Chuyển Pháp Luân Pháp Giải

Câu hỏi: Thưa, trong khi tôi tập luyện có tiếng chửi thề trong đầu tại sao vậy?

Thầy: Ðây là vì chủ ý thức của chư vị không tốt và nghiệp tư tưởng đang khởi tác dụng. Một số người còn bị phụ thể nhập. Ðiều này sẽ xảy ra nếu chư vị trộn lẫn các môn phái khác vào đây. Ai không trộn lẫn các môn khác vào và chỉ tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp thì không bị phụ thể nhập. Hầu hết những trường hợp xảy ra là vì nghiệp tư tưởng.

Câu hỏi: Thưa, tinh tấn tu luyện có phải là tâm chấp trước không?

Thầy: Tu luyện không phải là tâm chấp trước; tu luyện chính là phản bổn quy chân, trở về cội nguồn, vì thế bản tính chân thật sẽ xuất ra. Ðó chính là bản tính chân thật của chư vị, cho nên đó không phải là tâm ràng buộc chấp trước. Nhưng nếu chư vị lúc nào cũng nói rằng "Tôi chỉ muốn tu luyện để thành Phật thôi," " Hôm nay tôi khá hơn một chút rồi," và " Tôi sẽ thành Phật trong một thời gian thôi " thì đó chính là tâm chấp trước. Cứ tu luyện với ý muốn tu luyện nhưng đừng có ý nguyện để đạt được Công, nếu chỉ có ước muốn đó là được rồi.

Câu hỏi: Thưa những ai chưa tham dự các khóa giảng nhưng lại đang tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp, thì Pháp Thân của Thầy cũng sẽ thanh lọc thân thể của họ đến trạng thái Nãi Bạch Thể [thân trắng như sữa] và hạ nhập khí cơ cho họ phải không?

Thầy: Nếu họ không tham dự các khóa giảng và cũng không phải là học viên của chúng ta, tại sao tôi bảo hộ cho họ? Giả thử nếu tôi tùy tiện bảo hộ người thường và tùy tiện hạ nhập những điều [của Pháp Luân Ðại Pháp] cho tất cả mọi người ở Trung Quốc, có được không? Nếu ai tự mình tập luyện, tự học từ sách và từ các băng, thì họ có đạt được không? Ðể tôi giảng cho chư vị, trong tương lai hình thức tập luyện sẽ giống như thế. Bởi vì chư vị có Pháp Thân của tôi bảo hộ chư vị, các sách của tôi có các Pháp Thân trong đó, và các băng thu hình và thu âm tất cả đều có Pháp Thân trong đó, ai chân chánh theo tiêu chuẩn của người tu luyện sẽ được ban cho điều này. Nhưng họ phải chân chánh tu luyện thể theo tiêu chuẩn của người tu, và chỉ khi đó họ mới được ban cho điều này. Nếu chư vị nói rằng chư vị chỉ muốn tập như tập thể dục thôi và không có muốn tu luyện đạt đến các tầng thứ cao, thì chư vị sẽ không được ban cho điều này.

Câu hỏi: Thưa tôi là một học viên mới và đã tập luyện khoảng một tháng rồi. Tôi thấy rằng cong lưỡi lên vòm miệng phía trên, khi không có nước miếng thì khó khăn. Xin Thầy chỉ điểm cho tôi vài điều?

Thầy: Không thể nói rằng ngay khi chư vị bắt đầu tập luyện, thì tất cả sẽ lập tức thay đổi cho chư vị. Còn tâm tính của chư vị thì sao? Chư vị muốn đạt đến trạng thái của người tu luyện, cho nên chư vị phải cải thiện chính mình, bắt đầu từ tâm tính. Có người hỏi "Tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp. Tại sao bệnh tôi không khỏi? Chư vị vẫn còn là người thường giữa đám người thường đây, chư vị tập các bài công pháp và muốn bệnh của chư vị biến hết đi, làm sao có thể được? Nếu mục đích không chân chính, thì kết quả sẽ khác với [ sự mong cầu ].

Câu hỏi: Thưa nếu thêm vào ý niệm khi tập luyện, thì sẽ làm cho Pháp Luân bị biến dạng phải không?

Thầy: Nếu thêm ý niệm từ các công pháp khác, thì Pháp Luân sẽ bị biến dạng. Còn về các tư tưởng hỗn độn đủ loại xuất ra từ các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị, không làm cho Pháp Luân biến dạng được. Khi vừa thêm các tín hiệu của các công pháp khác vào, không phải chỉ dùng trên các cử động tay của chư vị, nếu chư vị thêm vào trong tư tưởng là dùng ý niệm để hướng dẫn các động tác hít thở thế nào, hay là ý niệm về các công pháp khác, tất cả những thứ đó sẽ làm cho Pháp Luân biến dạng. Vì tu luyện là vấn đề nghiêm túc, trọng yếu là chỉ chuyên tu một Pháp môn mà thôi.

Câu hỏi: Thưa thân thể của một vị sư già đã qua đời cả ngàn năm qua mà vẫn chưa phân hủy. Ðó có phải là vì thân thể đó đã được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng không?

Thầy: Trên thực thế thì thân để đó đã được chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng rồi. Bởi vì Phật Giáo giảng Niết Bàn, không giảng cách thức để mang theo cái thân thể này, vị này không cần cái thân thể này nữa. Nếu vị ấy muốn, thì thân thể đó cũng có thể chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng được. Ví dụ, có ba hòa thưởng ở núi Jiuhua. Nhục thể của các vị ấy sau hàng trăm năm hay một ngàn năm rồi mà cũng chưa bị phân hủy, đó là vì thân thể đó đã được hoàn toàn thay thế bằng vật chất cao năng lượng. Các thân thể đó không còn là thân thể của người thường nữa, cho nên sẽ không bị phân hủy.

Câu hỏi: Thưa có phải các công pháp luyện ra Nguyên Anh đều là chân chánh hết phải không?

Thầy: Không hẳn thế. Tương đối mà nói thì một số trong các công pháp đó lúc đầu không phải là tà đạo và lúc đầu cũng khá tốt. Về sau nếu họ không tu tâm tính thì sẽ trở thành tà. Có lẽ sau đó, Nguyên Anh của họ bị tan biến đi; cho dù nếu không bị tan đi, chúng cũng sẽ biến thành tà và xấu. Mọi chuyện không thể phán xét qua hình thức biểu hiện công năng của họ, và cũng không được căn cứ vào các biểu hiện đó để mà định giá. Không kể chư vị luyện công pháp nào, chư vị cũng phải tu tâm tính.

Câu hỏi: Thưa Pháp Luân nằm ở bụng dưới có thể mang theo đời sau không?

Thầy: Chúng ta không quan tâm đến "đời sau" hay đến những chuyện như thế. Chúng tôi yêu cầu người tu luyện đạt Khai Công và Khai Ngộ nơi xã hội người thường đây. Ðể tôi giảng cho chư vị, một người có thể tu luyện tại các tầng thứ rất cao, nhưng thông thường khi một người thường tu luyện đạt đến một tầng thứ đặc định, thì họ ngừng lại, không thể thăng tiến cho dù nếu họ tiếp tục tu luyện, bởi vì họ chỉ có thể tu lên cao đến đó thôi. Tuy nhiên, dưới tình huống cực kỳ đặc biệt, Công có thể tăng qua sự luyện trong không gian đó. Pháp Luân mà chính chư vị tạo ra trong tương lai sẽ luôn luôn hoạt động và vĩnh viễn với chư vị.

Câu hỏi: Thưa, Thầy thường nhắc đến hai chữ "tu luyện chân chánh" và "đệ tử mà tu luyện chân chánh" trong các bài giảng của Thầy. Xin Thầy làm ơn diễn giải được không?

Thầy: "Tu luyện chân chánh" có nghĩa là chư vị tu luyện một cách chân chánh. Ðó là nghĩa là như thế.

Câu hỏi: Thưa khi chỉ có hai đóa hoa trên đầu trong trạng thái Tam Hoa Tụ Ðỉnh có nghĩa là gì?

Thầy: Đó không phải là Tam Hoa Tụ Ðỉnh. Mà là Công - có rất nhiều, rất nhiều hình thức biểu hiện. Trên con đường tu mà tôi đã đi qua, lúc ban đầu hay là tại các tầng thứ rất thấp, thì Công có đủ loại, cả hơn 10 ngàn loại. Có rất nhiều loại không nhớ hết và tôi cũng không cố gắng để nhớ là bao nhiêu. Những sự biến đổi của thân thể về hình thức tại mỗi một tầng thứ thì cũng khác nhau .

Câu hỏi: Thưa, hình tượng được sinh ra ở bụng dưới là Nguyên Anh. Còn hình tượng được sinh ra ở ngực thì sao?

Thầy: Chư vị đã luyện cái gì khác rồi. Khi người tu chân chánh tu luyện và buông bỏ tất cả, các Pháp Thân của tôi sẽ giúp họ để lo điều này. Tất nhiên, đôi lúc khi chư vị xuất Công, sẽ có một số hình ảnh Phật xuất hiện ngoài da của chư vị. Sẽ có rất nhiều, và họ còn di động nữa, bởi vì họ là vật chất hiện hữu. Họ có thể nói chuyện và di động. Dĩ nhiên, tất cả điều này là bình thường.

Câu hỏi: Thưa nếu có người muốn cướp đoạt những vật quý giá của các học viên và làm hại họ, Pháp Luân Ðại Pháp có thể ngăn không cho xẩy ra không?

Thầy: Tôi giảng cho chư vị rằng tất cả đều có quan hệ nhân duyên. Nếu chư vị mất tiền, thì Pháp Luân không can thiệp vào, có thể vì có nguyên nhân. Chẳng phải ý định của chư vị là dùng Pháp Luân để trừng trị người cướp đoạt vật quý giá của chư vị phải không? Làm như thế sao được? Có thể một số trường hợp là vì chư vị đã thiếu người khác. Chư vị phật ý và muốn dùng Pháp Luân để trừng trị người khác. Làm như thế sao được? Chẳng phải làm thế là tôi đang truyền tà pháp hay sao? Ðừng bới óc ra về những việc này. Người tu có các Pháp Thân của tôi bảo hộ và Pháp Thân sẽ bảo hộ chư vị bất cứ lúc nào khi cần.

Câu hỏi: Thưa chúng tôi phải nhận thức về kinh Phật ra sao?

Thầy: Tôi chấp nhận giáo lý của Phật Giáo nguyên thủy, giáo lý mà Thích Ca Mâu Ni giảng. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng rằng những gì thật sự là của ông thì chỉ ít hơn mười phần trăm của tất cả các kinh thư.

Câu hỏi: Thưa tôi xuống sâu dưới đất để xem một ngôi mộ cổ trong một thắng cảnh cổ xưa. Thưa tôi muốn hỏi nếu đi xem mộ này có ảnh hưởng gì cho Pháp Luân Ðại Pháp lhông?

Thầy: Không gây ảnh hưởng gì cả. Nhưng chư vị đến các nơi đó càng ít càng tốt. Có rất nhiều âm khí ở những chỗ đó. Hơn nữa - tôi phải nói sao đây - chúng ta không muốn đến những nơi không trong sạch, vì những điều hỗn độn ở đó rất xấu. Đó cũng chỉ là mồ mả mà thôi!

Câu hỏi: Thưa trong một giấc mơ, có con rắn bò vào trong quần áo của tôi và tôi xiết cổ nó. Thưa đây có phải là sự an bài do Thầy sắp đặt để khảo nghiệm tâm tính tôi hay không?

Thầy: Khi những thứ đó bò vào, giết chúng đi là đúng thôi. Những thứ xấu đó chỉ muốn nhập vào thân người và chúng là yêu ma. Xã hội nhân loại đã phát triển đến bước này hôm nay, hỗn độn không còn kiềm chế được. Bởi vì những thứ này chúng đang tàn phá, cho nên giới Khí Công là trên đà sụp đổ. Các chùa cũng thế, cũng đang bị những thứ này tàn phá.

Câu hỏi: Thưa, Pháp Luân Thế Giới có từ nguyên thủy đã tồn tại hay là mới được tạo ra?

Thầy: Từ nguyên thủy đã có rồi. Chư vị tưởng tượng quá xa.

Câu hỏi: Thưa tôi không chữa bệnh nhân bằng khí công, nhưng chữa bằng đấm bóp và bấm huyệt. Thưa có được không? Ngoài các sách về khí công, tôi có thể đọc các sách như là " Sơn Hải Kinh văn " và

" Hoàng Đế Nội Kinh " không?

Thầy: Chư vị vẫn chưa buông bỏ được các tâm chấp trước này. Mục đích đọc những sách đó để làm gì? Các sách đó không phải là về tu luyện Ðại Pháp thì chư vị đọc để làm gì? Chư vị muốn đạt được cái gì trong đó? Nếu không, thì chư vị đọc để làm gì? Nếu chư vị thật sự nghĩ rằng câu nào đó có lý, thì chư vị đã chấp nhận nó và công lực của chư vị sẽ bị rối loạn. Tại sao trong quá khứ Phật Giáo và Ðạo Giáo không cho phép đọc những gì ngoài kinh văn của họ? Ðó là vì họ sợ rằng, những gì trong Pháp môn của họ sẽ bị rối loạn. Ðể đảm bảo cho chư vị tu luyện một cách chân chánh, điều quan trọng là phải xem vấn đề này một cách nghiêm túc và phải giải quyết vấn đề căn bản này cho chư vị. Làm sao chư vị không nghiêm túc và không buông bỏ đi cái tâm chấp trước này. Tôi chỉ nhấn mạnh điểm này nếu chư vị không muốn tu luyện và chỉ muốn học những thứ này, thì làm ngay đi. Không phải tôi không cho phép người thường đọc các kinh văn đó. Còn về chư vị có dùng đấm bóp và châm cứu hay không, nếu chư vị là bác sĩ Trung Y, thì cứ làm không có vấn đề. Nếu chư vị không phải là bác sĩ và đang tập luyện Ðại Pháp, và chư vị chỉ muốn chữa cho bệnh nhân, tôi nói rằng chư vị phải buông bỏ đi cái tâm chấp trước này.

Câu hỏi: Thưa, ngoài Thầy ra, học viên Pháp Luân Ðại Pháp có các sư phụ ở tầng thứ cao không?

Thầy: Giữa các học viên Pháp Luân Ðại Pháp, không ai được tự cho mình là một vị thầy, tất cả là học viên và là đệ tử. Mọi người đều đang học và đang tu luyện. Sau khi đạt Khai Công Khai Ngộ, chỉ được dùng danh hiệu tại các tầng thứ khác nhau trong Phật Gia mà thôi. Không có sư phụ ở tầng thứ cao nào khác trong Pháp Luân Ðại Pháp.

Câu hỏi: Thưa mẹ thật của chúng ta là ai? Có phải bà là người mẹ thông thường hay không?

Thầy: Chư vị tưởng tượng quá nhiều. Làm sao chư vị và tôi có thể cùng bàn luận trên một tầng thứ như thế? Có hai cách để tạo ra một sinh mệnh. Một là được tạo ra qua sự chuyển động của các vật chất khác nhau ở các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ. Các sinh mệnh này tương đối còn nguyên sơ, nhưng hình thức này thì vẫn còn tồn tại cho đến ngày này. Sự chuyển động của vũ trụ vẫn có thể tạo ra sinh mệnh và cũng còn đang tạo ra sinh mệnh, đó là tại sao sinh mệnh của một số người thì không quá lâu và quá trình của một số người thì lại rất ngắn. Một hình thức khác là được sinh ta từ các sinh mệnh cao tầng nó xuất hiện từ lúc rất ban sơ ở các tầng thứ khác nhau. Tôi nghĩ rằng các sinh mệnh này khá may mắn, bởi vì họ có mẹ. Các sinh mệnh từ thiên nhiên mà sinh ra họ ghen tị với các sinh mệnh có mẹ, bởi vì họ không có mẹ.

Câu hỏi: Thưa trên con đường đi tìm chánh Ðạo tìm Ðại Pháp, dùng mọi cách để đi theo Thầy khắp nơi để nghe các bài giảng thưa có được không?

Thầy: Một số người đi theo các khóa giảng ở khắp nơi và khóa nào cũng tham dự. Tôi không phản đối ý muốn thọ Pháp này. Nhưng có một điểm chư vị không nên quên là: chư vị phải tu luyện chân chánh! Nó sẽ không có tác dụng nếu chư vị cứ mãi đi theo tôi khắp nơi chỉ để dự các khóa giảng mà thôi. Tâm tánh của chư vị cần được rèn luyện qua tu luyện một cách chân chánh và phải tu luyện một cách vững vàng. Một số người nghĩ rằng đi theo tôi khắp nơi thì sẽ không bị khổ nạn. Làm sao chư vị tu luyện như thế được? Có người còn tin rằng tôi sẽ lên núi và họ muốn đi theo tôi lên núi để tu luyện, chẳng phải làm thế là chư vị tu luyện phó ý thức của chư vị hay sao? Có hai hình thức tu luyện. Nếu chư vị muốn đề cao bản thân và hoàn tất tiến trình tu tập, thì chư vị phải tu luyện chính mình một cách vững vàng với thành tâm trong giới người thường và phải học Pháp cho giỏi.

Câu hỏi: Thưa Thầy giảng về nguồn gốc của nhân loại được không?

Thầy: Mỗi một chữ của chư vị thể hiện cái tâm khát khao muốn biết của chư vị. Chư vị phải buông bỏ cái tâm chấp trước này đi. Tôi cũng có giảng về nguồn gốc của nhân loại: Chẳng phải sinh mệnh được tạo ra từ sự chuyển động của các vật chất nguyên sơ nhất trong các tầng không gian vũ trụ sao?

Câu hỏi: Thưa dối với những người hình thần toàn diệt thì chủ ý thức của họ còn tồn tại không?

Thầy: Nếu hình thần toàn diệt rồi thì chủ ý thức làm sao mà còn tồn tại được? Giống như là người ấy chưa bao giờ tồn tại trong vũ trụ. Nhưng quá trình hủy diệt hoàn toàn này là một sự đau khổ kèm với sự hối hận đắng cay tột cùng. Trong không gian của chúng ta, người ấy dường như bị chết tức thì, nhưng trong thời gian trường nơi họ đang bị hủy diệt, thì nó cảm thấy như dài vô tận.

Câu hỏi: Thưa người nữ lớn tuổi có kinh nguyệt trở lại thì sẽ có thể thọ thai nữa phải không?

Thầy: Trong khi chúng ta tập luyện, mục đích mà thân thể trẻ lại là để chư vị tu luyện thọ mệnh, hơn là chỉ để sống như người thường. Có thể có liên hệ với điều mà chư vị nói đó bởi vì toàn thân đang trẻ lại. Cho nên chư vị phải cẩn thận về điều này.

Câu hỏi: Thưa khi giới thiệu Pháp Luân Ðại Pháp cho người khác, chúng tôi có nên dùng lời Thầy đã giảng trong các bài giảng Pháp làm nguyên lý chỉ đạo của chúng tôi hay là dùng toàn bộ khái niệm về Chân-Thiện-Nhẫn mà Thầy đã giảng làm nguyên lý chỉ đạo?

