chuyện đi xe

tớ tạm gọi đó là "nỗi sợ của du khách nước ngoài khi ở Việt Nam"

mười mấy năm đi học là mẹ toàn chở tớ, tớ chỉ việc ngồi sau xe và đọc lại kiến thức, đọc truyện, nhìn trời nhìn mây, suy ngẫm về cuộc đời, hay chỉ là ngủ gật, và tớ chẳng bao giờ để ý đến đường đi và giao thông. nên tớ nghĩ nó cũng chả quan trọng.

nhưng khi tớ lên cấp ba, mẹ tớ không chở tớ nữa, vì mẹ bận chở em, bận chở cho những chuyến hàng rồi, nên tớ buộc phải tự tập lái xe mà đi học. tớ còn nhớ khi đó xăng chưa giảm, tận ba mươi tư nghìn cho một lít, nên tớ cũng bị ngại lái xe. nhưng rồi cũng phải tự lái xe đi thôi, khổ nỗi, xe của tớ chẳng phải cub 50, mà lại những tận cub 90cc. và điều đó có nghĩa là tớ lái xe máy trái phép không có bằng lái, tớ rất sợ phải lên đồn, hay bị mấy chú pikachu áo vàng gông cổ nên tớ phải đi chậm mà còn phải đi cùng với cẩn thận.

nhưng đi rồi, tớ mới thấy được rằng giao thông đường bộ Việt Nam thật đáng sợ.

để tớ kể nghe, có cái hôm tớ đang đi trên đường bằng, người ta đi trước tớ không một tín hiệu liền đột ngột rẽ phải , tớ giật mình suýt nữa đánh tay lái sang bên một cô đi xe Lead bên cạnh.

người Việt Nam mình ấy, ý tớ không phải nói chung, chỉ là một số người thôi, đa số là phụ nữ, tâm lí, suy nghĩ và hành động của họ kì lạ lắm. có cái hôm, tớ đi học thêm về, bò ra đến ngõ thì có một cô chạy xe số chở theo con gái đằng sau đi với tốc độ nhanh chạy theo hướng cắt ngang đường tớ đi, giống ngã tư không đèn ý, tớ có bóp còi khi trước, nhưng va chạm vẫn xảy ra vì tốc độ cô ý đi quá nhanh. cô ấy ngã, chiếc xe ngã hẳn sang một bên, may là chưa xảy ra thương tích quá nặng, nhưng những lời từ miệng cô ấy nói ra khiến tâm lý tớ hoảng loạn. cô ấy đổ cho tớ đi quá nhanh, không thèm bóp còi, tớ thì quá choáng ngợp trước những lời nói của cô, và gần như không thể chen mồm vào để thanh minh, tớ rất ghét khi phải cắt ngang lời đối phương và ngược lại. mọi người xung quanh cũng chẳng dám can thiệp, rồi cô ấy cứ thế nói thêm bằng những từ ngữ khá nặng, hỏi han xem con gái cô như nào rồi xách xe phóng đi. tớ chỉ bần thần đứng đấy sau lời xin lỗi, rồi tớ nhìn lại xe của mình. chân đạp số của nó bị bẻ cong một góc 90 độ theo đúng nghĩa đen. rồi chẳng hiểu sao khi ấy tớ lại khóc. đúng cái kiểu bị tủi thân nhưng chả ai nói năng hay giúp đỡ, và mình thì nhận lỗi dù cho mình không làm. oan ức, bực mình, và tớ thấy thất vọng.

lại có thêm một lần, tớ dừng đèn đỏ, đằng sau mình là một chiếc xe tải con, đèn đỏ còn ba giây còn lại, nhưng người tài xế đã bóp kèn inh ỏi, thật sự rất bực. trời nắng, đã đứng đến tận 30 giây chờ đèn, xe máy chen chúc nhau, vậy nhưng đèn chưa kịp nhảy màu, thì xe đã nhảy kèn.

hay như một lần, dù đã bóp còi báo hiệu xe qua đường nên dừng lại để xe đi đường thẳng đi tiếp, nhưng chiếc xe qua đường kia vẫn cố chấp đi tiếp, và thêm một lát nữa thôi, khi mà không ai nhường ai, thì cũng có thể xảy ra tai nạn.

tớ không ghét hãng xe taxi Quốc Tế, nhưng tớ thấy một số tài xế ở nơi tớ đang sống thực sự khá là bất chấp trong việc lái xe. không ít lần tớ thấy họ lái xe qua đường nhưng không một tiếng xi nhan, họ cứ thế lướt qua rất nhanh trước bao nhiêu người đi xe máy, và ở chỗ tớ thực sự đã có tai nạn xảy ra, và người gây ra tai nạn lại là tài xế xe taxi Quốc Tế. tớ thấy chiếc xe máy bị xe taxi bốn chỗ cán ngang thân, phụ kiện rơi đầy vương vãi ra khắp mặt đường. nhìn sợ thật í.

túm quần lại, thì tớ thấy người Việt Nam mình chả mấy ai dừng xe lại để xin lỗi nhau vì cả đôi bên đều xảy ra va chạm, chẳng mấy ai lại hỏi han xem đối phương có bị thương tích gì không, dù cho đó là người gây ra tai nạn, và cũng chẳng mấy ai thực sự quan tâm đến sự cân bằng của giao thông đường bộ, cứ thấy cơ hội đường ít người là phóng nhanh, không thấy xe nào đi ngang lại vội qua đường. điều này thật sự rất đáng báo động, nhưng rốt cuộc, mấy ai có thể ngẫm nghĩ mà thay đổi thói quen lái xe của mình? tớ chẳng muốn mình sẽ viết ra những lời khuyên răn, hay những câu trả lời vô nghĩa như em sẽ làm thế này, em sẽ làm thế nọ để giảm thiểu việc đi xe nguy hiểm như vậy ở Việt Nam, vì đây không phải là một tiết học Giáo dục công dân. và tớ thì không mong muốn sẽ nói ra mấy lời mà mình không thể thực hiện. chung quy, thì ý thức của người dân vẫn là quan trọng nhất, và cách duy nhất chúng ta làm, là làm sao có thể đánh thức được ý thức của họ mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top