Chuyển biến KT-XH VN

 

   * Tác động về kinh tế:     

    KTế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Pháp có đầu tư kỹ thuật và nhân lực song rất hạn chế. 

    Nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp .

   * Tác động về XH: Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở VN có những chuyển biến mới

   - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai

   - Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất .

   - Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ

   - Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.

   - Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển ( trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn),  bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

=> Cuộc KTTĐ lần thứ 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội VN. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: