gia trì thần thông dùng thời gian bao lâu, [phần nhập tĩnh] định lại dùng thời gian bao lâu, tự mình hãy cân nhắc. Hơn nữa dần dần chư vị sẽ đề cao, lâu rồi sẽ có thể ngồi được thời gian rất lâu.
Đệ tử: Rất tiếc là con phải xuất ngoại không thể tham gia buổi học cuối cùng?
Sư phụ: Sau này hãy đọc sách nhiều một chút thì không vấn đề gì, tự học cũng đều có thể viên mãn, chỉ xét có thực tu hay không.
Đệ tử: Ai có thể sinh ra chủ nguyên thần của một người?
Sư phụ: Chư vị quản những thứ này làm gì? Tâm chư vị dùng vào cầu tri thức hay là dùng vào tu luyện? Kỳ thực tôi giảng cả rồi, các chủng vật chất trong vũ trụ to lớn này, dưới tác dụng vận động của chúng thì có thể sản sinh ra sinh mệnh. Trên thân thể người thì phân ra chủ nguyên thần, phó nguyên thần, đó chẳng phải đều là sinh mệnh sao?
Đệ tử: Khi Ngài giảng bài, [con] đột nhiên nhìn thấy Ngài hiển tướng một vị đạo trưởng búi tóc vấn cao trên đỉnh đầu, thân thể rất cao, tóc trắng?
Sư phụ: Tôi xuống đây chuẩn bị thực hiện việc này thời gian rất lâu rồi, Phật Đạo Thần tôi đều từng làm. Nhìn thấy thì nhìn thấy thôi.
Đệ tử: Luyện công trong nhà tổ tiên có sợ không?
Sư phụ: Chư vị chấp trước thật là nhiều. Sinh mệnh của cha mẹ, con cái chư vị còn sống chư vị cũng không chi phối được, còn quản cả người đã khuất. Tu hành chính Pháp đối với ai cũng có chỗ tốt. Pháp môn này của tôi là pháp môn tiện lợi nhất, tu luyện trong người thường. Tôi cứ giảng đi giảng lại rằng tu luyện là vấn đề rất nghiêm túc, chư vị lại để tâm cái này, để tâm cái kia, cái tình này chư vị cũng không dứt, cái tình kia cũng không dứt. Trong quá khứ thế nào gọi là xuất gia? Hòa thượng hiện nay khó nói lắm. Quá khứ hòa thượng sau khi xuất gia cả cha mẹ cũng không nhận, hoàn toàn đoạn tuyệt thế duyên118, ngay cả tên cũng đặt lại. Vì sao họ phải đặt pháp danh? Chính là đoạn tuyệt hết thảy mọi dục vọng ở thế gian, không còn bất kỳ vương vấn, dính dáng gì với những người kia, họ mới có thể tĩnh tâm xuống mà tu. Tu luyện là một việc nghiêm túc. Chư vị đừng quản những việc kia, chư vị chỉ quản tu luyện là được rồi. Nhưng mà, không được thờ cúng tổ tiên ngay trong phòng, [như thế] mới tốt với cả chư vị và người đã chết, người và quỷ119 không thể ở chung phòng, duyên thế gian đã hết.
Đệ tử: [Tu luyện] Pháp Luân Đại Pháp có ảnh hưởng đến chơi cổ phiếu không?
Sư phụ: (Học viên đều đang cười chư vị). Chư vị đang chấp trước vào đánh bạc, tôi nói với chư vị thua bạc cũng có người nhảy lầu đó! Cái tâm khi chơi cổ phiếu là cái tâm gì, việc tốt hay xấu tôi nói rằng hiện nay có những người đã rất khó phân được rõ. Có người còn hỏi tôi có thể đánh mạt chược không, chư vị chẳng phải muốn ăn tiền của người khác sao? Đó chẳng phải là đánh bạc sao? Dù sao đi nữa tôi giảng cho chư vị chính là câu nói này: khóa giảng của chúng tôi tại đây không phải là giảng một cách tùy tùy tiện tiện cho người thường, chúng tôi có trách nhiệm với người tu luyện chân chính, [đây] là giảng cho người luyện công. Nếu chư vị nói việc gì trong xã hội chư vị cũng [muốn] làm, chư vị muốn làm gì thì cứ làm nấy, cũng khỏi cần tu luyện.
Đệ tử: Con có con trai bảy tuổi gần đây thường kể rằng trong mộng luyện công cùng với Ngài, ban ngày nhìn thấy bản thân Ngài luyện công, nhưng nó lại không muốn học Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Vậy thì phải xem xem điều nó học là gì? Xem xem điều nó nhìn thấy là thật hay là giả. Chính Pháp hồng truyền, ma sẽ nghĩ hết mọi cách để phá hoại. Bản thân người đó không luyện thì là có vấn đề.
Đệ tử: Trong thời không nhanh một đời người ta đã kết thúc, vì sao hiện nay chúng ta vẫn có thể thông qua tu luyện mà cải biến vận mệnh của người ta?
Sư phụ: Bởi vì chủ thể của chư vị vẫn chưa kết thúc, chúng ta cũng có thể xoay ngược thời gian của những không gian đó, đây là điều tôi muốn giảng trong khóa giảng. Tiện đây tôi cũng nói một vấn đề cho mọi người, sinh mệnh của con người thì tự mình hoàn toàn cải biến không nổi. Bất cứ người thường nào cũng không thể thay đổi cho chư vị được, Giác Giả cũng không thể cải biến cho chư vị một cách vô điều kiện, cho nên con người không chi phối được sinh mệnh120 của mình, chư vị càng không chi phối nổi sinh mệnh người khác. Có người muốn phát tài, kiếm nhiều tiền, cho gia đình ổn thỏa, để họ sống được tốt, rồi mình mới đi tu luyện. Quả thực là chuyện cười! Người nào có mệnh người đó, dẫu là thân nhân, làm sao có thể để chư vị cải biến cuộc đời người khác đây? Hơn nữa nạn gì cũng không có, thì chư vị tu cái gì? Chư vị có biết họ có nghiệp lực lớn ngần nào không? Trong cả đời họ thì sẽ phải bước đi như thế nào? Chư vị có thể chi phối được người khác chăng? Không chi phối được. Có thể có người nghĩ rằng tôi không tin, tôi đã kiếm được rất nhiều tiền, tôi đã phát tài lớn, thế hệ sau của tôi sẽ kế thừa thôi. Tôi thấy không nhất định, chưa biết chừng thiên tai nhân họa một ngọn lửa là không còn gì cả, thua mất, rơi mất, không thể nói chắc chắn điều gì, phải xem họ có phúc phận này hay không, không có phúc phận ấy thì cũng không kế thừa được gì cả, chính là ý này. Mỗi người mỗi mệnh, không phải người này có thể cải biến vận mệnh của người kia, thế không được.
Vậy thì cuộc đời của người tu luyện có thể cải biến được không? Được. Có hai cách có thể thay đổi được, con người bước trên con đường tu luyện, có thể cải biến cuộc đời của họ. Một người muốn tu luyện thì đó chính là Phật tính đã xuất lai, có thể giúp họ một cách vô điều kiện. Những [trường hợp] khác thì không thể làm tùy tùy tiện tiện, vì trong sinh mệnh của chư vị không có tu luyện, nên ắt phải cải biến cho chư vị, toàn bộ thứ đó đều phải xáo trộn lại, nghĩa là an bài lại mới, điều này là có thể làm được. Còn một tình huống nữa, chính là chúng ta có người quá chấp trước vào những thứ của người thường, bằng những thủ đoạn không chính đáng, hoặc dùng cách nào đó làm tổn hại người khác, hoặc chư vị cảm thấy là không làm hại người khác, thông qua nỗ lực của bản thân chư vị v.v. mà làm những sự việc gì đó, dường như là chư vị đắc được rồi. Kỳ thực, chư vị có thể cải biến được rất ít, cũng có lẽ chư vị thông qua nỗ lực làm sự việc đó, chính là cần phải nỗ lực, chư vị làm như thế chư vị mới có thể đắc được, đó cũng là đã an bài cả rồi. Nhưng mà, xác thực là về phương diện nhỏ thì có thể cải biến, còn phương hướng lớn thì không cải biến nổi. Cải biến một chút là có thể sẽ tạo nghiệp, nếu không thì không tồn tại người tốt xấu. Trong vận mệnh của chư vị không có an bài thứ đó, chư vị khăng khăng muốn [nó], dùng thủ đoạn không chính đáng để đạt được, vậy thì thứ chư vị đạt được chính là thứ của người khác. Như vậy chư vị đã làm tổn hại người khác, chính là nợ người khác, chư vị là đã tạo nghiệp rồi, chính là cái ý này. Đời này không trả thì đời sau trả.
Đệ tử: Vì con tâm tính kém [đã] luyện lẫn với công của người khác, mấy ngày sau khiến Pháp Luân bị tổn thất thì làm thế nào?
Sư phụ: Tu luyện là việc nghiêm túc, có người họ chính là không nghe khuyên ngăn, họ cứ khăng khăng luyện lẫn, kết quả hỏng cả. Pháp Luân này và toàn bộ bộ cơ chế này của chúng ta, những thứ này đã trải qua những niên đại rất là xa xưa, những thời kỳ lịch sử rất là xa xưa, biết bao nhiêu thế hệ mới hình thành nên! Đó không phải là thứ mà người thường chúng ta hình thành được, là thứ rất trân quý, đã tu luyện xuất ra vô số Đại Giác Giả. Chư vị nói hủy là hủy Nó đi, trộn lẫn công khác luyện đã hủy Nó rồi. Tôi nói với chư vị rằng, chúng ta nói một câu cao hơn một chút, xét về một ý nghĩa nào đó thì Pháp Luân kia, Nó chính là vũ trụ, so với sinh mệnh của tự thân chư vị, so với nguyên thần của chư vị thì Nó trân quý hơn không biết bao nhiêu lần. Chư vị tùy tiện hủy Nó đi, mọi người hãy thử nghĩ xem. Đương nhiên tôi đã là độ chư vị, nên mang thứ này ra, có thể học thì học, không thể học thì cũng không còn cách nào cả. Phàm là Pháp Luân lại bị biến dạng nữa, tôi sẽ không tùy tiện lại cấp Pháp Luân cho họ nữa. [Nếu] họ thật sự muốn học, nhất tâm muốn học, thì còn phải xem có phải họ có thật sự muốn học hay không, có thể kiên trì tiếp tục không. Thật sự có thể học, nếu có thể học thì cấp cho một bộ cơ chế, họ tự mình dần dần thông qua luyện cũng có thể hình thành Pháp Luân.
Đệ tử: Thầy Lý nếu Ngài là Phật, thì Ngài không được nói, [rằng] hết thảy các Pháp đều là tà?
Sư phụ: Mọi người học viên chúng ta có nghe được tôi nói rằng hết thảy các Pháp đều là tà không? (Không có!) Người này bị con phụ thể kia chi phối não bộ của anh ta mà không biết đã nói gì nữa. Những người chủ ý thức không thanh [tỉnh] thì không độ được. Thời kỳ mạt Pháp hiện nay chính là rất loạn. Hơn nữa, những thứ loạn bát nháo, tà môn oai đạo kia có thể xứng được gọi là Pháp không? Chúng có Pháp gì chứ? Pháp chỉ có một: Chân-Thiện-Nhẫn! Những chính Pháp khác, chính giáo khác đều là Lý được chứng ngộ ở các tầng thứ khác nhau.
Đệ tử: Trong mơ không giữ tâm tính vững vàng thì làm thế nào?
Sư phụ: Vậy là tâm tính tự thân chư vị không kiên định, yêu cầu với bản thân còn chưa cao, nguyên nhân là lúc bình thường nền tảng học Pháp chưa vững chắc; cho nên phải chân tu thực tu, những việc này trong tư tưởng mới có thể coi trọng lên.
Đệ tử: Những người chưa từng tham gia lớp học, mà luyện theo yêu cầu trong sách của Ngài thì có thể hình thành Pháp Luân không?
Sư phụ: Mọi người biết rằng, điều chúng tôi truyền là tu luyện, những điều tu luyện tầng thứ cao, chứ không phải là thứ chữa bệnh khỏe người gì, vậy thì yêu cầu đối với người ta cũng phải cao. Không phải là chư vị cứ luyện là có thể có đắc Pháp Luân, chư vị luyện tốt đến mấy, thời gian lâu đến đâu, nếu chư vị không theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi yêu cầu mà làm, không nghiêm khắc yêu cầu chính mình, không trọng đức, không học Pháp, thì không có gì cả, thứ gì cũng không thể hình thành. Nếu chư vị theo yêu cầu của Pháp này mà làm, vậy thì thứ gì cũng có thể đắc được. [Những gì] đáng được đắc, thì chư vị tự học cũng như thế, thứ gì cũng không bỏ sót. Chữ trong sách đó đều là Pháp thân của tôi, cho nên tự nhiên chư vị sẽ đắc được, cũng không cần tự mình phải hình thành Pháp Luân, cũng sẽ tự nhiên có Pháp thân của tôi bảo hộ chư vị.
Đệ tử: Tại xã hội có người công kích Pháp Luân Công ngay trước mặt học viên Pháp Luân Công, chúng ta nên duy hộ Pháp Luân Đại Pháp như thế nào?
Sư phụ: Không cần để ý tới họ là xong, cũng không cần tranh với họ đấu với họ, họ thích nói gì thì nói nấy, không cần để ý tới họ là xong. Không cấp cho họ thị trường, không nghe là được rồi.
Đệ tử: Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp có thể tới phòng sinh sản không?
Sư phụ: Điều đó có quan hệ gì chứ? Có những câu hỏi nêu ra rất ấu trĩ, tu luyện Đại Pháp không sợ bất cứ thứ gì, nhất chính áp bách tà. Hơn nữa, phòng sinh đó nó cũng không phải là tà, còn có ích với trẻ nhỏ nữa.
Đệ tử: Sách khí công do tác giả không phải là khí công sư viết thì có những thứ phụ thể tà ma ở trong đó không?
Sư phụ: Tôi bảo mọi người này, bất kể họ là tác giả cũng vậy, hay là người nào đó cũng vậy; không phải là khí công sư mà viết ra sách khí công, thì cũng sẽ có những thứ phụ thể loạn bát nháo khống chế họ làm ra. Tư tưởng của họ đến [xuất hiện] như thế nào bản thân họ [vẫn] cho rằng là bản thân mình nghĩ ra. Cũng có những tác giả muốn viết những thứ về phương diện khí công, họ đi phỏng vấn những khí công sư giả kia, bởi vì họ cũng không biết công của khí công sư đó đến từ đâu, [họ] cũng giống thế mà chiêu mời những thứ này, những gì viết lên đó cũng đều là những thứ kia như nhau cả thôi. Hiện nay ở xã hội rất loạn, các loại khí công giả đều có; ngay cả không có thứ tà ở trong đó, [sách mà] không phải là khí công sư viết thì có thể tu luyện không?
Đệ tử: Những lúc rảnh rỗi sau khi luyện công tìm sách đọc, chủ yếu là đối với một vài danh từ, thuật ngữ không hiểu muốn đọc nhiều một chút để tìm hiểu mà thôi, chứ không muốn học nhiều pháp môn?
Sư phụ: Đừng biện giải. Tại đây chúng tôi là có trách nhiệm với chư vị, những thứ giảng ở các pháp môn đó, là thứ của pháp môn đó, có mang theo nhân tố của pháp môn ấy ở bên trong, chư vị có thể dùng nó tại chỗ chúng ta không? Tại đây chúng tôi giảng thế nào dạy thế nào, thuật ngữ khác cũng không phải là nội hàm trong môn này của chúng tôi. Động tác hay sách có ma phụ thể thì từng chữ đều là cái thứ đó. Hễ xem thì sẽ tiến nhập vào thân thể chư vị. Còn về phương diện tu luyện và tri thức Phật học, tôi sẽ chọn một số nhân vật tu luyện trong lịch sử mà xuất bản, đều là tốt, là chính, để làm thứ để đọc như tri thức thông thường, để mọi người nhận thức.
Đệ tử: Giấy nháp ghi chép Thầy giải đáp câu hỏi trên lớp học thì xử lý thế nào?
Sư phụ: Hãy giữ lại. Ngoài ra [tôi] nói với mọi người rằng, có một số người chúng ta ngồi đây đã quen với việc ghi chép, nhưng thông thường lại nghe giảng không tốt, chính là những người làm việc ghi chép này. Vì tư tưởng của họ đang dùng vào ghi chép, nhưng họ thường ghi không đầy đủ và nghe cũng không đầy đủ; chư vị chỉ có [là] tĩnh tĩnh mà nghe. Chư vị ghi chép không đủ, khi chư vị chiểu theo ghi chép mà làm, nhưng trong đó không toàn vẹn, hơn nữa rất có thể là đoạn chương thủ nghĩa121, vì chư vị ghi không toàn vẹn. Nếu chư vị làm theo thì không khéo sẽ khởi hậu quả bất hảo. Điều tôi giảng cho mọi người chính là từ lúc tôi mở lớp cho tới nay, [là] kinh nghiệm đã nhiều lần xảy ra những việc này [nên] nói cho mọi người biết, trước kia có không ít người làm vậy. Đây không phải là lý luận trong người thường, [ghi chép] thông thường hiệu quả đều không tốt, chư vị nghe không toàn vẹn và chép cũng không toàn vẹn. Tương lai chúng ta sẽ có sách thì có thể đọc.
Đệ tử: Hiệu quả luyện công có phải có quan hệ với tâm trạng?
Sư phụ: Khi tâm trạng không tốt thì không được luyện công, đặc biệt là khi tức giận thì càng không được luyện. Tu luyện chính Pháp cần phải Nhẫn, Nhẫn không phải là sau khi sinh ra tâm trạng không tốt rồi mới Nhẫn, không phải là tức giận rồi mới Nhẫn. Chư vị ôm giữ tâm trạng không tốt vậy thì chư vị còn luyện gì đây? Trong tâm chư vị nào là tức giận, nào là hận, các chủng tâm do tức giận mà sinh ra chư vị có thể tĩnh lại được không? Chư vị luyện công có thể có hiệu quả tốt không? Không làm theo yêu cầu của Pháp, không phải luyện chính Pháp thì chính là luyện tà pháp. Không hề nói luyện động tác này rồi, thì chư vị đã là [trong] Pháp này. Có rất nhiều sư phụ dạy người ta, nhưng họ không làm theo tiêu chuẩn tâm tính, đạo đức mà sư phụ yêu cầu, kết quả họ luyện ra đều là những thứ tà, loạn bát nháo. Chư vị chớ thấy họ dạy là công tốt, cùng một công pháp nhưng những thứ luyện ra có thể khác nhau; chư vị phải thật sự làm theo tiêu chuẩn tâm tính của họ. Tu luyện là vấn đề nghiêm túc phi thường.
Đệ tử: Xem sách y học cổ kim có ảnh hưởng đến Pháp Luân Đại Pháp không?
Sư phụ: Không ảnh hưởng gì. Xem sách y học không có ảnh hưởng gì. Nhưng những sách y học khí công hiện nay thì không được xem.
Đệ tử: Có loại sách Yoga122 giảng là kinh điển của Thần, giảng rằng Thần ấy sáng tạo ra tất cả vũ trụ?
Sư phụ: Đừng nghe những thứ đó, Yoga gì chứ, thời kỳ mạt Pháp nơi nào cũng không phải là tịnh thổ.
Đệ tử: Đắc được thông qua lao động cũng là dùng đức mà đổi lấy phải không?
Sư phụ: Cũng có quan hệ với phó xuất lớn hay nhỏ, thông thường bản thân lao động đã là phó xuất, đắc được nhiều hơn phó xuất thì phải cấp đức.
Đệ tử: Chỉ tu tâm tính không luyện công?
Sư phụ: Vậy chư vị chỉ là người tốt chứ không phải người tu luyện. Tương lai chư vị chỉ có thể làm người tốt, đời sau đắc phúc báo.
Đệ tử: [Động tác] đẩy Pháp Luân xoay chuyển123 vì sao chỉ đẩy xoay bốn vòng mà không cho phép đẩy cho xoay chín vòng?
Sư phụ: Đẩy bốn vòng là đủ dùng rồi, đẩy nhiều bụng chư vị sẽ đau, chư vị sẽ bị trướng bụng. Đương nhiên khi chư vị học thì không hề gì, sau khi học xong rồi, nếu chư vị bắt đầu luyện công thì không được đẩy nhiều hơn, đẩy nhiều chư vị sẽ bị trướng bụng.
Đệ tử: Sinh con xong trong vòng một tháng có thể luyện công không?
Sư phụ: Đương nhiên có thể. Điều này không vấn đề gì, không có vận động mạnh mẽ.
Đệ tử: Chưa từng tham gia lớp học của Thầy, sau khi làm xong bài công pháp thứ năm lại xuất ra vài bộ động tác khác?
Sư phụ: Vậy chính là có thứ khác khống chế cô ta rồi. Vấn đề này tôi đã giảng rồi, điều chúng tôi truyền chỉ là năm bộ công pháp này. Cô ta cảm thấy rất tốt, tâm hoan hỷ hễ nổi lên liền theo đó mà [chuyển] động. Chư vị không muốn, thì chư vị hãy dừng lại, nó cũng sẽ không còn nữa. Khi chư vị bắt đầu động theo, chư vị càng [chuyển] động thì càng cao hứng, ái chà tốt quá, vậy thì nó sẽ chỉ huy chư vị. Nhưng những thứ đó, chư vị chớ thấy động tác của nó thật đơn giản, toàn đều là phá hoại thân thể chư vị. Chư vị chớ thấy chư vị đánh ra mấy động tác đó, toàn là phá hoại những thứ trên thân chư vị, chỉ cần một lúc thôi là sẽ có thể hủy đi công phu của chư vị.
Đệ tử: Tín ngưỡng Thiên Chúa giáo lại luyện Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Bàn tới vấn đề này thì có lẽ sẽ nói rất cao, [chư vị] là người phương Đông tôi chỉ có thể tại đây nói với mọi người rằng chư vị gắng sức tu. Đại Pháp, chính Pháp khó gặp. Chỉ có thể nói với chư vị như vậy, [nếu] tôn giáo hiện nay có thể độ nhân thì tôi đã không tới truyền Đại Pháp; dù sao mọi người hãy ngộ, chư vị hiện nay là con người, nói quá cao chư vị cũng không thể tiếp thu được.
Đệ tử: Thanh niên luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể được phép tồn tại tình yêu khác giới không?
Sư phụ: Tôi giảng cho mọi người rồi, nếu ở tầng thứ này, bảo chư vị thứ gì cũng vứt bỏ thì hoàn toàn không khả năng, chư vị cũng làm không nổi. Đương nhiên có những người đối với những việc này có thể xem rất nhẹ; bất quá tôi bảo mọi người này, [với người] tu luyện trong xã hội, chúng ta không đề xướng làm như vậy. Nhưng Pháp Luân Đại Pháp chúng ta xác thực có một lô những người chuyên tu124. Tương lai khi chúng ta có chùa, có thể cung cấp cho họ một trường sở tu luyện. Có rất nhiều tăng nhân, sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp [thì ở lại] trong chùa có thể sẽ tạo thành khó khăn rất lớn cho họ, tương lai phải cấp cho họ một trường sở tu luyện như vậy. Nhưng với bộ phận tu luyện trong người thường này, chúng tôi không chủ trương chư vị làm thế. Nếu thế ai ai tu luyện Pháp Luân Đại Pháp rồi đều không kết hôn nữa, không thể sinh nở đời sau nữa, con người sẽ tuyệt chủng, vậy thì không được. Chính là trong giai đoạn hiện có chư vị có thể thành gia lập nghiệp. Tu luyện trong người thường, phải phù hợp với trạng thái này của người thường ở mức độ tối đa. Chúng ta lấy ví dụ, chư vị không kết hôn, cha mẹ chư vị sẽ rất lo lắng cho chư vị, họ không lý giải chư vị, người khác cũng không lý giải chư vị. Phù hợp với trạng thái này của người thường, đối với tu luyện của chúng ta vẫn là có chỗ tốt. Bởi vì hoàn cảnh phức tạp nhất mới có thể xuất cao nhân.
Đệ tử: Đại sư có thể giảng về trải nghiệm tình yêu của Ngài không?
Sư phụ: Chư vị không phải là tới học Pháp, chư vị tới để làm gì? Chư vị còn muốn biết những gì? Tu luyện là việc nghiêm túc phi thường, hiện nay chư vị còn bị tình dẫn động mà chấp trước vào những thứ này. Sự cách biệt lớn biết nhường nào!
Đệ tử: Tu thành Pháp Luân Đại Pháp thì có thể tới thế giới khác không?
Sư phụ: Muốn đi đâu thì tới đó. Tu thành rồi mà. Hiện tại hỏi câu này, tương lai nếu quả thực có một ngày tu thành rồi, chư vị sẽ không biết giấu mặt vào đâu! Chư vị không biết lời chư vị nói là gì. Hiện nay chư vị là tư tưởng của con người, không có tư duy tại cảnh giới của Thần.
Đệ tử: Khi luyện tĩnh công yêu cầu thanh tịnh vô vi, không có bất cứ ý niệm nào, vậy phải chăng về tâm tính cũng phải tu thành loại trạng thái tâm lý này?
Sư phụ: Đúng vậy! Nhưng phải từ từ mới có thể đạt tới, lúc bình thường phải chú ý; bất kể nhập tĩnh đến mức độ nào, chư vị cũng phải biết mình đang ngồi đả tọa tại nơi đây, đang luyện công ở đây, một chút tư tưởng duy nhất này phải giữ vững, không giữ vững thì chư vị sẽ mơ hồ đi mất không biết gì cả, [người] tu sẽ không phải là chư vị.
Đệ tử: Học sinh ở trường nỗ lực học tập thi đỗ đại học, hành vi xứng đáng với cha mẹ thì có trái với Chân-Thiện-Nhẫn không?
Sư phụ: Điều này không trái với Chân-Thiện-Nhẫn. Những gì thuộc về chấp trước, những gì không thuộc về chấp trước, rất dễ bị lẫn lộn. Tôi có thể nói cho mọi người rằng, những việc làm để đạt mục đích cá nhân, để thỏa mãn ham mê, dục vọng, đó chính là chấp trước; còn làm những việc vị công, vì đại chúng, vì người khác, hoặc nỗ lực làm tốt công tác và bài tập lại là điều nên làm. Mọi người thử nghĩ xem, vậy đã là một học viên, là một học sinh thiên chức của chư vị chính là học tập cho tốt, vì chư vị là học sinh. Vậy thì có người nghĩ rằng, mục đích của tôi là thi đại học. Đương nhiên mục đích của học tập chính là không ngừng phát triển lên trình độ cao hơn, tiểu học, trung học, đại học; chư vị cũng không thể cứ ở mãi tiểu học, khẳng định là như vậy. Đã vậy chúng ta muốn lên đại học thì điều này cũng không sai, nhưng mà, nếu chư vị không chăm chỉ học tập, trong đầu óc chư vị cứ nghĩ lên đại học lên đại học, cứ mãi là lên đại học, thì tôi nói rằng đó chính là chấp trước. Vậy mọi người hãy nghĩ, chúng ta xoay trở ại ngược trở lại giảng, chư vị là học sinh thiên chức của chư vị chính là nên học tập cho tốt, xứng đáng với phụ huynh, xứng đáng với nhà trường, xứng đáng với thầy cô giáo. Thầy cô vì chư vị mà phó xuất, họ giảng bài cho chư vị; phụ huynh cung cấp cho chư vị đi học, nuôi chư vị đi học. Vậy thì chư vị xứng đáng với phụ huynh, xứng đáng với thầy cô nhà trường ấy, bản thân chư vị nỗ lực học tập cho tốt, chẳng phải chư vị sẽ tự nhiên lên đại học sao. Chư vị cứ nghĩ tới lên đại học, lên đại học mãi, chư vị học tập không tốt liệu chư vị có thể lên đại học không? Chư vị không cần cứ mãi nghĩ lên đại học, đại học, chư vị không thể lên nổi chẳng phải vô ích hay sao? Chư vị không nghĩ tới chuyện đại học, chư vị cứ nỗ lực học tập tốt là được rồi. Chư vị học tập cho tốt chẳng phải sẽ có đại học sao? Sẽ có nghiên cứu sinh sao? Chính là đạo lý như vậy. Có một những việc đơn giản thôi, nhưng rất dễ bị lẫn lộn. Chúng ta còn có một số người làm nghiên cứu khoa học, làm nghiên cứu có tính là chấp trước không? Thành quả nghiên cứu của chư vị, những sự việc mà chư vị làm ấy, là sự nghiệp công ích phục vụ cho quảng đại xã hội, phục vụ cho người khác, làm tốt những sự việc ấy, đó là bổn phận của chư vị. Là một công nhân thì cũng phải làm việc chăm chỉ, xứng đáng với tiền lương của chư vị, xứng đáng với thù lao của chư vị. Phải như vậy không? Bởi vì người luyện công ở đâu thì cũng nên thể hiện là người tốt.
Đệ tử: Khi luyện công tiến nhập vào trạng thái hoàn toàn vong ngã125, trạng thái mà ngay cả bất kể âm thanh nào xung quanh cũng không nghe thấy, cảm thấy thân thể của mình tiêu [đi] mất?
Sư phụ: Trạng thái này rất tốt. Chúng ta luyện công yêu cầu nhập tĩnh, sẽ xuất hiện hai loại trạng thái. Nhưng không giống những công pháp khác, hễ ngồi đó thì chẳng biết gì nữa, luyện hàng mấy tiếng đồng hồ rồi xuất định, ái chà, cảm thấy dường như ngồi một lúc, mới có mấy chục phút, nhưng hễ nhìn đồng hồ thì đã qua thời gian rất lâu rồi. Họ còn vui mừng khôn tả, định lực thật là cao, luyện thật là tốt. Nếu chư vị tu luyện trong những công pháp khác thì đều sẽ nói chư vị luyện được tốt; nhưng ở chỗ tôi đây thì tôi nói họ rất đáng buồn, rất đáng thương! Mọi người biết đó, chúng ta tu luyện chính là đòi hỏi bản thân chư vị phải thật sự tu luyện chính mình, để chư vị thật sự đắc công. Cho nên trong trạng thái chư vị định rất sâu, chư vị cũng phải biết mình đang luyện công tại nơi này. Chư vị sẽ xuất hiện trạng thái như câu hỏi nêu ra, không biết nào chân, nào thân thể, nào cánh tay, nào bàn tay đi đâu mất rồi, thậm chí đại não của mình cũng không còn nữa, dường như chỉ có một tư tưởng ở đó. Tư tưởng trong ý thức ấy, biết mình đang luyện công nơi đây, đó là một trạng thái rất tốt. Còn nữa, chúng ta còn có thể có một loại trạng thái khác, giống hệt đang ngồi trong vỏ trứng gà không thể động được, vô cùng mỹ diệu, nhưng biết bản thân đang luyện công ở đây, cũng sẽ xuất hiện trạng thái này.
Đệ tử: Nửa đêm tỉnh giấc phát hiện bản thân đang làm một số động tác của Pháp Luân Đại Pháp, tự mình cảm thấy Pháp Luân đang xoay chuyển, dòng năng lượng rất mạnh?
Sư phụ: Nếu thật sự là động tác của Pháp Luân Đại Pháp thì rất tốt, đó có thể là nguyên thần của chư vị đang luyện, đang giúp chư vị luyện. Nếu là động tác khác thì là có vấn đề.
Đệ tử: Khi con đang thực hiện bốn bài công pháp đầu trong thân thể có luồng lực khiến người lay động?
Sư phụ: Chúng ta có rất nhiều người rất mẫn cảm. Khi Pháp Luân trong thân thể chư vị đang chuyển động, sẽ lắc lư theo; đừng động theo Nó. Có người không mẫn cảm, lực lượng chuyển động rất lớn họ cũng không cảm giác ra được. Trạng thái của mỗi người đều khác nhau.
Đệ tử: Chúng con từng tu luyện Mật tông nhiều năm, nay đã có công năng và có thể tương thông với Pháp thân của Đại sư, nếu những điều này đều là thật thì có tác dụng phụ đạo126 chúng con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không?
Sư phụ: Không có tác dụng phụ đạo, mà cũng không có bất kể tác phụ đạo nào. Mật tông là Pháp Lý của Như Lai của tầng vũ trụ thấp nhất này, sao có thể phụ đạo Pháp của vũ trụ đây? Tôi giảng cho mọi người rồi, điều nhìn thấy là thật hay là giả đều rất khó nói. Cứ cho điều nhìn thấy là thật, thì cũng rất khó đạt đến trình độ tương thông với Pháp thân của tôi, Họ sẽ không liên hệ với chư vị như vậy; [đó] là những thứ mà chư vị đã học trước đây diễn hóa ra cho chư vị để lừa chư vị. Cho nên phải chú ý những việc này, công năng thì không thể nhìn ra ai cao thấp, mà là lấy tâm tính để phân biệt ra quả vị cao thấp của người tu luyện.
Đệ tử: Đối chiếu với Đại Pháp của Thầy mà viết nhật ký kiểm tra những chỗ thiếu sót của bản thân thì có được không?
Sư phụ: Tôi nói rằng không nhất định ghi chép chúng. Nếu chư vị đã muốn ghi lại thì cứ ghi; trong tâm biết sai ở đâu, lần sau mình chú ý học Pháp, đề cao bản thân là được rồi.
Đệ tử: Khi đọc tác phẩm của Sư phụ thường thường có vài hàng rất lóa mắt? Hễ kiểm tra thì vừa đúng là vấn đề mà bản thân gặp phải, có phải là Pháp thân của Thầy điểm hóa?
Sư phụ: Đây đều là Pháp lực mang theo trong Đại Pháp. Từng chữ đều là Pháp thân của Phật-Đạo-Thần.
Đệ tử: Trong một khoảng thời gian mỗi khi làm sai một việc hay nói sai một câu đều sẽ bị Pháp thân của Ngài trừng phạt, nhưng trong một khoảng thời gian khác làm sai, nói lời sai thì Pháp thân của Ngài lại không quản?
Sư phụ: Cứ mãi quản chư vị, chư vị vẫn làm sai mà không biết hối cải, cũng không thể cứ mãi điểm hóa như vậy! Ngoài ra lại nói một việc. Có rất nhiều học viên cứ muốn câu thông với Pháp thân của tôi, mục đích thì, chính là muốn hỏi một số sự việc, tu luyện thế nào thế nào. Tôi nói mọi người này, chư vị chỉ quản việc tu, [điều] nên [để] chư vị biết, tất nhiên chư vị sẽ biết; [điều] không nên [để] chư vị biết, thì chứng tỏ chưa đến lúc chư vị nên biết. Bình thường chư vị đọc sách cho nhiều đọc cho thấu rồi, thì vấn đề gì chư vị cũng đều giải quyết được, đều ở trong đó. Có một số vấn đề chư vị chưa nhận thức được cũng vậy, hay là có vấn đề nan giải cũng vậy, chỉ cần sau khi chư vị thật sự học Pháp này, chư vị sẽ phát hiện rằng vấn đề gì của chư vị cũng không còn nữa, từng vấn đề từng vấn đề đều được hóa giải dễ dàng.
Đệ tử: Chỉ cần khai công khai ngộ thì chính là chính quả, là có thể tới được thế giới Pháp Luân phải không?