Thầy: Pháp của tôi là do tôi giảng và được kết hợp lại. Ðiều tôi giảng là các nguyên lý của Ðại Pháp. Những gì tôi đang giảng đây không phải là từ quan điểm của cá nhân tôi, cho nên khi nói đến những gì tôi giảng, chư vị chỉ có thể nói rằng "Ðây là những gì quyển sách nói ra," hay là "Ðây là những gì Thầy đã giảng". Tốt nhất là nên đọc từ trong sách. Ðừng dùng lời của tôi mà xem là lời của chư vị, vì nó sẽ không có tác dụng đâu, và đó là một hành động trộm Pháp. Nhưng chư vị có thể nói về sự hiểu biết của chính mình, đó là khác với Pháp.

Câu hỏi: Thưa ảo ảnh mà người ta thấy là gì?

Thầy: Tôi nói đó chỉ là các hình ảnh từ các không gian khác đột nhiên phản ảnh ở đây do một số hiện tượng bất thường. Ở bên kia, các kiến trúc không hẳn là giống như những gì trong thời cổ xưa. Cũng có một số cao ốc và kiến trúc tối tân. Hơn nữa, một số không gian ở bên kia có thể di động.

Câu hỏi: Thưa chúng ta nhìn thế nào về sự dối trá được nói với dụng ý tốt? Ví dụ như là nói dối với những người bị bệnh nan y.

Thầy: Giả như có người bị bệnh ung thư và chư vị không muốn cho họ biết sự thật. Những điều như thế này, thì đại khái có thể chấp nhận được. Chư vị còn làm cho người khác, chư vị muốn làm cho người khác được lợi ích. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng khi chư vị đi lên một tầng thứ cao, chư vị gặp những điều này, chính chư vị sẽ biết xử lý tốt. Tôi nghĩ rằng chư vị không nên nói dối với bệnh nhân. Chẳng phải sợ bệnh nhân bị đau khổ cũng là từ người thường mà ra? Khi chư vị tu luyện lên một tầng thứ cao, chư vị sẽ hiểu rằng sự việc không phải như thế. Ðau khổ là để tiêu trừ nghiệp, và người ấy sẽ hưởng lợi ích trong đời sau.

Câu hỏi: Thưa từ lòng kính trọng và biết ơn, chúng tôi thắp hương, cúng dường chư Phật, Bồ Tát, và Pháp Thân của Sư Phụ. Ðó có phải là tâm ràng buộc chấp trước không?

Thầy: Thứ nhất, đó là một hình thức kính trọng. Thứ nhì, người ta ai cũng tin rằng đó chỉ là một nghi thức, nhưng trên thực tế, chất khói tỏa ra khi hương đang cháy, điều mà chư vị thấy đó là khói trong không gian chúng ta, nhưng trong các không gian khác cũng có khói nữa. Khi một chất trong không gian của chúng ta biến mất thì nó sẽ hiện ra ở một không gian khác. Vì các vị ấy cần những thứ này để phát huy Pháp của họ, cho nên cúng dường là để dâng lên các vị ấy. Thêm vào đó là còn vấn đề tôn kính. Vì vậy đó gọi là cúng dường, nếu không thì không thể gọi là dâng cúng.

Câu hỏi: Thưa tại sao hình tượng của Phật hiện ra trên thân thể một người tu luyện?

Thầy: Ðó là bình thường. Công là như thế. Lúc đầu chúng còn nhỏ hơn một hạt gạo nhỏ, và sau đó thì chúng lớn hơn và lớn hơn. Ðó là vì mỗi lớp của các thành phần cấu tạo thân thể phải được cải biến, và cuối cùng thì nó sẽ trở thành một Phật Thể.

Câu hỏi: Thưa Thầy có thể nói cho chúng con vài điều về Pháp Luân Thế Giới ?

Thầy: Một số học viên chúng ta thấy Pháp Luân thế giới; có núi và sông, các lâu đài và cung đường. Nếu chư vị muốn biết chi tiết thì chỉ tu luyện.

Câu hỏi: Thưa tại sao chưa bao giờ có ai nghe nói về các vị Đại Giác giảng Ðại Pháp để cứu độ tất cả chúng sinh?

Thầy: Phật Thích Ca Mâu Ni giảng con số Phật Như Lai nhiều như hạt cát ở sông Hằng. Có thể nào bàn cãi về từng vị một? Nếu chư vị không được biết về điều gì, thì chư vị không được phép biết về điều đó. Nếu một người thường mà biết được tất cả mọi chuyện phải chăng là trái ngược với tất cả sự sắp xếp hay sao? Chư vị sẽ là một vị Phật và họ thành người thường. Làm sao người thường có thể biết được những điều sâu sắc cao thâm ấy? Trong quá khứ, những gì vượt qua tầng thứ Như Lai, đối với nhân loại là bị giới hạn. Và Pháp Luân Thế Giới không ở trong vũ trụ này. Kỳ thực thì Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng về chúng ta và sự việc trong quá khứ của tôi. Một số đã được ghi nhận lại, một số thì không còn hiện diện trong bản ghi chép nữa.

Câu hỏi: Thưa nếu như một người bị điều khiển bởi tà linh thì cái gì đã làm cho Công của chúng tôi bị phân tán?

Thầy: Chư vị có ý gì đây " Công bị phân tán "? Nó không có khả năng đó. Nếu chư vị không thể giữ mình cho tốt và đem những thứ ấy vào - nếu chư vị muốn chúng - thì đó hoàn toàn là một vấn đề khác. Nếu chư vị không bị dao động, thì nó không làm hại chư vị được. Tâm sợ hãi là một sự chấp trước và thể hiện rằng chư vị không kiên định trong Ðại Pháp. Các Pháp Thân của tôi chỉ có thể bảo hộ những ai kiên định tu luyện Ðại Pháp.

Câu hỏi: Thông thường với mắt mở thì tôi có thể nhìn thấy Pháp Luân đủ cỡ khác nhau xoay chuyển và khi mắt nhắm lại thì tôi không thấy được. Thưa, tại sao như thế và tôi phải xử lý ra sao?

Thầy: Không kể là mắt của chư vị nhắm hay mở, đều như nhau, đây là vấn đề chư vị quen nhìn như thế nào. Khi chư vị quen rồi, cả hai cách chư vị cũng có thể nhìn thấy được.

Câu hỏi: Thưa tôi có thể tu luyện Kỳ Môn công pháp và học phù thủy [ma thuật] không?

Thầy: Phù thủy là nói về những sinh linh ở tầng thứ thấp và các hồn ma. Còn về người tu luyện Ðại Pháp, chư vị muốn học các thứ đó để làm gì? Còn về Kinh Dịch và Kỳ Môn công pháp, nếu chư vị muốn học những thứ đó, chư vị có thể học, nhưng tôi nói rắng đối với một đệ tử Ðại Pháp thì đó là không thích hợp. Trong những thứ đó, có vài yếu tố về kỹ thuật, và một số là thứ ở tầng thấp nhất của Ðạo Gia. Dùng lý trí của chư vị để quyết định làm cái gì.

Câu hỏi: Thưa, Phật Giáo chú trọng về việc phóng thích thú vật bị bắt, họ tin rằng làm thế là tiêu trừ những bất hạnh và để sống lâu....

Thầy: Tất cả đều là những hành động có chủ ý, không phải là phần của tu luyện. Hơn nữa có quá nhiều để cho chư vị phóng sinh và có lẽ một số thú vật ấy đã đi hết cuộc đời của chúng rồi. Cố ý làm điều này là sự chấp trước. Chúng ta tin vào sự không tác động. Tại sao chư vị lại làm những điều này với chủ ý? Dù đó là con chim bị bắn hay con cá bị bắt, thực tế thì đó là điều mà những người đó họ làm. Sau khi người ta mua chúng, thì họ sẽ đi bắt thêm. Giả như chư vị mua hết và phóng thích chúng đi, thế rồi ngày mai họ lại đi bắt thêm nữa. Chư vị có đi mua và phóng thích chúng nữa hay không? Làm thế cũng giống như chư vị giúp họ làm việc xấu ác. Tôi nói rằng chư vị phải tránh không làm những việc này càng nhiều càng tốt. Hiện nay, những việc làm như vậy với chủ ý còn được đưa cả vào trong Phật Giáo. Khi Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp của ông, thì không có những hình thức như vậy.

Câu hỏi: Thưa tôi đã ngưng tập một bộ môn và muốn đốt đi đồ hình của môn ấy. Người khác muốn tập và lấy nó đi, tôi biết là không tốt vậy mà vẫn đưa cho người ấy. Thưa đó có phải là thiếu đạo đức không?

Thầy: Nếu người ấy khăng khăng muốn lấy và chư vị cũng đã đưa cho họ rồi, thì đừng quan tâm đến. Tất nhiên, đưa thứ đó cho người khác thì không tốt, nó sẽ hại người ta.

Câu hỏi: Thưa đôi lúc chân dung của Đại Sư biểu hiện như là một vị Phật to lớn sáng chói ánh vàng kim, nhưng đôi lúc thì nét mặt nghiêm khắc và đầy quan tâm.

Thầy: Ðúng, đúng như thế. Khi chư vị làm việc gì tốt, Pháp Thân của tôi sẽ thể hiện vui mừng hay chói sáng. Khi chư vị làm điều gì xấu, thì Pháp Thân nhìn rất là nghiêm khắc.

Câu hỏi: Thưa bạn thân của tôi tin một tà môn. Thưa tôi có thể khuyên người ấy và ngăn chận không cho người ấy theo không?

