#1 Cảm xúc

Nguồn: romanceuniversity.org/2013/08/21/janice-hardy-presents-five-ways-to-describe-emotions-without-making-your-character-feel-too-self-aware/

------------------------

Cảm xúc là điểm mấu chốt để tạo nên sự chân thật của nhân vật, nhưng việc miêu tả chúng với cái nhìn khách quan đôi khi sẽ khiến độc giả không thể hoà mình vào với nhân vật. Phân đoạn miêu tả có thể sẽ giống như tác giả đang nói cho người đọc biết về cảm xúc của nhân vật, chứ không phải chính cảm xúc riêng của họ.

Khi câu chuyện ở ngôi thứ ba hay dưới góc nhìn toàn cảnh, điều này không đáng chú ý lắm (chúng ta có thể cho rằng những POVs/góc nhìn này được tách riêng ra), nhưng nếu như góc nhìn được miêu tả ở ngôi thứ nhất hay góc nhìn phiến diện thì sao? Lúc này chúng ta đang đánh cược khả năng đồng cảm giữa nhân vật và người đọc.

Để lấy ví dụ:

Tôi lau mồ hôi còn đọng lại trên lông mày với đôi tay run rẩy, cảm giác sợ hãi từ cuộc chạy trốn suýt soạt chạy dọc khắp tĩnh mạch.

Bạn có thể cảm nhận được nỗi sợ của cô ấy không? Chắc hẳn câu trả lời là không, vì chính cô ấy cũng không thể cảm nhận được nó. Những người đang trong trạng thái sợ hãi sẽ không đặc biệt nghĩ tới cái gì đang chạy dọc khắp cơ thể họ hay vì sao lại như thế, họ chỉ cảm nhận, suy xét và phản ứng lại.

Giờ hãy viết lại như sau:

Không ngừng run rẩy, tôi chống vào chiếc ghế gần nhất và ngồi sụp xuống trước khi tôi kịp ngã lăn ra đất. Mồ hôi đọng lại trên mắt và tôi phải dùng chiếc áo phông của mình để lau mặt. Ban nãy chỉ còn một chút nữa thôi. Nếu như tôi không chạy đi như vừa rồi thì.... Tôi rùng mình.

Cách này đã thể hiện được điều mà người kể chuyện cảm thấy, điều mà cô ấy suy nghĩ khi cô cảm nhận được nó, cách mà cơ thể cô ấy phản ứng, mà không khiến nó trở thành một hành động có ý thức. Nó hướng tới việc đang xảy ra xung quanh cô, không phải việc xảy ra bên trong cô. Chúng ta không cần phải giải thích rằng cô ấy vừa có cuộc chạy trốn trong gang tấc, bởi vì chúng ta đã đưa ra đủ các dẫn chứng để người đọc có thể tự nhận được điều đó.

Đây là một vài cách mà bạn có thể dùng để miêu tả tâm lý nhân vật mà không cần phải dùng cái nhìn khách quan.

1. Hãy dùng các dấu hiệu hình thể mà nhân vật có thêt biểu hiện ra.

Cảm xúc tạo nên hành động, và đây chính là đầu mối để người đọc có thể xác định được tâm lý của nhân vật. Nhịp tim nhanh, run rẩy, đầu ngón tay lạnh buốt, lòng bàn tay ra mồ hôi là tất cà những dấu hiệu của sự sợ hãi (hoặc là biểu hiện của tình yêu ở một vài trường hợp). Đồng thời cũng cần cân nhắc tới các hành động không có chủ đích như đỏ mặt hay thở gấp.

Hãy thử: Họ bật cười, còn anh thì quay đi, mặt nóng bừng lên, nhưng đầu ngón tay lại lạnh cóng.

Thay vì: Anh quay đi, mặt đỏ ửng vì xấu hổ.

2. Hãy dùng những suy nghĩ hay hội thoại để dự đoán cảm xúc nhân vật.

Cảm xúc có thể là tác nhân ảnh hưởng của cả ngôn ngữ nói hay suy nghĩ. Ví dụ như một nhân vật sẽ im lặng để hối thúc người còn lại bắt kịp sẽ thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Có thể cô ấy cũng đã tự phản ánh chính mình. Một câu ngắn 'quả là tên khốn' đồng nghĩa với sự không hài lòng, và còn đem lại cảm giác tự nhiên hơn.