Sư phụ: Ngộ có tiệm ngộ và đốn ngộ. Cái ngộ mà đến cuối cùng thật sự hoàn toàn đả khai thì gọi là viên mãn. Nhưng có người chỉ có thể tu tới khai công khai ngộ trong tam giới thì không gọi là viên mãn, không thể đắc chính quả. Tôi nói ấy là có người không thể bỏ ra nỗ lực lớn như vậy, không có quyết tâm tu lớn như vậy, cho nên họ đạt không được đắc chính quả, vậy sẽ không tới được thế giới Pháp Luân. Sẽ có [người] khai ngộ trong tam giới, vì họ chỉ có thể tu cao ngần ấy. Tu luyện Đại Pháp không nhất định đều tới thế giới Pháp Luân, người viên mãn tại quả vị cao hơn thì có thế giới cao hơn.
Đệ tử: Người ta rớt xuống không gian vật chất này phải chăng vì có 'tình'?
Sư phụ: Không phải đều như vậy. Bên trên không có tình, trong tam giới mới có tình. Chư vị rớt xuống là vì chư vị trở nên không phù hợp với tiêu chuẩn bên trên nữa, mới rớt xuống dưới. Mà trong không gian này nơi người thường thì tình là nặng nhất. Tình là gốc rễ sinh ra tâm chấp trước.
Đệ tử: Phân biệt phụ thể, nguyên thần như thế nào?
Sư phụ: Hiện giờ chư vị phân biệt không nổi. Không được cứ hứng thú với những việc này, bởi vì phụ thể đó và thân thể của chư vị sẽ biểu hiện lớn như nhau, thân thể trước đây của chính chư vị đến đời này cũng sẽ biểu hiện ra, cho nên về căn bản chư vị rất khó phân [biệt] rõ là thân thể của đời trước hay là phụ thể. Phụ thể có [cái] ở trong thân thể, có [cái] ở ngoài. Ngồi trên đầu, ngồi trên vai, hoặc bám sau cổ, thứ này tương đối dễ phân biệt. [Thứ] nằm trong thân thể thì chư vị phân [biệt] không rõ được. Người tu luyện Đại Pháp thì đều không tồn tại chuyện phụ thể gì cả, đó là tuyệt đối không được phép.
Đệ tử: Xin hỏi bậc trên Phật thì xưng hô thế nào?
Sư phụ: Bậc trên Phật nào? Người thường bình thường vĩnh viễn không được biết việc cao như thế. Về đại thể tôi đều đã giảng hai gia lớn Phật và Đạo, phía trên họ cũng là Phật, cũng là Đạo. Chư vị coi nó là tri thức, chư vị bước ra khỏi cửa này, bước ra lớp học này, dần dần không cần tới vài ngày thì chư vị sẽ không thể nghĩ ra điều gì. Những điều tôi giảng này, chư vị chỉ có thể biết được đại khái, hơn nữa chư vị mơ mơ hồ hồ không thể nói ra được điều gì. Không thể tu luyện thì sẽ xóa bỏ nó trong ký ức trong đại não của chư vị, người thường không được phép biết những điều này.
Đệ tử: Hàm nghĩa chân chính của 'tình' trong Phật Pháp là gì?
Sư phụ: Là một loại nhân tố tại tầng thấp nhất của Đại Pháp vũ trụ, của đặc tính vũ trụ. Trước kia chúng ta vẫn chưa hề giảng điều căn bản này. Trong Phật giáo đều giảng tâm chấp trước, tâm chấp trước này, tâm chấp trước kia; tại đây chúng tôi cũng bàn về các chủng tâm chấp trước. Nhưng mà, trong Phật giáo không hề nói tới căn bản của tâm chấp trước là gì; tại đây chúng tôi giảng ra cho mọi người rồi, chính vì có 'tình' ở đó. Đương nhiên tu luyện tới muốn đắc chính quả, thì về cơ bản tình này phải bỏ.
Đệ tử: Khi luyện công cần đầu lưỡi bắc cầu127, lắp răng giả không thể bắc cầu thì làm thế nào?
Sư phụ: Lắp răng giả cũng không ảnh hưởng, trong miệng chư vị ngậm một miếng chì cũng không hề gì, công đều có thể xuyên thấu cho chư vị. Điều này không hề gì, chúng ta không phải là luyện khí mà là luyện công.
Đệ tử: Đời trước Ngài là ai?
Sư phụ: Tôi chính là Lý Hồng Chí. Tôi không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đệ tử: Pháp Luân Thánh Vương mà Ngài nhắc tới trong bài giảng trước kia có phải cùng là một với Pháp Luân Thánh Vương mà Thích Ca Mâu Ni nhắc tới trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa không?
Sư phụ: Trong lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni xác thực đã nhắc tới Pháp Luân Thánh Vương. Trước đây Phật Thích Ca Mâu Ni nhiều lần giảng những chuyện về Pháp Luân và Pháp Luân Thánh Vương; người đời sau khi nhớ lại những sự tình mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ấy, thì đã không thể phản ánh chúng ra một cách toàn diện. Cho nên người đời sau cũng không thể lý giải nguyên nghĩa mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, gây ra hiểu lầm. Sau lại còn sinh ra lối nói nào là ngân luân, thiết luân, đồng luân, v.v., đều là người đời sau biên tạo ra. Thuyết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Pháp Luân như thế như thế; [kỳ thực] việc này Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn không giảng rằng chính mình chuyển Pháp Luân. [Mà là] Phật Thích Ca Mâu Ni dự kiến tương lai một việc như vậy sẽ xảy ra mà [Ông] nhìn được, biết được.
Đệ tử: Buổi tối luyện Thần Thông Gia Trì pháp khi vừa đả tọa liền mê mê muốn ngủ?
Sư phụ: Điều này tuyệt đối không được, nhất định phải khắc phục bệnh này, nếu không thì kẻ tu luyện có thể không phải bản thân chư vị. Chúng ta cần tu luyện một cách tỉnh táo minh bạch. Hễ ngồi là ngủ, kỳ thực không luyện công mà là ngồi ngủ thôi, đó cũng là can nhiễu.
Đệ tử: Ở Tịnh Độ Cực Lạc chúng sinh không có phiền não, không có ma luyện thì tu hành như thế nào?
Sư phụ: Tôi nói với chư vị rằng không có phiền não thì không thể tu luyện, cho nên trong thế giới Cực Lạc rất khó tu luyện.
Đệ tử: Pháp hiệu của Pháp thân của Sư phụ?
Sư phụ: Pháp thân của tôi chính là tôi, [là] nhất thể. Điều này không dễ lý giải lắm, không có Pháp hiệu nào cả, chính là Lý Hồng Chí.
Đệ tử: Những nghi vấn trong tu luyện có thể tìm tòi thảo luận với các học viên cũ mà chúng con cho là luyện khá tốt được không?
Sư phụ: Tìm tòi thảo luận giữa các học viên với nhau điều này không hề gì, rất tốt.
Đệ tử: Khi làm việc vô tình cảm giác thấy chỗ giữa hai lông mày trước trán nhiều lần phóng xuất ra ánh sáng màu hồng nhạt, màu xanh lam, màu trắng bạc?
Sư phụ: Đây chính là hiện tượng khai thiên mục, các loại hiện tượng rất là nhiều. Có người nói năng lượng này của chúng con là ánh sáng sao lại tồn tại trên thân thể con? Hôm qua tôi thấy một tờ câu hỏi mà chưa kịp giải đáp. Tôi bảo chư vị này, nhìn thấy là ánh sáng là vì biểu hiện nhìn thấy được do tầng thứ thiên mục không cao mà thôi, còn vật thể tồn tại kia nó là vật chất rất thật. Tầng thứ thiên mục chư vị không cao thì nhìn các thể sinh mệnh tại không gian khác sẽ giống như ánh sáng, vì năng lượng lớn mà. Nếu tầng thứ thiên mục chư vị rất cao, chư vị sẽ phát hiện vật thể bên đó còn thật hơn cả vật thể bên này mà chư vị dùng mắt [thịt] nhìn thấy. Cho nên người tu luyện trong quá khứ mới nói xã hội người thường là huyễn tượng [hư] giả.
Đệ tử: Ngài nói rằng phải trừ bỏ tất cả tâm chấp trước, nhưng Ngài vì phổ độ chúng sinh bản thân đó chẳng phải là tâm chấp trước sao?
Sư phụ: Người này hồ đồ rồi! Thấy một người dưới nước sắp chết rồi, cứu họ lên đó là chấp trước sao? Tôi là tới độ chư vị, tôi không phải tới tu luyện, chư vị phải phân rõ sự việc này. Hơn nữa tôi là làm việc lớn hơn, tại thế gian cõi người bất quá chỉ là giảng Pháp mà thôi.
Đệ tử: Vì phổ độ chúng sinh thoát ly khổ nạn mà tâm sinh từ bi đó có tính là 'tình' không?
Sư phụ: Trên cơ sở hiện nay từ bi mà chư vị nói tới thực tế là tác dụng của tình. Từ bi không phải là tình! Người thường là có tình; thăng hoa lên trên rồi không có tình, chư vị mới có thể thật sự lý giải từ bi là gì.
Đệ tử: Người thiên mục khá cao thường nói cho học viên đã luyện tới trình độ nào rồi?
Sư phụ: Họ là phá hoại Pháp Luân Đại Pháp. Tôi bảo mọi người này, chúng ta dù tới lúc nào cũng không được nghe theo những lời đó. [Việc] một người đã luyện được cao ngần nào, thì tuyệt đối sẽ không tùy tùy tiện tiện để ai nói giảng [ra]. Có người dưới tác dụng của tâm hiển thị chỉ thích nói những chuyện này; thiên mục đã khai mở, chư vị cũng không nhất định nhìn thấy người kia tu luyện cao bao nhiêu. [Trường hợp] cực đặc thù thực sự rất khá, [nếu] thật sự có thể nhìn thấy thì họ cũng sẽ không nói. Chúng ta chia sẻ với nhau, nói rằng anh về chỗ nào có công như thế nào, luyện ra được thứ gì tốt, điều này thì lại khả dĩ. [Còn nói] bạn đã luyện được bao cao, tôi bao cao rồi, bạn bao cao rồi, họ bao cao rồi, đó chính là phá hoại Pháp. Tuyệt đối sẽ không để họ nhìn thấy hiện tượng đó, thế chẳng phải khuyến khích tâm chấp trước của người ta sao? Rồi là ganh đua, giữa mọi người với nhau hiện tượng gì cũng sẽ xuất hiện. Tôi vẫn là câu nói ấy, mọi người dù tới lúc nào cũng phải lấy tâm tính tu luyện được cao thấp [thế nào] làm chuẩn. [Người] tâm tính không cao mới làm những chuyện này, như vậy tâm tính không cao liệu công có cao không? Công không cao thì có thể nhìn chuẩn không?
Đệ tử: Trên lớp học viên mới đã đắc được Pháp Luân, khí cơ, Pháp thân mà Sư phụ cấp cho, đều cực kỳ trân quý; căn cứ vào Lý 'bất thất bất đắc' của vũ trụ thì chúng con vì thế mà nên phải phó xuất những gì?
Sư phụ: Pháp thân đó là bảo hộ chư vị, chứ không phải là cấp cho chư vị. Kỳ thực tôi chính là để chư vị đắc Pháp, để chư vị tu luyện, để chư vị phản bổn quy chân, chỉ cần cái tâm hướng thượng của chư vị thôi.
Đệ tử: Pháp luân trong Mật tông và Pháp Luân mà Ngài giảng có khác biệt không?
Sư phụ: Không phải là một chuyện. Pháp luân của họ là ý niệm, hơn nữa là ý niệm cố ý khống chế. Của tôi là thứ chân chính, hữu hình, thực thể.
Đệ tử: Con đã tham quan Thiên Đàn Đại Phật ở Hồng Kông, xin hỏi Thầy xã hội hiện nay vì sao xây tượng Phật to lớn như vậy?
Sư phụ: Đó là những việc người thường muốn làm. Hiện nay trong Phật giáo có rất nhiều người còn muốn xây chùa to hơn, đó đều là việc người thường.
Đệ tử: Nếu có người tu thành viên mãn [thì] ở trên kia có thể thấy Đại Sư không?
Sư phụ: Chư vị chỉ cần tu chân chính, không cần chư vị viên mãn chư vị cũng có thể thấy được. Đương nhiên viên mãn thì càng có thể thấy được.
Đệ tử: 'Đệ tử chuyên tu' là gì? 'Đệ tử chân tu' là gì?
Sư phụ: 'Đệ tử chuyên tu' chính là loại hình thức tu luyện giống trong chùa, [họ] thuộc về đệ tử chuyên tu. 'Đệ tử chân tu' chính là đệ tử tu luyện chân chính.
Đệ tử: Con là học sinh lúc bình thường ngồi đả tọa để đọc sách hoặc làm bài có được không?
Sư phụ: Bình thường ngồi đả tọa mà đọc sách hoặc làm bài, vậy thì chư vị chỉ có thể là đơn thuần luyện xếp bằng thôi, đó không tính là luyện công. Dù sao cũng có chỗ tốt, có thể khiến thời gian xếp bằng lâu hơn, chỉ là đơn thuần luyện chân.
Đệ tử: Khi tam hoa tụ đỉnh nguyên anh có lớn như bản thân người ta không?
Sư phụ: Điều đó không thể nào. Nguyên anh khi tam hoa tụ đỉnh thì kích cỡ như đứa trẻ 1, 2 tuổi, [đó] phải là luyện được tốt, có [trường hợp] chỉ lớn như đứa trẻ vài tháng tuổi.
Đệ tử: Thể sinh mệnh sinh ra đồng hóa với đặc tính vũ trụ nên chăng chỉ có Chân-Thiện-Nhẫn, làm sao còn có tính cách tiên thiên?
Sư phụ: Tính cách là vấn đề tính cách của con người. Chẳng hạn người này hay sốt ruột, tính cách khá gấp gáp, làm gì cũng nhanh; người kia thì tính chậm, làm gì cũng chậm. Tính cách là tính cách, đây là hai chuyện khác nhau. Vì sao vật chất bản nguyên tổ hợp thành những vật thể khác nhau, có gỗ, có sắt, là cùng một chuyện, nhưng đặc tính đều là Chân-Thiện-Nhẫn.
Đệ tử: Đại thủ ấn mà Ngài làm phải chăng có hàm nghĩa giống như truyền Pháp?
Sư phụ: Vì điều đó giảng ra là cao hơn một chút, dù sao thì con người đắc Pháp cũng không dễ, duyên phận này đến cũng không dễ dàng, chính là bảo mọi người đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Đệ tử: Người ta có thể tu vượt qua tầng thứ sở tại của cha mẹ sinh ra chủ nguyên thần của họ không?
Sư phụ: Bây giờ chư vị đừng nghĩ viển vông. Tôi bảo mọi người này, chư vị còn chưa biết hiện nay chư vị thấp nhường nào, chư vị còn dám nghĩ chuyện cao như vậy. Một người có thể tu cao bao nhiêu còn phải xem năng lực chịu đựng của bản thân họ; xem tỷ lệ vật chất đức và nghiệp mà họ mang theo. Nghĩa là căn cơ của chư vị và năng lực nhẫn nại của chư vị, những nhân tố này quyết định chư vị có thể tu được bao cao. Cho nên chư vị nói tôi là muốn tu cao ngần ấy, chư vị không có sức chịu đựng đó, tới lúc thì chư vị sẽ bị điên. Nhưng cũng không phải là tuyệt đối, chỉ là hiện nay chư vị là tư duy của con người.
Đệ tử: Đỏ cam vàng lục lam chàm tím hữu sắc vô sắc đại biểu cho tầng thứ khác nhau, từ phương diện nào có thể nhìn ra? Nếu thiên mục chưa khai mở thì có thể nhìn ra từ sắc da trên mặt không?
Sư phụ: Nhìn không ra, đây không phải việc mà người thường nhìn được, cho nên mắt người sẽ nhìn không ra.
Đệ tử: Trước kia con học công ABC bị thiên [sai]128, cứ luôn có vật thể chạy loạn trong thân thể con, [con đã] lầm đường lạc lối. Hiện nay quyết tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lại mơ thấy ABC tới can nhiễu?
Sư phụ: Chư vị muốn tu gì luyện gì thì hãy xem cái tâm của chư vị thôi. Tất cả ở mình quyết định. Tâm tu Đại Pháp của chư vị rất kiên định rồi thì ai cũng không can nhiễu nổi, cũng không cho phép lại can nhiễu nữa. Tôi cũng không cho phép.
Đệ tử: Nguyên thần rất trẻ thì có thể tu được rất cao không?
Sư phụ: Điều này không ở việc nguyên thần trẻ hay không, già hay không, không phải bởi điều ấy.
Đệ tử: Sau khi nghe [giảng] Đại Pháp biết được tu luyện là việc rất cấp bách, làm thế nào mới có thể tăng thêm tâm Đại Nhẫn dũng mãnh tinh tấn?
Sư phụ: Có thể Nhẫn hay không, Nhẫn tới mức độ nào đều là bản thân chư vị quyết định. Tăng thêm năng lực Nhẫn thì không có [chuyện] huấn luyện gì cả, đó đều xem năng lực nhẫn chịu của bản thân chư vị trong chịu khổ. Trong tâm có Pháp, từ bi đối đãi với mọi thứ xung quanh, gặp phải chuyện gì cũng sẽ có thể làm được tốt hơn một chút.
Đệ tử: Công thân, Pháp thân có gì khác nhau?
Sư phụ: Chư vị sẽ không có công thân, sau này cũng sẽ không có. Sau khi tu luyện viên mãn chỉ có thể có Pháp thân. Hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ đều không có công thân.
Đệ tử: Vượt qua một lượt khảo nghiệm các chủng tâm trong thế gian Pháp, đến xuất thế gian Pháp là mỗi quả vị thì vượt qua một lượt, hay là mỗi tầng thượng trung hạ của quả vị thì vượt qua một lượt?
Sư phụ: Con người trong quá trình tu luyện về đại thể là an bài cho chư vị con đường hoàn chỉnh, tức là một mạch đến chư vị khai ngộ ấy là một quá trình tu luyện, cần phải trong quá trình tu luyện này mà tất cả các tâm của chư vị toàn bộ vứt bỏ hết. Không phải nói nào là một tầng thế gian Pháp như thế, một tầng xuất thế gian Pháp như thế; một mạch đến khi chư vị viên mãn, đều là an bài cho chư vị như vậy.