Thầy: Ðược, chư vị có thể làm được. Người ấy tin theo tà môn ngoại đạo, cho nên khi chư vị ngăn chận người ấy theo môn đó, thì chư vị cứu họ. Nếu họ cứ cương quyết, đừng cưỡng bách và cứ để yên cho họ.

Câu hỏi: Thưa sau khi phó ý thức rời đi, thì chủ ý thức sẽ ở trong trạng thái nào?

Thầy: Sau khi phó ý thức rời đi, chư vị sẽ không biết được đâu. Không có trạng thái nào cả.

Câu hỏi: Thưa khảo nghiệm về sắc dục sẽ lập đi lập lại phải không?

Thầy: Ðúng, điều này sẽ xẩy ra. Hễ chư vị không vượt qua được, thì nó sẽ đến nữa. Hiện tại chư vị có thể giữ vững, nhưng trong tương lai thì sao? Chư vị sẽ bị khảo nghiệm nữa.

Câu hỏi: Thưa đối với các học viên Pháp Luân Ðại Pháp, sau khi hoàn tất các khóa giảng bao lâu thì một người nam và người nữ có thể sống chung với nhau?

Thầy: Trong các lớp giảng của chúng tôi, chúng tôi chưa bao giờ giảng về việc người lập gia đình phải sống riêng! Chúng tôi giảng rằng chư vị phải xem nhẹ [ những ý tưởng về sắc dục ] và hiện tại chư vị cứ giữ cuộc sống bình thường thì được rồi. Bây giờ, chúng tôi đòi hỏi chư vị như thế thôi. Giả như sau khi chư vị tập luyện mà chư vị thành như tu sĩ [độc thân], hành xử như các vị sư hay ni cô, mặc dù chư vị không phải là họ và người hôn phối của chư vị không phải là người tu luyện, họ muốn ly dị chư vị, và giả như tất cả đệ tử Pháp Luân Ðại Pháp trở thành như thế này thì sao? Ðừng làm cho sự việc này trở thành một vấn đề to lớn, trong tương lai khi chư vị dần dần tăng tiến, chư vị sẽ biết phải xử lý ra sao về việc này.

Câu hỏi: Thưa tôi đã đi giải phẩu cắt tử cung của tôi. Thưa điều đó có ảnh hưởng gì đến sự tập luyện của tôi không?

Thầy: Không, không có ảnh hưởng gì. Ở không gian vật chất này nó đã bị cắt bỏ, nhưng trong các không gian khác thì không có.

Câu hỏi: Thưa, sau khi tâm tính của một người tu luyện đến một tầng thứ đặc định, thì tư tưởng xấu sẽ không được phép xuất hiện, có đúng không?

Thầy: Toàn bộ quá trình tu luyện tâm tính là loại bỏ đi các tư tưởng xấu và mọi loại dục vọng. Nếu trong quá trình tu luyện của chư vị, tất cả tư tưởng đó đã bị loại bỏ đi và các tư tưởng xấu đó không còn tồn tại nữa, thì chẳng phải chư vị đã tu đến hết quá trình tu luyện rồi hay sao? Phải chẳng chư vị đã hoàn toàn thành công trong tu luyện và đạt Viên Mãn rồi? Cho nên trong quá trình tu luyện chúng vẩn tiếp tục xuất hiện. Ðôi khi tư tưởng xấu sẽ xuất hiện, đó là bình thường thôi, nhưng chư vị phải chú ý đến chúng và loại bỏ chúng đi.

Câu hỏi: Thưa các học viên Pháp Luân Ðại Pháp bái trước mộ hay thăm viếng người bệnh nặng được không?

Thầy: Nếu chư vị phải đi thăm, thì cứ đi. Nếu trong gia đình chư vị không có ai đi bái mộ, thì chư vị có thể đi. Nhưng có một điểm phải chú ý: khi tầng thứ của chư vị rất cao và năng lượng của chư vị quá mạnh, nếu chư vị đến, những thứ ở đó sẽ sợ hãi và bỏ chạy đi rất xa.

Câu hỏi: Thưa Thiên Mục của cháu trai tôi đã khai mở lúc 8 tuổi và đóng lại sau khi được 9 tuổi, thưa điều gì xảy ra?

Thầy: Khi một đứa bé tự mình không giữ vững, hay là khi người lớn trong nhà không cẩn thận và cứ bảo trẻ xem cái này cái kia, khi tâm chấp trước lớn lên - nó sẽ hại cháu bé. Ðể tôi giảng cho chư vị, tôi thấy trong nhóm các em bé tập luyện có rất nhiều em có căn cơ rất tốt. Ðừng hại chúng. Nếu chư vị không thể thăng tiến trong quá trình tu luyện thì trong thời gian đó chư vị cũng sẽ hại chúng, tội lỗi này to lớn vô cùng.

Câu hỏi: Thưa nếu một học viên bị hãm hiếp, thì có chống cự lại được không?

Thầy: Người tu luyện chân chánh của chúng ta sẽ không gặp chuyện này. Điều gì không có ích lợi cho sự tu luyện của chư vị thì sẽ không được an bài cho chư vị.

Câu hỏi: Thưa chúng tôi có thể cho những ngườI trong gia đình muốn học Đại Pháp nhưng chưa thực tập nghe các băng thu âm có được không?

Thầy: Ai muốn học Pháp Luân Ðại Pháp thì có thể nghe. Nhưng tôi nói rằng: bừa bãi để cho người ta nghe mà họ không tin và còn phá hoại Pháp thì không được phép, cũng không được vô trách nhiệm để người ta nghe Pháp một cách bừa bãi. Trong trường hợp đó có lẽ máy thu âm của chư vị sẽ bị hư hay băng thu âm của chư vị sẽ bị xóa.

Câu hỏi: Thưa tại sao luyện các bộ công pháp mà Thầy dạy phải luyện 9 lần?

Thầy: Phật Gia giảng phản bổn quy chân qua chín lần chín. Vũ trụ này của chúng ta cũng đã trải qua chín lần chín hủy diệt và tái tạo lại. Với nhiều điều trong vũ trụ này, số chín là được xem là con số lớn nhất.

Câu hỏi: Thưa, thân thể và đầu của tôi có Pháp Luân cố định không?

Thầy: Ngoại trừ Pháp Luân ở bụng dưới, không có cái nào gọi là Pháp Luân cố định cả. Còn cái ở trên vai và đầu chư vị là để chỉnh sửa thân thể của chư vị và không phải để cho chư vị giữ. Sau khi thân thể của chư vị được chỉnh lại, thì họ không cần thiết nữa và sẽ trở về nơi mà họ đến. Cái mà thực sự cho chư vị là cái ở bụng dưới. Trong sự tập luyện ở tương lai, chư vị sẽ tạo ra một cái riêng.

Câu hỏi: Thưa sau khi Thiên Mục của một số người khai mở, họ có thể thấy nhiều Pháp Thân của Thầy. Một số nói rằng chỉ có thể có một Pháp Thân cho mỗi gia đình.

Thầy: Không hẳn là đúng. Có rất nhiều Pháp Thân của tôi thực sự không đếm được.

Câu hỏi: Trong khi thiền định, tự xét lỗi lầm của tôi và nghẫm nghĩ các câu châm ngôn. Thưa làm thế có được không?

Thầy: Các câu châm ngôn đó không phải là Pháp lý để chỉ đạo tu luyện. Ðừng bám vào những thứ châm ngôn đó. Những gì mà người xưa dạy không hẳn là chân lý tối thượng. Ðặc tính của vũ trụ là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường một người tốt hay xấu. Ðiều mà người xưa cho rằng tốt hay xấu cũng chỉ là tiêu chuẩn nơi người thường. Tất nhiên những gì một số người nói, thí dụ như là các vị hiền giả giảng những triết lý ở các tầng thứ rất cao là chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng chư vị không nên bị chấp trước vào những điều này. Khi tu luyện Ðại Pháp, chư vị cần Pháp của tôi.

Câu hỏi: Thiên Mục của một số học viên đã được khai mở có thể trò chuyện với các Pháp Thân của Thầy, và đôi khi Pháp Thân của thầy còn nói vài chuyện đùa.

Thầy: Ðiều này thì được. Pháp Thân của tôi có thể nói đùa hay nói điều gì cứng rắn để cho chư vị ngộ ra điều gì, nhưng Pháp Thân tôi sẽ không trực tiếp dạy Pháp hay làm điều gì cho chư vị.

Câu hỏi: Thưa nếu tôi không vượt qua khảo nghiệm tâm tính, thì Pháp Luân sẽ bị biến dạng phải không?

Thầy: Nếu một khảo nghiệm tâm tính không vượt qua được, Pháp Luân sẽ không bị biến dạng, điều đó không có liên hệ gì đến Pháp Luân cả. Khi Pháp Luân bị biến dạng, đó luôn luôn là vì trộn lẩn các môn pháp khác vào.

Câu hỏi: Thưa lúc nào cơ sở của Pháp Luân Ðại Pháp sẽ được thành lập?

Thầy: Chưa có dự định nào cả. Dù cho cơ sở của Pháp Luân Ðại Pháp được thành lập trong tương lai, thì sẽ do đệ tử chuyên tu hay là do các học viên tu luyện đã thoát ly gia đình điều hành. Nhưng vẫn không được liên quan đến tiền hay là của cải vật chất.

Câu hỏi: Thưa sự khác biệt giữa Pháp Thân và Công Thân là sao?