Hãy thử: Đúng là một trên khốn! "Xin lỗi đi, tôi đang cư xử như một con gì cơ?"

Thay vì: Cô ta bất bình trước việc anh ta đang cư xử như một tên khốn.

3. Hãy sử dụng câu nói để gợi ý về ý nghĩa thực sự đằng sau nó.

Đôi khi những gì nhân vật không nói ra lại truyền tải thông điệp nhiều hơn là lời nói.

Một lời nói ra bên ngoài nhưng lại mâu thuẫn với cảm xúc và suy nghĩ ẩn sâu bên trong sẽ bộc lộ về nhiều tầng nghĩa và cảm xúc. Lời thoại cũng có thể tạo nên sự mâu thuẫn trong khung cảnh và tăng độ kịch tính hơn.

Hãy thử: "Tại sao anh lại không ở lại chứ." Cô nói, xé chiếc giấy ăn ra thành nhiều mảnh nhỏ.

Thay vì: Cô không trả lời, ngay cả khi cô biết rằng John muốn câu trả lời có từ cô.

4. Dùng những yếu tố ngoại cảnh để cường điệu cảm xúc.

Cảm xúc bị kích động đồng nghĩa với việc các giác quan trở nên nhạy cảm, nên sự nhận thức xúc quan cũng sẽ nhạy bén hơn. Sợ hãi có thể gây nên cảnh giác cao độ, tình yêu có thể khiến mọi thứ gợi cảm hơn. Sợ hãi thường được bộc lộ qua phản ứng của dạ dày hay cổ họng, nhưng thế còn âm thanh và mùi vị? Tai có thể nghe thấy tiếng rung, hoặc mọi vật phát ra tiếng động rập rờ và kẽo kẹt. Mùi hương có thể khơi gợi về những ký ức liên kết với cảm xúc mà bạn muốn bộc lộ.

Hãy thử: Nó không chỉ là tiếng bước phát ra từ sau lưng cô - mà còn là mùi hắc của nước hoa rẻ tiền, mùi bia lâu ngày, và tiếng rón rén đang ngày càng gần hơn. Cô nhanh chóng bước đi.

Thay vì: Cảm giác sợ hãi khiến cô bước nhanh hơn. Ai đó đang bám theo cô.

5. Sử dụng tính hình tượng để gợi lên cảm xúc.

Vần thơ đều cần dùng đến tính hình tưởng để khơi gợi cảm xúc, và điều này cũng có thể sử dụng trong văn xuôi. Phép ẩn dụ, sự so sánh và ngôn ngữ màu sác có thể là cách hiệu quả để miêu tả cảm xúc mà không cần dùng đến một từ ngữ miêu tả cảm xúc nhất định.

Hãy thử: Cả thế giới như biến mất, rửa trôi mọi sắc màu ngoại trừ chàng trai đó, vẫn đứng lặng dưới ánh nắng mặt trời.

Thay vì: Anh ấy thực sự rất đẹp trai. Tôi không thể rời mắt khỏi anh ấy.

Mỗi nhân vật đều có cách phản ứng khác nhau với một trạng thái cảm xúc, vì vậy hiểu được cách nhân vật sẽ phản ứng có thể giúp trong ta trong việc miêu tả cách mà người đó sẽ cảm thấy. Một số người cảm nhận mọi thứ theo giác quan, chối từ việc đi sâu vào cảm xúc. Một số khác lại nghĩ quá nhiều và cố gắng kiềm hãm việc phản ứng với mọi vật. Và khi một nhân vật phản ứng theo một cách nhất định nào đó, điều đó cũng có nghĩa là một nhân vật khác cũng có cơ hội để bộc lộ, nên cảm xúc cũng có thể được tạo nên từ đối tượng khác, dù tiêu cực hay tích cực.

Cảm xúc có thể biến một phân cảm tầm thường thành một cái gì đó đọc lại trong tâm trí người đọc sau khi cuốn sách được gấp lại. Đừng chỉ nói ra điều nhân vật cảm thấy - hãy khiến người đọc cũng có thể cảm nhận được nó.

Nắm bắt được cảm xúc chính là nắm bắt được người đọc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top