Đệ tử: Thành-trụ-hoại trong vũ trụ phải chăng chính là cần cho nổ tung toàn bộ tất cả thứ xấu rồi tổ hợp lại mới?
Sư phụ: Quá khứ là như vậy, xấu tệ thì hủy đi rồi tái tạo. Nhân loại từng nhiều lần bị hủy diệt; một số người không lý giải nổi. Chư vị không thể đứng tại góc độ người thường mà suy xét những vấn đề này. Hôm nọ tôi giảng đạo lý này, tôi nói rằng Phật Đạo Thần tại tầng thứ rất cao rất cao nhìn con người thì quả thực quá bé nhỏ; mà Đại Giác Giả rất rất cao thì thấy Như Lai cũng như người thường; mà Đại Giác Giả cao hơn cao hơn nữa nếu họ nhìn con người, thì ngay cả vi khuẩn, vi sinh vật cũng không bằng. Vậy thì đạo đức nhân loại nếu bại hoại, địa cầu sẽ giống như một quả táo, thứ đó đã thối rữa, thì chẳng phải nên ném nó đi sao? Không ở trong cảnh giới đó thì rất khó thể nghiệm được những điều này.
Đệ tử: Xin Ngài tịnh hóa chủ nguyên thần cho đệ tử chân tu chúng con?
Sư phụ: Những gì nên cần làm thì tôi đều làm rồi; chư vị không được suy nghĩ lung tung, có những việc chư vị không hiểu. Tương lai chư vị sẽ là tốt nhất.
Đệ tử: Trong quá khứ có người dùng hương của Quan Âm dự báo được các việc, hiện giờ sau khi dùng Pháp tượng của Sư phụ khai quang cho tượng Quan Âm thì hương phổ có thể dùng không?
Sư phụ: Chư vị dùng hương phổ đó làm gì? Đó chẳng phải là cách làm của người thường sao? Người tu luyện chư vị đoán biết điều gì? Chư vị muốn biết gì? Chư vị có nạn hay không? Chư vị dễ dàng trốn tránh, trốn được rồi thì chư vị không đề cao được nữa, vậy thì còn tu thế nào? Xem chư vị có phát tài không? Chư vị làm việc tốt, chư vị làm tốt công việc hoặc chuyện làm ăn làm được lớn, tự nhiên sẽ có. Những việc này đều là việc trong người thường, không phải việc của người tu Đại Pháp. [Người theo] tiểu đạo đương nhiên có thể dùng.
Đệ tử: Ngài giảng tu luyện của đệ tử chuyên tu nếu giống tu hành của hòa thượng trong chùa, vậy là thoát ly xã hội người thường như thế thì ma luyện tâm tính thế nào?
Sư phụ: Vấn đề đệ tử chuyên tu tu như thế nào, chúng ta không giảng tại lớp này, đó là việc của tương lai. Đệ tử chuyên tu cũng phải tới nơi người thường, hòa thượng quá khứ có 'vân du', phải chịu khổ xin ăn trong người thường, không được tồn tiền tồn vật. Vân du trong người thường cũng là cơ hội tốt để ma luyện trong người thường.
Đệ tử: Khi luyện song bàn có thể trước hết xếp bằng cho tốt sau đó dùng dây cố định lại để luyện không?
Sư phụ: Điều này chúng ta không có yêu cầu đặc thù, hãy căn cứ theo trạng thái của mình.
Đệ tử: Quốc gia...?
Sư phụ: Ngoài ra có hỏi chuyện quốc gia, những việc cụ thể nơi người thường, tôi không thể giải thích cho chư vị. Có những câu hỏi liên quan tới chính trị chư vị cũng đừng tới hỏi tôi, chúng ta xưa nay không can thiệp chính trị, không can thiệp pháp luật kỷ cương của quốc gia. Người luyện công chúng ta làm thế nào, thế nào gọi là vô vi, nên làm thế nào, những sự việc này chúng tôi đều đã giảng rồi.
Đệ tử: Ai ai cũng có sự câu thúc của tâm pháp thì nhân loại có thể trở thành tịnh thổ129 của Phật gia không?
Sư phụ: [Nếu nói] tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại đều nâng cao trở lại, điều này thì có khả năng. Không những có khả năng, mà đó là tất nhiên; từ hiện tại mà xét thì là như vậy. Nếu nói đều có thể thành Phật thì không thể nào, người ta tâm tính cao thấp khác nhau, sức chịu đựng lớn nhỏ cũng khác nhau. Xã hội nhân loại nhất định sẽ tồn tại, vì nó là thể hiện của tầng Pháp thấp nhất của Đại Pháp từ trên xuống dưới, sẽ không thành giống như thiên quốc được.
Đệ tử: Người luyện công nếu gãy xương?
Sư phụ: Có người cũng luyện công, ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới130, cũng không luyện thường xuyên, cũng không chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính mà yêu cầu bản thân, [vậy] chư vị cũng không là đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chư vị chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ồ, tới lúc đó chư vị nói đệ tử luyện Pháp Luân Đại Pháp bị gãy xương rồi. Tôi nói với chư vị rằng nếu chân tu thì thông thường sẽ không xảy ra chuyện gãy xương. Có trường hợp cá biệt nếu đời trước nợ chủng nghiệp ấy, thì cũng rất khó nói, cho nên phải chú ý. Phụ đạo viên không nên thúc ép học viên mới luyện công, hễ thúc ép thì sẽ xuất hiện vấn đề, đó không phải là cách làm của tôi. Đại Pháp cũng giảng cải biến của tự tâm, thúc ép chẳng phải là cưỡng chế sao? Nhất định phải đặc biệt chú ý vấn đề này.
Đệ tử: Từ sau khi con giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho vài người bạn mới, con cảm thấy tâm tính và trạng thái thân thể của mình xấu đi, có phải là [do] đã nói với người khác không?
Sư phụ: Đây hẳn là cảm giác của bản thân chư vị thôi. Có người họ muốn học, chư vị hễ nói là họ đã muốn học, chư vị sẽ không có cảm giác trạng thái nào là kém đi hay không kém đi; [còn] kia là trạng thái đang tịnh hóa thân thể, là biểu hiện tiêu nghiệp.
Đệ tử: Con là thầy giáo trung học rất muốn dạy Pháp Luân Đại Pháp cho học sinh của con, không biết có đúng không?
Sư phụ: Đương nhiên là đúng. [Người] không lý giải được cao như vậy, thì vẫn có thể rèn luyện thân thể. Có thể thật sự lý giải Pháp này, đều làm người tốt, nhân tâm hướng Thiện, tôi nói đó chẳng phải đại hảo sự sao? Nếu họ muốn tu luyện lên cao tầng, thì tôi nói rằng chư vị đã tích đại công đức.
Đệ tử: Khi chuyển nhà không cẩn thận lau hỏng ảnh của Thầy?
Sư phụ: Là vô ý, không ai trách chư vị cả.
Đệ tử: Nếu người sống quanh chúng con hỏi con những thứ liên quan tới luyện công, thì có thể nói cho mọi người biết và dạy họ luyện không?
Sư phụ: Mọi người có nguyện vọng muốn học như thế, vậy chư vị cứ dạy thôi. Người ta chủ động hỏi chư vị còn không dạy sao, hồng dương Pháp mà.
Đệ tử: Vì sao con nói về Pháp Luân Đại Pháp xong thì từ vô cùng thành tâm lại trở nên có chút hoài nghi về công lý131 của Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Điều này có nguyên nhân nhiều phương diện. Ngộ tính của chư vị, nghiệp lực tư tưởng của chư vị, bản thân lý giải không sâu, khi chư vị nói với người khác người khác không tin. Bởi vì chư vị cũng vừa mới học, can nhiễu đối với chư vị có thể cũng có quan hệ về phương diện này. Thông thường can nhiễu từ bên ngoài rất nhỏ, đều là nghiệp lực tư tưởng của chư vị và bản thân chư vị lý giải Đại Pháp không sâu tạo thành. Thêm vào sự không tin tưởng của người khác, có thể sẽ khiến chư vị nảy sinh cách nghĩ đó.
Đệ tử: Mùa đông luyện xong Thần Thông Gia Trì Pháp bỏ chân xuống cảm thấy thân thể rất lạnh, hiện tượng này có bình thường không?
Sư phụ: Khi luyện công thời kỳ đầu sẽ không lập tức đạt tới cảnh giới rất cao. Ngồi ở đó thân thể rất dễ chịu, âm ấm, thời kỳ đầu sẽ không như vậy. Trong giai đoạn đầu luyện công, thân thể chư vị là có nghiệp lực, thứ này là thứ đen, là có tính lạnh. Luyện công chính là tiêu nghiệp, cảm thấy có chút mát, lạnh, có tồn tại hiện tượng này. Thêm nữa là mùa đông, thân thể chư vị sẽ không thật nhanh chóng lập tức cải biến, đó là không thể, về sau thì sẽ ổn.
Đệ tử: Trước kia bản thân không giữ vững tâm tính hiện nay bắt đầu tu thì có còn kịp không?
Sư phụ: Hiện giờ chẳng phải có rất nhiều học viên mới đều mới bắt đầu tu sao. Nhưng mà, xác thực là phải nhanh lên, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Đệ tử: Khi thấy người khác khó khăn mà giúp đỡ người ta thì nghiệp lực của bản thân sẽ chuyển hóa thành đức hay sẽ lấy đức của người khác?
Sư phụ: Chư vị thấy người khác khó khăn thì giúp đỡ người ta, hành Thiện, làm việc tốt mà. Khi chư vị giúp người ta làm việc tốt, nếu việc ấy rất khó, chư vị sẽ chịu khổ, thì nghiệp lực của tự thân chư vị sẽ được chuyển hóa. Thông thường chủ động giúp đỡ người ta là tự nguyện thì sẽ không chuyển hóa đức. Việc ấy có một giá trị nhất định, thì lại là một chuyện khác. Ngoài ra thường hay có nạn cũng có thể là đang trả nghiệp, hoặc có quan hệ nhân duyên gì đó; người tu luyện dụng tâm vào việc này thì sẽ làm chuyện xấu, vì chư vị nhìn không thấy quan hệ nhân duyên trong đó, cho nên chúng tôi mới bảo người luyện công phải thủ đức132, vô vi. Điều chúng tôi giảng còn có một tầng ý nghĩa như thế này: Người thường người ta giảng tích đức, tích đức, đó là người thường làm việc của người thường, họ là do Pháp của tầng người thường ước thúc. Còn chư vị là do Pháp của tầng tu luyện ước thúc, chấp trước vào những việc này là không đúng đâu.
Đệ tử: Nếu chân tu Pháp Luân Đại Pháp thì Thầy có an bài ma nạn đến tu thành đắc chính quả không?
Sư phụ: Đúng vậy. Người trong quá trình tu luyện đều phải có nạn, hơn nữa nạn là do nghiệp bản thân tạo ra, từ trong nạn mà đề cao tâm tính bản thân chư vị. Chư vị sẽ gặp các loại chuyện phiền phức, chư vị đối đãi ra sao? Chư vị thể hiện ra chư vị là người luyện công thế nào? Không so đo với người khác; cho nên trong toàn bộ quá trình tu luyện đều sẽ gặp các vấn đề như thế, một mạch đến khi chư vị viên mãn. Hơn nữa mãi cho tới viên mãn mới thôi, đều thể hiện ra vấn đề chư vị có thể kiên định đối với Pháp hay không, sẽ xuất hiện khảo nghiệm về phương diện này; về căn bản đối với Pháp mà chư vị còn không tin tưởng, thì khỏi cần bàn cái khác nữa.
Đệ tử: Đối với những người có căn cơ vừa và thấp mà nói, so sánh ra thì thế giới Cực Lạc và thế giới Pháp Luân thì cái nào dễ tu luyện hơn? [Theo] Đại Đạo ở giữa của vũ trụ tu được nhanh, hay theo biên duyên tu được nhanh?
Sư phụ: Không thể so sánh tu luyện Đại Pháp với cái khác. Trong quá trình tu luyện, dù cho chư vị tu như thế nào thì đều yêu cầu như nhau, tiêu chuẩn yêu cầu như nhau. Tu được cao bao nhiêu chư vị đắc được tầng thứ cao bấy nhiêu, điều đó trong tôn giáo gọi là quả vị, đắc được quả vị cao bao nhiêu.
Đệ tử: Quảng Châu có rất nhiều người thờ Quan Công thì có thể dùng ảnh của Ngài khai quang cho Quan Công không?
Sư phụ: Quan Công, trong lịch sử Phật giáo gọi đó là Bồ tát Già Lam, nhưng là do người bái lạy ra. Vậy vì sao Đạo gia cũng thờ Quan Công? Đó là phó nguyên thần của ông ấy tu thành. Còn có những người làm ăn cũng thờ Quan Công, coi đó là Thần Tài, trên đó toàn là người bái lạy ra, hoặc là động vật phụ thể. Chư vị dùng Pháp thân của tôi khai quang để làm gì? Phật lại không quản việc chư vị phát tài. Có thể là khi chư vị gặp nạn thì Phật, Bồ Tát sẽ giúp chư vị, còn phải là giúp đỡ người có căn cơ tốt kia, hoặc là người tu luyện. Thật sự cứu vớt chư vị thoát khỏi bể khổ người thường này, chứ không phải cho chư vị phát tài. Một người bệnh gì cũng không có, nạn gì cũng không có, thoải mái dễ chịu, sống còn dễ chịu hơn cả thần tiên, thì bảo chư vị tu luyện chư vị cũng không làm; còn phải chịu khổ. Lên thế giới Cực Lạc gì chứ? Ngay lập tức đây cũng đủ cực lạc133 rồi; nào có chuyện như vậy. Người ta đời này qua đời khác nghiệp tạo ra không trả có được không? Muốn trả nghiệp sao có thể sống dễ chịu được chứ? Kỳ thực những thứ chư vị bái lạy ra ấy cũng vậy, hay những thứ phụ thể kia cũng vậy, những thứ loạn bát nháo ấy, nó không hề giúp chư vị một cách vô điều kiện. Nó muốn lấy đi, lấy đi từ trên thân thể chư vị, cho nên chư vị đừng nhìn vào phát tài đó lại không phải là chuyện tốt. Đương nhiên người ta có tiền tài hay không nó có nguyên nhân phức tạp, không phải cầu là được, là bản thân mình mang đến từ đời trước.
Đệ tử: Thước đo giữa tình thân, tình yêu, tình bạn và yêu thương sinh ra từ tâm từ bi thì nên đo lường như thế nào?
Sư phụ: Hiện tại chư vị còn chưa thể nghiệm ra con người không có 'tình' là tư vị gì, nên cũng không biết 'từ bi' là gì. Từ bi mà chư vị bây giờ tưởng tượng vẫn là xuất phát từ tình, do đó chư vị thể nghiệm không được. Nào là tâm tật đố, tâm hoan hỷ, tâm tranh đấu, tâm không phục nào đó, tâm sợ hãi của con người, dù sao cũng là các chủng dục vọng, chấp trước vào các loại các thứ thì đều cần bỏ đi. Thích hay không thích, làm việc gì đó, yêu thích và không yêu thích, muốn ăn gì không muốn ăn gì, cao hứng thế nào thế nào, không cao hứng thế nào thế nào, hết thảy đều bắt nguồn từ cái tình này. Con người chính vì cái tình này mà sống. Vậy hỏi sinh mệnh cao cấp sống mà không có tình thì sao? Ai ai cũng mặt mày lạnh cứng với nhau ư, không phải thế đâu. Người ta mà tống khứ cái tình này, thì tâm từ bi hiển hiện ra. Còn Đại Giác Giả vì sao có thể độ nhân? Bởi vì họ có từ bi, họ thương xót chúng sinh.
Đệ tử: Để [rèn] luyện xếp bằng [nên] khi ngủ nằm ngửa mà xếp bằng?
Sư phụ: Điều này thì ngược lại chúng tôi không phản đối. [Như nói] tôi ép ép chân, hoặc mình chọn phương pháp gì đó luyện chân; nhưng chúng tôi không chủ trương mọi người đều làm vậy. Ngoài ra [có] những người mắc nợ nghiệp lực về phương diện này, còn có người tu lên rất chậm, mãi cũng không đề cao được, ngộ tính cũng không lên được, họ chỉ luyện động tác. Chính là những người này nếu thật sự dùng thứ gì đó để ép, hoặc chọn biện pháp cưỡng chế nào đó, "păng" một cái gãy xương. Điều đó còn tạo thành tổn thất rất lớn cho chúng ta, người khác sẽ nói là do luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cho nên chúng ta không thể nghìn người như một yêu cầu mọi người làm như vậy, vì các loại tình huống của mỗi người rất phức tạp.
Đệ tử: Đôi khi nằm mơ sẽ trở thành hiện thực điều đó có phải...?
Sư phụ: Đêm nằm mơ một giấc, hôm sau rất là giống, hoặc vài ngày sau, chuyện ấy quả thật xuất hiện. Hoặc khi chúng ta làm việc gì đó, cảm thấy hệt như trước kia mình từng làm việc này, trong ký ức lại chưa từng làm, nhưng lại cảm thấy mình một lúc nào đó đã làm việc này; rất nhiều người đều có cảm giác này. Trong đời trước của chư vị, hoặc rất lâu trước kia chư vị từng làm việc đó, cũng có thể là chư vị từng tiến nhập trước vào việc sẽ xảy ra với chư vị. Nhìn thấy được chính là nguyên nhân như vậy.
Đệ tử: Đôi khi Chân và Nhẫn xung đột, nếu biết rõ có người nói dối thì dựa vào Chân mà chỉ ra hay là Nhẫn?
Sư phụ: Vẫn là câu tôi nói đó, làm người luyện công thủ đức chứ không mất đức. Người thường bây giờ đều thế cả rồi, biến thành hễ mở miệng là nói dối, đây là việc người thường chư vị quản không nổi. Chư vị chỉ ra cho họ nói tới chỗ đau của họ, họ thật sự sẽ hận chư vị, hận chư vị tới nghiến răng nghiến lợi. Do đó chúng ta làm sao tu luyện tốt bản thân mình đó mới là số một. Quả thực gặp phải người cực xấu việc cực xấu, vấn đề lớn mang tính nguyên tắc, [như] giết người phóng hỏa mà chư vị mặc kệ, thì tôi nói chư vị tâm tính bất hảo. Chính là xem chư vị đối đãi với những vấn đề này thế nào.
Đệ tử: Học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể học cạo gió?
Sư phụ: Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị làm thứ này làm gì? Bản thân chư vị cạo hay là cạo cho người khác? Tôi bảo mọi người này, đó là vu thuật134, trước kia ở Đông Bắc chúng ta [chỉ khi] có 'khiêu đại thần'135 mới làm cái đó. Khiêu đại thần, điên điên rồ rồ, khiêu đại thần là phụ thể, hắn mới làm cái việc đó.
Đệ tử: Người luyện võ thuật đồng thời tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì có bị ảnh hưởng phá hoại không?
Sư phụ: Không, võ thuật thuần túy thì không. Nhưng nột số võ thuật Đạo gia là mang theo những thứ nội tu136, nên sẽ can nhiễu. Ví dụ những loại như Thái Cực Quyền, Hình Ý, Bát Quái thì không được luyện, chư vị luyện thì sẽ lẫn vào. Nó thuộc về khí công, như vậy bộ những thứ tôi cài cho chư vị sẽ bị loạn. Đương nhiên tôi cũng không phải là bảo chư vị cứ phải luyện Pháp Luân Đại Pháp, chư vị cảm thấy Thái Cực tốt, Hình Ý, Bát Quái tốt thì chư vị cứ luyện. Nhưng tôi chỉ là nói cho chư vị cái Lý này, rằng luyện công, tu luyện là vấn đề nghiêm túc, phải chuyên nhất.
Đệ tử: Con khi luyện công có lúc vô ý thức mà nhìn thấy bên cạnh thân thể của mình có một bóng ảnh giống mình đang luyện công?
Sư phụ: Phó nguyên thần thông thường không để nó rời thân thể tu luyện, đều là cùng một chỗ với chư vị, cùng với chư vị đồng thời tu, đồng thời luyện. Đương nhiên cũng không phải là tuyệt đối, có thể có tình huống cá biệt, trong thời kỳ điều chỉnh thân thể cho chư vị nó ra ngoài là có thể đó.
Đệ tử: Vào ngày thứ hai và ngày thứ ba của lớp học nôn ra một khối giống như sợi gỗ lại giống như thứ vải vụn, mấy ngày tiếp sau đều nôn ra máu, đều ho ra máu?
Sư phụ: Đây chẳng phải hảo sự sao. Như tôi giảng, có người miệng nôn trôn tháo; dù sao cũng cần tịnh hóa nội tạng thân thể chư vị, thì chư vị mới có thể chân chính tu luyện. Không tịnh hóa, thì với thân thể dơ bẩn ấy, hoàn toàn không thể xuất công. Cho nên hiện tượng này hết sức tốt, có người đi ngoài ra thứ giống cục máu, cả máu lẫn mủ. Tôi nói mọi người này, chính vì con người chúng ta thứ gì cũng ăn, chuyện bất hảo nào cũng làm, thân thể bị làm thành rất tệ. Dẫu sao cũng phải đẩy ra tịnh hóa đi, sau này mọi người hãy tu luyện cho tốt. Có rất nhiều người không tu luyện sẽ mắc bệnh ác tính. Sau khi tu luyện khi điều chỉnh thân thể đều đã bài xuất ra rồi.
Đệ tử: Đạt đến tam hoa tụ đỉnh phải chăng có thể thoát khỏi sinh tử?
Sư phụ: Pháp Luân Đại Pháp chúng ta khi tu luyện tới tầng thứ tam hoa tụ đỉnh, là tới tầng thứ cao nhất của tu luyện thế gian Pháp, nhưng vẫn chưa ra khỏi tam giới. Vậy tu luyện tiếp về phía trước, họ sẽ tiến nhập vào trạng thái tịnh bạch thể, thân thể hoàn toàn được vật chất cao năng lượng chuyển hóa. Tới lúc này, thì mới bước vào thời kỳ quá độ giữa thế gian Pháp và xuất thế gian Pháp, vậy thì rất nhiều việc đều sẽ làm xong cho chư vị trong thời kỳ quá độ này. Đương nhiên khi chư vị xuất khỏi tu luyện thế gian Pháp, chư vị mới thực sự thoát khỏi luân hồi sinh tử [và] xuất khỏi tam giới.
Đệ tử: Mức độ nhẫn chịu khi đả tọa rất khó nhẫn chịu, nhẫn tiếp nữa tiếp tục đả tọa thì đó có phải tâm chấp trước không?
Sư phụ: Không phải tâm chấp trước. Khi chư vị nhẫn chịu là nhẫn chịu thống khổ, chư vị đang chịu khổ, chư vị đang phó xuất. Đó không phải tâm chấp trước, đó là tiêu nghiệp. Quá khứ có người không hiểu, họ ở đó luyện xếp bằng đả tọa, chân họ hễ khó chịu thì chân họ liền tháo ra, hoạt động hoạt động rồi lại luyện tiếp; sau đó hễ khó chịu chân họ lại tháo ra, hoạt động hoạt động rồi lại luyện tiếp. Họ tưởng rằng luyện vậy tốt lắm, kỳ thực không khởi tác dụng nào cả. Chân chính đả tọa hễ ngồi đó xếp bằng khi rất đau, khi đau rất kịch liệt, thì phát hiện ra nghiệp lực rất lớn rất lớn đang tiêu đi. Tiêu đi rồi [mà] vật chất này bất diệt, nó sẽ chuyển hóa thành vật chất màu trắng. Vì chư vị đã phó xuất, đã chịu khổ rồi, nó sẽ chuyển hóa thành đức. Vì thông thường đả tọa là đau từng trận, đau một trận quả đúng là không chịu nổi, lát nữa nó lại đỡ hơn; rồi lát nữa nó lại bắt đầu đau. Nó và tu tâm tính là [có] liên đới, cho nên nó sẽ làm náo [loạn] tâm. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí, khi đả tọa làm náo loạn cái tâm này của chư vị, náo loạn tới mức không chịu nổi, chỉ muốn nhấc xuống, đó không phải là Nhẫn.
Đệ tử: Nghiêm chỉnh tu luyện tâm tính theo yêu cầu của Ngài, thì đời này nhất định có thể luyện được xuất thế gian Pháp phải không?
Sư phụ: Ai có thể nói thế với chư vị? Chư vị có quyết tâm ấy không? Năng lực nhẫn chịu, mức độ nhẫn nại của chư vị cần phải chính chư vị quyết định; sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân137.
Đệ tử: Ban ngày có thể giữ vững phương diện tâm tính nào đó, nhưng trong mơ không làm được?
Sư phụ: Ban ngày, hết sức minh bạch mà giữ tâm tính đó đương nhiên là rất dễ, khảo nghiệm tâm tính của chư vị tu được chắc chắn không, giữ được vững vàng không. Khi chư vị đang ngủ, hoặc trong định với định lực rất sâu mà khảo nghiệm chư vị, đó là chuẩn nhất, xem chư vị vững chắc không. Ai cũng sẽ xuất hiện vấn đề này, giữ không vững thì thuyết minh rằng vẫn chưa chắc chắn lắm.
Đệ tử: Người có phụ thể tới học Pháp Luân Đại Pháp thì có phải là phụ thể sẽ bị giết chết?
Sư phụ: Pháp này của chúng ta không cho phép những thứ động vật này tới nghe, nó không dám vào, vào đây thì chúng tôi sẽ phải xử lý. Chúng tôi đều triệt để thanh lý thân thể cho học viên vào ngày thứ ba.
Đệ tử: Sau khi luyện công nhập tĩnh nhìn thấy một số động vật lại gần mình hoặc ở một bên quan sát?
Sư phụ: Chư vị không cần quản nó. Nếu nó tới bên thân chư vị, thì chư vị gọi tên của Thầy. Nó là hiếu kỳ muốn xem xem thì mặc kệ nó. Không cho phép nó lại gần.
Đệ tử: Khi luyện bài công pháp thứ năm gia trì hình trụ giữa hai lòng bàn tay có dòng khí rất mạnh?
Sư phụ: Gia trì là gia trì đoàn năng lượng đó, tức là các chủng công năng, chúng đa số là công năng hình cầu, dạng cầu. Loại công năng này là nhiều nhất, công năng đó hàng nghìn hàng vạn [loại] không hết. Lòng bàn tay đối nhau như vậy là gia trì [công năng] dạng [hình] trụ, đả xuất ra giống như laser, nào là chưởng thủ lôi. Giữa bàn tay sẽ có luồng khí rất mạnh mẽ; có người mẫn cảm, có người không mẫn cảm.
Đệ tử: 'Phó ý thức' mà Ngài nói phải chăng là 'linh hồn' mà bình thường vẫn nói?
Sư phụ: Không được dùng loại danh từ quá khứ đó mà đưa vào đây, tôi là kết hợp khoa học nhân thể hiện nay và khoa học hiện nay mà giảng những điều này, giảng tới mức không thể rõ ràng hơn. Nào là ba hồn bảy phách, hoặc thế nào thế nào, rất chung chung. Lục phủ ngũ tạng của chư vị đều là hình tượng của bản thân chư vị; từng tế bào trên thân thể chư vị đều là hình tượng của bản thân chư vị; từng vi lạp của công của chư vị đều là hình tượng của bản thân của chư vị. Ba hồn bảy phách nào đó mà họ nói là chỉ về thứ gì, rất chung chung. Hơn nữa chư vị có chủ nguyên thần, phó nguyên thần của chư vị. Điều tôi vừa giảng cũng không phải là mê tín nào cả. Khoa học hiện nay của chúng ta đã nhận thức được vấn đề đó rồi. Cắt lớp chuột bạch con, lấy tế bào của nó, cắt ra một miếng tế bào, dùng nào là truyền dẫn, sau khi tiếp thu được từ khoảng cách xa xôi hàng nghìn dặm138, hình ảnh của tế bào hiển hiện ra chính là hình tượng của chuột bạch con đó, một tế bào. Đó không phải là tôi giảng huyền hoặc gì, hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển tới ngày nay có rất nhiều thứ chư vị cho rằng là mê tín, thì hiện nay đều đã được chứng thực là khoa học. Khoa học chưa phát triển tới bước đó hoặc là thứ chúng ta nhận thức được rồi nhưng chưa được phổ cập ra, thì không nhất định là chúng không tồn tại.
Đệ tử: Khi Ngài giảng bài thấy phía trước có một mảng hoa cúc màu vàng là đại biểu ý tứ gì?
Sư phụ: Điều chư vị nhìn thấy là từng đoàn từng đoàn ánh sáng màu vàng, chứ không phải hoa cúc. Bên trong ánh sáng màu vàng đó có sự ảo diệu, học viên này của chúng ta căn cơ rất khá.
Đệ tử: Con là một người công tác khoa học kỹ thuật từ nghìn dặm hữu duyên tới đây nghe Ngài truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp, trong mấy lần nghe giảng con đều nhìn thấy Pháp thân của Ngài, trong tâm thật cao hứng, nhưng thoáng cái lại không còn nữa, có phải là kết quả của tâm hoan hỷ?
Sư phụ: Không phải. Rất nhiều người lúc mơ mơ màng màng vô tình thấy một số cảnh tượng, vì sao lại không nhìn thấy nữa? Vì khi chư vị nhìn thấy, tư tưởng chư vị hễ ý thức được là tôi thấy rồi, tôi muốn nhìn kỹ một chút, liền biến mất. Hễ chư vị muốn nhìn kỹ thì chính là đã động tới con mắt, vì chư vị quen dùng mắt [thịt này] nhìn các thứ. Khi chư vị dùng thiên mục nhìn các thứ một cách vô ý thức thì mở mắt hay nhắm mắt cũng như nhau. Có người quen nhắm mắt mà nhìn, có người quen mở mắt mà nhìn, cho nên chư vị muốn nhìn kỹ một chút thì con mắt đã động rồi. Chư vị hễ động con mắt thì lại chạy theo dây thần kinh chứ không chạy theo đường thông đạo này, cho nên chư vị lại không nhìn thấy, nghĩa là hiện nay chư vị vẫn chưa biết dùng.
Đệ tử: Người khác nhau phải chăng chỉ có thể tu tới tầng thứ khác nhau?
Sư phụ: Đương nhiên điều này cũng không tuyệt đối. Tôi nói với mọi người rồi, họ có vấn đề Nhẫn, đó không phải điều tuyệt đối.
Đệ tử: Có thể đăng, tuyên truyền Pháp Luân Đại Pháp của Thầy trên tạp chí hải ngoại không?
Sư phụ: Hồng dương Pháp Luân Đại Pháp, mấy năm nay tôi không có chủ động làm việc như vậy, nhưng đều là học viên chủ động làm. Chúng ta ngay cả người viết bài dường như cũng rất ít, trên báo chí cũng rất ít đăng. Lớp học của chúng ta tổ chức lớn ngần này, đều là mọi người đã tự thân thọ ích, cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp tốt thì mới tới. Hôm nay tham gia một người, lần sau thì là một người nhà, tiếp lần sau nữa thì ngay cả họ hàng thân thích cũng dẫn tới, đều là như vậy mà bắt đầu đông lên. Bản thân mọi người cảm thấy tốt, tôi nói rằng điều đó có sức thuyết phục mạnh nhất, còn tốt hơn cả tuyên truyền kia. Đương nhiên tuyên truyền cũng là ắt không thể thiếu, trước kia có rất ít người giúp chúng ta làm việc này. Đương nhiên chủ động làm cũng là học viên của chúng ta tự mình làm, có thể làm.
Đệ tử: Nếu trong nhà con nuôi chó thì có thể luyện công trong nhà không?
Sư phụ: Những thứ này, rất dễ đắc linh khí. Đắc được linh khí thì chúng sẽ hại người. Phật giáo quá khứ có câu, gọi là 'bất sát bất dưỡng'. Chuyện này cũng đừng xem một cách tuyệt đối, tức là chúng ta có thể xử lý nó cho tốt như thế nào là được rồi.
Đệ tử: Mấy ngày nay dù con đi tới đâu cũng đều cảm thấy tiếng âm nhạc của Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Như vậy rất tốt, đây gọi là thiên nhĩ thông. Trên trời cũng đang nghe âm nhạc luyện công này.
Đệ tử: Không thể vẽ vạch và chú thích vào tập tài liệu phải không?
Sư phụ: Có những gì tôi viết hoặc là tôi nói, mọi người đừng vạch lên. Đặc biệt là cuốn sách «Chuyển Pháp Luân», chúng ta có rất nhiều người đã khai thiên mục nhìn thấy, nói rằng tỏa ra ánh vàng kim, từng chữ đều là Pháp thân của tôi. Con người là có nghiệp lực, thân thể của những đệ tử chưa tu xuất thế gian Pháp cũng không thuần tịnh, chư vị vạch lên một nét bút đen thui đó, bởi vì thân thể của chư vị còn chưa đạt được tịnh hóa cao độ. Từng nét bút đều là hình tượng của bản thân chư vị, đồng thời còn mang theo nghiệp lực.
Đệ tử: Con là một quân nhân, đôi khi trên đường công tác một hai tuần không thể luyện công, thì có thu hồi lại Pháp Luân không?
Sư phụ: Điều này thì không. Đó là vì công tác của chư vị. Tu luyện này, tu mới là thứ nhất, là chủ yếu nhất. Chẳng hạn chư vị là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có yêu cầu tâm tính bản thân một cách nghiêm khắc, bình thường chúng ta làm rất tốt, bởi vì công tác phải đi công tác một khoảng thời gian, Pháp Luân của chư vị, công của chư vị, không những sẽ không yếu đi mà còn đề cao lên. Vì sao? Bởi vì tôi đã giảng, công thực sự quyết định tầng thứ cao thấp của chư vị là tu mà ra, chứ không phải luyện mà ra. Chúng ta thông qua thủ pháp động tác mà luyện, chỉ bất quá là gia cường thứ hiện có đó, gia trì chúng. Trước kia chúng ta cũng có không ít người đi công tác, hễ đi công tác là nửa tháng, trở về nhìn một cái thì công này lại còn tăng. Nói rằng tôi đi tới đâu cũng là một người tốt, đều dùng Pháp này để yêu cầu bản thân. Sau khi trở về luyện công nhiều hơn bổ sung lại là được.
Đệ tử: Những người từng tham gia chiến tranh có thể tu luyện không?
Sư phụ: Tại đây có một vấn đề thế này, trong tôn giáo quá khứ giảng, sau khi sát sinh đặc biệt là sau khi làm tổn hại mạng người thì rất khó tu luyện. Một số người từng trải qua những niên đại chiến tranh, còn một số người từng ra tiền tuyến, đối đãi với vấn đề này như thế nào? Tôi bảo mọi người này, điều chúng ta giảng là trừ bỏ tâm chấp trước của con người, đều là [do] người ta xuất phát từ nguyện vọng chủ quan của mình, là tự tư, tâm chấp trước trong xã hội người thường mà tạo thành việc sát sinh. [Còn] như tình huống chiến tranh đều thuộc về biến hóa của thiên tượng, biến hóa của xã hội mang tới. Chư vị chỉ bất quá là một phần tử trong vận động biến hóa của thiên tượng, biến hóa của xã hội; nếu không có tác dụng của phần tử ấy, thì cũng không thể cấu thành loại biến hóa này của thiên tượng. Cho nên vấn đề này mọi người phải phân tách nó ra, đó là hai chuyện khác nhau.
Đệ tử: Nghe nói tiểu thuyết thần thoại «Tây Du Ký» là một cuốn sách tu luyện?
Sư phụ: Cũng không phải là sách tu luyện nào hết, nó viết về một quá trình tu luyện rất sinh động. Câu chuyện này nói về chín chín tám mươi mốt nạn, gặp phải rất nhiều ma nạn, hình thái của ma nạn là khác nhau. Họ chính là tu luyện qua ma nạn các loại hình thái, mãi cho tới lúc cuối cùng họ chỉ thiếu một nạn cũng không được, một nạn đó còn phải bổ sung vào, chính là ý này.
Đệ tử: Người nam học xếp bằng phải chăng cần phải xếp chân trái lên trước, chân phải lên sau không?
Sư phụ: Người nam đơn bàn chân trái ở trên, chân phải ở dưới; người nữ chân phải ở trên, chân trái ở dưới. Song bàn chính là từ mặt ngoài lấy chân ở phía dưới xếp lên trên thì chính là song bàn. Vì sao phải là chân trái của nam ở trên chân phải của nữ ở trên? Kết ấn cũng vậy, bởi vì nam thuộc về thể thuần dương; nữ thuộc về thể thuần âm. Luyện công phải chú trọng cân bằng âm dương, ức chế thuần âm hoặc thuần dương của chư vị, tăng cường âm và dương của chư vị, khiến âm dương cân bằng. Chẳng hạn chư vị là nữ có lợi cho việc phát huy [phần] dương của chư vị ức chế [phần] âm của chư vị, nó có một tác dụng như vậy.
Đệ tử: Nghe băng ghi âm giảng Pháp của Ngài, một hôm buổi sáng con nằm trên giường không mở mắt thì nghe thấy có người nói chuyện cạnh giường con, đột nhiên cảm thấy toàn thân nặng trĩu không thể cử động, tiếp đó xương hàm của con bị người ta dùng lực đè xuống, tỉnh dậy thì phát hiện thấy hóa ra miệng vốn ngậm không chặt tự nhiên lại khép lại được, sau đó người khác nhìn thấy cũng nói rằng xương hàm đã thấp đi?
Sư phụ: Đó là mấy Pháp thân đang điều chỉnh thân thể cho chư vị.
Đệ tử: Mỗi khi con đứng trước gương luyện công, nhắm mắt thường nhìn thấy bóng của mình trong gương một cách vô ý thức giống như âm bản của ảnh đen trắng?
Sư phụ: Thiên mục khi mới khai mở thì nhìn mọi thứ đều là đen trắng, nhìn trắng thì thành đen, nhìn đen thì thành trắng.
Đệ tử: Luyện tĩnh công xếp bằng khó nhẫn nhưng lại không muốn bỏ xuống, nhớ tới lời của Thầy có phải là thêm vào ý niệm không?
Sư phụ: Đó không phải là thêm ý niệm. Nhớ lại lời của Thầy tăng cường Nhẫn của chúng ta, muốn kiên trì, đó không được tính là ý niệm gì cả, là một phương diện của tinh tấn.
Đệ tử: Tại điểm luyện công học viên cũ nói rằng trên thân con có thứ gì đó?
Sư phụ: Không được nghe người ta nói lung tung. Có rất nhiều học viên sau khi khai thiên mục, tự tâm sinh ra ảo giác, hơn nữa họ còn không phân rõ phụ thể và hình tượng mang theo từ đời trước. Nhưng hình tượng đó cũng không nhất định là chủ nguyên thần của chư vị, còn có thể là hình tượng của phó nguyên thần, cho nên căn bản họ không phân rõ những sự việc này. Không được nghe một số học viên nói lung tung. Phân biệt không rõ mà nói lung tung thì chính là loạn Pháp.
Đệ tử: Đôi khi con gặp phải vấn đề khó không thể giải khai con nhìn vào ảnh của Thầy, lúc này ảnh của Thầy sẽ lấp lánh rung động, xung quanh Pháp Luân cũng lấp lánh rung động, mỗi lúc đó con lại chảy nước mắt, tâm trạng cũng trở nên tốt hơn?
Sư phụ: Đó là một loại hiện tượng, đệ tử chân tu thì các loại hiện tượng đều sẽ gặp. Khích lệ chư vị tinh tấn.
Đệ tử: Chúng con có thể dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để kiểm tra bất kỳ loại công pháp nào là chính Pháp hay tà pháp không?
Sư phụ: Đương nhiên là [vậy]. Đặc tính của vũ trụ chính là Chân-Thiện-Nhẫn, không phải thứ riêng có của công [pháp] chúng ta. Đây chính là đặc tính của vũ trụ, chúng ta chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà tu. Không phù hợp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn, không phù hợp với đặc tính của vũ trụ, thì đều là tà.
Đệ tử: Chỉ có khí cơ, nhưng con phải khắc khổ tu luyện thời gian bao lâu thì mới có thể hình thành Pháp Luân?
Sư phụ: Vậy phải xem bản thân chư vị có thể chịu khổ hay không thể chịu khổ, có hạ quyết tâm tu hay không. Nếu chư vị thực sự hạ quyết tâm, quyết tâm tu, chư vị thực sự đạt rồi, thực sự biết trước đây mình đã sai rồi, hơn nữa còn làm tốt hơn, thì tôi nghĩ rằng không chừng còn cấp Pháp Luân cho chư vị, điều đó đều có thể. Tức là những sự việc này không tuyệt đối.
Đệ tử: Trên con đường tu luyện đã từng gặp phải rất nhiều ma nạn, người như vậy thông qua nỗ lực thì đều có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không?
Sư phụ: Pháp Luân Đại Pháp chỉ cần chư vị muốn tu có duyên phận, [thì] ai cũng có thể đến tu. Tại đây chúng tôi nhấn mạnh [rằng người] không muốn tu, thì chư vị đừng cố kéo họ tới, chẳng hạn người ta không thấy hứng thú, không tin chư vị lại cứ khăng khăng nói rằng đi thôi, khăng khăng kéo người ta vào học, tôi nói như vậy không được.
Đệ tử: Phụ thể đã theo con 28 năm, sau khi học Pháp Luân Đại Pháp tới nay chưa rời khỏi thì làm thế nào? Có thể tu thành chính quả không?
Sư phụ: Theo một thời gian lâu như vậy, chư vị cũng không đuổi nó đi. Mục đích chư vị học Pháp Luân Đại Pháp phải chăng muốn đuổi nó đi? Chính là để đuổi nó mà tới học Pháp Luân Đại Pháp, đây là hữu cầu mà học. Pháp này truyền ra là để con người chân chính tu luyện, ngay cả điều chỉnh thân thể, trừ bệnh cho chư vị cũng có mục đích là để chư vị tu luyện. Chư vị nói tôi chính là tới cầu trị bệnh, [thì] chúng tôi đều không thể làm những việc này cho chư vị. Tôi đây không phải là giảng khí công thông thường, mà đều là những thứ trên tầng thứ cao hơn. Bản thân hãy thử nghĩ xem mình đối đãi như thế nào, một số việc đều là vấn đề của bản thân. Đừng nói là 28 năm, mà 2800 năm cũng chỉ là việc trong nháy mắt.
Đệ tử: Vì sao lúc bình thường những chuyện về tâm tính thì có thể Nhẫn, tới khi ngủ nằm mơ thì không Nhẫn được?
Sư phụ: Tức là vẫn chưa vững chắc, tu luyện chân chính là việc nghiêm túc phi thường. Chư vị nói trong người thường tôi vô ý hữu ý, dù sao cũng là tùy tiện thôi, vậy thì chư vị nằm mơ sẽ không thể vượt quan được.
Đệ tử: Chủ động quan tâm giúp đỡ những đồng nghiệp, bạn bè xung quanh với vô vi mà Thầy giảng? Có mâu thuẫn hay không?
Sư phụ: Vẫn là câu nói đó, hiện tại bảo chư vị buông bỏ tất cả mọi việc hữu vi là điều không thể. Hiện tại chư vị cố gắng tự mình mà ngộ, tự mình mà làm, dần dần rất nhiều sự việc sẽ có thể buông bỏ được hết, từng chút một. Nhưng giúp đỡ những người xung quanh đắc Pháp lại là chuyện khác.
Đệ tử: Chuyển Đại Pháp Luân có ý nghĩa gì?
Sư phụ: Đó chính là chuyển Pháp Luân lớn. Lớn tới mức độ nào? Dù sao Nó rất là lớn. Nếu tôi Chính Pháp tại thiên thể lớn ngần nào thì sẽ chuyển Pháp Luân lớn ngần ấy.
Đệ tử: 'Âm dương nhãn' mà người ta vẫn nói nhìn thấy quỷ hồn139, người đó đã khai thiên mục phải không?
Sư phụ: Dù sao thì tôi bảo mọi người này, hễ chư vị nhìn thấy thứ mà người thường nhìn không thấy, thì là thiên mục của chư vị thấy. Đương nhiên đường thông chính của thiên mục này nằm tại đây, còn có người bình thường ở vị trí sơn căn mà nhìn cũng khá nhiều. Đương nhiên có những người cá biệt cũng có thể thông qua con mắt mà nhìn.
Đệ tử: Khi con ngồi đả tọa thân trên ngả về phía sau, hai chân vênh lên hầu như không thể ngồi vững được?
Sư phụ: Đây chính là chư vị giống như thông mạch mà tôi giảng, ngả về phía sau chính là mặt trước của thân thể chư vị đã thông tốt, mặt sau chưa thông tốt thì sẽ cảm thấy trĩu xuống. Đều thông tốt rồi thì thân thể sẽ cất lên, sẽ có cảm giác sắp bay lên.
Đệ tử: Luyện công phải chuyên nhất có một vấn đề con chưa rõ, người luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể bảo trì một số sở thích sinh hoạt vốn có không?
Sư phụ: Hiện tại chư vị có thể làm như vậy, nói rằng hôm nay khiến chư vị ngay lập tức buông bỏ hết thất tình lục dục140, chư vị có làm được không? Hoàn toàn không làm được. Bởi vì có một số trong quan niệm của chư vị đều đã hình thành trạng thái tự nhiên rồi, cho nên chư vị cũng không thể ngộ, thể nghiệm được cái tâm thái không tốt đó của mình; nghĩa là nói mọi người trong quá trình tu luyện, chư vị phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, dần dần loại bỏ đi các chủng tâm chấp trước, sẽ dần dần đề cao lên trên; lúc đó ngay cả nghĩ tới câu hỏi mà chư vị vừa nêu ra thì chư vị cũng sẽ đỏ mặt.
Đệ tử: Pháp Luân Đại Pháp từng cứu vớt nhân loại trong những thời kỳ khác nhau khi nhân loại gặp phải kiếp nạn phải không?
Sư phụ: Tôi giảng đạo lý thế này nhé, nói rằng nhân loại tới thời kỳ nguy hiểm cũng vậy, hoặc là có kiếp nạn cũng vậy, mặc dù chúng tôi không giảng về nó, nhưng chúng tôi cũng đã nhìn thấy, nhân loại không thể cứ để đạo đức trượt dốc mãi như thế này, trượt dốc tiếp nữa thì đương nhiên sẽ nguy hiểm. Vậy thì sự việc mà hôm nay chúng ta làm này, mọi người thử nghĩ xem, truyền công lên cao tầng vốn dĩ chính là 'độ nhân'. Thế nào gọi là cứu vớt nhân loại làm việc tốt? Tôi cố gắng hết khả năng của mình làm việc của tôi. Sự việc chư vị hỏi cao quá, không thể chỉ rõ ra.
Đệ tử: Chỗ khác biệt giữa Nhẫn và người ba phải là ở đâu?
Sư phụ: 'Người ba phải' [là được] hiểu thế nào? Tiêu chuẩn mà chư vị vạch ra cho họ là gì? Chẳng hạn người kia trong hoàn cảnh phức tạp, hễ quản ai đó thì đều bị công kích, thấy được đều là vậy, cũng không có cách nào, chi bằng thỏa hiệp cầu toàn. Là một người thường, không muốn dẫn lửa đốt mình141, tôi nghĩ rằng người này cũng không nhất định là như người ba phải mà chư vị nói. Chẳng hạn có năng lực đó mà không quản, thì tôi nói rằng đó mới là người ba phải. Còn Nhẫn mà chúng tôi giảng, là Nhẫn các chủng dục vọng tâm chấp trước của bản thân chư vị, ít mang lại phiền não không cần thiết cho chư vị, đó cũng không phải là ba phải gì cả.
Đệ tử: Nếu gặp nguy hiểm nào đó tới tính mạng?
Sư phụ: Nếu chư vị là người tu luyện chân chính, thì khi an bài con đường tu luyện cho chư vị sau này sẽ không an bài cho chư vị những thứ này. Hết thảy mọi chuyện đều có quan hệ nhân duyên, không phải tồn tại ngẫu nhiên; không an bài nó cho chư vị, chư vị sẽ không gặp phải. Nó có quan hệ gì với việc tu luyện của chư vị? Những thứ không có quan hệ với tu luyện của chư vị, chúng tôi đều gắng hết mức không an bài. Thực sự giết chư vị rồi thì chư vị còn có thể tu luyện không? Nhưng có một điểm, người thường mà không thể tu luyện, hoặc là họ là người không nỗ lực, người mà ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới, người mà cũng không nghiêm khắc chiểu theo Pháp yêu cầu bản thân, người như vậy thì cũng không phải là người tu luyện, vậy thì người thường gặp phải chuyện gì thì họ vẫn phải gặp phải chuyện đó thôi, họ chính là người thường.
Đệ tử: Khi tâm tình bất ổn thì có thể luyện công không?
Sư phụ: Khi tâm tình không tốt thì không được luyện công. Chư vị cũng không thể nhập tĩnh, chư vị ở đó giận sôi sùng sục, chư vị có làm được Nhẫn của Chân-Thiện-Nhẫn đó không? Chư vị cũng không làm được? Chư vị luyện Nó làm gì? Có phải vậy không? Nhẫn không phải là tức giận rồi thì mới nhẫn, mà là hoàn toàn không tức giận.
Đệ tử: Tư duy của người khác tiến nhập vào đầu não con khiến con không thể nhập tĩnh, thậm chí ngủ cũng ngủ không ngon giấc, con không biết đây có phải là chuyện tốt hay không?
Sư phụ: Có một chủng công năng, có thể biết được tư tưởng của người khác, cũng gọi là 'tha tâm thông'. Chẳng hạn chư vị có thể biết được tư tưởng của người khác, vốn dĩ là chuyện tốt, nhưng phải giữ vững được bản thân. Trong đầu não của con người hiện nay chuyện xấu nào cũng nghĩ tới, thậm chí không quen biết chư vị, vừa gặp mặt chư vị đã không nghĩ điều tốt về chư vị. Cho nên chư vị cố gắng mặc kệ những việc đó. Cũng như tôi hôm nay ngồi tại đây, tôi thật lòng kiên trì giảng cho mọi người đến thế, trong hội trường có những người phát xuất ra những tư tưởng gì cũng có, tôi hoàn toàn không đi cảm thụ những thứ đó của các vị.
Đệ tử: Khi con đang luyện Thần Thông Gia Trì Pháp, đôi khi có một vài đồ ngọt rơi vào trong miệng không biết là vật gì?
Sư phụ: Đó chính là khi chu thiên của chư vị vận chuyển từ trong mạch sẽ chảy ra các thứ, [là] thứ mà chư vị cảm nhận được. Không phải đều như vậy, trạng thái của mỗi người là khác nhau.
Đệ tử: Nhắm mắt lại hễ hơi nhập tĩnh thì giống như nằm mơ, trong đại não xuất hiện một cảnh hoặc người khá cố định, cổ đại hay hiện đại đều có thì có phải là ảo giác không?
Sư phụ: Đó cũng không phải là ảo giác, chính là nguyên nhân thiên mục của chư vị tạo thành.
Đệ tử: Tâm chấp trước của con người có phải là một kiểu tư duy [theo] thói quen?
Sư phụ: Đối với người thường bình thường mà nói thì đã hình thành tự nhiên rồi. Dẫu sao hễ mở miệng là lợi ích cá nhân, đầu óc hễ động thì lại là lợi ích cá nhân, đều đã hình thành tự nhiên rồi. Nhưng nó cũng không phải là thứ đến từ tiên thiên, đó là thứ hình thành hậu thiên, thứ không tốt này nhiều rồi, sẽ dần dần khiến mình biến thành một [người] tư tưởng phức tạp.
Đệ tử: Trước đây con luyện công pháp khác, một hôm đang đọc tạp chí «Khoa học và khí công» nhìn thấy bức ảnh của Thầy liền sinh ra một cảm giác rất vui vẻ, đột nhiên có một thứ gì đó từ [huyệt] Bách Hội tiến nhập vào trong não, thế là liền chuyển sang học Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Chính là nói căn cơ của chư vị rất tốt, có duyên đắc Đại Pháp. Chư vị hễ có hảo cảm, muốn học, vậy thì liền giúp chư vị, Pháp Luân của tôi ở đâu cũng có.
Đệ tử: Màu nền của [bìa] sách vở và băng đĩa của Pháp Luân Đại Pháp vì sao đều là màu xanh lam?
Sư phụ: Điều này thì cũng không có nguyên nhân đặc thù gì, bởi vì dùng mắt của người thường mà nhìn vũ trụ, sẽ phát hiện bầu trời là màu lam thẫm, màu lam lam, cho nên chúng tôi bèn dùng tầng ý nghĩa đó. Bởi vì Pháp Luân Đại Pháp vốn là chiểu theo đặc tính của vũ trụ mà luyện, chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà luyện, là điều to lớn như thế. Chúng tôi bèn biểu hiện ý nghĩa về màu sắc của vũ trụ như vậy. Nhưng mà cũng không phải tuyệt đối, bởi vì màu sắc này dùng mắt thịt nhìn thì là như vậy, không gian này thì là như thế này, không gian khác lại không phải như thế; hơn nữa nó còn có sự biến hóa thành màu sắc khác.
