chuongII - TLDN
Chương II
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 13: Quyền thành lập, góp vốn, mua cỏ phần và quản lý doanh nghiệp
1- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cán nân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này
2- Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
a- Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
e- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
d- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ- Người chưa thành niên; người bị hanh chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e- Người đang chấp hành hình phát tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
g- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3- Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều này.
4- Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của luật này;
a- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân việt nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 14: Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh
1- Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh.
2- Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 điều này.
3- Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký két hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.
Điều 15: Trình tự đăng ký kinh doanh
1- Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hò sơ; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung
3- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại luật này
4- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
Điều 16: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2- Bản sao giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
3- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc và cá nhân khác đối cới doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 17: Hồ sơ đăng ký kinhdoanh của công ty hợp danh
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2- Dự thảo Điều lệ công ty.
3- Danh sách thành viên, bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
4- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật có vốn pháp định.
5- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh, ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Điều 18: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
2- Dự thảo Điều lệ công ty.
3- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; vănb ản ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân, họi chiếu hoặc chứng thự cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngaòi thì bản sao giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngầnh, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật có chứng chỉ hành nghề.
Điều 19: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mãu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2- Dự thảo Điều lệ công ty
3- Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b- Đối với cổ đông là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, văn bản ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề m,à theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5- chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngnàh, nghề mà theo quy định của pháp luật pahỉ có chứng chỉ hành nghề.
Điều 20: Hồ sơ, trình tự thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngaòi lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 21: Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
1- Tên doanh nghiệp
2-địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có)
3- Ngành, nghề kinh doanh
4- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đàu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
5- Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
6- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; của thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ động sáng lập đối với công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với cồn ty hợp danh.
Điều 22: Nội dung điều lệ công ty
1. Tên. địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh
3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối vố công ty TNHH; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cỏ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần
7. Cơ cấu tổ chức quản lý
8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty TBNHH, công ty cổ phần
9. Thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hạơc kiểm soát viên.
11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty TNHH hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.
13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.
14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thỏa thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Điều 23. Danh sách thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Danh sách thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh quy định và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, địa chỉ thường trú và các đặcd diểm cơ bản káhc của thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
2. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, laọi tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
3. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo páhp luật của thành viên, cổ đông sáng lập hạơc của đại diện theo ủy quyền của họ đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Điều 24. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của luật này.
3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của luật này.
4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật.
5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Lệ phái đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định.
Điều 25. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanhnghiệp, chi nahnhs, văn phòng đại diện.
2. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minhnhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hạơc cổ đông sáng lập là cá nhân; số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên hạơc cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh đói với công ty hợp danh; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
4. Vốn điều lệ đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; số cổ phần và trị gái vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đàu đối với doanhnghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanhnghiệp kinh dioanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định.
5. Ngành, nghề kinh doanh.
Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp pahỉ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời gian mười ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi.
2. Trường hợp có thay đổi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả phí.
Điều 27. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh.
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo nội dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Uỷ van nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh; cáp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hạơc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan đưng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 điều này.
Điều 28. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
1. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ gnày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nộ dung chủ yếu sau đây:
a- Tên doanh nghiệp;
b- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c- ngành nghề kinh doanh
d- Vốn điều lệ đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp và số cổ phần được ủy quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanhngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;
đ- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hạơc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ động sáng lập;
e- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
g- Nơi dăng ký kinh doanh
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29: Chuyển quyền sở hữu tài sản
1. Thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a- đối với tài sản có đưng ký hạơc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ
b- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và điah chỉ trụ sở chính của công ty, Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.
c- Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tièn Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hạot động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân khong phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Điều 30. Định giá tài sản góp vốn
1.Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vón khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập đinh giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa gias trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3.Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vón và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng lêin đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Điều 31. Tên doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ ssố và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a- Loại hình doanh nghiệp
b- Tên riêng
2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kếin đưng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hạơc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghệ nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương đương sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bắng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp páht hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hàon toàn giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
a- Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký.
b- Tên bằng tiếng việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&";
c- Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
d- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
đ- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước hoặc "mới" ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ "miền bắc", "miền nam", "miền trung", "miền tây", "miền đông" hạơc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Điều 35. Trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác địn gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
2. Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.
Điều 37: Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành,nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.
5. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do chính phủ qui định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top