Chuyện cổ Ấn Độ
Chuyeän coå tích - Tích coå maø chuyeän môùi!
Chắc hẳn trong chúng ta, nhiều người đã từng nghe câu chuyện sau đây trong “Truyền thuyết tình yêu” của Ấn Độ :
Chuyện rằng: Ngày xưa có một lão nông dân có 3 người con trai. Sau một quảng đời làm ăn chăm chỉ và tiết kiệm, ông lão đã gây dựng cho mình được một gia tài kha khá.
Đến khi tuổi già, biết mình sắp khuất núi, ông cho gọi các con tới mà dặn rằng:“Cả đời cha thắt lưng buộc bụng, vất vả làm ăn. Nay cha sắp về cõi vĩnh hằng, nên các con nhớ lời cha dặn: Nay gia tài mà cha có được, cha sẽ chia cho các con: Nhà cửa, vườn ruộng… Còn 19 con bò thì anh cả được một nửa số bò; anh hai được một phần tư số bò; còn thằng út được một phần năm số bò. Khi chia các con không được mổ bò ra chia vì đạo bà-la-môn không giết bò; các con nhớ chia nhau để hưởng cho hết. Anh em phải biết thương yêu đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau; đừng vì vật chất tầm thường mà đánh mất tình anh em ruột thịt. Có như thế cha mới yên lòng nơi chín suối”…
Nói xong, ông cụ trút hơi thở cuối cùng.
Lo tang cho bố xong, anh em mới ngồi bàn nhau chia gia tài. Nhưng, thật oái oăm thay, bàn đi tính lại mãi cũng không sao giải quyết được; họ đành phải nhờ đến quan tòa phân xử…
Đây là một câu chuyện khá hay, khá lý thú và xúc động vì:
-Là chuyện cổ, mang tính nhân văn rất cao, giáo dục tình cảm anh em, gia đình và đạo lý ở đời.
-Câu chuyện cũng là một bài toán trong một loạt bài toán cổ của Ấn Độ.
Ở đây, tôi muốn nói đến khía cạnh toán học:
Mặc dù trong chuyện đó người ta cũng đưa ra cách giải (của quan tòa) và trong phạm vi chương trình phổ thông(chỉ cần giới hạn chương trình Trung học cơ sở), ta cũng có thể giải quyết bài này một cách dễ dàng.
Xin mời các em nêu cách giải riêng của mình. Nếu lời giải đúng sẽ nhận được phần thưởng. Đặc biệt, đúng và khác với các lời giải trong bài viết này(ghi ở mặt sau tờ này) – sẽ có phần thưởng xứng đáng. Hạn chót nộp bài vào 10/04/2013 cho Sơn Hải theo dchỉ [email protected] nhé!
Tuy nhiên, qua những cách giải nói trên, ta thấy bài toán có gì đó vô lý. Nếu chúng ta phân tích kỹ lời giải sẽ nhận ra điều đó. Mặc dầu vậy, đừng vội cho là “sai…đề”. Hoàn toàn không! Đó mới chính là điều thú vị của bài toán cổ này: Vô lý mà có lý. Có lý nằm trong sự vô lý. Lời giải thứ tư sẽ minh chứng điều đó.
Kính chúc toàn thể trường THTP Nguyễn Huệ, quí thầy, cô và các em học sinh một năm mới nhiều niềm vui và thành đạt !
Kỳ Anh, ngày 24/03/2013
Hoaøng Sôn Haûi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top