Đệ tử: Sau khi luyện Thần Thông Gia Trì Pháp kết ấn, đôi khi đả thủ ấn lại một lần như lúc bắt đầu luyện công hay làm một số động tác khác?
Sư phụ: Như vậy thì không đúng. Đả lại một lần nữa cho chư vị, ý tứ là chư vị hãy nhìn xem, đó không phải là tà, ngay sau đó lại [có động tác khác thì là] mang thứ tà tới cho chư vị. Mọi người nhất định phải ghi nhớ, chư vị phải tự mình tu luyện một cách minh minh bạch bạch. Lời này tôi nói đều rất nặng, tôi mang theo công rất mạnh đánh vào trong não chư vị, thế mà có người họ đúng là không được, họ không thể buông bỏ chút tâm hoan hỷ đó. Hễ xuất hiện một loại cơ nào đó dẫn động họ luyện, ái chà, tâm hoan hỷ lập tức nổi lên, cao hứng lên, họ liền thuận theo đó mà luyện. Đó là chư vị luyện một cách minh minh bạch bạch sao? Là chư vị muốn luyện một cách chủ quan sao? Chư vị luyện cho ai? Ai luyện công người đó đắc công vấn đề này là vấn đề nghiêm trọng nhường nào!
Đệ tử: Thầy nhấn mạnh luyện công tập thể có phải là vì để tránh tà ma can nhiễu?
Sư phụ: Không phải. Chư vị có Pháp thân của tôi, có Pháp Luân đều đang quản chư vị, tức là nói ý tứ này. Chúng ta luyện công tập thể là để khi mọi người gặp phải vấn đề gì thì có thể chia sẻ với nhau, cùng nhau thảo luận, có thể đề cao tốt hơn nữa, là vì mục đích đó.
Đệ tử: Bình thường khi luyện công ở nhà tâm tính con khá bình tĩnh, [nhưng mà] cũng có một ít những tín tức bất hảo can nhiễu tới tâm của con. Một năm nay vẫn luôn mong mỏi được gặp Thầy... Thưa Thầy con nghĩ phải chăng con có hiện tượng linh thể [tầng] thấp phụ thể?
Sư phụ: Luyện Pháp Luân Đại Pháp thì ở đâu ra linh thể [tầng] thấp phụ thể? Là duyên phận đời trước tạo nên. Chư vị không học Đại Pháp, chỉ muốn gặp tôi, đó lại là chấp trước, cho nên đã kéo dài hơn một năm mà vẫn không ngộ.
Đệ tử: Đôi khi nằm trên giường đột nhiên toàn thân tê dại như có người đè chân tay xuống không thể nhúc nhích được?
Sư phụ: Chúng ta có khá nhiều người luyện công sẽ xuất hiện tay dường như không thể động đậy được, thân thể không thể động đậy được, hiện tượng này cũng là một hiện tượng tốt mà rất phức tạp. Người ta luyện công sẽ xuất hiện trạng thái này, có một loại công gọi là 'định công', cũng có thể khiến bản thân cảm thụ được. Cho nên chúng ta có người đột nhiên cảm thấy tay không thể động được, đó là một loại hiện tượng. Còn có một loại hiện tượng nữa chính là chủ nguyên thần đã ly thể. Còn có khi Sư phụ điều chỉnh thân thể cho chư vị có lúc cũng sẽ khiến chư vị định lại.
Đệ tử: Vì để nhập tĩnh liền niệm tên của Thầy?
Sư phụ: Tôi đã giảng nguyên nhân nhập tĩnh không được. Niệm tên, có thể tốt hơn chút, cũng chỉ khởi được tác dụng một niệm thay vạn niệm. Muốn hoàn toàn thanh tịnh thì phải trừ bỏ tâm chấp trước của con người mới có thể đạt được.
Đệ tử: Đạo lý Chân-Thiện-Nhẫn mà Thầy giảng và đạo lý trong «Kinh Thánh» của Thiên Chúa giáo của chúng con là khác vỏ đồng chất142, đây là cảm thụ của con; cho nên con vừa tín phụng Jesus Christ của chúng con vừa làm [tập theo] Pháp Luân Đại Pháp?
Sư phụ: Cho phép chư vị có một quá trình nhận thức Đại Pháp, sau này chư vị minh bạch rồi hãy nói.
Đệ tử: Trong khi luyện công nhìn thấy có thứ gì đó làm hại bản thân mình thì gọi lớn tên của Thầy?
Sư phụ: Đúng vậy, là làm như vậy. Trong khi luyện công phát hiện có gì đó đáng sợ thì chư vị có thể kêu tên của tôi, chẳng qua chư vị không kêu thì nó cũng không làm hại chư vị được. Kêu tên bản thân nó cũng là vấn đề tin hay không tin vào Đại Pháp và Sư phụ. Kỳ thực Pháp thân vẫn luôn trông chừng.
Đệ tử: Lần này sau khi con học tập Pháp Luân Đại Pháp tại Quảng Châu trở về sẽ tổ chức những người ở quê nhà cùng nhau luyện có được không?
Sư phụ: Đương nhiên là có thể. Chư vị có thể tổ chức cho mọi người tại quê nhà học, nếu người học nhiều lên, nắm vững được tốt rồi, chư vị còn có thể tổ chức mọi người thành lập một điểm luyện công. Hồng Pháp chính là độ nhân.
Lời kết
Pháp này đến hôm nay chúng tôi đã giảng xong toàn bộ rồi. Nhiều hơn nữa có thể giảng không? Phân ra mà giảng thì vẫn có thể giảng, tôi ngồi đây giảng một năm cũng có thể giảng, nhưng lại không có chỗ tốt cho tu luyện của chúng ta sau này. Có rất nhiều vấn đề phải dựa vào mọi người ngộ [ra], vấn đề cụ thể tôi cũng không thể giảng cho chư vị. Các vấn đề cụ thể tôi đều giảng cho chư vị rồi, thì chư vị còn ngộ gì nữa? Chư vị thực hiện gì nữa? Cơ hội, hoàn cảnh tu luyện của chư vị cũng không còn nữa, điều kiện cũng không còn nữa, cho nên mọi người gặp phải vấn đề cụ thể thì phải tuân theo Pháp này mà làm, làm thế nào cho tốt. Những điều tôi cần giảng cho mọi người thì về cơ bản đều đã giảng ra rồi, còn có thể tham khảo băng ghi âm tôi giảng bài ở những lớp học khác. Thời gian mười buổi học này, tôi đã giảng cho mọi người rất nhiều thứ. Tại lớp học này tôi có chịu trách nhiệm với mọi người hay không, mọi người tự có công luận, những vấn đề này tôi cũng không giảng nữa. Lớp học của chúng ta nhìn chung tôi cho rằng tốt đẹp phi thường, có thủy có chung, hơn nữa cuối cùng chúng ta đã kết thúc nó một cách viên mãn.
Mọi người xa xôi nghìn dặm từ nơi khác gấp rút tới đây đã tới hơn 3.000 người, xa nhất là Hắc Long Giang, Tân Cương, từ nơi cách bốn, năm nghìn km, hơn tám nghìn dặm vội đến đây. Đường xá xa xôi, mọi người đã chịu khổ rất nhiều, thậm chí có một số người chi phí không đủ, hàng ngày ăn mỳ ăn liền, gặm lương khô cũng có. Vì điều gì đây? Mọi người tới đây, chính là vì để học Pháp này, đắc Pháp này, phải không? Cho nên mọi người cũng biết Pháp này trân quý. Đương nhiên trong mười buổi học này, tôi đã cố gắng thỏa mãn yêu cầu của mọi người, cố gắng cung cấp thuận tiện cho mọi người, tôi cũng cố gắng giảng cho mọi người nhiều hơn, giảng Nó cho thấu, để mọi người có thể lý giải được, sau này tu luyện có Pháp có thể dựa vào. Cũng tức là, trong mười buổi học này mọi người nhìn vào tôi, tôi đang dẫn dắt mọi người lên cao tầng cũng vậy, tịnh hóa thân thể cho mọi người cũng vậy, vậy thì mục đích, là để sau này mọi người có thể tu luyện. Cũng tức là, sau khi mười buổi học qua đi rồi thì phải nhìn vào mọi người. Có thể tu hay không? Có thể được hay không? Vậy thì lại hoàn toàn phải trông ở chư vị. Nhưng mà chúng tôi giảng, đã là ngồi tại đây rồi, mọi người đều là duyên phận. Tôi nghĩ rằng, không ngại chư vị trở về hãy bỏ ra một phen công phu, xem xem sẽ thế nào. Có thể kiên trì thì chư vị hãy kiên trì vững, tiếp tục tu. Phó xuất bao nhiêu sẽ đắc được bấy nhiêu, đó là chắc chắn.
Chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm, rất nhiều học viên có rất nhiều thể hội tu luyện tự thân của mình, tôi nghĩ cũng đủ để cung cấp cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm và các bài học. Tóm lại một câu, chính là hôm nay chúng ta ngồi đây không thể lãng phí tám ngày, mười ngày này hoặc thời gian lâu hơn một cách vô ích. Con người muốn thật sự đắc được điều chân chính quả là rất khó, hễ đắc được rồi mà không trân quý Nó, tương lai hối hận cũng không kịp. Người Trung Quốc có câu gọi là "Qua thôn này rồi thì không còn nhà trọ nữa"143, có phải vậy không? Nghĩa là chúng ta thông qua giảng bài mọi người có thể đều đã cảm thụ được, không có một hòa thượng hoặc một người tu Đạo nào giảng bài như tôi. Ở nước ta, tôi nói rằng chân chính dẫn dắt người lên cao tầng, giảng Pháp tại tầng thứ cao hơn này, chỉ có một mình cá nhân tôi đang làm, toàn thế giới cũng chỉ có tôi đang làm. Nhưng mà bất kể như thế nào, mục đích chính là có thể khiến mọi người trong một thời kỳ lịch sử như thế này, trong một hoàn cảnh nhân tâm rất phức tạp như thế này có thể đắc chính Pháp, có thể thật sự đạt được đề cao, thật sự có thể đạt được tu luyện. Dù cho chư vị không tu luyện, thì chư vị từ lớp học này trở đi, chư vị cũng biết làm một người tốt, tôi tin sẽ như vậy.
Rất nhiều học viên nói với tôi, thưa Thầy sau khi con nghe xong mấy khóa giảng của Ngài, thế giới quan của con đều đã phát sinh chuyển biến. Là như vậy, hiện nay con người trong đại trào lưu, trong dòng chảy lớn đã coi thứ sai lầm thành thứ đúng đắn; coi thứ xấu thành thứ tốt; coi ác thành thiện, đều đã hình thành quan niệm. Khi người ta đều đang chấp trước, truy cầu trong dòng chảy lớn như vậy, khi tôi lập tức giảng những nhận thức hoàn toàn khác với quan niệm của chư vị, có rất nhiều học viên mới, bắt đầu tiếp thụ thì họ cũng biết là tốt, nhưng không nhất định là ngay lập tức có thể lý giải, nói một cách thật rõ ràng được. Sau này chư vị còn phải không ngừng tăng cường mà học, mà luyện, mà nghe, thì chư vị mới có thể từng bước lý giải, làm sâu thêm nhận thức. Cho nên tôi cũng hy vọng mọi người sau khi nghe xong bài giảng này thì đừng có thứ gì cũng quên hết, trở về phải đọc sách cho nhiều, nghe băng ghi âm cho nhiều, mới có thể khiến chư vị không ngừng đạt được đề cao.
Tôi không muốn giảng nhiều nữa. Cuối cùng tặng cho mọi người một câu, trong quá trình chư vị tu luyện về sau, nếu khi chư vị cảm thấy rất khó Nhẫn, nếu khi chư vị cảm thấy không thể được nữa, chư vị hãy nghĩ tới câu này của tôi, là câu gì? Chính là 'Nan hành năng hành; nan Nhẫn năng Nhẫn'. Hy vọng mọi người đều có thể trong tu luyện Đại Pháp viên mãn công thành!

* * * * * * * * *

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung-Việt, chỉ có tác dụng tham khảo)
1. thế phong nhật hạ: (thành ngữ) thói đời sa đọa, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày. Tất cả các ghi chú đều của người dịch Trung-Việt, chỉ để tham khảo.
2. phương Tây họ là giảng 'văn minh': hiểu là người phương Tây họ có chủ trương và chú trọng vấn đề văn minh trong ứng xử; chữ "giảng" trong một số trường hợp còn mang nghĩa chủ trương, chú trọng.
3. vật cực tất phản: khi đến giới hạn cực độ rồi thì phản đảo trở lại.
4. Nó: Khi nói về Pháp Luân, Pháp, Đại Pháp, Lý của vũ trụ, đặc tính của vũ trụ, v.v. ở ngôi thứ ba, thì dùng từ "Nó" (viết hoa). Trong nhiều bài dịch khác, dùng từ "Ông" (viết hoa). Đây là hai lối dịch của cùng một từ tiếng Hán —他 (tha)— đại từ ngôi thứ ba chỉ người.
5. Khí công Nghiên cứu Hội, Nhân thể Nghiên cứu Hội: tạm dịch là Hội Nghiên cứu Khí công, Hội Nghiên cứu Nhân thể (thân thể người).
6. xuất sơn: hiểu là ra công chúng.
7. chúng gia chi sở trường: (trích lấy) sở trường của các gia [phái], (gom chọn) cái hay của mọi nhà.
8. phó xuất: chi trả, nỗ lực phí tổn bỏ ra.
9. nhục thân, nhục thể: thân thể xác thịt; ý là nói phần thân thể ở không gian này mà ta nhìn thấy được bằng cặp mắt thịt này.
10. tự ngã: cái tôi.
11. bất thất giả bất đắc: kẻ không mất thì không được, không mất thì không được; đắc tựu đắc thất: [muốn] được thì phải mất.
12. tu tại tiên luyện tại hậu: tu trước luyện sau, tu ở vị trí trước luyện ở vị trí sau (nghĩa bề mặt chữ).
13. tu tại tự kỷ, công tại sư phụ: tu là ở mình, [diễn hoá] công là do sư phụ làm (nghĩa bề mặt chữ).
14. an đỉnh thiết lư, thái dược, luyện đan: đặt đỉnh lập lò hái thuốc luyện đan. Đây là mượn cách nói của luyện ngoại đan (luyện chế thuốc đan dược bên ngoài) để miêu tả việc luyện nội đan (kết đan trong thân người luyện công).
15. chỉ thượng đàm binh: (thành ngữ) bàn việc quân sự trên giấy, lý luận suông, nói suông không thực thi có tính thực tế.
16. Chủ, Chúa: Đây là hai cách đọc của cùng một từ tiếng Hán. Thông thường được dịch là Chủ như trong bài này.
17. tổ thành: tổ hợp mà thành (nghĩa bề mặt chữ).
18. bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, vượt khỏi nhận thức thông thường, rất khó tin.
19. hồng quan, vi quan: mức to lớn (hồng) hoặc nhỏ (vi); ví như so sánh tương đối thì không gian cấu thành từ phân tử được xem là hồng quan và không gian cấu thành từ cấp nguyên tử thì là vi quan.
20. lai vô tung khứ vô ảnh: tới lui không để lại dấu vết hình ảnh gì; tạm dịch là đến không ai hay đi không ai biết.
21. thuyết lai tựu lai, thuyết đáo tựu đáo, thuyết tẩu dã tựu tẩu: nói tới là tới, nói đến là đến, nói đi cũng là đi luôn; hiểu là di chuyển như ý cực kỳ chớp nhoáng.
22. tẩu đan đạo: đi theo con đường luyện đan.
23. bên này, bên kia: Trong một số ngữ cảnh, bên này là để nói về phía bên không gian vật chất mà người thường nhận thức, tức là không gian chúng ta đang sinh sống, và bên kia là để nói về phía bên không gian khác.
24. bách mạch: trăm mạch; là nói khái quát tất cả các đường kinh mạch trong thân thể, các mạch năng lượng (chứ không phải nói con số 100). Ví dụ: bách mạch giai thông (mở hết các kinh mạch), nhất mạch đới bách mạch (một đường mạch dẫn mở tất cả các phần còn lại).
25. bế quan: đóng cửa; có môn sử dụng hình thức bế quan tu luyện, là nói trong giai đoạn tu luyện đó thì người ta không giao tiếp với người khác (có thể vẫn liên hệ rất ít một vài người thân cận).
26. bản sự: tài năng, khả năng, năng lực; cũng có cách đọc là bổn sự.
27. hư: tạm hiểu là trái nghĩa với từ "thực:"; "hư" trong từ hư không, hư hư thực thực.
28. luân, luân tử, luân xa: bánh xe; Pháp Luân: hiểu nghĩa bề mặt là bánh xe Pháp.
29. ức: 100,000,000, trăm triệu.
30. chiều kim đồng hồ: về Pháp Luân, chiều kim đồng hồ có thể tạm hình dung bánh xe Pháp Luân tựa một chiếc đồng hồ treo trong bụng dưới nơi đan điền với mặt đồng hồ hướng ra ngoài trước bụng.
31. cung cấp nhĩ thân thể sở hữu đích bộ phận sở nhu yếu đích đông tây: cung cấp những gì cần thiết cho tất cả các bộ phận thân thể chư vị (giống cách hiểu bản dịch tiếng Anh); ngoài đó ra, câu này cũng có thể được diễn dịch là cung cấp những gì mà tất cả các bộ phận thân thể chư vị đòi hỏi.
32. cơ: chữ cơ trong các từ cơ cấu, bộ cơ, bộ máy, toàn cơ (bộ cơ xoay chuyển), cơ chế, khí cơ; tùy cơ nhi hành: hành theo bộ cơ, là ý nói động tác thuận theo khí cơ mà di chuyển; gia cường giá cá cơ: gia cường bộ cơ này, làm bộ cơ vững mạnh lên.
33. Đại Đạo chí giản chí dị: Đại Đạo là giản dị nhất (nghĩa bề mặt chữ).
34. toàn cơ: bộ cơ xoay chuyển; toàn → chuyển động xoay vòng.