Thầy: Chư vị không có Công Thân. Hình ảnh của Công Thân của tôi giống như hình ành của tôi ở đây và do Công tạo ra. Pháp Thân được tạo ra trong thân thể, và do Công và Pháp tạo ra. Hình tượng của Pháp Thân giống như hình tượng của tôi với tóc xoắn màu xanh lam và mặc áo vàng. Công Thân thì nhìn giống hệt như tôi.

Câu hỏi: Nếu tôi không có cơ duyên lập gia đình, thì tôi sẽ không bao giờ đạt Chánh Quả nếu không có cuộc sống như người bình thường, thưa có đúng không?

Thầy: Ðiều đó hoàn toàn không đúng. Chúng tôi giảng rằng ngay từ đầu nếu chư vị không bị chấp trước vào điều gì, cứ sống theo hình thức mà tôi giảng cho chư vị, không sao cả. Cũng giống như vấn đề ăn thịt mà tôi giảng trong ngày nọ. Một số người không ăn thịt, thì họ không ăn thịt, dù cho trạng thái đó có xuất hiện hay không. Tôi nói không sao cả, không ăn thịt thì cũng không sao, không nên tạo thêm cái chấp trước này.

Câu hỏi: Thưa cháu trai 5 tuổi của tôi không tập luyện, vậy mà nó thấy Pháp Luân xoay chuyển trên hai chân mày của nó.

Thầy: Cũng như tôi vừa giảng qua, thực sự nhiều người tu luyện đến đây là vì cơ duyên. Một số thì mang theo con cái, và các trẻ em này có một căn cơ khá lắm, chúng đến đây để thọ Pháp này. Một số trẻ em có căn cơ rất tốt, chúng sẽ thọ Pháp khi thời điểm tới. Khi một người thọ Pháp, cả gia đình sẽ được thọ ích.

Câu hỏi: Thưa khi Thầy giảng Pháp vào buổi trưa này, tôi thấy hai hình tượng khổng lồ không thấy được gương mặt đứng ở chính giữa giảng đường.

Thầy: Ðó là các Công Thân của tôi.

Câu hỏi: Thưa trong giấc mơ của tôi, tôi thấy Thầy dạy tôi tập thế đưa tay lên xuống.

Thầy: Ðó là Pháp Thân của tôi dạy chư vị tập bài công pháp.

Câu hỏi: Thưa về đêm tôi mơ thấy tôi tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp. Ðó có phải là phó ý thức của tôi không?

Thầy: Nếu chư vị biết rõ đó chính là chư vị đang tập luyện, thì đó chính là chủ ý thức của chư vị đang tập luyện.

Câu hỏi: Thưa đôi khi tôi có thể giữ và kiềm chế mình, nhưng trong tâm thì thường bực tức.

Thầy: Nói một cách khác, chư vị có thể điềm tĩnh ở bề ngoài, nhưng tâm của chư vị chưa bỏ được. Ðó cũng vẫn chưa đủ. Chư vị biết rằng người mà đã đạt đến tầng La Hán không để tâm đến bất cứ chuyện gì. Không có điều gì nơi người thường quấy rối họ được, lúc nào họ cũng vui vẻ, lúc nào cũng vẫn vui cười cho dù sự mất mát mà họ phải chịu to lớn đến đâu đi nữa. Nếu chư vị làm được như thế, thì chư vị đã đạt đến Quả Vị La Hán tiêu khởi rồi.

Câu hỏi: Thưa chúng tôi có thể chơi thể thao khi tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp không?

Thầy: Ðược, chư vị có thể. Nếu chư vị muốn thì cứ chơi. Nếu hiện tại mà chư vị có thể buông bỏ tất cả, chẳng phải chư vị đã thành công trong tu luyện rồi sao? Khi chư vị liên tục tập luyện, chư vị sẽ bắt đầu xem nhẹ chúng đi. Chư vị cũng không muốn làm nữa ngay cả khi chư vị được mời.

Câu hỏi: Thưa nếu chúng tôi bị muỗi cắn trong khi ngồi thiền, gãi ngay chỗ sưng đó có được không?

Thầy: Nếu chư vị gãi nó, là chư vị gãi nó, nhưng tốt nhất nếu chư vị không gãi. Khi đang tập luyện mà chư vị gãi, thì bộ máy cơ chế khí của chư vị sẽ bị tắc nghẽn. Sự thực, tất cả là những hình thức quấy nhiễu của ma, cho nên đừng quan tâm đến. Chẳng phải là tốt khi nghiệp của chư vị được trả hay sao?

Câu hỏi: Thưa khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể tập Tai Chi không?

Thầy: Không! Tai Chi cũng là khí công. Thêm vào các hình thức Tai Chi còn có Tai Chi kiếm thuật, Bagua và Xingyi, vân..vân, tất cả đều là tập luyện khí công. Nếu chư vị nói "Tôi muốn tập nó" thì cứ làm đi. Điều tôi giảng đây là thực sự chịu trách nhiệm với các học viên, vì thế tôi đặt ra tiêu chuẩn đòi hỏi. Để tu luyện đạt đến các tầng thứ cao, chư vị phải tập luyện chỉ một môn mà thôi. Nếu chư vị nói chư vị muốn tập môn đó, tôi nói chư vị cứ tập, môn đó cũng tốt nếu chư vị có thể chân chánh tu luyện thành tựu trong pháp môn đó. Không phải là tôi bắt chư vị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi chỉ giảng cho chư vị về vấn đề tu luyện chỉ trong một đường lối mà thôi, một vấn đề vô cùng nghiêm túc của tu luyện. Tai Chi cũng tốt, nhưng phần tu luyện tâm tính không có được truyền ra, vì thế mà chỉ dùng cho tập thể dục chứ không phải để tu luyện.

Câu hỏi: Thưa, sau khi khai ngộ ở tầng thứ thấp nhất thì người tu luyện có thể lên thế giới Pháp Luân không?

Thầy: Khai Công tại các tầng thứ thấp, tức là khai Công tại các tầng thứ rất thấp, người này không có thể lên được lên thế giới Pháp Luân, người này cũng không có thể lên được các tầng thứ cao hơn. Nguyên nhân là vì họ chỉ có thể đạt đến tầng thứ đó qua sự tu luyện thôi.

Câu hỏi: Làm trong ngành tuyển lựa nhân viên, tôi không tránh được việc tạm thời hoán chuyển và tái phân phối nhân viên. Thưa tôi phải làm sao?

Thầy: Trong bất cứ giai cấp xã hội nào, chư vị cũng có thể làm một người tốt và tu luyện được. Bất cứ việc gì chư vị làm thì cũng chỉ là công việc của chư vị trong giới người thường. Nếu chư vị làm thể theo luật lệ của sở làm, có thể chư vị không làm gì sai. Nhưng làm bất cứ việc gì, chư vị phải tử tế với người khác và cố gắng hết sức nghĩ đến người khác. Làm bất cứ việc gì cũng phải tuân theo Ðại Pháp mà làm. Nếu chư vị hỏi tôi những câu hỏi cụ thể như thế này và muốn tôi giải thích tất cả cho chư vị, thế thì còn gì để cho chư vị tu luyện nữa? Còn có gì cho chư vị ngộ nữa?

Câu hỏi: Thưa bạn đồng nghiệp lẩn cả thân nhân của tôi chưa ai tham dự các khóa giảng của Thầy. Họ có thể tập chung với các học viên cũ hằng ngày được không?

Thầy: Phải tự xem mình là người tu luyện thì chư vị sẽ đạt được những gì chư vị đáng được khi đến lúc. Nếu chư vị rời khỏi khóa học hôm nay và không tự xem mình là người tu luyện, chư vị sẽ không đạt được gì cả.

Câu hỏi: Thưa trong khi tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp, hoạt động nào nên ngưng? Hoạt động nào chúng tôi có thể hỗ trợ?

Thầy: Trước hết, chư vị phải ngưng làm điều xấu, chỉ tu luyện tự nhiên nơi người thường và đừng cố ý gây ra xung đột với ai. Những hoạt động tốt để phổ biến Ðại Pháp có thể được hỗ trợ.

Câu hỏi: Thưa nghi lễ của Phật Giáo trong chùa là sao?

Thầy: Ðó là các nghi thức tôn giáo và không có liên hệ với chúng ta.

Câu hỏi: Thưa một người tu luyện đến cỡ nào trước khi họ được về Pháp Luân Thế Giới?

Thầy: Sau khi tu luyện thành công.

Câu hỏi: Thưa người tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp có thể múa loại vũ man dại không?

Thầy: Khi chư vị liên tục thăng tiến, chư vị sẽ thấy rằng nó càng lúc càng kém vui. Cuối cùng chư vị sẽ nhận ra rằng loại vũ này có bản chất yêu ma trong đó.

Câu hỏi: Thưa một số người cảm thấy rất nhỏ trong khi tập các bài công pháp?

Thầy: Ðúng, lúc khởi đầu nguyên thần của một số người rất nhỏ, và khi nó ngồi sổm ở trong Nê Hoàn Cung, thì họ cảm thấy cá nhân rất nhỏ. Nhưng mà cái thân thể này cũng có thể biến thành rất lớn. Có lúc chư vị cảm thấy chư vị bao trùm cả trời và đất, tất cả là bình thường. Hơn nữa các thân thể trong không gian này có thể biến đổi.

Câu hỏi: Thưa một số người mất bình tĩnh với những chuyện nhỏ. Công của họ có tăng không?

Thầy: Nếu chư vị không có thể vượt qua được những chuyện lặt vặt và nổi giận với nó, làm sao chư vị có thể nghĩ rằng Công của chư vị sẽ tăng? Chúng ta phải xem chính mình là người tu luyện. Đôi khi vì một vài việc nhỏ mà mất bình tĩnh thì không ảnh hưởng gì, nhưng chư vị không được luôn như thế, chư vị cần phải đề cao.

Câu hỏi: Thưa ấn bản thứ tư trong sách Cánh Cửa Văn Chương và Nghệ Thuật có tương đồng với quan điểm về Ðại Pháp của Thầy không?

Thầy: Nó không thể được nhắc tới cùng lúc với Pháp của tôi. Pháp của tôi là căn cứ vào những điều tôi đã giảng và không có gì khác. Cánh Cửa Văn Chương và Nghệ Thuật được viết ra từ khía cạnh văn chương và nghệ thuật. Nghệ Thuật căn cứ vào cuộc sống thực tại, nhưng rồi còn vượt lên trên đó nữa, họ nhắm vào điều gì đó và sau đó thổi phồng nó lên, hay là tự mình diễn đạt. Tuyệt đối không được thể theo đó mà tu luyện, căn cứ vào đó để chỉ đạo chư vị tu luyện thì không được phép. Bởi vì nó là sản phẩm của nghệ thuật, nó có những điều tự bịa đặt trong đó. Nếu chư vị muốn tu luyện, thì hãy lấy Pháp này làm chỉ đạo.

Câu hỏi: Thưa Thầy có đọc kinh của Mật tông Tây Tạng chưa?

Thầy: Tôi không đọc kinh nào của Mật tông Tây tạng cả. Tôi cũng không đọc kinh của Phật Giáo Trung Hoa nữa.

Câu hỏi: Trong khi ngồi thiền, tôi cảm thấy gương mặt và cánh tay tôi không thể thả lỏng với hai tay kết ấn. Thưa không để tay kết ấn có được không?

Thầy: Cánh tay của chư vị không có thể thả lỏng là bình thường. Trong chu trình tuần hoàn, sự di chuyển của năng lượng tạo ra một hấp lực sẽ làm nó bất động, làm sao mà chư vị có thể không kết tay ấn được ? Hãy làm cái gì quí vị cần làm. Nếu quí vị không kết tay ấn, dòng năng lượng không có thể được hình thành. Nếu năng lượng không thể luân chuyển tự do, làm sao chư vị và công của chư vị được chuyển hóa và phát triển.

Câu hỏi: Thưa các sách khí công cũ, thì bỏ đi bằng cách nào?

Thầy: Cách nào mà chư vị cho là tốt nhất thì làm. Tôi nghĩ rằng tốt nhất là hoàn toàn loại trừ con quỷ đó đi.

Câu hỏi: Thưa Thầy đang làm sự việc này thế cho một vị Phật nào đó phải không?

Thầy: Tôi có điều của tôi và các vị ấy có điều của họ. Cho nên không phải là việc người này làm gì để thế chỗ cho người kia. Giảng Pháp và cứu độ chúng sinh không phải là điều mà có thể làm thế cho người khác được.

Câu hỏi: Thưa tại sao trong khi tập luyện tôi cứ ngáp đi ngáp lại?

Thầy: Nguyên nhân vì vài thứ trong tiến trình chỉnh sửa tâm trí của chư vị, hay là tình trạng như thế sẽ xẩy ra khi một số lượng khí to lớn luân chuyển trong khi chư vị tập luyện, đó là bình thường thôi.

Câu hỏi: Thưa khi làm thế tay ấn trong bài Thần Thông Gia Trì Pháp , chúng tôi cần cho lực trên cẳng tay hay tất cả cánh tay ?

Thầy: Làm các thế tay ấn có tính chất là: cẳng tay điều khiển cánh tay. Mặt khác, trong Ðạo Gia thông thường có vài yếu tố võ thuật, cho nên các động tác của họ là cánh tay ở trên điều khiển cẳng tay. Các thế tay ấn là phải làm với cẳng tay điều khiển cánh tay trên. Khi cẳng tay cử động nó sẽ khiến cánh tay trên xoáy và xoay. Cho nên khi làm các thế tay ấn, nên dồn một chút lực vào cánh tay dưới.

Câu hỏi: Trong giấc ngủ, tôi thấy tỉnh táo và bắt đầu tập vài động tác đi theo một số cơ chế, gồm có vài động tác tay ấn, và tôi nghĩ là khá tốt. Thưa đó là gì?

Thầy: Ðây là kết quả của sự vui mừng quá độ của chư vị. Nếu các động tác mà chư vị tập đó không phải là của Pháp Luân Ðại Pháp, chư vị hãy ngừng tập ngay lập tức! Ðây là ma đang can nhiễu chư vị, chúng muốn thêm những thứ nhơ nhớp vào trong Công của chư vị và muốn hủy hoại chư vị. Cho nên, đừng tập động tác nào mà tôi không dạy chư vị. Còn về các thế bắt tay ấn lớn, tôi nói với chư vị, phải chắc chắn là không bao giờ được làm các tay ấn này! Nếu chư vị làm, thì đó là ma can nhiễu chư vị, chúng đang chỉnh sửa lại những thứ của chư vị, đang hại chư vị, và đang thêm những thứ vào. Ðừng chấp trước vào sự vui mừng quá độ; chư vị cũng không có thể giữ mình được tốt ngay cả với một việc không đáng kể này sao. Trong tương lai, nếu chư vị thấy có vị này đến và đi tại các tầng thứ cao và còn có nhiều khả năng rất lớn và chư vị theo họ, thì chư vị sẽ bị hủy hoại hoàn toàn.

Câu hỏi: Thưa Quả Vị chân chánh có nghĩa là gì?

Thầy: Quả Vị chân chánh có nghĩa là tu thành công tiến tới Viên Mãn qua sự tu tập trong Pháp chân chánh, đó là đạt Quả Vị chân chánh. Quả Vị chân chánh được chia thành các Quả Vị khác nhau: Quả Vị La Hán, Quả Vị Bồ Tát, lẫn cả Quả Vị của Phật; tất cả đều được gọi là Quả Vị.

Câu hỏi: Thưa, làm sao tôi phân biệt giữa Bồ Tát thật và giả hay Pháp Thân thật và giả trong giấc mơ của tôi hay là trong trạng thái định?

Thầy: Nó nhìn không giống như Pháp Thân của tôi, bất kể là nó giả thế nào. Nhìn kỹ và chư vị sẽ thấy nó không giống, bởi vì nó không biến hóa ra được những gì mà giống như khuôn đúc được. Nếu khó nhận ra, chư vị có thể gọi tên tôi. Còn về một vị Bồ Tát, khó mà nói được.

Câu hỏi: Thưa, có sự bất hòa giữa một số trung tâm phụ đạo và các phụ đạo viên.

Thầy: Dường như hiện tượng này không xẩy ra nhiều trong Pháp Luân Ðại Pháp của chúng ta. Còn về việc phụ đạo viên bất hòa với nhau, đó cũng là cơ hội để đề cao tâm tính. Chúng ta không quan tâm đến khái niệm hợp nhất hay bất hòa, chúng ta chỉ quan tâm đến việc tu tâm tính và tu luyện cá nhân, ai không làm tốt, đó là rắc rối của cá nhân đó. Bất cứ ai nổi giận với người khác, ai nói nhiều chuyện về người khác, không kể là tốt hay xấu, chỉ ảnh hưởng đến cá nhân đó thôi. Chính cá nhân đó không tu luyện. Ai làm những việc này, thì tâm tính họ không tốt, tối thiểu trong vấn đề này họ không đủ tiêu chuẩn.

Câu hỏi: Thưa tôi là một học viên kỳ cựu. Trong khóa giảng này, bất thình lình có một động lực thúc đẩy tôi phải bỏ Pháp Luân Ðại Pháp, và nó thật sự đã khiến cho tôi có ý tưởng xấu.

Thầy: Ðó chỉ rõ là chư vị đã vượt qua rồi. Mỗi khi tình huống này xẩy ra, trước hay là sau khi xẩy ra, phải chắc là chư vị quyết tâm tu luyện Ðại Pháp, rõ ràng phân biệt chính mình và nó, phải hiểu rằng đó là do nghiệp tư tưởng và phụ thể gây ra. Khi nào mà chư vị rõ ràng rằng nó không phải là chư vị, Pháp Thân của tôi sẽ giúp chư vị thanh lý nó.

Câu hỏi: Thưa, tập chung nhóm và tập riêng kết quả có giống nhau không?

Thầy: Có nó giống nhau. Mục đích chủ yếu của tập chung trong nhóm là để giúp chư vị cùng nhau thảo luận và thăng tiến nhanh hơn, cũng có lợi ích giúp chư vị hăng hái tập luyện. Tập một mình hay tập riêng thì hơi cô lập một chút. Cái lý là thế, nhưng trên thực tế thì giống nhau.

Câu hỏi: Thưa nếu người khác không hiểu tại sao tôi tu tập, tôi có thể không để ý đến họ và cứ làm những việc của tôi?

Thầy: Ít nhất chư vị phải giúp cho người khác hiểu và không chấp nhận cho chư vị liên tục tỏ ra rất siêu thường. Chư vị cần để ý đến những điều này. Giữa người thường, chư vị phải thể hiện giống như một người thường, tới mức giữa chư vị và họ không có sự khác biệt nào trên phần bề mặt. Chỉ có là tận trong tâm của chư vị, chư vị đang tu luyện và đang đề cao chính mình.

Câu hỏi: Thưa, nếu hai tay đụng vào nhau thì Công có bị giảm đi khi ở trong thế hai tay chắp trước bụng dưới?

Thầy: Ðừng để cho hai tay đụng vào nhau. Công không giảm bớt đi, tuy nhiên dễ làm cho cái cơ chế bị hỗn loạn. Chư vị đang gia trì cái cơ chế khí qua việc tập các bài công pháp.

