Phần Ruột Dư

Phần Ruột Dư : Bẩy Bài Xem Chơi

     

1. MY FIRST PAYCHECK☺

(by Duvan Trinh, The Gazette, September 5, 1993)

         Although I used to be a teacher of English as a second language (ESL) in my native Vietnam, I have never dreamed of being one again here, because after you have done something for a while you will think of doing something else for change, won’t you?

          Besides, I understand that there is a glut of language teachers here, and I do not want to be counted as one more unemployed professeur. Therefore, upon landing in this new country in 1991, I began looking around for something else to do to earn a decent living. As I do not have many qualifications for well-paying jobs, nor did I entertain unrealistic expectations, I looked at general help wanted advertisements in The Gazettefor work requiring some manual or physical activities. Soon those ads helped me land a job with a billfold manufacturing company, whose location ideally met my preference—only three subway stops away from my apartment.

 Another reason I wanted to be an ordinary worker was that I wished to gain first-hand knowledge on how “imperialists” exploit workers! I did not apply immediately, though; instead, I asked “my better half” to go in first, for the company needed several workers at the time. I wanted to find out, through my wife, if and how I could fit in the labor department there. Therefore, only after she had worked there for a week or two did I leave an application with the company.

On the next Monday I was called to report to work. When my wife and I arrived at the factory, the floor manager had already been in his office doing some paperwork. Leaving me standing by myself in front of his office, my wife went to punch her card. I felt so nervous that when the manager called me in and asked my name and social-insurance number, I stammered unintelligibly even though my English wa s considered up to par.

When he asked me who had called me, I told him the foreman had through my wife. He then called the man over PA system, but he did not show up. Waiting there without knowing what to do or say made me feel like a comic on stage who found his best joke was met with dead silence from the audience. Luckily, a lady appeared and saved me from having to bear any further uneasy feeling. Apparently, she recognized me—she had handed out application forms the day my wife and I came to apply.

 Therefore, she told the manger that she had called me in herself. Later, I learned that she was my employer’s wife. The manager then got a card and filled in my name. Handing it to me, he asked me to go to the clock and punch in my starting time. With a sigh of relief and joy, I thanked him and left his office for the clock.

Around the place where cards were to be punched, workers stood in line waiting for their turn. I joined them and watched them punch their cards and tried to learn how to do it myself. Although I had read somewhere that “workers punched their cards,” I had never actually seen or performed the act myself.

 How fast and easily the clock registered the time on a card when its holder inserted it in the slot! And yet for some reason the clock did not go “plunk” when I fed it with my card. Maybe the nervousness of a new worker made my hand tremble as I did it. I felt very embarrassed as the other workers behind me began grumbling because of the delay. While I was struggling with my card stuck in the slot, someone’s hand reached out and helped me with it. “Plunk” the clock uttered at last, marking my first working day as a factory worker.

When the bell rang signaling the beginning of a working day, the foreman led me to a folding device and showed me how to operate it. Although he gave the instructions in my native language, I felt clumsy and self-conscious as if I had not understood a thing when he asked me to go it alone. In fact, so awkward was I at first that I often missed the metal pedal that governed the equipment, hitting my shin mercilessly in the process, nearly making me cry out in pain had there been nobody around! And once or twice while my fingers were still holding a billfold in the jaws of the device, my foot pressed hard on the pedal; yet, for some reason, instead of letting go the pedal, I pushed it down more! Only when the pain felt so sharp did I realize that the fingers were mine and released my foot!

Fortunately, those moments of clumsiness gradually receded, giving way to experience and dexterity as I became more and more used to the equipment. In addition, I gained more confidence as I made some new friends and became acquainted with the working environment of the factory.

 My first week passed by quickly without any other hitch. There was not much to say about the first three days of the second week, except that now I could say I was so familiar with operating the machine that I would have been able to do it blindfolded! My productivity improved remarkably; in fact, the number of products I turned out per hour exceeded that by old hands, one result of which was that I got a raise—one step higher on the wage ladder.

Then came Thursday. As I knew that factories usually handed out the paychecks on that day, I looked forward to it with excitement and great expectation. I experienced an indescribable sensation when I saw the floor manager himself walking around and handing out envelopes to workers.

 As I expected he would arrive at my place in a few seconds, I tried to concentrate on my work, wishing to hide my excitement. As soon as he reached my work station he picked out an envelope in the bundle and handed it to me. Too excited I reached out and took it, without even thanking him.

Holding the check I felt overwhelmed by a sense of pride and satisfaction. I was thrilled and deeply moved at the same time, looking at the check in hand. In my eyes, my name and the digits representing my pay looked as if they were dancing with joy along with the beat of my heart which, I thought someone near me could testify, was thumping rapidly and loudly in my chest.

The first sum of money I earned in Canada as a blue-collar worker was indeed a source of happiness to me and family. Although I had been a wage earner before coming here, I had never been as proud and happy as I was now. This first fruit of my labor was modest, but with it I could do a few things to make my family happy.

Happiest would be my sons when, with this money, I would buy each one a reasonably-priced toy that I had promised them earlier. Visualizing my children’s beaming faces as they fondly held their toys and excitedly exchanged their opinions about their new possessions, I became shrouded in deep and tender emotion.

Suddenly, things around me looked blurred and hazy. I raised my right hand, which was still holding the check, and used its back to wipe across both my eyes, intending to regain my vision. As my hand rubbed over my eyelids, I felt a warm wetness on my cheeks.

“Why are you crying? What’s the matter?” someone said, waking me up from a kind of daze with a start. When I regained my self-control, I realized who had said those timely words—the floor manager. Still standing in front of me, he looked at me with a surprised look and a quizzical smile on his face.

Without knowing what to do or say in that embarrassing situation, I could only mumbled, “Thank you very much, sir!”

☺Title by The Gazette: “Special Moment: My First Job in My New Country.”

2. A FORMIDABLE NEW YEAR’S GIFT FROM UNCLE HO☺

(by Duvan Trinh, The Gazette, January 12, 1997)

 Failing to get something you would die for is bad enough. Worse is being constantly tantalized by it.

 We had been doing the same thing every day after dinner since we had come to this place six or seven months earlier, in the summer of 1975. Sitting on top of a blockhouse, we would look out over the barbed-wire entanglements and wish to be turned into...air.

 It was the same setting on this particular day, but everything seemed rather strange. In previous days, we’d had rather noisy times as we sat recalling our experiences. Now, we huddled together in silence, eyeing the open space beyond. Each of us had withdrawn to his own thoughts.

How excited we had been earlier in the afternoon when we got our ration for the next day: pork and beer, oh, such unheard-of luxuries up to now! We talked over how to chill the beer—two of us were to share a bottle. When someone suggested immersing the bottles in water overnight we thought immediately of the well in front of the blockhouse. It had been our sole source of potable water since our arrival.

The sun had escaped behind the horizon. Darkness seemed to fall more abruptly; the night appeared to get blacker than usual. And how much quieter it was today! If it had not been for the mosquitoes buzzing around we would have felt like we were struggling in a tank of tar.

It was usually cold at this time of year. In the chilly air there were wafts of someone’s cooking drifting in from the civilian quarters outside. “People over there must be preparing to welcome New Year's Eve,” I mumbled, feeling homesick. After sitting for a while, suffering from homesickness and insect bites, we climbed down and crawled into the bowels of the blockhouse, where ten of us slept.

This fortification was always dark and humid. Its three small openings and the narrow front door guarded by a wall of sandbags did not help much. On its floor there were rectangular slabs of pine set like tiles. Each had six fairly large holes, though. Once used to hold projectiles in transit, they were not very comfortable when used as bedding. The common bed was not very large. Those who were my height had to bend their legs all night. More inconvenient was that each person was allowed just the width of the slab. Turning without bothering our neighbors was impossible.

When we had first arrived at the camp, our captors had told us: “Your main job now is to clean up the area around the blockhouse and to settle down.” We took advantage of this order to enlarge the sleeping area by building an outside room. It was a patchwork of odds and ends, leaning against the blockhouse. Three others and I volunteered to share this outhouse, leaving six inside. Sleeping here we were able to stretch our legs and toss about freely. How much more comfortable it was! It was much colder at night, though.

During this time, we usually crept into our cageearly. That was the best way to avoid mosquito bites. Besides, there was no light to do anything. Despite going to bed early, few of us could sleep right away. Thousands of unanswered questions kept nagging us every day. “What do they intend to do to us by keeping us here, and how long?” “What's going on outside?” “How about our families? Are they okay?”

 This evening, the first New Year’s Eve in my concentration-camp life, made me even wider awake. It had been quite a long time since we turned in, and there were snores of some easy sleepers echoing inside. Yet here I was, eyes staring into the dark. My shackmatenext to me was perhaps in the same boat because I heard him turn and sigh quite frequently. Unable to get any sleep, however hard I tried, I turned to reliving some recent events.

I thought about the night months earlier when we had been forced at gunpoint on to trucks, not knowing our destination. The covered military trucks arrived here in the early morning. Only when my truck was inside the gate did the guard accompanying us allow us to raise the rear canvas. A flow of fresh air rushed inside. We all came to our senses after more than six hours huddling in stuffy darkness. All at once, our eyes turned to the rear, looking past the two guards at the scene outside. “Oh! This is the Trang Lon Military Base, buddies!” someone blurted out, unable to hide his surprise. This revelation was met with sighs of relief. An important base of our late armed forces, it was no stranger to us. The place looked deserted and dilapidated. None of us could have imagined it would become our home for several months to come. It was mine for 18 months.

As the truck moved deeper inside, I saw a group of men in drab clothes, some shoeless, carrying huge cooking pans. Walking with tired steps, they looked as if they were carrying a relative's coffin. The equipment was normally used in large kitchens. Looking at these pans I felt alarmed, because establishing such kitchens could only mean lengthy or permanent settlement. Built to last, they would not be meant to serve customers just for 10 days, as we Southerners had naively deduced from the summons to report for “re-education.”

My family’s naiveté was a cut above others’. Taking advice from a friend, my relatives kept hounding me with their first-in-first-outrefrain. I remembered being the first one to appear at the receiving post when its gate was still tightly closed. Behind me were some more greenhorns. When the gate opened I was one of the first few volunteering in.

On this New Year’s Eve, it got colder and colder as the night progressed. The piece of canvas that served as a door fluttered in the gusts of wind that passed through our room, almost uprooting our mosquito nets in their wake. I doubled up, cocooning myself in the old bath towel I had been using as a blanket since the first day. Showing a lot of wear and tear, the blanket was not much help, though.

Suddenly there were salvoes of firecrackers from the civilian hamlets. Heard nearer to us were rounds of AK-47 fired by the guards on the watchtowers. Looking through holes on the wall, I could see tracers soaring into the sky. They seemed to pierce my soul.

Sensing that I was still awake, my neighbor nudged me and said softly, “Eh, my friend, New Year’s here! Best of luck!” I gave him a cursory wish in kind. Then we lay still, struggling with loneliness and homesickness as we listened to those familiar noises hailing in the New Year.

After the noises stopped, the night regained its usual tranquility. I returned to my cold reality—shivering under the torn towel and thinking hard about my plight. Exhausted from sleeplessness, however, I dozed off into the young morning, adding one more night to my re-educationduration.I never imagined then that it would last almost 2,000 agonizing days.

We had the whole next day to ourselves. We could sleep as long as we pleased. However, we all crawled out of our bedroomwhen the sun had covered everything with its warm rays. We then whiled our free time away by exchanging season’s greetings and pleasantries. At about noon, we got our food and prepared to sit down for a bigger-than-normal lunch—one that had a piece of pork as big as our thumb and half a bottle of beer. Taking turns we went to the well to get the beer. The bottles felt quite chilly on the outside but, of course, they could not compare to those taken from an icebox.

Two of our friends somehow pulled up just a bare string. One of them therefore had to climb down the well to fetch the bottle. In the rainy season, the level of water could almost reach its mouth. Now the water had withdrawn to about chest deep. The well thus looked deeper.

Our friend got his bottle right in his first dive. After telling his friend to take it to their place, he said he would find if there was anything else. No sooner had the friend taken a few steps away than we heard a scream from the well.

We rushed over to take a look. The sun was now near its zenith, illuminating a large area of the well’s water, which looked rather murky. Our diver looked up at us as if calling for help, revealing a horror-stricken face. Too shocked to form words, he then returned to the object he had just retrieved from the bottom of our well. He stared at the thing in his hands, hypnotized, without knowing whether to drop or keep it. Nor did we know what to say or do as we looked down with mouths agape. Meanwhile, some last drops of water from our diver's new find continued falling down onto the water, making eerie echoes in the well.

Suddenly, someone broke the spell: “Oh, my God! He's holding a human skull!”

☺Title by The Gazette: “Loneliest New Year I’d Known”

                                                                                                           Rien n’est si contagieux que l’example.

                                                                                                                          François de la Rochefoucauld

3. BA CHỤC NĂM NHÌN LẠI MỘT CUỘC CHIẾN

(bài của Việt Cường, CLB Dân Chủ, viết nhân ngày 30-4-2005)

 “Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ mà chỉ có thể thay đổi được tương lai,” đó là sự thật. Cuộc chiến tranh tại Việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 giữa Việt nam Cộng Hoà (tại Miền Nam) với Việt nam Dân chủ Cộng hoà (tại Miền Bắc) đã kết thúc cách đây vừa tròn 30 năm, với “chiến thắng” thuộc về phía những người Cộng sản.

Cuộc chiến đã đi qua 30 năm, nhưng còn gây nhiều tranh cãi, và những hậu quả nặng nề từ cuộc chiến vẫn để lại nhiều hệ lụy cho ngày hôm nay. Tôi là người sinh ra và lớn lên khi chiến tranh đã kết thúc, được giáo dục hoàn toàn dưới mái trường XHCN. Bố tôi là đảng viên cộng sản kì cựu. Tôi không có lí do gì để thù oán bất cứ chế độ nào, dù đó là Việt nam Cộng Hoà hay Nhà nước CHXHCN Việt nam.

Tôi là kẻ hậu sinh, lớn lên với củ khoai củ sắn, với tuổi thơ nhọc nhằn và vất vả. Khi lớn lên tôi may mắn hơn nhiều người bạn của mình là đã được ra nước ngoài, một nước cũng theo chế độ XHCN. Trong khi tôi chưa kịp đặt chân đến một nước tư bản “thứ thiệt” nào như Mỹ, Anh hay Pháp để xem tư bản nó “giãy chết” như thế nào, thì đất nước “thiên đường của cộng sản” nơi tôi đang sống đã sụp đổ hoàn toàn. Nó sụp đổ không phải vì bom đạn chiến tranh hay bởi các “thế lực thù địch” ở bên ngoài, mà sụp đổ bởi vì sự thối nát và mục ruỗng bên trong, bởi chính những người dân đã lỡ đặt niềm tin của mình vào một “thiên đường mù” của chủ nghĩa cộng sản.

Là một kẻ hậu sinh, không tham dự vào cuộc chiến tranh 1954-1975 nhưng tôi thiển nghĩ rằng mình có cái quyền nói lên những suy nghĩ của mình về cuộc chiến ấy. Và tôi sẽ nói lên những suy nghĩ rất thật của mình bằng những gì đã nghe, đã thấy, đã chứng kiến và đã đối chứng với thực tế. Trước hết, tôi cũng muốn nói rằng, tôi không hề bị “giật dây” hay “ăn phải bả” của bất cứ một tên “Đế quốc” nào. Những gì tôi nói ra chắc chắn không phải ai cũng đồng tình (người Việt mình vốn hay bảo thủ), và tôi cũng không hề muốn chia rẽ hay đổ tội cho bất cứ ai.

 Điều quan trọng nhất mà tôi muốn là góp phần nhìn nhận sự việc đã xảy ra một cách khách quan và công bằng, để rồi từ đó chúng ta ứng xử đúng đắn trong hiện tại và tương lai Cuộc chiến tranh 1954-1975 tại Việt nam đã đi qua nhưng nỗi đau vẫn còn, sự bất đồng vẫn còn đấy.

 Qua bài viết ‘Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?’ của Giáo sư Lê Xuân Khoa về cuộc chiến xảy ra tại Việt nam trong giai đọan 1954-1975, đăng trên website của đài BBC, đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người Việt không cùng ý thức hệ với nhau.

 Tựu trung, có ba luồng ý kiến khác nhau, ý kiến thứ nhất thì khẳng định rằng đây là cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược và ‘bè lũ tay sai’, giành độc lập và giải phóng đất nước, những hy sinh và mất mát là điều bắt buộc phải trả giá. Ý kiến thứ hai thì cho rằng đây là cuộc ‘xâm lăng’ của cộng sản, và do chính quyền Việt nam Cộng hoà kém cỏi nên đã thảm bại. Ý kiến thứ ba cho rằng đây là cuộc chiến tranh ‘ủy nhiệm’, tức là cả hai miền Nam-Bắc Việt nam đều là những quân cờ trên bàn cờ quốc tế được điều khiển bởi các cường quốc.

Đúng hay sai, nhiều khi là do cách nhìn nhận và quan điểm, tư tưởng, chỗ đứng của từng người. Ví dụ, những chiến binh Hồi giáo cực đoan chuyên tấn công chính phủ hay đánh bom tự sát tại nước cộng hoà Checnhia (Liên bang Nga), Palestin thì dư luận thế giới, nói chung, xem họ là “khủng bố,” nhưng với đa số nhân dân tại các nước đó thì những chiến binh là “anh hùng dân tộc,” không tiếc thân mình để đánh đuổi quân xâm lược và là “thần tượng của tuổi trẻ.” Cùng một hành động nhưng sự nhìn nhận từ hai phía đã khác nhau và ai cũng có lí của họ.

Như vậy, chúng ta cần phải tìm một mẫu số chung mà tất cả đều có thể nhìn nhận được với điều kiện không bị tình cảm lấn lướt quá mạnh. Nếu chúng ta có thể đồng ý với nhau như vậy thì bài viết của Giáo sư Lê Xuân Khoa sẽ là khách quan và trung thực. Dân tộc Việt nam đã đau thương quá nhiều, cái nghèo, cái nhục của ngày hôm nay là điều mà ai cũng thấy, cũng công nhận.

 Chúng ta phải tìm được tiếng nói chung để xoá bỏ hận thù trong quá khứ và cùng nhau xây dựng tương lai. Nhưng, nếu chúng ta ai cũng khăng khăng bảo vệ chính kiến của mình thì chúng ta sẽ mãi lún vào vòng tranh luận liên miên, và lòng căm thù của cả hai phía sẽ không bao giờ hoá giải được. Một thực tế mà ai cũng thấy được là khoảng cách (trong tư tưởng) giữa những người cộng sản và không cộng sản, giữa những người trong nước và ngoài nước, giữa những ‘người quốc gia’ và ‘người cộng sản’, … quá lớn, quá khó lòng để xích lại gần nhau. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bất đồng quan điểm giữa hai phía là sự nhìn nhận về cuộc chiến tại Việt nam 1954-1975. Ba mươi năm đã trôi qua, thời gian cũng đủ để chúng ta cảm nhận rõ ‘cái được và cái mất’ của Dân tộc Việt nam trong cuộc chiến này (chứ không phải là ai sai, ai đúng).

 Chúng ta ai cũng hiểu là đã đến lúc cần ‘khép lại quá khứ để hướng tới tương lai’, nhưng chúng ta vẫn chưa thể ‘khép lại quá khứ’ thì làm sao ‘hướng tới tương lai được’? Đã có quá nhiều ý kiến được đưa ra nhưng sự đồng thuận vẫn chưa có. Khoan hãy bàn về vai trò và trách nhiệm của đảng cộng sản Việt nam, riêng việc chúng ta chưa đồng thuận về sự nhìn nhận cuộc chiến này cũng đã làm cho chúng ta ngày càng xa nhau hơn. Vì vậy để có thể ‘khép lại quá khứ’ thì chúng ta cần đồng thuận trên cách đánh giá và nhìn nhận cuộc chiến này, với một cái nhìn thông cảm, khách quan và… chấp nhận lẫn nhau. Chỉ khi nào chúng ta có đồng thuận về cuộc chiến này khi đó chúng ta mới có thể yên tâm ‘hướng tới tương lai’.

Xuất phát từ mong muốn thiết tha và cháy bỏng đó mà tôi xin đề nghị rằng “tất chúng ta hãy xem cuộc chiến 1954-1975 tại Việt nam là cuộc chiến tranh ủy nhiệm” tức là cuộc chiến không phải do chúng ta mong muốn và chủ động mà là do các thế lực bên ngoài tác động và đạo diễn. Tại sao gọi là cuộc ‘chiến tranh ủy nhiệm’ ? Theo Giáo sư Lê Xuân Khoa thì ‘Gọi là ủy nhiệm vì từ cuộc xung đột về ý thức hệ, hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ đã dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm và tiêu thụ các loại vũ khí kể cả chất độc da cam, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ và thúc giục Bắc Việt tận lực hi sinh và chiến đấu trường kỳ.’ Và cũng theo ông ‘Tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu.’

Sự thực là như vậy, nhưng cả hai phía cộng sản và quốc gia đều khó lòng chấp nhận, ai cũng cho rằng mình mới là đúng còn bên kia là sai, bảo thủ là đặc tính xấu của loài người nói chung và của người Việt nam nói riêng. Chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá sự việc một cách khách quan, bằng lí trí hơn là tình cảm. Nếu bị tình cảm chi phối thì sẽ dễ đánh mất tính khách quan, trung thực, tục ngữ của cha ông đã có câu “thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau ngậm bồ hòn cũng ngọt.” Trong một bài viết của mình, nhà văn Dương Thu Hương cũng đã có nhận xét rất chí lý: “Ở đâu tình cảm và khát vọng lấn lướt, ở đó chân lý câm lặng và huyền thoại nảy sinh”...

Như chúng ta đều đã biết, cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ. (Chúng ta không cần phải bàn đến cuộc chiến chống Pháp vì đó là một cuộc chiến chính nghĩa, đánh đuổi kẻ thù xâm lược, có thể gọi đó là “cuộc chiến tranh Thần thánh của Dân tộc”, bởi vì đó là nguyện vọng và quyết tâm của cả Dân tộc Việt nam sau gần 100 năm nô lệ). Hiệp định Genevơ kí kết tạm chia Việt nam ra hai Miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, với kế hoạch sau 2 năm sẽ Tổng tuyển cử trên cả nước. Thế rồi Tổng tuyển cử đã không xảy ra, bên này đổ lỗi cho bên kia. Theo tôi không bên nào chịu bên nào, cả hai bên đều cố tình phá hoại tổng tuyển cử. Miền Bắc thì gài lại cán bộ khắp mọi nơi ở Miền Nam, còn chính quyền Miền Nam cố sức để tiêu diệt lực lượng nằm vùng này… và thế là Tổng tuyển cử thất bại.

Cuộc chiến tranh giữa hai Miền bắt đầu khai mào. Từ đấu tranh chính trị trong giai đọan 1954-1965 đã chuyển sang đấu tranh vũ trang khốc liệt (mà ở Miền Nam mọi sự quyết định trên chiến trường đều do Mỹ quyết định), cho đến năm 1973. Sau đó là cuộc nội chiến mà kết thúc bằng việc sụp đổ của chế độ Việt nam Cộng hoà (30/4/1975). Cho dù rằng nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là từ ý thức hệ: Cộng sản và Tư bản, thì bản thân hai thứ chủ nghĩa này cũng được du nhập vào Việt nam từ Phương Tây.

Trước đây người ta chỉ nói đến sự du nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Việt nam, nhưng kể cả chủ nghĩa Tư bản với Tự do, Dân chủ của Phương Tây cũng đã được du nhập vào Miền Nam Việt nam. Và chúng ta cũng phải thừa nhận rằng nếu không có sự “giúp đỡ tận tình” của các cường quốc thì chúng ta không thể đánh nhau “tơi bời khói lửa” như vậy được. Miền Nam thì được Mỹ và Đồng minh viện trợ từ A đến Z, còn Miền Bắc thì được Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN với “tinh thần quốc tế cao cả” giúp đỡ từ gói lương khô đến xe tăng, máy bay… và người Việt nam ở hai miền chỉ còn mỗi việc là “đánh nhau cật lực”.

Nhà văn Dương Thu Hương đã nhận xét rất đúng “Dưới sự chiêu dụ của những lý lẽ hào hoa, dân tộc Việt bị xé làm đôi, một cách vô thức đã tự nguyện biến thành hai đội quân đánh thuê cho hai hệ thống chính trị đối nghịch, một cách vô thức biến mình thành một thứ tampon giữa hai toa tàu lịch sử, một cách vô thức biến giang san cha ông để lại thành chiếc cối xay thịt khổng lồ, tự lao vào như những đám thiêu thân trong một cuộc binh đao huynh đệ tương tàn chưa từng có trong quá khứ.” Như vậy cuộc chiến này không còn do người Việt Nam chủ động nữa mà đã biến thành một đấu trường quốc tế cho các cường quốc như Mỹ, Liên xô, Trung Quốc thử vũ khí, thử lí tưởng, thử sức chịu đựng của con người. Trò chơi của các cường quốc bằng sinh mạng người Việt mình đã được khẳng định qua câu nói nổi tiếng “Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng”, thật là cay đắng và mỉa mai thay cho một Dân tộc luôn tự hào là có nghìn năm văn hiến. Dương Thu Hương viết “Với thời gian, chúng ta hiểu được những sự thật về bản thân cũng như về dân tộc mình. Chúng ta là những kẻ ngu ngơ, dại dột, lầm lạc bởi chúng ta sinh ra trong một dân tộc ngu ngơ, dại khờ và lầm lạc vào chính thời đại này. Xưa kia, cha ông ta chưa bao giờ tự đem thân mình làm lính đánh thuê như thế.” (Tiểu Luận).

Ngay cả khi chiến tranh kết thúc thì cũng không phải do mong muốn của người Việt nam mà là do sự dàn xếp giữa các “ông lớn” với nhau “giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận.” (Lê Xuân Khoa: Ba Mươi Năm Gọi Tên Gì Cho Cuộc Chiến?) Vậy là từ đầu đến cuối cuộc chiến này đều do ngoại bang áp đặt cho Việt nam, vì vậy chúng ta hãy cố gắng để đồng thuận với nhau rằng “đây là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.” Giáo Sư Lê Xuân Khoa kết luận “sau khi đã gạn lọc lập trường chính trị của mỗi bên để xác định bản chất thật sự của nó trong lịch sử, cuộc chiến 1955-1975 phải được gọi là một cuộc nội chiến đồng thời là chiến tranh ủy nhiệm.”

 Tôi đồng ý hoàn toàn với Giáo sư nhưng xin được bỏ hai chữ “nội chiến,” bởi vì nó nhắc lại một nỗi đau của Dân tộc Việt nam trong quá khứ. Người ngoài họ gọi thế nào thì kệ họ nhưng người Việt chúng ta hãy đồng ý với nhau rằng đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm, hãy làm điều đó vì tương lai của chính chúng ta.

Mỗi khi chúng ta đã đồng thuận với nhau về sự nhìn nhận cuộc chiến này, thì cũng có nghĩa là chúng ta đồng thuận rằng chúng ta chỉ là nạn nhân của những tên Đế quốc lưu manh. Chúng ta đã “ngu ngơ, dại khờ và lầm lạc”, chứ chúng ta không hề ghét bỏ gì nhau, chúng ta vẫn và sẽ mãi mãi là con Rồng cháu Tiên, cùng sinh ra từ “bọc trăm trứng” của Mẹ Âu Cơ. Chỉ khi đó, những người quốc gia mới bớt căm thù những người cộng sản và những người cộng sản bớt cao ngạo về chiến thắng của mình (năm 1975). Trong cuộc chiến này, ai là người thắng cuộc thì tôi không biết và cũng không quan tâm nhưng kẻ thất bại, thất bại một cách thảm hại và đau thương đó chính là Dân tộc Việt nam. “Tổng số người Việt Nam thiệt mạng riêng trong cuộc chiến này, kể cả quân và dân của cả hai bên, lên tới gần bốn triệu người. Riêng bộ đội cộng sản còn có khoảng 300,000 người chưa tìm được xác. Đất nước và tài sản của dân chúng cả hai miền đều bị chiến tranh tàn phá đến mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, cho đến nay vẫn còn những di hại của bom, mìn chưa nổ và chất thuốc khai quang.” (Lê Xuân Khoa).

Rõ ràng, chúng ta không có gì gọi là tự hào hay vui sướng từ chiến thắng này. Hai anh em trong cùng một nhà đánh nhau, “thằng” sứt đầu, “thằng” mẻ trán thì đó là nỗi đau, nỗi bất hạnh của gia đình đó, chứ không thể là chiến thắng. Đành rằng “cái gì cũng có giá của nó”, nhưng cái giá mà dân tộc Việt nam đã phải trả cho cuộc chiến này là quá đắt. Đáng lí ra, sau khi trả giá quá đắt rồi thì chúng ta phải rút ra được ít nhiều kinh nghiệm, thế nhưng việc làm và hành động của kẻ chiến thắng (cộng sản) sau đó đã làm cho khoảng cách (khả năng xích lại gần nhau) giữa hai phía ngày càng lớn hơn. Nhân đây tôi xin đưa ra một nhận định là: chỉ có những người bị nhồi nhét vào đầu quá nặng ý thức hệ cộng sản, mới không thể thoát ra khỏi cơn mê tăm tối suốt 30 năm qua, còn những người bình thường khác, ví dụ những người bộ đội hay cán bộ Miền Bắc đang sống giữa lòng Miền Nam, giữa mảnh đất và những con người từng là kẻ thù “không đội trời chung” ngày nào, thử hỏi rằng: mảnh đất đó, những con người đó có đáng ghét hay không?

Tôi tin chắc rằng không những họ (những người đang sống tại Miền Nam) mà ngay cả những người, dù chỉ một lần đặt chân đến đây, hay chỉ nghe kể về Miền Nam thì cũng để lại cho họ những tình cảm quí mến về mảnh đất Phương Nam đầy nắng và gió này. Tự trong thâm tâm mỗi người đều thấy rõ rằng người Miền Nam rất thật thà và hiền lành, cởi mở và bao dung. Sự thật khác hoàn toàn với những gì đã được bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản vẽ lên trước đây.

Chúng ta cũng thấy rằng lượng người từ Miền Bắc đổ vào Miền Nam sinh sống và lập nghiệp ngày càng nhiều, tình cảm đồng bào Miền Nam dành cho Miền Bắc vẫn vậy, sẻ chia và thông cảm. Ít ai trong số những người vào đây tự đặt cho mình câu hỏi: Tại sao đã có lúc chúng ta xem mộ bộ phận nào đó trong những người dân hiền lành và thân thiện này như một kẻ thù? Và sẵn sàng nổ súng vào họ? Nguyên nhân từ đâu? Rõ ràng không phải xuất phát từ mong muốn của người dân hai miền Nam Bắc.

Như vậy cuộc chiến này là do sự chỉ đường, dẫn lối và đạo diễn bởi những mưu ma, chước quỉ của những kẻ ngoại bang mà vì quyền lợi của chính họ nên đã nhẫn tâm đẩy dân tộc Việt nam vào một cuộc chiến đầy máu và nước mắt. Dân tộc ta thì “thân tàn ma dại” còn những kẻ đẩy chúng ta vào cuộc chiến đau thương đó (Mỹ, Liên xô, Trung Quốc) vẫn sống nhởn nhơ, thậm chí sung sướng.

Vì những đau thương, mất mát đó và vì chúng ta cần “khép lại lịch sử” để rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai, một lần nữa mong mọi người Việt nam trong và ngoài nước, hãy nhìn nhận đây là cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

 Khi chúng ta đã đồng thuận (hoặc cố gắng với chấp nhận đó) thì câu hỏi đặt ra là: Rồi sao nữa? Câu trả lời là nằm ở chỗ 3 triệu Việt kiều đang sinh sống trên khắp thế giới. Ba mươi năm đã trôi qua, những người Việt tị nạn đáng thương ngày nào đã khẳng định và tìm cho mình được một chỗ đứng xứng đáng, danh giá hơn, vững vàng hơn trên mảnh đất đã cưu mang họ. Ngoài khả năng dồi dào về tài chính, Việt kiều còn là một tài nguyên lớn về tri thức, về khoa học cũng như cách thức quản lí và điều hành các công ty: hiện đại, văn minh. Nếu lượng Việt kiều này thành tâm, thành ý giúp đỡ quê hương thì những kết quả gặt hái được cho đất nước sẽ vô cùng to lớn.

Đảng cộng sản cũng đã hiểu ra vấn đề này. Thế nhưng liệu có được kết quả như chính quyền mong muốn không? Chắc chắn là không rồi. Chúng ta vẫn chưa thể hoà giải với nhau, nhìn nhận nhau như Anh Em trong một nhà thì làm sao nói đến chuyện hợp tác? Một chứ mười cái nghị quyết như kiểu nghị quyết 36 cũng không thay đổi được tình thế. Cái khúc mắc quan trọng nhất là ở chỗ đảng cộng sản vẫn cao ngạo, coi mình là kẻ chiến thắng và giọng điệu vẫn kẻ cả, ban ơn và thiếu trung thực. Bảo thủ là tính cách nổi trội của cộng sản, không bao giờ họ nhận mình là sai, mà chỉ có những kẻ khác mới là sai dù đó là Liên Hợp Quốc, Mỹ hay Liên Minh Châu Âu.

Như vậy việc mà chính quyền Việt Nam cần làm ngay là hãy thật lòng nhìn nhận Việt kiều như những người anh em trong một nhà, do bị ngoại bang giật dây mà xích mích, đánh nhau. Đó là sai lầm của cả 2 phía, không nên ngạo nghễ như là kẻ chiến thắng. Hãy chấm dứt việc tung hô và ca tụng “chiến thắng” này. Vì, với Việt kiều, những người phải rời bỏ tổ quốc ra đi sau 30-4-1975 thì đây là ngày đau thương, một trang sử u buồn.

Một việc rất quan trọng để hoà giải dân tộc mà chính quyền cộng sản khó có thể làm được, cho dù lúc nào cũng ra rả “không phân biệt chính kiến và bất đồng quan điểm”, đó là phải có Dân Chủ - Đa Nguyên, tức là Đa Đảng. Người Việt trong nước cũng như Việt kiều có quyền thành lập đảng phái và tự do tranh cử. Ai đúng ai sai, ai giỏi ai kém, ai xứng đáng hơn ai? Chính người Dân Việt Nam biết và có quyền quyết định, lựa chọn.

Có những lí luận rất ngụy biện và coi thường người Dân như: Dân trí Việt nam còn thấp, đa đảng là loạn… Tất cả các nước có hệ thống chính trị đa đảng ở Mỹ và phương Tây có loạn không, hay là xã hội của họ luôn ổn định và họ đóng góp nhiều nhất cho tiến bộ của nhân loại trong mọi lĩnh vực? Thử hỏi Campuchia cũng đa đảng đấy, thế họ có loạn không? và dân trí họ cao hơn chúng ta hay sao? Nếu quả thật dân trí người Việt không bằng cả dân Campuchia thì đúng là không còn gì để nói nữa.

Chỉ khi nào người Việt trong nước và Việt kiều được tự do bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình mà không bị bỏ tù, khi nào người Việt thấy được tự do khi đó họ mới hết lòng vì đất nước. Đến lúc ấy,Việt kiều không cần mời mọc, vuốt ve thì họ cũng tự khắc về nước và đóng góp cho quê hương, mà không cần bất cứ một nghị quyết bóng bẩy nào.

Đất nước Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với thế giới. Để đạt được như người hàng xóm như Thái Lan hiện nay, Việt nam cũng phải mất vài chục năm nữa nếu vẫn với tốc độ tăng trưởng như hiện nay.

Chúng ta có rất nhiều cơ hội để tăng tốc, nếu chúng ta có những thay đổi và bước đi dứt khoát, mạnh mẽ. Việc quan trọng nhất trong các việc cần phải làm ngay đó là thiết lập thể chế Dân Chủ Đa Nguyên. Đây không những là trào lưu tất yếu của lịch sử mà còn là mong muốn, khát vọng của con người, trong đó có Việt nam.

 Điều này sẽ đến, không thể nào khác đi được. Với Việt Nam thì Dân Chủ Đa Nguyên chỉ có hai cách để đến, cách thứ nhất là từ chính quyền: với sự thoả hiệp xu thế thời đại, cùng nhân dân mình, chủ động chấp nhận Dân Chủ Đa Nguyên, đây là con đường hoà bình và nhân văn nhất, nó sẽ tránh cho Việt nam sự đổ vỡ và xáo trộn, chỗ đứng của đảng cộng sản và giới lãnh đạo vì thế vẫn có thể tiếp tục trong hành trình mới cùng dân tộc. Cách thứ hai là cách mạng sẽ xảy ra, nó đến từ sự dồn nén và uất ức từ đám đông dân chúng nghèo khổ, với sự dẫn dắt của giới trí thức Việt Nam, đó là lúc mà tất cả những người dân đau khổ hết sợ và họ sẽ đứng dậy. Con đường dẫn đến Dân Chủ Đa Nguyên bằng cách này, rất có thể, sẽ gây nên xáo trộn lớn cho đất nước mà hậu quả thì những người lãnh đạo cộng sản sẽ “ăn đủ.”

Quá khứ và hiện tại của Việt nam thì quả thật khá buồn và u ám. Nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào tương lai “không ai giàu ba họ, ai khó ba đời,” “nghèo thì lâu chứ giàu thì mấy chốc,” chúng ta đã nghèo, đã khổ nhiều rồi, lâu rồi cho nên chắc chắn sẽ sắp hết nghèo, hết khổ, sẽ “qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai”.

Nếu chúng ta đồng lòng, đồng sức thì ngày mai tươi sáng đó sẽ đến. Nhưng trước hết, chúng ta phải xoá bỏ được hận thù dân tộc. Đảng cộng sản không nên tiếp tục tự ca ngợi “chiến thắng” 30-4-1975. Cần phải xoá bỏ những ảo tưởng chiến tranh, ngừng ngay các hành động trấn áp các tiếng nói dân chủ bằng bạo lực và tiến tới xây dựng nền dân chủ-tự do thật sự. Có như thế, chúng ta mới hy vọng huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một tương lai bền vững, giàu mạnh cho con cháu chúng ta. Chắc chắn là sẽ như vậy, hãy tin tôi đi.●

  

                                                                                       Reading is to the mind what exercise is to the body.

                                                                                                                                                     Joseph Addison

     

4. SỐ PHẬN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH

(trích dịch bài “Ba chục Năm kể từ ngày 30-4-1975” của ký giả Nhật, Ông Yoshigata Yushi)

[Ghi chú thêm: Ký giả này đến VN nhân dịp nhà nước cộng sản VN tổ chức mừng Chiến Thắng 30-4, vào tháng 4 năm 2005.]

           “Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước,” là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách “đổi mới” vào năm 1986 dưới thời Ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30-4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng Chiến Thắng 30-4. Lời kêu gọi này có gì sai, mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào suốt gần 19 năm trời?

           Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế, lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm, còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên đi quá khứ thì chính mình cũng phải hoà đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị. Ở đây tôi muốn nói đế số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta.

           Từ khi áp dụng chính sách “đổi mới,” chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO—Non-Governmental Organizations) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ, tại đây tôi được gặp ông Nguyễn Văn Công (73 tuổi, một thương phế binh VNCH) khập khễnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông Nguyễn Văn Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân, chẳng có phương tiện khác di chuyển, ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ…

           Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Saigon là nơi đầu tiên họ được đặt chân đến để hợp tác cho chương trình xoá đói giảm nghèomà chính quyền Hà Nội kêu gọi. Sau khi tham quan nhiều nơi miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc: có người thì ngồi xe lăn, có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng.

           Người thương binh đã mất đi một phần cơ thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Saigon, hay những vùng lục tỉnh—là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn.

           Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này, nhưng phải đặt dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế. Nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được người cần giúp đỡ.

           Nhóm NGO này còn kể cho tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác. Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ, nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện.

           Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay. Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu, vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe. Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt? Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng!

           Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về “quên đi quá khứ” mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm. Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột.

           Tôi rất chia xẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.●

   

5. CHẲNG THƠM CŨNG THỂ HOA NHÀI MỘT LẦN VỀ THỦ ĐÔ

(bài của Vương Văn Quang, BBC tiếng Việt, tháng 1-2004)

 Đầu tháng năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân. Ðoàn tôi xuống sân bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đã vào hạ, nhưng chưa nóng gay gắt như Sài Gòn, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu.

 Trên con đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với nội đô, không nhiều lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quãng lại có những tấm biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện của một thành phố thời hiện đại.

Về tới nội thành, trời đã tối hẳn, đoàn chúng tôi nghỉ tại một nhà khách quân đội ở đường Tầu Bay. Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, chỉ mong tới sáng để đi thăm thú thủ đô. Tất cả những vẻ nên thơ, những địa danh nổi tiếng, những món ăn bất hủ của Hà Nội, thực ra tôi đều đã biết, nhưng là biết qua tưởng tượng, qua những tập bút kí, những đoạn tản văn hoặc những ca từ của các ca khúc viết về Hà Nội.

Ôi những cây bàng lá đỏ, ôi Hồ Gươm, Tháp Rùa, ôi Hồ Tây lộng gió, ôi hoa sữa đường Nguyễn Du bên hồ Thiền Quang thơ mộng... Ôi! Ôi ! Ôi … Chưa kể các món ăn. Người Hà Nội sành ẩm thực lắm, nào phở, nào bún ốc, nào chả cá Lã Vọng..., nghĩ tới tôi cứ tứa hết nước dãi.

Sáng hôm sau, hai người bạn và tôi tranh thủ đoàn chưa có kế hoạch tập luyện bèn rủ nhau đi chơi ngay. Ra khỏi nhà khách một quãng, thấy mấy thanh niên ngồi túm tụm, mỗi người trên một chiếc xe máy, đồ chừng họ là xe ôm, nhưng không dám chắc lắm, bởi xe họ mới và là loại khá xịn. Chúng tôi tiến lại gần, còn đang phân vân thì một người trong bọn họ nhìn chúng tôi quát to: “Thích soi à?” Chúng tôi chưa kịp hiểu gì thì một người khác lại quát: “Cụp mẹ mày pha xuống!” rồi một người khác: “Bố mút mẹ mày pha ra bây giờ!” Chúng tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhưng thấy họ có vẻ hung dữ nên chúng tôi vội lảng ra xa.

May quá có một chiếc tắc xi đi ngang, chúng tôi leo lên tắc xi và đi vào khu trung tâm. Ngồi trên xe, tôi đem câu chuyện trên kể với anh lái tắc-xi và được anh cho biết “soi” tức là nhìn, “pha” là mắt. Ðại ý là mấy thanh niên vừa rồi bảo chúng tôi không được nhìn và phải cụp mắt xuống.

Hồ Gươm quả thật danh bất hư truyền, đẹp đến nao lòng. Tháp Rùa nổi lên giữa hồ trên một cù lao cỏ nhỏ xinh xinh. Xung quanh hồ là những cây liễu thướt tha soi bóng, hoàn toàn đúng với những gì các nhà văn đã từng viết. Thật là một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn. Tháp Bút đúng là cây bút, chọc thẳng lên trời, biểu hiện cho tri thức kẻ sĩ Bắc Hà.

 Tuy xung quanh hồ có một vài tòa nhà mang kiến trúc vô cùng dị hợm, nhưng cũng không làm xấu được Hồ Gươm bao nhiêu. Có một điều khá đặc biệt, cách Tháp Bút chừng hai trăm mét, ngay trên lối đi dạo quanh hồ là một công trình mang kiến trúc của một cái lô cốt thời Tây. Rất nhiều người ra vào đó, người nào khi vào mặt cũng khó đăm đăm, nặng trình trịch, khi ra thì rất tươi, cứ như họ vào đó để chích đo-pinh.

Về sau mới biết, đó là cái toa-lét công cộng. Giời ạ! Khác nào một hột mụn cơm, một nốt vá chó giữa má nàng hoa hậu. Chúng tôi rủ nhau ăn sáng, thực đơn sẽ quyết định là phở. Tôi ra sức ca tụng với hai người bạn (đều là dân Miền Tây Nam Bộ) rằng phở là món ăn quốc túy của Việt Nam, nhưng phở với đầy đủ phẩm chất của nó phải là phở Hà Nội.

Chúng tôi vào một quán phở nằm trên một con đường tôi không nhớ tên nhưng cũng thuộc khu trung tâm. Quán vắng tanh, nhưng ngay cạnh đó là một quán phở khác, đông nghẹt. Khách ăn vào chen nhau mua ra, trên tay mỗi người lăm lăm tô phở. Hết bàn ghế, họ ngồi xổm ngay trên vỉa hè húp xì xoạp, vừa ăn vừa sỉ mũi xoèn xoẹt. Chúng tôi chọn quán này vì nó vắng, có bàn ghế mà ngồi.

 Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đã rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói quen, nói rất dõng dạc: “Cho xin chén giá chụng đi”. Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người ngoài hành tinh, rồi bảo: “Giá chụng hả? Vào Sà Ghềnh mà ăn,” ông ta nói với cách nhái giọng Miền Nam, thái độ chẳng thân thiện gì. Tôi hết hồn, cấu mạnh vào đùi anh bạn, rồi nói nhỏ vào tai hắn:

 “Ăn đi, đòi hỏi vớ vẩn, người Hà Nội họ nền nếp lắm, lần sau nói năng phải thưa gửi đàng hoàng.” Suốt buổi sáng và cho tới chiều hôm đó, chúng tôi bát phố Hà Nội, toàn đi bộ, rạc hết cặp giò. Ðường phố Hà Nội cũng như Sài Gòn, nghĩa là rất nhiều xe máy, kẹt xe liên tục. Trước đây, tôi nghĩ Sài Gòn chắc nhiều xe máy và sự chấp hành luật giao thông của người dân chắc kém nhất Việt Nam. Nay tôi thấy tôi nhầm, lượng xe thì hai thành phố như nhau, nhưng người Hà Nội chạy xe láo kinh khủng, không có luật lệ gì hết nếu không có mặt cảnh sát. Về phương diện này dân Hà Nội là bậc thầy.

Ngoại trừ khu vực được gọi là phố cổ, người dân xây nhà với những lối kiến trúc kinh dị, không ai giống ai, cái thì giống điện Kremli, cái thì như lâu đài Ba Tư, lộn xộn đứng gằm ghè bên nhau. Về mặt này, Hà Nội cũng ăn đứt Sài Gòn. Có lẽ do đặc tính người Hà Nội là nghệ sĩ nên họ luôn thích sáng tạo.

Chúng tôi ghé vào một tiệm băng đĩa, (nghe nói người Hà Nội cũng sành âm nhạc, hơn nữa có rất nhiều những CD “độc”, hàng Trung Quốc mà những tiệm Sài Gòn không bao giờ có, bởi không nhập hàng này, người Sài Gòn không thích nhạc cổ điển) quả thật, tôi đã không thất vọng. Chúng tôi chọn được mấy CD của Mozart, Tchaikovsky... do dàn nhạc hoàng gia Anh trình bày đàng hoàng.

 Chợt nhìn thấy trên kệ có để một CD của một cô bạn ca sĩ, tôi hỏi thử: “CD ca sĩ TT bán có được không anh?” Anh chủ tiệm bĩu môi: “Con dở hơi, có mà bán cho chó.” Ở tiệm đĩa ra, tôi muốn về lắm rồi. Quả thật tôi không còn tin vào những áng văn thơ trác tuyệt viết về Hà Nội mà tôi đã đọc. Nào là bàng lá đỏ... Có đâu, đường phố trụi thùi lụi, có mà bàng bê tông thì có. Nào là quán cóc liêu xiêu... Có đâu, toàn quán nhậu tạp nham. Nào Hồ Tây chiều nay, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi... Có mà mời gọi, cứ thử lên đó ngồi xem, kể cả ngồi xuống đất cũng có mấy thằng cô hồn ra đòi tính tiền chỗ.

Còn người Hà Nội thanh lịch thì bây giờ tôi cảm thấy rờn rợn, tự nhiên tôi nghi ngờ sự hiểu biết của mình về nội hàm của từ thanh lịch. Nhưng chúng tôi vẫn chưa về được, vì một anh bạn nhất quyết đòi đi mua quần áo gì đó. Anh bảo vợ dặn phải mua. Chúng tôi ghé vào một tiệm quần áo, sau khi xem, anh hỏi: “Chị có kiểu quần X, áo Y, váy Z... Mà của Trung Quốc ấy?”

Chị chủ quán liếc xéo anh rồi bảo: “Anh giai thành phố Hồ Chủ Tịch mà kém tắm thế, muốn đồ Trung Quốc hả? Lên Ðồng Xuân, Bắc Qua ấy, đây chỉ có hàng Anh, Mỹ... Anh dùng tạm, không thì phắn mẹ đi cho em nhờ. Cháo ám!”

 Tôi biết, thứ hàng Anh, Mỹ của chị ta có bán rất nhiều trong khu bán sỉ trên chợ An Ðông (Saigon). Chiều hôm đó, chúng tôi ăn cơm trong một quán cơm bình dân gần nơi ở của đoàn. Nghe nói bia hơi Hà Nội ngon lắm, thấy quán này cũng có bán, chúng tôi gọi uống thử. Không ngon như đồn đại, tôi thấy nó nhạt và chua.

Trong quán, có một anh cũng ngồi ăn và uống bia, anh ta chắc là một tay buôn chuyến đồ nông phẩm, vì tôi thấy chiếc xe của anh hai bên phía sau có chở hai cái sọt. Ăn xong, anh trả tiền, rồi càu nhàu: “Bia với bọt nhạt như nước nồn, chua noen noét như cứt mèo, nàm mẹ nó be rượu cho xong.” Chị chủ quán bình thản: “Như lước lồn thì mới nghìn rưỡi, còn muốn không như lước lồn thì những ba nghìn rưỡi cơ. Buôn cứt người còn chê cứt mèo. Sốt ruột.” Anh chàng định sửng cồ, nhưng thấy chị chủ quán tay lăm lăm con dao thái thịt, chắc không phải tay vừa, nên anh cun cút đi mất.

Quả thật, cách đối thoại của người Hà Nội vô cùng khó hiểu, hình như nó mang nhiều tính ẩn dụ. Thì người Tràng An mà lại, ho ra thơ, thở ra văn. Có điều tôi thấy quá nhiều người phát âm sai chính tả. Ở trong đoàn có mấy cô diễn viên múa là người Hà Nội, họ kể rằng bây giờ người Hà Nội tạp nham, nói ngọng nhiều lắm. Nhưng tôi nghĩ, nói ngọng tức phát âm không chuẩn do khiếm khuyết ở lưỡi hoặc dây thanh quản. Họ không thế, họ không nói ngọng mà phát âm sai chính tả. Hình như đây là một thứ mốt của người Hà Nội, kiểu như cái mốt nói chen tiếng Tây.

Tối hôm đó, tôi kể chuyện đi chơi và phát biểu cảm tưởng của tôi cho mấy cô diễn viên múa người Hà Nội. Các cô cười ngặt nghẽo và bảo: “Hà Nội là như thế đấy, các anh không quen nên thấy sốcđó thôi, bọn em thấy bình thường.” Ðúng thật, những gì gây sốchoặc dị ứng cho ta, đều là do không quen, chứ không hẳn là những thứ đó không tốt. Một cô múa tiết lộ với tôi: “Ở Hà Nội còn nhiều nơi đẹp thơ mộng lắm, không hề như những ấn tượng của anh đâu.Ở những nơi đó anh sẽ thấy Hà Nội hiện ra đúng như những gì anh đã nghĩ. Em ví dụ cho anh nhé, như vườn Bách Thảo chẳng hạn, ở gần Lăng Bác ấy, anh đã đi chưa? Không phải là bách thú Thủ Lệ đâu nhé.”

Mấy hôm sau, chúng tôi tới chơi nhà của một trong mấy cô múa đó. Nhà cô ở khu phố cổ, rất gần với Hồ Gươm. Chúng tôi chui vào một con hẻm. Lúc này là bốn giờ chiều, trời còn đang sáng rỡ, vậy mà vừa bước chân vào hẻm, chúng tôi không còn nhìn thấy nhau nữa, nó tối như hũ nút vì bên trên hẻm cũng là nhà.

 Ði chừng ba chục mét thì tới một cái sân, rộng chừng hai chục mét vuông, là của chung cho tám hộ gia đình, trong đó có hộ của cô bạn chúng tôi. Nhà cô, nhân khẩu có năm người, gồm bố mẹ và ba đứa em cô, tất cả sinh hoạt gói trong mười lăm mét vuông. Cô cho biết, đây là cảnh sống của tuyệt đại đa số cư dân phố cổ, nhưng sống tại phố cổ vẫn là ao ước của nhiều người, nhà cửa ở đây đắt hơn kim cương.

Tôi ngồi chơi một lát rồi lỉnh đi mất, tôi có ý định tìm tới vườn Bách Thảo, mong lấy lại một chút thi vị của Hà Nội. Tôi tới vườn Bách Thảo thì trời đã nhá nhem tối. Trong vườn, không khí nhẹ nhõm mát mẻ, quả thật cô diễn viên múa đó đã không đánh lừa tôi. Ðây đúng là một vườn địa đàng. Các loại cây cổ thụ xòe tán uy nghiêm, trên gốc già cỗi là những loài cây kí sinh, chen nhau mọc xanh rì, càng làm tăng vẻ huyền bí. Trong vườn cũng có hồ, có những con đường nhỏ rải nhựa chạy uốn lượn ngoằn ngoèo.

 Giữa vườn có một trái núi đất (sau tôi được biết tên, đó là Núi Nùng) có vẻ như là tự nhiên, chứ không phải như những hòn giả sơn vẫn có nhan nhản trong các khu du lịch ở Sài Gòn. Núi Nùng rất đẹp, đủ chủng loại cây mọc trên nó, có đường đi lên và trên đỉnh hình như có một ngôi chùa hay một cái miếu gì đó. Dọc con đường nhỏ, có đặt những chiếc ghế đá, đây đó có một vài cặp tình nhân đang ngồi tâm sự.

 Cảnh vật, không khí, với vẻ u tịch mơ màng khiến tôi chợt nhớ tới một bài ca về Hà Nội. Thậm chí tôi còn cất tiếng hát khe khẽ. Tôi theo con đường nhỏ leo lên đỉnh Núi Nùng. Chà, núi cao ra phết, tôi đã khá mỏi chân. Chợt tôi thấy đâu đó một mùi um um rất khó chịu, tôi nhìn quanh và phát hiện ra một đám cháy nho nhỏ, xung quanh là mấy thằng nhóc chừng mười ba, mười bốn tuổi đang la hét cười như nắc nẻ. Tò mò, tôi tiến lại gần, thì ra cái mùi là lạ kia phát ra từ đám cháy. (Về sau, cô diễn viên múa có giải thích cho tôi rằng cái mùi đó là do bọn trẻ con đốt hạt của một loại trái cây, thứ trái đó người ta gọi là quả thối, một thứ quả đặc sản của Núi Nùng. Bọn trẻ đốt để khủng bố các cặp tình nhân).

 Thấy lạ quá, tôi tiến vào gần hơn, thì một thằng nhóc, mặt câng câng hất hàm bảo tôi: “Nhìn cái đéo gì? Thích gì?” Tôi hốt hoảng, bật lui rồi quay trở xuống. Xuống đến chân núi, tôi đã mỏi chân lắm, thấy một chiếc ghế đá còn trống, tôi bèn ngồi xuống. Vừa dựa lưng vào lưng ghế, tôi chợt thấy dính nhép đằng sau, đưa tay quờ ra sau, tôi linh cảm ngay thấy điều chẳng lành.

 Một mùi thối hung hãn khủng khiếp bốc lên. Thôi đúng rồi, có đứa nào chơi ác, nó ỉa lên lưng ghế. Thế là nguyên mảng lưng áo tôi dính nhoe nhoét, toàn cứt. Thực ra cứt nó chỉ là sản phẩm của bộ máy tiêu hoá, với nguyên liệu đầu vào là những thứ thơm tho. Có điều cũng nguyên liệu đó nếu đưa vào những bộ máy tiêu hoá khác, như của con heo chẳng hạn, thì nó sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng hơn nhiều. Mùi cứt heo so với cứt người thì kém xa về độ tàn bạo.

 Chỉ có bụng dạ con người mới có khả năng để cho ra những thứ thối tha như thế. Tôi lâm vào tình thế khó xử quá, cởi áo vứt đi thì cởi trần từ đây về nhà sao được, từ đây về tuốt đường Tầu Bay đâu có gần gụi gì. Mà nếu để nguyên thế này ra ngoài đường thì thiên hạ họ chửi bố lên cho, có khi họ còn đánh ấy chứ. Dám lắm. Cuối cùng tôi quyết định cứ để nguyên thế mà về, tôi bảo anh xe ôm rằng tôi sẽ trả tiền gấp đôi, anh ta mới chịu. Trên đường, tôi đi tới đâu, dân tình giạt ra tới đó, có mấy thằng du côn khạc nhổ chửi bới ầm ĩ. Mặc kệ, tôi còn cảm thấy thích, coi đây là một sự trả thù đời nho nhỏ.

Ðoàn tôi đã thi xong. Mọi người đều phấn khởi vì hôm thi, ai cũng làm tốt phần việc của mình, cả đoàn chắc mẩm đạt được thành tích đề ra, tức là đứng thứ ba toàn đoàn. Thực lực đoàn tôi có thể tranh chấp ngôi nhất nhì, nhưng vuốt mặt nể mũi, phải tôn trọng đoàn chủ nhà chứ.

 Ðấy là luật bất thành văn của bất kì cuộc hội diễn nào. Biết như thế nên lãnh đạo đoàn chỉ đề ra chỉ tiêu đứng thứ ba. Thế nhưng mọi việc không như dự tính, kết quả đoàn tôi đứng thứ hai từ dưới lên. Hôm đi nghe kết quả về, ông trưởng đoàn mặt cứ như đưa đám, phen này về ăn nói ra sao với cấp trên, chương trình đầu tư mấy trăm triệu chứ bỡn à.

 Tôi nghe trong đoàn người ta bàn tán rằng, hồi bắt đầu dàn dựng chương trình, ông A. (một cây đa cây đề trong làng ca múa nhạc quân đội, trưởng ban giám khảo) đã vào đoàn và đặt thẳng vấn đề, nếu đoàn đưa cho ông mấy trăm triệu đó, ông sẽ lo dàn dựng toàn bộ chương trình và bảo đảm chỉ tiêu đứng thứ ba (giống như một thứ thầu khoán và bảo hành công trình). Chả hiểu sao ông trưởng đoàn tôi không đồng ý.

 Trong khi tất cả các đoàn phía nam đều do một tay ông A. lo hết. Thế bảo sao chả về áp chót. Ghê thật. Ðúng là thời hiện đại, kinh tế thị trường có định hướng. Môi trường văn hoá nghệ thuật cũng không thoát khỏi sự chi phối của nó. Các ông văn hoá đầy mình còn hành xử như thế, trách quái gì ba cái chuyện nói ngọng với ỉa bậy.

Ngày mai đoàn tôi lại về Sài Gòn. Ðoàn đứng vị trí thứ mấy với tôi chẳng quan trọng, tôi chỉ là thằng nhạc công và tôi đã làm tốt phần việc của mình. Những chuyện “maphia” đó thuộc phần các vị chức sắc. Tôi chỉ biết, tôi đã được du hí nửa tháng trời ở thủ đô. Thế là mãn nguyện.●

    

                                                                            Le refus de louanges est un désire d’être loué deux fois.

                                                                                                                           François de la Rochefoucauld

     

6. ĐỪNG CÓ LẮM LỜI

(bài của Aziz Nesin)

         Anh ta sinh vào năm 1915.  Ở nhà người ta không cho khóc. Mẹ giơ ngón tay dọa:

           “Im đi!”

           Cười không được, khóc không được. Cha ra lệnh:

           “Khẽ mồm!”

           Nếu nhà có khách, người ta đe trước:

           “Ngồi im, đừng có làm ồn!”

           Nếu mẹ ở nhà một mình, bà nói:

           “Im đi, cho mẹ ngồi yên một lúc!”

           Cứ tiếp tục như thế cho tới khi bẩy tuổi.

                                        * * *

           Tới trường học. Anh ta mới thốt ra một lời trong giờ học là thầy giáo đã la:

           “Không được nói chuyện!”

           Gọi lên bảng, người ta đe trước:

           “Chỉ nói cái gì người ta hỏi thôi. Đừng có lắm lời!”

           Cứ tiếp tục như thế cho tới mười hai tuổi.

                                         * * *

           Lên cấp hai. Vừa mới mở miệng, người ta đã ngăn lại:

           “Đâu có hỏi anh!”

           Hiệu trưởng nhắc nhở câu châm ngôn, “Lời nói là bạc; im lặng là vàng.”

           Thầy giáo môn quốc văn nói:

           “Hãy nghe hai lần, trả lời một lần. Người ta có hai tai và một miệng.”

           “Khẽ chứ!”

           “Im đi!”

           Cứ tiếp tục như thế cho tới mười lăm tuổi.

                                          * * *

           Vào trường trung học. Điều đầu tiên anh ta nghe thấy là:

           “Im lặng tốt hơn là lắm lời!”

           “Đừng có bẻm mép!”

           “Ngậm miệng lại!”

            “Không được nói chuyện!”

           Cứ tiếp tục như thế cho tới năm mười chín tuổi.

                                           * * *

           Thi đậu vào trường đại học. Ở nhà dặn dò anh ta:

           “Khi người lớn nói, người ít tuổi phải lắng nghe.”

           Mẹ dạy:

           “Lời nói dành cho người lớn, nước uống dành cho người ít tuổi.”(1)

           Vị giáo sư nhiều lần nói:

           “Hãy giữ mồm giữ miệng!”

           Cứ tiếp tục như thế cho tới năm hai mươi ba tuổi.

                                     * * *

           Vào quân đội. Chỉ huy đơn vị ra lệnh:

           “Câm mồm, đồ chó đẻ!”

           Trung sĩ:

           “Chấm dứt chuyện bá láp!”

           Đại úy:

           “Không nói chuyện.”

                                               * * *

           Gọi lên cơ quan cảnh sát. Viên cảnh sát thét lên:

           “Người ta không hỏi mày!”

           Viên thanh tra nói:

           “Suỵt!”

                                     * * *

           

            Ra làm việc. Các bạn bè để tay vào môi:

           “Suỵt!”

           “Xin hãy vì Chúa mà ngậm miệng lại giúp cho! Lại gây vạ cho mình bây giờ! Hãy thận trọng!”

           Thủ trưởng răn đe:

           “Đừng có thọc vào chuyện người khác!”

           “Không liên quan tới anh!”

           “Đâu có dính dáng gì tới anh?”

           “Đừng có can thiệp vào!”

                            * * *

           Lấy vợ. Vợ bảo:

           “Em xin anh, đừng có dính vào!”

           Sinh con đẻ cái. Lũ trẻ lớn lên. Chúng nói:

           “Cha ơi, chuyện này cha không hiểu được đâu. Cha hãy lánh qua một bên thì hơn.”

                                      * * *

           

Con người ấy một phần là tôi, một phần là các bạn, một phần là tất cả chúng ta. Thuở xưa người ta bảo phụ nữ trộn lẫn cúc gai vào thức ăn để làm cho chồng mất lưỡi.

 Vậy thì các bạn hãy coi là người ta cũng đã cho chúng ta ăn cúc gai rồi. Hãy coi lại thử xem các bạn còn lưỡi hay không? Chúng ta đã mất lưỡi rồi! Chúng ta có miệng, nhưng lưỡi thì không.

                              * * *

Bây giờ chính con người ấy, cái người mà một phần giống tôi, một phần giống các bạn, đang đòi tự do ngôn luận. Anh ta muốn nói. Nhưng người ta ra lệnh cho anh ta:

           “Im đi!”

           Tôi muốn nói với anh ta:

           “Hãy nói đi! Hãy nói đi! Nói đi nào! Nhưng nói về cái gì? Nói thế nào!

 Mà lưỡi chúng ta ở đâu kia chứ?”●

(1) Nhái lại câu ngạn ngữ Thổ: “Bánh mì dành cho người lớn; nước uống dành cho người ít tuổi.”

    

                                                                                     En vieillissant on devient plus fou et plus sage.

                                                                                                                  François de la Rochefoucauld

7. BỨC TRANH BÌA SÁCH

Cả Ngố nhìn bức tranh màu nước đặt trên giá vẽ chăm chú không chớp mắt khi thấy ở đó có hình hai con trâu nằm trong một vũng trâu đằm,mỗi con chỉ đểlộ cái đầu cùng cặp sừng cong cong và một phần lưng đen đen nổi lên giữa nền màu cam vàng pha đỏ, lọt gọn trong lòng hai bàn tay người chụm lại. Hai con vật trông thật an nhiên tự tại, ra vẻ tận hưởng đôi chút mát mẻ trong vũng nước bùn, dưới ánh mặt trời nóng gay gắt.

         Trong mắt hắn, miệng chúng có vẻ như đang nhai lại, nhưng hắn lại cho rằng chúng cười vui khi gặp hắn; đôi tai chúng phe phẩy đuổi ruồi muỗi, nhưng hắn lại nghĩ rằng chúng tỏ nỗi mừng khi thấy hắn đến tìm, cho đi tắm rửa, rồi dẫn về chuồng. Cái nhìn chăm chú này làm biết bao kỷ niệm thời xa xưa ào ào xuất hiện trong đầu người đàn ông gần tới tuổi “thất thập cổ lai hi.”  Ông ta như sống lại thời thơ ấu nhọc nhằn của mình cùng với mấy con vật quen thuộc tại một vùng quê nghèo nàn thuộc miền đồng bằng sông Hồng miền Bắc.

          Cánh đồng chiêm sau mùa gặt còn trơ gốc rạ màu nâu nhạt, loang loáng hơi nóng hừng hực, nằm phơi mình dưới ánh mặt trời chói chang, chạy dài trải rộng hết tầm mắt, và chấm dứt bằng luỹ tre mà lúc này trông chỉ là một giải đường viền chân trời màu xanh đen thẩm. Những hôm trời nắng gắt, Cả Ngố cùng bọn chăn trâu, đều ở lứa tuổi dưới mười, thường tụ tập đánh khăng bắn bi hay tán gẫu trong bóng mát dưới gốc mấy cây đa cây đề trên một gò đất cao gần làng, sau khi đã thả trâu tự do theo bày đi tìm nơi có cỏ trong cánh đồng. Từ chỗ đám trẻ chơi đùa, đàn trâu thu nhỏ thành những chấm nâu nâu đen đen trong một bức tranh miền quê mô tả khoảng không gian rộng lớn, im ắng, nóng cháy, và…chán ngắt!

           Mấy con vật hẳn là cũng khó chịu trong những ngày nóng cháy da đó, nên khi thấy vũng nước chúng thường không ngần ngại nhào xuống lăn lộn, quậy nước thành một thứ nước bùn trông như sữa pha hơi quá súc--! Sau khi vùng vẫy đã đời cho bớt cái nóng, chúng lại leo lên tìm cỏ đi ăn tiếp. Mình chúng bây giờ bám đầy bùn nhão, và dưới ánh nắng chẳng mấy chốc lớp bùn khô đi, nứt ra thành từng mảnh nhỏ, trông như thể chúng có một lớp vẩy bám bên ngoài.

           Chiều đến khi ánh nắng dịu hẳn, bọn hắn ngưng chơi, túa ra đi tìm trâu, chuẩn bị chấm dứt cachăn trâu của mình. Công việc bình thường sau đó là dẫn trâu ra con sông nhỏ chảy qua làng, vừa tắm cho vật vừa rửa cho mình. Đám mục đồng lại một lần nữa tụ họp chơi đùa bơi lội vùng vẫy dưới dòng nước mát mẻ, trong khi vừa ra sức chà cạo sạch bùn đất cho trâu, vừa mau lẹ tắm rửa kỳ cọ cho mình! Xong việc, đứa nào trâu nấy cùng nhau lững thững dẫn nó về nhà.

           Hay có những hôm, cơn mưa buổi chiều cùng sấm sét bỗng từ đâu rầm rầm chuyển tới. Cả bọn phải bỏ dở trò chơi, ba chân bốn cẳng đi tìm trâu dẫn về nhà tránh mưa trốn sét. Đầu đội cái nón lá gồi rách bươm, mình trơ cái quần cộc (quần xà lỏn) nâu cũn cỡn, Cả Ngố ngồi trên mình trâu, dùng chân đập đập vào sườn nó, hoặc tay đánh đánh vào cổ nó, giục nó đi mau, trong khi những hạt mưa to như hạt bắp rơi lộp độp trên nón, đập vào da thịt rát ràn rạt như bị ai đánh!

           Hoặc có những ngày mùa cấy lạnh căm. Với thời tiết như thế, bọn hắn thường đứa nào lo trâu nấy. Riêng Cả Ngố thì hay leo lên lưng con vật và nằm ôm nó ngay từ trong ngõ làng đi ra đồng vì trời lạnh quá, rồi sau đó để mặc nó tự đi tìm chỗ có cỏ mà gặm. Con vật chẳng bao giờ đi lạc, bởi lẽ nó đã quá quen với cánh đồng nơi nó từng cùng bác nông phu cày bừa cực nhọc lúc vào mùa. Hình như nó đã trở thành thân thiết với cậu bé chăn dắt, và cảm thấy tội nghiệp thương hại cậu khi phải “chịu trận” trong thời tiết băng giá trên cánh đồng trống mênh mông, nên chẳng bao giờ nó leo lên bờ ruộng hoặc bước xuống vũng nước vội vàng, có thể hất cậu xuống đất!

           Hắn nằm phủ phục trên lưng con vật tìm chút hơi ấm ở nó. Vào mùa này, trang phục của Em Bé Quêcó khá hơn—cái nón lá gồi rách nát che mái tóc lởm chởm khô cứng như rễ tre; bộ cánh nâu cụt tay ngắn chân bao tấm thân còm cõi như ốm đói; và cuối cùng, chiếc áo tơi (áo mưa làm bằng lá gồi) với hai sợi dây buộc vòng cổ, phủ từ vai xuống chân, che mưa chắn gió, khi đứng trông như thằng bù nhìn đuổi chim! Nhờ hơi âm ấm và cái mùi…hôi hôi từ con trâu thân yêu, cộng với áo quần đơn sơ ấy, hắn cảm thấy đỡ lạnh lẽo và cô đơn đi nhiều. Trên lưng con trâu hiền hoà, hắn nằm lim dim nghe tiếng gặm cỏ soàn soạt và tiếng gió bấc vi vu bên ngoài xuyên qua khe chiếc nón rách bươm. Cứ như thế cặp người vật lang thang trong cánh đồng, cùng nhau trải qua giờ phút êm đềm lặng lẽ…

           Hôm nay hơn sáu chục năm sau, tại miền đất xa xôi lạ hoắc lạnh ngắt nhưng thanh bình no ấm này, khi nhìn lại hình con vật thân mến ngày nào, hắn không khỏi bâng khuâng bùi ngùi sống lại thời thơ ấu của mình. “Thuở ấy mình có sung sướng gì đâu! Sao mình cứ nuối tiếc mãi!” hắn tự trách thầm, rồi trở về thực tế với việc ngắm tranh.

           Đó là hình vẽ hai con trâu trong vũng trâu đằm nằm gọn trong lòng hai bàn tay người chụm lại như để hứng nước khi không có ly tách, chiếm hơn phân nửa phía phải của bức tranh cỡ 4x6 tấc trước mặt hắn. Đây đúng là hình ảnh một người đang nâng niu một cái gì rất đáng trân quí thương yêu, chăm chú cẩn thận như sợ bảo vật vuột khỏi tay!

           Cuộc đời con trâu ở những xứ canh nông bao giờ cũng gắn liền với đồng ruộng; Việt Nam vốn dĩ là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo quan trọng trong vùng—một vựa lúa hàng đầu ở Đông Nam Á. Vì thế hình vẽ con vật này không thể biểu hiện cái gì khác hơn là quê hương Việt Nam, cách đây nửa vòng trái đất mà đám di dân gốc Việt như Cả Ngố đành đoạn phải bỏ ra đi mấy chục năm trước đây. Xa xôi như thế nhưng có vẻ như hình ảnh “quê hương thứ nhất” mến yêu này luôn luôn trụ trong tâm tưởng nhóm di dân Á châu da vàng mũi tẹt, tức là đám Con Lạc Cháu Hồng như hắn. Chẳng thế mà hoạ sĩ tác giả đã đặt tên bức tranh là “Việt Nam Trong Lòng Tay Con”!

           Dù đang nâng hứng quê cũ trong lòng tay, tác giả vẫn không quên nơi chốn mà mình đang sống, và rất có thể đã sinh ra ở đó, nên bên cạnh hình đôi tay đang trìu mến ôm trọn “quê hương thứ nhất” đó, hoạ sĩ vẽ thêm một chiếc lá cây phong bằng sơn màu vàng cam nâu đỏ của mùa thu rực rỡ xứ này; nó chiếm phần lớn diện tích phía trái còn lại của bức tranh. Đường viền nâu đen chung quanh chiếc lá năm cánh sao làm nó nổi bật giữa những vết cọ sơn mùa thu muôn màu làm nền cho toàn bộ tấm tranh. Rõ ràng đây là biểu hiệu của xứ Gia-nã-đại đẹp đẽ rộng lớn giàu có thanh bình—và lạnh giá, mà biết bao dân Cà-ná-điêng gốc Việt như hắn và đám đồng bào, đang coi là nơi “đất lành chim đậu,” một thứ “quê hương thứ hai” cũng thân yêu gần gũi không kém, bấy lâu nay.

           “Dà, chào ông. Mời ông bình chọn tranh. Xin ông ghi con số nhận diện bức tranh ông thích vào phiếu nhỏ này, và bỏ phiếu vào cái hộp đằng kia. Lát nữa đây chúng tôi có phát Giải Quần Chúngcho bức nào được nhiều phiếu nhất.Cám ơn ông.” Tiếng nói trong thanh của một nữ lưu nào đó vang lên sát bên tai, giữa mớ âm thanh lẫn lộn tiếng nhạc tiếng người, làm Cả Ngố giật mình và kéo hắn về thực tế.

           Hắn bừng tỉnh, và nhớ lại ngay mình là một khách mời của Trường Sinh Hoạt Văn Hoá Việt Nam, trực thuộc Trung Tâm Văn Hoá Giáo Dục Hồng Đức, và đang có mặt tại sú-sonnhà thờ trên đường Saint-Croix, quận Saint-Laurent, để tham dự buổi lễ mãn khoá niên học 2006-07 của Trường. Hàng năm hắn vẫn được mời tham dự các lễ lộc của Trường này, bởi vì hắn có thời đã từng là phụ huynh học sinh ở đó, và rồi lần mò leo lên được tới chức Hội trưởng Hội Phụ huynh Học Sinh. Là hội trưởng đầu tiên của Trường, hắn ôm cứng chiếc ghế này tới cả nửa…thập niên, trước khi được cho thôi giữ chức vụ vào năm 2000!

           Thực ra những bức tranh mà Cả Ngố ngắm nhìn chọn lựa từ nãy giờ đã được một ban giám khảo đánh giá, cho điểm và định thứ hạng trước rồi. Ban giám khảo này gồm các thầy giáo dạy vẽ, hiệu trưởng và hiệu phó của Trường, và một hoạ sĩ danh tiếng bên ngoài được mời làm chánh chủ khảo—để bảo đảm tính khách quan trong cuộc thi. Những bức tranh giờ đây được trưng bày chỉ để cho khách mời cũng như phụ huynh học sinh dự lễ mãn khoá thưởng lãm rồi bình chọn cho Giải Quần Chúng.

           Do đó khi được thông báo và trao cho mảnh giấy, Cả Ngố viết ngay “số 5” và bỏ vào hộp nơi qui định—5 là số nhận diện của bức tranh đã đưa hắn về dĩ vãng mộng mơkể trên. Dù rất thích và đã chọn ngay bức tranh, nhưng tiện đây hắn muốn nêu lên một thắc mắc nhỏ—màu sắc của vũng trâu đằm.

           Về hội hoạ, hắn hoàn toàn dốt đặc cán mai, nên hắn không hiểu trong môn nghệ thuật này tính trung thực về màu sắc có quan trọng không. Nhưng với năm năm kinh nghiệm trong nghề chăn trâu, hắn có thể khẳng định rằng vũng trâu đằmcó màu cà-phê hơi ít sữa, tức là màu đất nâu hơi sậm, không phải màu vàng cam đỏ hoàng hôn như ở nguyên tác! Dù vào lúc hoàng hôn, vũng trâu cũng không có màu này; với lại, vào thời gian này trong ngày, con trâu không còn nằm trong vũng nước nữa, mà đã được bọn chăn trâu dẫn đi tắm trước khi dẫn về chuồng. Nhưng rất có thể đất đai tại miền Nam phì nhiêu hơn nên có màu sắc khác!

          Ngoài bức tranh này, Cả Ngố còn thấy bức mang tựa “Hai Quê Trong Tôi,” số 7, cũng đáng chú ý, có lẽ vì ý nghĩa của nó. Đó là hình nửa người một thiếu nữ tóc đen chấm vai, mặc áo pun,đứng xoay lưng lại phía khán giả, hướng mắt về phía một chiếc thuyền mui con đơn độc in bóng trên mặt nước sông loang loáng ánh nắng. Trên bờ sông, về phía trái thiếu nữ, những cây dừa cành lá cong cong yểu điệu màu nâu đen, nhô ra rõ nét trên nền trời chiều đầy mây màu cam vàng đỏ, những màu chính của hoàng hôn (?) làm nền cho bức tranh. Nhìn phong cảnh này, khách không khỏi liên tưởng đến một buổi chiều trên bờ sông Hậu, ở một miền đất xa xăm nhưng thân quen quá, khó quên quá…

           Cô gái trong tranh quay mặt đi, song hình như cô cố ý cho người ta thấy chữ “CANADA” ở kiểu in chân phương, màu vàng cam viền đỏ, nổi rõ trên lưng áo màu lam cô mặc. Hoá ra tuy cô đứng đó, mắt trông về quê cũ, và rất có thể ruột đau chín chiều, nhưng ở một góc nào đó trong tâm hồn cô vẫn hiện diện địa danh của đất nước đã cưu mang cô cùng gia đình bấy lâu nay…

           Cả Ngố không có đủ thì giờ ngắm lâu từng bức một trong số tranh triển lãm dự thi, bởi vì khách vừa được nhắc nhở vào chỗ ngồi để chuẩn bị khai mạc. Nhưng theo hắn bức nào cũng có nét đẹp riêng, mỗi cái một vẻ tuỳ trình độ người vẽ; tất cả đều nói lên được những khía cạnh khác nhau của Quê Tôilà chủ đề mà hắn được biết ban giáo khảo đã ra cho thí sinh hội hoạ của Trường. Những tựa như “Hồ Gươm,” “Thuyền Chài Nơi Mũi Né,” “Vịnh Hạ Long,” “Đồng Quê Việt Nam” há không nói lên ý đó hay sao?

           Sau khi cử toạ ổn định, buổi lễ bắt đầu với những thủ tục tiết mục thường lệ. Khách tham dự sau đó được phát mỗi người một tập san Hồng Đức khá dày, tựa Kỷ Yếu 2006-07: Quê Tôi. Cả Ngố không tiện xem ngay cuốn sách, vì cần phải theo dõi những mục trong chương trình buổi lễ đang diễn ra trên sân khấu—chào cờ, diễn văn khai mạc, phát bằng cấp, giải thưởng và văn nghệ giúp vui xen kẽ, tức là những mục thông thường như ở những buổi lễ bế giảng niên học trước đây.

          Đến khi có ít phút thời gian chết giữa các tiết mục, hắn vội lật xem cuốn sách. Rất ngạc nhiên khi thấy hai bức tranh số 5 và số 7 in trên dưới cạnh nhau ngoài bìa, hắn nghĩ bụng, “Đây chắc là những bức tranh trúng giải.  Nếu dậy thì mình chọn cũng đúng goáđi chớ!” Quả đúng y như vậy! Nội dung của những trang trong nói về cuộc thi xác nhận điều hắn nghĩ.

           Dù nguyên tác là tranh màu, tất cả được sao chụp và in lại đen trắng trong sách; riêng hai bức trúng giải được trình bày ở kích thước lớn hơn. Từ đây hắn biết thêm chi tiết về hai bức tranh này.

           Bức số 5, tựa Việt Nam Trong Lòng Tay Con, bức mà Cả Ngố bỏ phiếu chọn, trúng giải nhất cấp 2 (dành cho lứa tuổi từ 13→18 tuổi), là của một nữ sinh, 15 tuổi, học sinh lớp Việt Ngữ 5. Hắn thấy cần nói thêm là học sinh này đoạt luôn Giải Hồng Đức, “một giải duy nhất dành cho học sinh xuất sắc (huy chương vàng) về cả hai lãnh vực: Việt ngữ và chuyên biệt.” (trích Kỷ Yếu 2006-2007, TTVHGD Hồng Đức)

           Mang tựa Hai Quê Trong Tôi, bức tranh số 7 của một nữ sinh khác, 11 tuổi, học sinh lớp Việt ngữ 4, trúng giải nhất cấp 1 (lứa tuổi: 8→12). Học sinh này đoạt luôn Giải Quần Chúngvì tác phẩm của cô được nhiều phiếu nhất của khách thưởng ngoạn—trên 50 phiếu, theo thông báo của ban tổ chức vào khoảng giữa chương trình buổi lễ. (Cả Ngố không nghe nói bức số 5 hắn chọn, được bao nhiêu phiếu. Chẳng lẽ chỉ có mình hắn thích hoạ phẩm này?) Học sinh này còn đoạt huy chương bạc về Việt ngữ!

           Đọc tên hai hoạ sĩ thiếu niên đề dưới tranh trúng giải, Cả Ngố chẳng phải thầy bói…sáng cũng đoán được là đây là hai chị em ruột! Cha mẹ của hai cô gái này hẳn phải cảm thấy may mắn sung sướng hãnh diện lắm khi sinh ra những đứa con có năng khiếu và giỏi giang như vậy. Cũng làm cha làm mẹ, nhưng vợ chồng hắn không may chẳng có được niềm hạnh phúc đó, vì trong mấy năm theo học tại Trường (cũng như sau này tại các trường khác), mấy đứa con hắn không hề đoạt huy chương hay trúng giải gì!

           Sau khi buổi lễ bế mạc, Cả Ngố dọ hỏi và tìm gặp phụ huynh của hai tác giả “tài chẳng đợi tuổi” để tỏ lời chúc mừng, đồng thời xin phép lấy bức tranh số 5 in trên bìa sách sách này của hắn. Quả đúng như điều hắn tưởng tượng trước khi gặp mặt, hai vị này trông thật “khôi ngô dĩnh ngộ” và rất “cao ráo sạch sẽ”! Thảo nào người Việt chúng ta có câu, “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”! Hắn thấy trong lòng dâng lên một chút ghen thầm, một tí ghét lén đối với những bậc sinh thành của hai cô!

           Cả Ngố xin phép bởi vì hắn muốn chứng tỏ rằng mình tôn trọng chủ quyền và bản quyền tác giả, dù có lẽ các tác giả không hoặc chưa đăng ký bản quyền (copyright); và vì hai tác giả là vị thành niên, nên hắn hỏi song đườngcủa hai cô. Sau khi tỏ ý định, hắn trao địa chỉ, số điện thoại và xin cha mẹ hai cô về suy nghĩ ít lâu trước khi cho biết ý kiến. Sợ hai vị e ngại khi chưa biết hắn là ai mà lại xin xỏ đường đột, hắn có đề nghị hai vị hỏi thăm một vài anh chị trong ban giám đốc nhà Trường về sơ yếu lý lịch của hắn.

           Thành thực mà nói, nội dung bức tranh không thích hợp với ý và lời chứa trong sách của hắn. “Nhưng biết đâu không chừng chính sự không thích hợp này lại đâm ra ăn khớp với tính cách lộn xộn không chủ đề trong sách của mình,” hắn lại phân vân tự bào chữa. Nhưng lý do chính yếu hắn chọn bức này là vì nó có hình ảnh khơi lại trong hắn nhiều kỷ niệm về thời thơ ấu cô đơn nhọc nhằn, dù thuở ấy chẳng êm đẹp gì mấy và không đáng nhớ cho lắm.

           Khoảng hai tuần sau, Cả Ngố nhận được điện thoại của thân mẫu hai cô. Hẳn là đã có được thông tin thuận lợi từ những vị có thẩm quyền về đời tư của hắn, má-đàm này có giọng điệu khá thân mật, và vào đề ngay:

         “Cuốn sách về cái gì vậy, anh? Có…có…chống Cộng không?”

           A, thì ra bà chị sợ liên luỵ! Thế mới biết Cộng Sản quả là quỷ quyệt trong tuyên truyền và sắt máu trong cai trị. Chẳng thế mà người Việt chúng ta tuy ở cách xa mấy ngàn cây số, có biển rộng núi cao sông sâu rừng rậm đồng lầy che chở mà vẫn còn sợ dính líu! Cả Ngố rất thông cảm, bởi vì chính hắn cũng rất sợ, sợ vãi đái đi chứ! Với năm sáu năm nằm ấp vi-xi, cộng với kinh nghiệm của hơn chục năm chung sống với con cháu Bác làm hành trang cho hắn đeo trên đôi vai gầy, đi loạng choạng trên khúc đường đời gai góc còn lại, bây giờ hắn vẫn thường gặp ác mộng bị công an giam cầm đe dọa nệnbằng báng súng! Cho nên hắn đáp:

           “À…, à, thưa chị! Chủ đề cuốn sách hơi…lung tung. Tôi cũng không biết tả thế nào cho đúng bi giờ… À, có một ít bài mang hơi hướm chính trị. Lời lẽ không có gì quá đáng. Chỉ có tính cách chọc ghẹo, châm biếm, nhẹ nhàng, têu tếu thôi…”

           “Dà, chúng tôi mừng thấy anh thích tấm tranh của con nhỏ. Chúng tôi có hỏi ý kiến ông thầy của nó. Ổng biểu tuỳ chúng tôi …Nhưng chúng tôi cũng hổng biết sao…”

           “Tôi rất hiểu sự e ngại của anh chị. Nhưng anh chị cứ yên tâm…Không sao đâu… À, các cháu đã về Việt Nam lần nào chưa, chị?”

           “Dà, có. Mấy lần. Về quê nội ở Long Thành…”

           “A, vùng này có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng lắm.  Tôi biết mà, trên đường đi Vũng Tàu chớ đâu, phải hôngnào? À, về ý nghĩa của tranh vẽ là các cháu tự nghĩ ra hay sao, chị?”

           “Chúng nó tự nghĩ ra đó, anh ạ! Tụi tôi cũng đâu biết gì…”

           “Chao ôi, các cháu quả là có óc sáng tạo! Lại có hoa tay nữa. Tôi xin chân thành

 tỏ lòng mến phục. À, thưa chị, hiện tôi đang viết một bài về bức tranh đó. Xin chị cho địa chỉ nhà, tôi gửi để anh chị xem trước. Để hiểu thêm về ý định của tôi đó mà. Và để có đôi chút an tâm nữa…”

           Chắc là hiền mẫucủa hai nữ hoạ sĩ thiếu niên tài hoa đã hiểu được phần nào ước muốn của Cả Ngố qua mấy phút điện đàm này, nên bà đã không ngần ngại đọc ngay cho hắn ghi địa chỉ nhà riêng. Sau đó hắn tỏ lời cám ơn, chào tạm biệt và gác máy.

           Nhận thấy cha mẹ tác giả bức tranh tỏ vẻ sợ dây dưa dính líu liên luỵ với Việt Cộng trước lời xin phép của mình, Cả Ngố thấy cần phải trình bày đôi điều để may ra đem lại chút nào an tâm cho hai vị này chăng—qua dạng thư ngỏ dưới đây.

           Thưa anh chị,

           Tôi nhận lỗi khi quá đường đột đến gặp anh chị để xin phép in lại bức tranh của cháu. Thực tình mà nói, trước khi thấy bức tranh tôi hoàn toàn không nghĩ tới việc in hình gì ngoài bìa cuốn sách nhỏ tôi biên soạn, hiện coi như ở giai đoạn cuối—sửa chữa sau cùng, lên trang và đưa nhà in. Tôi nghĩ chỉ cần in trơn lu cái tựa ngoài bìa là đủ, bởi vì tôi cho đây chỉ là một thứ di bút thô sơ mong manh, một thứ gia tài tinh thầnnhỏ bé để lại cho con cái (chúng tôi không có của cái vật chất để lại), và nhất định không phải là một sản phẩm thương mại! (Sách có ghi ngoài bìa “Để kính biếu và thân tặng.”

Nhưng dù tôi thực sự có muốn đem bán đi nữa, chắc cũng chẳng mấy ai còn thích đọc tiếng Việt nữa mà mua; hơn nữa, tôi là một tên vô danh tiểu tốt trong thế giới văn chương chữ nghĩa ở hải ngoại này.) Còn nếu tôi muốn có hình gì ngoài bìa sách, như anh chị chắc cũng biết, tôi cứ việc vào in-tờ-nét tìm là có ngay bất cứ loại hình chụp tranh vẽ nào, về bất cứ chủ đề hay thể loại gì, từ thanh tao nghệ thuật đến thô tục trắng trợn, có xuất xứ bất kể từ đâu trên toàn thế giới, kể cả từ Việt Nam. Sau đó tôi đao-lốt hình vào máy mình và in lại hoặc sử dụng thế nào tuỳ ý mà không cần phải xin phép ai, hoặc trong trường hợp tôi là người cẩn thận và còn sợ lương tâm cắn rỉa, tôi chỉ cần ghi xuất xứ hay tên tuổi tác giả, coi như một lời ghi nhận hàm ơn—nếu những hình ảnh đó có ghi những thôngtin này. Trong lúc rảnh rỗi, tôi thường vào thăm goép-sai của tư nhân, hãng xưởng, công tư sở, v.v, trong đó có cả của Trung tâm Hồng Đức—www.hongduc.org.

 Tại đây tôi được thấy tất cả những thông tin về Trung Tâm từ ngày thành lập (dù có nhiều mục chưa được cập nhật). Mới nhất có lẽ là hình tất cả những bức tranh dự thi trưng bày tại lễ bế giảng; tuy ở dạng chụp lại nhưng tất cả có màu sắc rất trung thực sắc sảo. (Số thứ tự ở đây không giống như ở buổi lễ: tranh của hai cháu là số 1 và số 11.) Nếu muốn in hình tôi sẽ lấy từ nguồn này.

Không thấy tên tác giả, và hàng chữ “Cấm sao chụp, in lại...,” tôi sẽ thản nhiên lấy hình sử dụng theo nhu cầu của mình mà chẳng cần phải hỏi ai, ngay cả Tt Hồng Đức! (Thực ra ông giáo sư hội hoạ của Trường, người ngồi gần tôi hôm đó, có hứa gởi cho tôi qua in-tờ-nétkhi tôi tỏ ý định muốn có hình bức tranh. Tôi cũng đã nhận được hình từ ông này.)

Nói tới in-tờ-nét hay mạng lưới toàn cầu (world-wide web), chắc anh chị cũng biết có rất nhiều chuyện bê bối bôi bác. Chẳng hạn, hình ảnh của mình đưa lên cho bạn bè xem, sau đó bạn bè lại chuyển cho bạn bè khác coi. Cuối cùng cả thế giới đều thấy! Nhiều khi tấm hình đã được sửa chữa (có nhiều sóp-goemiễn phí giúp người sử dụng làm việc này) nhằm mục đích chọc ghẹo hay bêu xấu—hoặc ngay cả để tống tiền, ví dụ lấy hình khỏa thân của người này ráp vào mặt người mình không ưa rồi mới chuyển đi. (Ở Việt Nam có xẩy ra chuyện này khi các bà các cô theo mốtmới là chụp hình khỏa thân đem khoe.)

 Từ đây chúng ta có thể kết luận là khi hình ảnh tài liệu được đưa vào mạng, chúng ta không có cách gì kiểm soát hay biết được những thứ ấy sẽ được sử dụng thế nào, với mục đích gì, và do ai hay nhóm người nào. Nói tóm lại, sau này nếu có ai hỏi thăm sức khoẻ anh chị về vụ này, anh chị cứ việc chối phăng, “Tụi tui đâu biết ổng là ai! Chắc ổng chụp lại bìa sách. Hoặc lấy trên in-tờ-nét.”

 Về phần tôi, nếu bị ai tra khảo, tôi cũng sẽ cãi leo lẻo, “Tui lấy hình ở trên guộc-goai-goépmờ. Không thấy để tên tác giả, làm sao tui biết là của ai? Tui không quen biết ai ở đó cả!”

Thưa anh chị,

Tôi trình bày như trên để may ra làm anh chị bớt sợ liên luỵ khi thấy bức tranh trên bìa sách của tôi.

 Giá như tôi không đi dự buổi lễ hôm đó mà chỉ vào trang nhà của Hồng Đức, và in lại tấm hình đó, thì anh chị biết tôi là ai mà thắc mắc, phải không?

 (Có một hai năm tôi không thể tham dự lễ bế mạc.) Nhưng vì tôi có mặt hôm ấy, nên tôi biết anh chị, và mới có việc tìm gặp và hỏi ý anh chị.

Một điểm nữa có thể làm anh chị yên tâm hơn. Đó là, dù nội dung của một vài bài trong cuốn sách có thoang thoảng mùi chính trị, nhưng tôi cố ý dùng lời lẽ nhẹ nhàng, mỉa mai, châm biếm, ôn hoà không quá khích, với tính chất trào phúng là chính. Tôi viết bài này (có in vào sách) coi như là một cách ghi nhận biết ơn tác giả của bức tranh mà tôi sẽ sử dụng y chang như nguyên tác, không thay đổi hay sửa chữa gì cả. (Khi có sách tôi sẽ gởi tặng anh chị một cuốn…làm kỷ niệm!)

Nhân đây, xin anh chị cho tôi gởi lời chân thành khen ngợi, chúc mừng và góp vui đến hai cháu về kết quả xuất sắc trong học vấn và nghệ thuật mà hai cháu đã đạt được trong niên học vừa qua—của một ông già hoàn toàn xa lạ, nhưng rất mến phục hai cháu!

 Hai cháu quả là học giỏi, có óc sáng tạo, lại có cả tấm lòng!  Quí hoá thay! Đáng hãnh diện thay!

Cầu mong hai cháu luôn luôn khoẻ mạnh (nghe nói hai cô là những tay bơi có hạng?) để đi tới thành công trên đường học vấn bây giờ, và để đạt được ý nguyện trên đường nghề nghiệp sau này.Các cháu chắc sẽ có “một cơ thể tráng kiện trong một đầu óc minh mẫn,” như chúng ta thường nghe nói.

 Đây là những yếu tố chắc chắn sẽ giúp các cháu có đủ khả năng và điều kiện để mai đây giúp mình, giúp người, và nhất là, để đóng góp tích cực phần mình trong việc xây dựng gìn giữ thương yêu HAI QUÊ mà hai cháu chứng tỏ như đã ấp ủ trong tim ngay từ khi mới ở tuổi niên thiếu.

Thân chào tạm biệt.

 Thân chúc anh chị và gia đình một mùa hè vui tươi lành mạnh.

Hè 2007

Cả Ngố họ Trịnh

   

VÀI LỜI THẲNG THẮN CUỐI SÁCH

 (nhân ấn bản lần 2, hè 2009)

 Cả Ngố chân thành cảm tạ những quí độc giả đã có hồi âm tích cực khi nhận tận tay hay qua bưu điện cuốn Chuyện Nọ Xọ Chuyện Kia, do hắn biếu hay tặng. Những nhưng không nhiều mà rất ít nếu so với số lượng sách đã trao đi—hai trăm có lẻ. Trong số rất ítnày—đếm không hết mười đầu ngón tay, hắn đặc biệt cảm kích và biết ơn một huynh trưởng trong GĐCGC.

 Hai vợ chồng vị này đã đến tận ấp của hắn, chỉ ra vài nét độc đáo trong sách cuốn sách của hắn—chứng tỏ có đọc, và tỏ lời khen ngợi, đồng thời trao tặng gia đình hắn một cuốn sách biên khảo dày mà nội dung (Lịch Sử Việt Nam 1940-2007) và hình thức (bìa cứng, bọc da, in chữ vàng ròng) hiển nhiên nói lên công phu lớn lao của tác giả và giá trị vô biên của cuốn sách—gấp cả trăm lần cuốn CNXCKtào lao của hắn!

 Hoặc hắn cũng khó quên được bức điện thư dài của một anh bạn đồng ngũ, trong đó người bạn nói lên cảm xúc của mình khi đọc những bài (kể tựa bài và lối dùng chữ trong bài, chứng tỏ có đọc thật), và bốc thơmhắn tận tình. (Hắn vẫn còn giữ cái thư trong máy để thỉnh thoảng mở ra xem lại mà tự sướng!)

 Số người nhận còn lại hắn có thể gọi là đa số thầm lặng ít lời. Phần lớn trong đa sốnày cũng chỉ trả lời vắn tắt, “Đã nhận sách. Cám ơn.” Hoặc cùng lắm là thêm, “Rất hay!” Phần nhỏ thì im lặng là vàng, dù hắn biết là họ đã nhận sách—bưu điện không trả lại, hoặc hắn nhờ người đưa tận tay!

Đa số này làm hắn...buồn! Không phải vì hắn không nhận được thêm lời khen. Mà vì sự kiện này chứng tỏ thế hệ hắn chẳng còn mấy ai thích đọc tiếng Việt, và như vậy, thế hệ con cái cháu chắt hắn lấy hứng thú đâu mà học đọc nói tiếng Diệc nữa?!

Nhưng hắn nghĩ có lẽ lý do thực sự chẳng mấy ai thèm đọc sách của hắn là vì hắn không phải là Bà Tùng Long hồi í hay nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn bi giờ! Lý do này làm hắn đỡ tủi, bớt buồn. Bởi vì hắn không bao giờ có thể hai vị ấy được.

Biết vậy sao còn in thêm lần 2 cho tốn đô? Bởi vì có một số bạn bè hắn đã nguyện trong tâm là phải gởi tặng, nhưng chưa làm được thì ấn bản đầu đã hết.

 “Lần này biết đâu mình lại có thêm vài lời khen nữa!” hắn thầm nghĩ để tự sướng lần thứ nhì!

                                                                                                                             Cả Ngố họ Trịnh, hè 2009

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top