35. thời thần: thời thần, canh giờ; theo cách tính 12 giờ một ngày tý sửu dần... tuất hợi, một thời thần là bằng 2 tiếng đồng hồ. Trong bản dịch tiếng Anh, chỗ này dịch là "giờ thìn". Giờ tý 11pm–1am, giờ thìn 7am–9am.
36. hỷ nộ ai lạc, thất tình: nói chung về các trạng thái tình cảm; thất tình → bảy thứ tình, hỷ (mừng) nộ (giận dữ) ái (yêu thương) ố (chán ghét) ai (buồn) lạc (vui) cụ (sợ hãi) (diễn nghĩa bề mặt chữ, liệt kê 7 thứ tình này có thể khác nhau).
37. tự tư, vị tư: ích kỷ, vì mình ("tư" như trong từ "tư tâm"); trái với vị tha; tha → người khác.
38. bổn môn, bổn phái: môn phái chúng ta; cũng có cách đọc là bản môn, bản phái.
39. trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng vào cái tâm của người ta.
40. ô yên chướng khí: khói đen khí nặng, chướng khí mù mịt, bầu không khí không lành mạnh.
41. tịnh thổ: miền đất thanh tịnh, cũng đọc là tịnh độ.
42. thập ác bất xá: mười tội ác không thể tha (nghĩa bề mặt chữ).
43. quán: rót vào, tưới vào, đổ vào.
44. chân thể: thân thể chân chính (diễn nghĩa bề mặt).
45. mệnh trung chú định: đã định trong mệnh là thế rồi.
46. cước thải lưỡng chỉ thuyền: (thành ngữ) chân đặt trên hai thuyền, ý là cùng muốn theo nhiều cái một lúc, bắt cá hai tay, cái gì cũng muốn.
47. chính thường: điều bình thường như lẽ ra nó phải thế; nhiều chỗ được dịch thành bình thường.
48. tùy kỳ tự nhiên: thuận theo tự nhiên, không truy cầu, không khiên cưỡng.
49. tâm: tim; can: gan; phế, phế tạng: phổi.
50. ma: chữ "ma" 魔 trong từ ma luyện được viết trong các kinh sách cũng là chữ "ma" trong các từ ma tính, ma nạn, ma quỷ, Ma Vương. Lưu ý là có một từ đồng âm ma luyện, với chữ "ma" 磨 viết khác (mài giũa, cọ sát, giày vò); khi đó ma luyện nghĩa là mài giũa rèn luyện, đây là nghĩa phổ biến được hiểu ở xã hội. Theo thiển ý của người dịch, thì "ma luyện tâm tính" được hiểu là rèn luyện tâm tính, mài luyện tâm tính (to temper one's nature, theo cách dùng từ ngoài xã hội), với hòn đá mài là nhân tố "ma" (như trong từ ma tính, ma quỷ).
51. thể cảm: cảm ứng thân thể, nhạy cảm cảm nhận được người ở gần thế nào.
52. lưỡng: một số trường hợp, "hai" (lưỡng) có thể hiểu là vài, chứ không nhất định là số 2; tựa lối nói của người Việt "tôi có đôi lời muốn nói". Tùy theo ngữ cảnh, người dịch sẽ dịch là vài hoặc hai. Nhưng có những trường hợp, như trường hợp này, thì rất khó đoán chắc là cái nào.
53. ly thể: rời khỏi thân thể.
54. bất sát bất dưỡng: không giết (sát) và cũng không nuôi (dưỡng).
55. điểm hóa: gợi ý cho bằng các cách khác nhau chứ không nói thẳng, là để người ta tự ngộ ra.
56. hiện thế hiện báo: có báo ứng ngay, quả báo nhãn tiền; hiện thế → đời này, hiện báo → báo ứng ngay hiện giờ.
57. trường luyện công: nơi luyện công tập thể, cũng gọi là điểm luyện công.
58. vạn vật giai hữu linh: vạn vật đều có linh tính, linh trí, linh thể.
59. hữu nghị: bè bạn (friendship).
60. soán môn: hiểu là thay đổi sang môn phái khác khác, soán cải đầu nhập sang môn hạ khác; soán → đổi, đuổi, hạ bệ, thay cái này bằng cái khác, ví dụ soán ngôi, soán vị.
61. bất nhị pháp môn: không hai pháp môn, chỉ chuyên nhất theo một môn.
62. văn thể: văn nghệ thể thao, các hoạt động giải trí nói chung.
63. nhất mạch đới bách mạch: một đường mạch dẫn mở tất cả các mạch còn lại.
64. Trung Y: Y học Trung Quốc.
65. nãi bạch thể: thân sữa trắng, thân trắng như sữa; nãi → sữa.
66. vạn sự giai hữu nhân duyên: mọi thứ đều có nhân duyên.
67. tưởng nhập phi phi: suy nghĩ vẩn vơ, viển vông, hão huyền, lung tung.
68. khởi nguyên: nguồn gốc, xuất xứ, khởi thủy.
69. tự lý hành gian: giữa những dòng chữ, nghĩa là ẩn đằng sau những chữ này, cái ý tứ, cái nhân tố kèm theo; tự → chữ, hành → dòng, hàng, lý → bên trong, gian → trung gian, ở giữa những cái đó.
70. vô tỷ: không gì sánh nổi, vô song; tỷ → so sánh.
71. cúng dường: từ này vốn cần đọc là "cung dưỡng"; cung trong các từ cung cấp, cung ứng; dưỡng trong các từ nuôi dưỡng, dung dưỡng.
72. Hằng hà sa số: số cát sông Hằng, ý nói nhiều không đếm xuể.
73. Pháp tượng: đây là nói về ảnh Sư phụ.
74. quan: cửa, cửa ải; có thể được hiểu là khảo nghiệm; một số huyệt vị cũng được gọi là quan, hoặc đại quan (cửa lớn); quá quan → vượt quan, vượt qua khảo nghiệm.
75. ái nhân: người hôn phối, vợ hoặc chồng.
76. cường bạo: trong bản dịch dịch tiếng Anh, từ cường bạo này được dịch là cưỡng hiếp.
77. cổ huấn: răn dạy giáo huấn của người xưa.
78. dữ nhân vi thiện: đối đãi thiện với người khác.
79. Phật sự, Pháp sự: cách gọi để chỉ các việc làm như in kinh, quyên tiền xây chùa, v.v.; ý tứ là làm các việc của nhà Phật ở thế gian, hoằng dương Đạo Pháp ở cõi người.
80. đỉnh thiên lập địa: đầu đội trời chân đạp đất, sừng sững giữa trời đất.
81. Văn nghệ chi song: trong bài dịch là Cửa sổ văn nghệ.
82. tương đề bình luận: đặt hai cái ngang hàng nhau mà bình luận, mà đề cập đến.
83. Tạng Mật: Mật tông Tây Tạng.
84. tiểu tý: cẳng tay (đoạn từ cùi trỏ đến cổ tay); đại tý: bắp tay (đoạn từ vai đến cùi trỏ).
85. tùy cơ nhi động: thuận theo bộ cơ mà động.
86. liễu ám hoa minh hựu nhất thôn: ý là vẫn có lời giải dù tình huống rất bí rồi, đời người thăng trầm nhưng chớ vội nản chí; thành ngữ xuất xứ từ câu thơ: sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn → non nước chập trùng như hết lối, sáng tối liễu hoa lại thôn làng.
87. đại tự tại: rất ung dung tự tại; sinh mệnh đồng hóa với tiêu chuẩn tâm tính ở tầng thứ cao đó, Pháp lực to lớn, thì gọi là đại tự tại (diễn giải của người dịch).
88. bất lý tha: không lý gì tới nó, mặc kệ nó.
89. thiên lão nhị tha lão đại: tạm dịch là nhất nó nhì trời.
90. chủ tể: làm chủ; cũng đọc là chúa tể.
91. đới tu bất tu: lúc tu lúc không tu, không tu luyện thường hằng.
92. thỉnh thần dung dị tống thần nan: (thành ngữ) mời thần đến thì dễ tiễn thần đi thì khó.
93. hùng sư: sư tử đực.
94. độc tu: tu một mình đơn độc; đơn truyền: truyền dạy đơn lẻ (thường ngụ ý là chân truyền cho một đệ tử), trái với phổ truyền là truyền rộng cho nhiều người.
95. ý tưởng: chỗ này hiểu là suy nghĩ, ý nghĩ, nghĩ tưởng, đặt ý; không phải với nghĩa sáng kiến, ý kiến như tiếng Việt hiện đại.
96. tha tâm thông: [công năng] biết được suy nghĩ của người khác (diễn trên nghĩa bề mặt chữ); tha → người khác.
97. đả kỳ hiệu: nói lấy cờ hiệu hoặc vung cờ hiệu của ai đó nghĩa là nói mượn danh nghĩa của người kia mà làm ra gì đó (lối nói của người Hoa), kiểu người Việt nói mạo danh, khoác áo.
98. tiên thiên: cái có ban đầu là tiên thiên; trái với hậu thiên là về sau mới có. Trong bài này, có chỗ từ tiên thiên được dịch thành bẩm sinh.
99. Ki Tô giáo: có bản dịch là Cơ Đốc giáo, theo cách phiên âm qua tiếng Hán.
100. tĩnh chỉ: yên tĩnh dừng hẳn lại; tĩnh → yên lặng, không xao động, chỉ → dừng lại.
101. kim tân, ngọc dịch: nói về hai tuyến nước bọt dưới lưỡi (cách gọi của Đạo gia), trong luyện thân thì [khí của] nước bọt ở đó được tính là thuộc về dược vật, tựa như khí của tinh huyết cũng được tính là thuộc về dược vật, dược (thuốc) như trong câu an đỉnh thiết lư thái dược luyện đan mà Đạo gia đề cập đến. Nghĩa bề mặt: kim → vàng, ngọc → ngọc, tân dịch → nước bọt; như vậy hiểu nghĩa bề mặt thì kim tân ngọc dịch cũng là ví nước bọt như vàng ngọc.
102. vô khổng bất nhập: không lỗ hổng nào là không chui vào, len lỏi khắp nơi rồi; khổng → lỗ hổng.
103. tự nhiên nhi sinh, tự nhiên nhi diệt: tạm dịch là tự nhiên mà sinh, tự nhiên mà diệt.
104. thị trường: những ai mua bán một sản phẩm thì là thị trường của sản phẩm đó, những ai xem chương trình TV nào đó thì là thị trường của chương trình đó, những ai đọc một tờ báo hay cuốn sách hay website thì là thị trường của tờ báo, cuốn sách, website đó, những ai nghe người ta nói thuyết thì là thị trường của người đó.
105. tay: trong sách này, chúng tôi thống nhất cách dịch các bộ phận như sau: cánh tay, hoặc tay là chỉ 'tay' nói chung (thủ, arm); bắp tay là đoạn từ vai đến khuỷu (đại tý, upper arm); cẳng tay là đoạn từ cùi chỏ đến bàn tay (tiểu tý, forearm).
106. xích chanh hoàng lục thanh lam tử: đỏ cam vàng lục lam chàm tím (dịch theo cách nói của người Việt).
107. thấu minh thể: thể trong suốt.
108. La Hán sơ quả: có bài dịch là quả vị sơ cấp của La Hán; trong phần Giải đáp thắc mắc tại buổi giảng Pháp ở Tế Nam (cũng cuốn sách này), Sư phụ có dùng từ La Hán sơ cấp quả vị, và được dịch thành quả vị sơ cấp của La Hán.
109. nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành: khó nhẫn mà nhẫn được, khó làm mà làm được, [ai] nhẫn được điều khó nhẫn, [thì] làm được điều khó làm (diễn giải nghĩa bề mặt).
110. Phật môn: cửa Phật.
111. cân: có thể là 1 cân = 0,5kg.
112. Thiên thể: chữ thể này cũng là chữ thể trong các từ tùng quả thể, thân thể, nhân thể (thân thể người), Phật thể, sinh mệnh thể, v.v.
113. hảo sự: chuyện tốt.
114. tương phụ tương thành: cùng dựa vào nhau, cùng thành tựu cho nhau, cùng thuận theo nhau mà cải biến.
115. xích độ: cái thước.
116. bất thất bất đắc: không mất không được; bất thất giả bất đắc: kẻ không mất thì không được (diễn giải nghĩa bề mặt chữ).
117. tu bổ: sửa chữa.
118. thế duyên: duyên thế gian; đoạn tuyệt thế duyên → cắt đứt các duyên thế gian.
119. quỷ: người ở cõi âm được gọi là quỷ, người chết thành quỷ; ma là chỉ những gì thuộc về phụ diện, ví như chính diện thì có Pháp Vương, còn phụ diện thì có ma vương.
120. sinh mệnh: hiểu là đường đời (nghĩa trong ngữ cảnh này).
121. đoạn chương thủ nghĩa: lấy cái nghĩa khi đã tách khỏi ngữ cảnh (văn chương), trích dẫn ra ngoài ngữ cảnh có thể làm hiểu sai đi.
122. Yoga, Du già: nguyên đây là một thứ xuất xứ từ Ấn Độ; thời cận đại lưu truyền qua phương Tây và được tiếp thụ ở đó, do vậy mang tên Yoga (phiên âm qua tiếng phương Tây); thời cổ xưa lưu truyền qua Trung Quốc, và do vậy mang tên Du già (phiên âm qua tiếng Hán). Người dịch nói chung sẽ dịch là Yoga (từ này vốn phổ biến hơn nơi người Việt, và cũng là phiên âm sát hơn của tiếng Phạn), tuy nhiên, nếu tình huống là đang nói về Du già cổ xưa và thì có thể sẽ dịch là Du già; vì cái mà người ta gọi là Yoga hôm nay, những gì đã qua phương Tây ấy, đã không giống cái mà người Trung Quốc gọi là Du già cổ xưa.
123. Suy chuyển Pháp Luân: đẩy Pháp Luân xoay chuyển, động tác trong bài công pháp Quán thông Lưỡng cực pháp.
124. chuyên tu: hình thức tu luyện chuyên nghiệp. Ví như trường hợp hòa thượng xuất gia, sau đó tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì không lẽ lại hoàn tục, nên họ vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp theo hình thức chuyên tu, tức là họ vẫn là tăng nhân xuất gia; tuy nhiên việc tiếp tục ở lại chùa Phật giáo có thể sẽ là khó khăn cho họ (nhận thức cá nhân của người dịch).
125. vong ngã: quên bản thân mình; ngã → tôi (diễn trên nghĩa bề mặt chữ).
126. phụ đạo: hướng dẫn, dẫn dắt; hỗ trợ, trợ giúp.
127. đáp kiều: bắc cầu; thiệt đầu đáp kiều → đầu lưỡi bắc cầu.
128. thiên sai: lệch lạc, [luyện công] xảy ra vấn đề.
129. tịnh thổ: (i) miền đất thanh tịnh, ngụ ý đạo đức thế gian rất tốt, lòng người thanh tịnh; (ii) Tịnh Độ, thế giới thiên quốc mà Phật giáo nói đến. Theo thiển ý của dịch giả, Sư phụ trả lời cũng là theo hai nghĩa của từ này.
130. tam thiên đả ngư lưỡng thiên sái võng: (thành ngữ) ba ngày đánh cá hai ngày phơi lưới, làm việc biếng nhác không cần cù chăm chỉ, hôm làm hôm không.
131. công lý, công pháp: theo tập quán khí công thời bấy giờ, công pháp là để nói về động tác bài luyện công, và công lý là nói về lý thuyết cơ lý.
132. thủ đức: giữ gìn đức; thủ → giữ.
133. cực lạc: sung sướng.
134. vu giáo, vu thuật: những thứ như thầy mo, lên đồng,...; giáo → tôn giáo, giáo phái; thuật → phép thuật, kỳ thuật. Nguyên từ vu trong tiếng Hán thượng cổ là nói về một bộ các thứ riêng cụ thể, nhưng đã thất truyền từ lâu, phần lưu hành không còn là gốc xưa nữa; ngày nay từ vu thường là để chỉ chung những thứ như thầy mo, thầy cúng, lên đồng,...
135. khiêu đại thần: tựa như nhảy đồng, lên đồng ở Việt Nam; khiêu → nhảy.
136. nội tu, ngoại tu: tu trong và tu ngoài (diễn theo nghĩa bề mặt).
137. sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân: sư phụ dẫn vào cửa, tu luyện là ở cá nhân mình.
138. lý: dặm, 500m.
139. quỷ hồn: hiểu là sinh mệnh cõi âm; dân gian vẫn hiểu 'âm dương nhãn' là nhìn được quỷ hồn, nhìn được cả hai cõi âm dương.
140. thất tình lục dục: 7 tình và 6 dục (ham muốn), là nói chung các thứ tình cảm ham muốn; lục dục → 6 ham muốn ứng với 6 giác quan của người ta (trong đó tư duy cũng được tính là một giác quan).
141. dẫn hỏa thiêu thân: (thành ngữ) dẫn lửa đốt mình, tự vướng vào tình huống bị công kích.
142. dị khúc đồng công: (thành ngữ) khúc [nhạc] khác nhau nhưng cùng công [kỹ], ngụ ý là các phương pháp khác nhau nhưng giống nhau về hiệu quả hay kết quả, hoặc biểu đạt cùng một thứ nhưng với cách thức khác nhau.
143. quá liễu giá cá thôn khả một hữu giá cá điếm: (thành ngữ) qua thôn này thì không còn quán trọ thế này nữa đâu, ý là cơ hội chỉ có vậy.
                  * * * * * * * * *

Dịch từ bản gốc tiếng Hán; có tham khảo bản tiếng Anh.
Dịch lần đầu tháng 9-2016; hiệu chỉnh tháng 4-2017.
Đây là bản lưu hành trên Internet, chỉ để phục vụ cho học viên sử dụng, đọc, lưu trữ, in,... với mục đích tu học cá nhân. Không tự ý dùng bản này để in ấn phát tán mà không xin phép.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lyhongchi