Chương 4: Chuyển họa thành phúc


Qua ba năm như thế, ông vừa được 50 tuổi, vào niên hiệu Vạn Lịch thứ hai, triều đình mở kỳ thi Hội năm Giáp Tuất (1574). Quan Thủ phụ1 là Trương Giang Lăng,2 sau khi kết thúc kỳ thi liền dò hỏi những người đồng hương để tìm người làm thầy dạy cho con. Có người tiến cử Du Tịnh Ý, quan Thủ phụ liền cho người mời ông đến kinh đô làm thầy dạy cho con mình.

Khi nghe Du Tịnh Ý kể về những việc mình đã làm, quan Thủ phụ hết sức kính trọng đức độ và phẩm hạnh của ông, liền dựa theo quy định để giúp ông được vào học trường Quốc học.3

Vào niên hiệu Vạn Lịch thứ tư, tức là năm Bính Tý (1576), ông dự kỳ thi Hương tại kinh đô, trúng tuyển cử nhân, sang năm sau lại đỗ tiếp tiến sĩ.

1 Là quan chức cao nhất, đứng đầu triều đình thời nhà Minh, tương đương chức vụ Tể tướng. Quan Thủ phụ là người thay vua xử lý việc triều chính, điều hành mọi hành động của triều đình.

2 Trương Giang Lăng (張江陵): tên thật là Trương Cư Chính (張居正), tên tự là Thúc Đại (叔大), hiệu Thái Nhạc (太岳). Vì ông là người Giang Lăng nên người thời bấy giờ vẫn thường gọi ông là Trương Giang Lăng. Ông sinh năm 1525, mất năm 1582, giữ chức Thủ phụ trong 10 năm, từ 1572 đến 1582.

3 Trường Quốc học ngàyxưa là một kiểu trường Đại học, đào tạo nhân tài, nhưng chỉ ưu tiên dành riêngcho con em trong hoàng tộc và các quan chức triều đình. Vì thế, việc ông Du TịnhÝ được vào học trường này là một đặc ân

Ngày nọ, ông đến ra mắt quan Nội giám1 họ Dương, ông này gọi năm đứa con nuôi ra chào. Những người con trai này được họ Dương nhận từ khắp nơi về nuôi, xem như con mình và lấy đó làm niềm vui trong tuổi già. Du Tịnh Ý chợt nhìn thấy trong số đó có một đứa chừng 16 tuổi, dung mạo dường như quen thuộc lắm, liền hỏi quê quán. Đứa trẻ đáp: 

"Con người tỉnh Giang Tây,2 thuở nhỏ đi chơi lên nhầm thuyền buôn gạo [nên không về nhà được], còn tên họ thời ấy với tên làng xóm thì chỉ còn nhớ mường tượng mà thôi."

Du Tịnh Ý nghe như vậy hết sức ngờ vực, liền bảo nó cởi giày ra để xem lòng bàn chân trái, quả nhiên có 2 nốt ruồi rất rõ. Ông mừng quá hét lớn: "Ôi! Con tôi đây rồi."

Quan Nội giám họ Dương cũng hết sức kinh ngạc, lập tức cho đứa trẻ ấy theo Du Tịnh Ý về chỗ ngụ. Ông hối hả báo tin vui cho vợ. Vợ ông mừng quá, ôm con khóc lớn đến nỗi máu từ trong mắt tuôn ra ràn rụa. Đứa con cũng khóc, rồi nâng niu khuôn mặt mẹ mà thè lưỡi liếm máu mắt cho mẹ. Không ngờ lúc ấy bỗng nhiên hai mắt bà sáng lại, nhìn thấy rõ ràng. Du Tịnh Ý mừng thương lẫn lộn, không còn muốn làm quan nữa, liền từ biệt Trương Giang Lăng trở về quê nhà.

1 Nội giám: tên gọi khác chỉ các quan thái giám, phục vụ trong nội cung.

Nguyên bản chép Giang Hữu (江右), là cách gọi khác của Giang Tây.

Quan Thủ phụ Trương Giang Lăng quý

trọng nghĩa khí của Du Tịnh Ý, gửi biếu nhiều quà tặng và một số tiền lớn, tiễn ông về quê.

Về quê nhà, ông càng nỗ lực làm việc thiện nhiều hơn nữa. Con trai ông sau đó lập gia đình, sinh được 7 người con, tất cả đều học hành đỗ đạt thành danh.

Du Tịnh Ý ghi chép lại sự việc mình gặp thần Bếp cũng như quá trình sám hối sửa lỗi, dùng để răn dạy, giáo dục con cháu về sau.

Ông sống an ổn khỏe mạnh đến tuổi già, thọ

88 tuổi. Người đời ai cũng cho rằng đó là do ông chân thành làm nhiều việc thiện, chuyển đổi được sự báo ứng trở thành tốt đẹp.

Kẻ hậu học sống cùng làng với ông Du Tịnh Ý là La Trinh kính ghi lại câu chuyện này.


Hết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top