Câu hỏi: Thưa sau khi ngồi thiền, tâm của tôi cảm thấy khó chịu và cá tính của tôi hơi lập dị.

Thầy: Khi tình huống như thế xẩy ra, phải quyết tâm tu luyện Ðại Pháp và phải hành xử cho tốt. Trong khi đó, chư vị phải phân biệt giữa chư vị và nghiệp tư tưởng.

Câu hỏi: Thưa sau khi tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp, có một khoảng thời gian khi đó chân tôi thấy ngày càng cứng. Tại sao thế?

Thầy: Có hai điều có thể xẩy ra. Một là học viên chúng ta đã làm gì sai khi đang tập luyện. Cái kia là, từ lâu người ấy chỉ tập các bài công pháp mà không làm theo tiêu chuẩn của người tu luyện, cho nên tâm tính của người ấy không đề cao; cả hai đều có thể là nguyên nhân. Khi nào chư vị phát hiện chính mình thụt lùi hay có điều gì đó sai, kiểm điểm tâm tính của chính mình, bảo đảm sẽ có sự biến đổi.

Câu hỏi: Thưa khi một người đang trải qua sự tranh chấp nội tâm đó là chủ ý thức hay là phó ý thức?

Thầy: Phó ý thức, các loại khái niệm của con người, nghiệp tư tưởng, và phụ thể tất cả sẽ thể hiện trong sự tranh chấp, nhưng thông thường đối với người tu luyện. Trong hầu hết các trường hợp đó là khái niệm của chính cá nhân chư vị. Khái niệm của chính chư vị và nghiệp tư tưởng sẽ chống đối nhau khi chúng bị loại trừ, nói những gì như là "cái đó không tốt." Ðó là hiện tượng được tạo ra trong tâm của chính chư vị.

Câu hỏi: Thưa, cá tính của một người là do nguyên thần quyết định hay truyền thừa từ cha mẹ?

Thầy: Cá tính con người thì liên hệ trực tiếp với cha mẹ của chư vị, và chủ ý thức của chư vị có nhiệm vụ chỉ đạo. Nhưng điều do cha mẹ chư vị mang đến cũng đóng một vai trò chắc chắn.

Câu hỏi: Thưa, có phải Sư Phụ cho phép xuất bản Đại Pháp Huyền Diệu trong sách Cánh Cửa Văn Chương và Nghệ Thuật ?

Thầy: Bản thảo chưa được hiệu chỉnh và tôi cũng chưa được thông báo. Đó chỉ là các công việc văn hóa và chư vị không cần quan tâm đến, đó chỉ là kể chuyện thôi. Trong tương lai nếu cần, tôi sẽ viết tự thuật tiểu sử cho chư vị, viết tài liệu về tiến trình tu luyện của tôi và những gì tôi đã làm. Bây giờ thì chưa phải lúc và cơ hội cũng chưa đến, bởi vì có một số điều là ở các tầng thứ cực kỳ cao. Nếu được viết thành lời, công chúng không có khả năng chấp nhập được những điều đó.

Câu hỏi: Thưa, về việc trao đổi chứng khoán chúng tôi phải xem thế nào trên bình diện cần làm để sinh sống ?

Thầy: Làm kinh doanh không phải tốt hơn sao? Trao đổi chứng khoán là cờ bạc và lấy tiền người khác. Một số người trao đổi chứng khoán mất tất cả những gì họ có, chư vị có biết cảm giác đó ra sao không? Người tu luyện đừng bao giờ làm điều này. Với cái tâm chấp trước như thế làm sao chư vị tu luyện! Mạt chược cũng thế. Một số người hỏi "Chúng tôi có thể chơi mạt chược được không?" Chư vị cũng có thể hỏi tôi "Thưa Sư Phụ tôi có thể đánh bạc không?" Người tu luyện làm thế nào để đo lường tâm tính của chính mình? Chư vị có tuân theo Ðại Pháp này mà hành xử không?

Câu hỏi: Thưa một người tu nói là gốc gác đời tôi là một con chồn, và tôi thường nghĩ về chồn trong khi tập luyện.

Thầy: Ðừng nghe lời của họ. Có thể là họ bị điều khiển bởi phụ thể chồn rồi đó. Chư vị có nghĩ rằng chư vị là bất cứ cái gì mà họ nói là chư vị không? Ðể tôi giảng cho chư vị, nguyên thần của chư vị là gì trong các đời trước không phải là vấn đề. Chư vị tu luyện được trong đời này là một vấn đề tại đây và bây giờ, khi chư vị tu đạt đến một cảnh giới nhất định, tất cả những thứ xấu của chư vị sẽ được loại trừ đi và tất cả các tín hiệu đó cũng được loại trừ đi. Ðừng quan tâm đến những điều đó. Chúng tôi đã tiến đến thời điểm Pháp được truyền ra hôm nay, để tôi giảng cho chư vị: trường hợp con người được đầu thai lại thành người thì không nhiều, lục đạo luân hồi là như thế.

Câu hỏi: Thưa, tôi có thể mua các bùa chú vẽ trên vải vàng ở trong chùa dùng để đuổi tà không?

Thầy: Phần đông những thứ đó cũng là tà, cho nên thờ trong nhà làm sao được? "Ðuổi tà" chư vị có ý gì? Trong thời mạt Pháp, các chùa cũng bị hỗn độn. Thích Ca Mâu Ni không dạy đệ tử của ông làm những điều cố ý gây hại đến Pháp đâu. Một số vị sư bị phụ thể nhập trên thân và họ bán những thứ của họ cho chư vị để kiếm tiền. Nếu họ bán cho chư vị những gì có phụ thể thì chư vị làm gì được đây?

Câu hỏi: Thưa, sự khác biệt giữa cái Pháp Luân mà Sư Phụ ban cho chúng tôi và Pháp Luân được tạo ra bởi chính chúng tôi qua sự tập luyện các bài công pháp thì thế nào?

Thầy: Hiện thời chư vị không thể hình thành Pháp Luân được và chư vị cần tu luyện chính mình cho tốt. Chư vị sẽ có một cái riêng chỉ sau khi chư vị thành công trong tu luyện và đạt viên mãn.

Câu hỏi: Thưa cách quán tâm pháp của Thiền Phật giáo có giúp để tiến nhập vào trạng thái định hay không?

Thầy: Thế thì chư vị đang tu luyện Thiền Phật giáo rồi. Chúng tôi bảo chư vị không nghĩ bất cứ điều gì và cứ tu luyện thể theo môn tu luyện của chúng tôi. Nhiều phương thức tu luyện là chỉ tu luyện phó ý thức. Sau Huệ Năng, đường lối tu luyện theo Thiền Phật giáo đi vào tình trạng hỗn loạn, nó dần dần đi tới cực đoan và trộn lẫn vào trong ấy nhiều và nhiều thứ hơn và những vị trên cao cũng không nhận ra nó nữa. Tại sao chư vị vẫn còn theo Thiền Phật giáo trong khi tu luyện? Trong các tôn giáo, các môn phái không được can nhiễu lẫn nhau, cũng không được trộn lẫn vào nhau. Họ thể theo "bất nhị pháp môn". Cho đến ngày hôm nay, sau khi tôi đã giảng tất cả cho chư vị, tại sao chư vị vẫn còn hỏi câu này? Sao mà cho phép làm như thế được?

Câu hỏi: Thưa nếu Pháp Luân của một người bị biến dạng thì phải làm sao?

Thầy: Phần đông, nếu Pháp Luân của một người bị biến dạng thì người ấy không còn tập luyện được nữa. Ý là, bởi vì người ấy đã làm điều xấu, những điều rất xấu. Nhưng trong số những người này, trong quá khứ, có người Pháp Luân đã bị biến dạng và đã được chỉnh sửa lại, nhưng cái mà được chỉnh sửa đó không giống như cái mà tôi hạ nhập cho chư vị. Cái được hạ nhập là cái gần giống như cơ chế hình thành Pháp Luân, và đó là để cho chư vị tu luyện dần dần, nhưng tôi không được phép tiếp tục ban Pháp Luân cho chư vị. Pháp Luân có thể hình thành khi chư vị tập luyện, nhưng chư vị phải tự phát huy nhiều hơn.

Câu hỏi: Thưa, dôi khi tôi cảm thấy trái đất xoay chuyển trong khi tôi tập luyện.

Thầy: Ðó là bình thường. Ngay cả khi núi rung và đất chuyển cũng là bình thường, nhưng thân thể vật chất của chư vị thì không di động.

Câu hỏi: Thưa, Thiên Mục có thể thấy Pháp Luân nếu được khai mở ở tầng Thiên Nhãn Thông?

Thầy: Không. Thiên Mục phải được khai mở ở tầng thứ Tuệ Nhãn Thông và đó là tại sao tôi khai mở cho chư vị ở tầng thứ Tuệ Nhãn Thông. Ðó là vì Pháp Luân tồn tại trong khác không gian khác.

Câu hỏi: Thưa tôi đã từng tập các bộ môn khác. Tôi tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp thì có ảnh hưởng gì không?

Thầy: Bất kể môn nào chư vị đã từng tập luyện thì không phải là vấn đề , trong cái trường này của tôi chư vị đã được chỉnh sửa rồi. Ai trong chư vị thực sự tu luyện Ðại Pháp, đến cả nếu chư vị chưa từng tham dự các khóa giảng và chưa được tôi hiện diện chỉnh sửa, nếu chư vị chân chánh tu luyện tại một địa điểm tập luyện Pháp Luân Ðại Pháp chư vị cũng được chỉnh sửa cho giống vậy.

Câu hỏi: Thưa bình thường tôi thích chữa nhức đầu cho người khác bằng cách xoa bóp đầu của họ?

Thầy: Tôi đã giảng cho chư vị tiêu chuẩn của người tu luyện rồi. Chư vị có thể làm bất cứ điều gì chư vị nghĩ, chư vị, là người tu luyện [Ðại Pháp], cần phải làm. Ai mà làm việc chữa bệnh thì không phải là đệ tử của tôi.

Câu hỏi: Thưa trong các khóa giảng, tôi thấy Pháp Thân của Sư Phụ và các hình tượng khác trong khi thiền định. Khi khóa giảng kết thúc, tôi không thấy nữa. Ðó là vì Pháp Thân của Sư Phụ rời đi rồi phải không?

Thầy: Trong cái trường này tâm thái của chư vị rất tốt và cũng đã đạt đến một tầng thứ nhất định. Sau khi tham dự khóa giảng rồi chư vị bị chểnh mảng, nhưng chư vị vẫn cần phải kiên quyết và mạnh mẽ vượt lên đề cao qua tu luyện. Nhưng chư vị sẽ không nhìn thấy bằng Thiên Mục khi nó đang được tu bổ lại. Làm thế cũng có thể là để cho chư vị buông bỏ các tâm chấp trước của chư vị.

Câu hỏi: Thưa tôi muốn viết một quyển sách về Sư Phụ và Pháp Luân Ðại Pháp. Tôi muốn xin phép Sư Phụ....?

Thầy: Tôi không thích người khác viết về tôi. Tôi chỉ muốn truyền Pháp này và giúp mọi người học Pháp.

Câu hỏi: Thưa tôi là một bác sĩ và đã học châm cứu. Tôi có thể dùng châm cứu để chữa bệnh nhân không?

Thầy: Bác Sĩ Trung Y hay Tây Y chữa bệnh thì bình thường. Ðiều tôi giảng là dùng Công để chữa bệnh thì không được phép.

Câu hỏi: Thưa, con gái của tôi 11 tuổi chưa bao giờ tham dự các khóa giảng. Nó bị bệnh và ở trong trường nó không học giỏi. Đứa trẻ trở nên khỏe sau khi tôi tham dự khóa giảng nhưng tính nóng nảy của nó thì không khá hơn.

Thầy: Cháu bé này cần được dạy dỗ. Giảng nghĩa cho cháu các nguyên lý mà tôi đã giảng. Mười một tuổi là lớn đủ để học Pháp rồi.

Kết Luận

Tôi không còn điều gì để giảng thêm nữa bởi vì tôi nghĩ rằng tôi đã giảng hết tất cả những gì đề cập tới cần phải nhấn mạnh rồi. Trong khóa giảng này, chúng tôi nói về các nguyên lý mà chưa đề cập tới trong các bài giảng trước. Chủ yếu là vì tôi cảm thấy thời gian cho tôi truyền pháp môn này trên căn bản là sắp kết thúc rồi, cho nên tôi muốn lưu lại cho chư vị với tất cả những gì chân thật, theo đó chư vị sẽ có sự luyện tập này và Pháp Lý chỉ đạo chư vị tu luyện trong tương lai. Trong toàn bộ quá trình truyền công, tôi cố gắng để có trách nhiệm với chư vị, cũng như với xã hội và vì làm thế cho nên kết quả khá tốt. Chúng tôi đã thực sự làm việc thể theo cái lý đó. Còn về việc ảnh hưởng tốt hay không, tôi không muốn đề cập đến. Ðó là vì về việc ảnh hưởng tốt hay không, tôi thực thi ra sao, và nếu tôi có trách nhiệm với tất cả mọi người, mọi người hiện diện đây có thể tự phán đoán điều đó, cho nên tôi không bàn về những điều này. Tất nhiên, ước vọng của tôi là truyền Pháp ra công chúng, để cho nhiều người hơn nữa được lợi ích, giúp người chân chánh tu luyện có thể thọ được Pháp để tu luyện đề cao. Ðồng thời, trong tiến trình truyền Pháp, tôi còn giảng nguyên lý để một người phải hành xử ra sao khi làm người. Cũng hy vọng rằng khi xong các khóa giảng này, căn cứ vào Đại Pháp này mà có người không tu được, thì ít nhất họ cũng có thể trở thành người tốt. Chắc chắn, chư vị sẽ trở thành người tốt tôi biết như thế - Ðến cả nếu chư vị không muốn tu luyện nơi đây, bảo đảm sau khi chư vị rời khỏi nơi đây, chư vị cũng sẽ trở thành người tốt, sẽ đem ích lợi cho xã hội của chúng ta.

Trong quá trình truyền công truyền Pháp, tất nhiên có rất nhiều chướng ngại, và can nhiễu đủ loại khắp nơi rất là mạnh mẽ. Nhưng trong khi mở khóa giảng ở Tế Nam, nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo của các cơ quan bảo trợ và trường thể dục của chúng ta, cùng với giới lãnh đạo từ các giai cấp khác nhau của hiệp hội khí công đô thị và vùng phụ cận, mọi việc có kết quả rất tốt đẹp. Tất cả những gì tôi dạy trong các bài giảng là để chỉ đạo chư vị luyện công và tu luyện lên các tầng thứ cao hơn. Chưa ai từng giảng những điều này từ pháp môn của họ trong quá khứ. Vậy mà cũng có một số người không chấp nhận, nhưng dù sao đi nữa, những gì tôi giảng hôm nay là rất rõ ràng và được phối hợp với khoa học hiện đại và với khoa học về cơ thể con người của thời hiện tại mà giảng. Không giống như những điều được giảng trong quá khứ mà được giải thích một cách mơ hồ không rõ rệt. Tại đây chúng tôi giảng rất rõ ràng và ở tầng thứ rất cao. Chủ yếu là vì chư vị, để cho chư vị tu luyện, và trong tương lai chư vị sẽ có thể chân chánh đề cao tầng thứ của chư vị và tu luyện đạt đến tầng thứ cao hơn, đó là khởi điểm của tôi.

Trong tiến trình truyền công của tôi, nhiều người cảm thấy Pháp này quá tốt, nhưng quá khó để thực hành. Thực ra, tôi nói rằng: khó hay không đó là còn tùy vào người ấy. Người thường không muốn tu luyện, cho nên họ sẽ nói hay cảm thấy tu luyện Pháp Luân Ðại Pháp là quá khó, họ không tưởng tượng nổi và họ không thể tu thành công được. Người ấy là một người thường và không muốn tu luyện, cho nên theo cái nhìn của họ thì thấy rất khó. Theo ý tôi, đối với người tu luyện thực sự, thì dễ và không phải là không với tới được. Trên thực tế, nhiều học viên cũ đang ngồi đây với chúng ta, lẫn cả các học viên cũ không có tại đây, đã tu đạt đến tầng thứ khá cao rồi. Tôi không cho chư vị biết những điều này vì tôi e rằng chư vị khởi tâm chấp trước và gia tăng tự mãn, làm thế sẽ gây trở ngại trầm trọng cho việc tăng trưởng công lực của chư vị. Người mà thực sự quyết tâm tu luyện có thể chịu đựng và khi đối mặt với đủ loại lợi ích, họ có thể để qua một bên các tâm chấp trước đó và xem nhẹ chúng. Sự thực, tôi nói rằng đối với con người, chỉ làm một điều này thôi cũng là khó lắm rồi. Bất cứ ai nói khó là không thể để chúng xuống được. Tập luyện các bài công pháp tự nó không khó và đề cao tầng thứ cũng vậy, chỉ vì họ không thể bỏ các tâm chấp trước của con người xuống được mà họ nói khó. Ðó là vì với lợi ích thực tại trước mắt thì rất khó mà buông bỏ. Trước những lợi ích ngay trước mắt, chư vị nói cho tôi xem; làm sao mà họ buông bỏ được cái tâm chấp trước đó? Kỳ thực, đó chính là tại sao người ấy cho là khó. Khi mâu thuẫn cá nhân xẩy ra, nếu chư vị không chịu đựng được, không giữ vững tâm mình, không tự mình hành xử như người tu luyện, tôi nói là không đúng. Sự thực, là người tu luyện, chư vị hãy cố thử xem sao. Khi tôi tu luyện trong quá khứ, có nhiều vị hiền nhân từng bảo tôi thế này: "khi gặp điều gì quá khó, khó nhẫn thì cố nhẫn. Khi gặp điều gì không thể hay khó làm thì có thể cố làm được." Thực sự là thế, khi trở về chư vị nên cố gắng thử xem sao. Khi trải qua khổ nạn hay thử thách, thì thử cố gắng xem sao. Khi khó nhẫn, thì cố gắng nhẫn một chút; khi không thể hay khó làm, cố làm thử xem sao, xem cuối cùng có làm được không. Nếu chư vị chân chánh làm được thế, chư vị sẽ phát hiện ra

" ánh sáng ở cuối đường hầm ".

Tôi không muốn giảng quá nhiều. Tôi đã giảng nhiều rồi. Nếu tôi giảng nhiều quá, chư vị khó mà nhớ được. Tôi hy vọng rằng chư vị sẽ tự xem chính mình là người tu luyện trong tiến trình tu luyện tương lai của chư vị, và chân chánh tu luyện chính mình. Tôi hy vọng các học viên mới và cũ có mặt hôm nay sẽ tu luyện trong Ðại Pháp, và tất cả đều hoàn toàn thành công! Ðây là kết thúc khóa giảng. Tôi hy vọng rằng tất cả chư vị trở về và dùng thời gian của mình mà tu luyện cho vững vàng! Tôi chỉ giảng bao nhiêu đó thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: