chuong8slnvdv

Đn, đặc tính sơ lược, ctao HM

1. Định nghĩa

Theo  định nghĩa kinh  điển của E.Starling: hormone là những chất  được các tế bào của một bộ phận

có thể tiết ra, được máu vận chuyển đến một cơ quan khác để điều hoà hoạt động hay thúc đẩy quá

trình sinh trưởng của cơ thể.

2. Đặc tính sinh học của hormone

Homlone có các đặc tính sinh học sau đây:

+ Có hoạt tính sinh học rất cao: gây tác dụng rõ rệt nên cấu tạo và chức năng của một cơ quan nào đó.

Ví dụ: 1g adrenalin có thể làm tăng cường hoạt động của 100 triệu quả tim  ếch  đã tách khỏi cơ thể,

1g insulin có thể làm hạ  đường huyết của 125.000 con thỏ. Chính vì hoạt tính sinh học của hormone

rất cao mà nó chỉ  được

tuyến nội tiết sản xuất ra với liều lượng rất thấp vài g hoặc mg. Điều này lại gây khó khăn cho việc chiết

xuất hoặc tạo hormone tổng hợp. Ví dụ: Để thu  được vài mg oestradiol tinh khiết người ta phải điều

chế dịch chiết lấy từ 2 tấn buồng trứng lợn nái.

+ Chỉ có tác dụng đặc hiệu đối với từng cơ quan, bộ phận. Ví dụ: hormone FSH do tuyến yên tiết ra chỉ

có tác dụng làm cho bào noãn của trứng phát triển và chín, còn homlone progesteron do thể vàng

tiết ra chỉ có tác dụng làm biến đổi lớp niêm mạc tử cung.

+ Hormone không có tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: thyroxin do tuyến giáp củalợn tiết ra cũng có thể

làm tăng cường sự trao đổi chất và thân nhiệt của chó hay của mèo.

+ Mọi hormone  đều rất cần thiết với lượng vừa  đủ, nếu thừa - ưu năng, hoặc thiếu - nhược năng đều

đưa đến các trạng thái bệnh lý khác nhau. 

3. Cấu tạo hoá học của hormone

Hormone có cấu tạo hoá học rất đa dạng

+  Hormone có thể là axit amin hoặc là dẫn suất của axit amin. Ví dụ:

noradrenalin và adrenalin. 

+ Hormone có thể là những peptit ngắn. Ví dụ: oxitoxin và vasopresin đều tạo được nên từ 9

axit amin trong đó có 7 axit amin giống nhau, nối giữa hai sistein có một cầu disunfit s - s.

+ Hormone có thể là những peptit dài. Ví dụ:

- Insulin gồm hai mạch: mạch một chứa 21 axit amin, mạch 2 có 30 axit amin, hai mạch nối với nhau

nhờ cầu disunfit s - s.

+ Hormone có thể là các protein.Ví dụ:

- STH (Kích sinh trưởng tố) chứa tới 188 axit amin tạo thành một chuỗi polypeptit có phân tử lượng

25.000.

+ Hormone có thể là các steroit. Ví dụ: cortizol, testosteron, oestrogen  đều là những steroit  được tổng

hợp từ colesterin và gồm 18, 19 hoăc 21 nguyên tử C kết thành 4 vòng nối với nhau trong đó có

3 vòng 6 cạnh và một vòng 5 cạnh.

1. Cơ chế tác động ?

Cơ chế tác động của hormone đang được tiếp tục nghiên cứu, hiện nay khoa học đã công nhận

các cơ chế sau:

+ Hormone-màng: thay đổi tính thấm của màng, tăng hay giảm sự vận chuyển của các chất qua màng

tế bào. Hormone kích thích hoặc ức chế quá trình trao đổi chất trong cơ thể qua đó ảnh hưởng đến

hoạt động của các cơ quan. Ví dụ: adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh, huyết áp tăng, ngược lại

acetylcholine làm tim đập chậm, yếu,

huyết áp hạ.

+ Homlone-enzym: tác động qua màng tế bào bằng cách hoạt hoá enzym trên màng tế bào, enzym này là adenylcyclase, nhờ  đó mà ATP dạng thẳng (adenozyltnphotphat)  được chuyển thành AMP

vòng (adenylatmonophotphat) có mạch photphat cao năng (∼P). Hormone được coi là hệ thông tin thứ

nhất, AMP vòng

được coi là hệ thông tin thứ hai. Dưới tác dụng của AMP vòng, các enzym trong tế bào được hoạt hoá

thành phản ứng dây chuyền làm biến đổi các quá trình trao  đổi chất trong tế bào.

Những hormone với bản chất là protein, peptit có phân tử lớn, khó thấm qua màng tế bào đều tác động

theo phương thức honnone enzym.

Ví dụ: để làm tăng hàm lượng glucose trong máu người ta tiêm glucagon vào cơ thể động vật, qua

trình này xảy ra như sau:

- Glucagon (hệ thông tin thứ nhất) được gắn với thụ quan R (receptor) ở màng tế

bào và hoạt hoá adenylcyclase chưa hoạt động sang dạng hoạt động, enzym này xúctác cho sự chuyển

ATP thành AMP vòng (hệ thông tin thứ hai).

- AMP vòng hoạt hoá enzym proteinkinase chưa hoạt động chuyển thành dạng hoạt động. 

+  Proteinkinase hoạt hoá enzym photphorylase b (dạng chưa hoạt  động) sang dạng a (hoạt động).

+ Photphorylase dạng a xúc tác cho glycogen chuyển thành gluco.1.P rồi thành gluco.6.P.

+ Dưới tác dụng của enzym gluco.6. photphatase, gluco.6.P  được tách thành glucose và photphat,

glucose vào máu làm tăng đường huyết.

+ Hormone- gen: Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein. Hormone (a) sau khi  đã vào trong

tế bào  được receptor của nhân nhận biết (b) và tạo thành phức hormone - receptor. Phức này gắn vào

mã mở đầu của gen (c) để hoạt hoá gen dẫn đến sao mã tổng hợp ARN thông tin (mARN) mới,

những mARN này ra khỏi nhân (d) và

tham gia vào tổng hợp các protein đặc hiệu (e). Những hormone với bản chất là steroid đều tác động theo cơ chế này.

2. Các dạng tác động của hormone

a. Dạng tác động nhằm giới hạn

Hormone insulin và glucagon của tuyến tuỵ tác động ngược chiều nhau nhưng lại phối hợp để giới hạn

nồng

độ glucose trong máu. Sau khi tiếp nhận thức  ăn có nhiều gluxit thì hàm lượng glucose trong máu từ mứcbình

thường (120mg/1001 máu) sẽ tăng lên (l). Sự tăng này là tín hiệu kích thích

cho tế bào β trong đảo tuỵ tiết ra insulin (2) để hoạt hoá hexokinase - xúc tác cho sự biến đổi glucose

thành glycogen dự trữ, nhờ vậy mà nồng độ glucose trong máu sẽ được giảm xuống (3).

Nhưng nếu glucose giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường (4) thì lại trở thành tín hiệu kích

thích tế

bào α của đảo tuỵ tiết ra glucagon (5). Glucagon hoạt hoá enzym adenylcyclase (như đã trình bày ở phần

cơ chế tác

động) và glycogen lại được chuyển đổi thành glucose làm đường huyết lại tăng lên mức bình thường. Như vậy là

insulin quyết định giới hạn trên còn glucagon quyết định giới hạn dưới của glucose.

b. Dạng thông tin đơn thuần

Thức ăn có tính axit từ dạ dày xuống sẽ kích thích các tế bào niêm mạc tá tràng tiết ra hormone.

- Secretin: hormone này theo máu chuyển đến tuỵ được các tế bào nang tuyến nhận dạng, nó hoạt

hoá các tế

bào nang tuyến làm các tế bào này tích cực tiết ra dịch

tuỵ để đổ vào tá tràng. Nếu tá tràng còn tiếp tục nhận thức ăn axit thì nó còn tiết rasecretin để duy trì sự

sản

xuất dịch tuỵ (thức ăn axit - tá tràng - secretin - tuyến tụy - dịch tuỵ - tá tràng). Axit thì nó còn tiết ra secretin

để

duy trì sự

sản xuất dịch tuỵ (thức ăn axit - tá tràng - secretin - tuyến tụy - dịch tuỵ - tá tràng).

- Colesistokinin: được tiết đồng thời với secretin nó kích thích túi mật co bóp đẩy

dịch mật chảy xuống tá tràng. Khi dịch mật đã trung hoà được tính axit của thức ăn thì sự tiết 2 hormone

trên

sẽ chấm dứt.

c. Dạng liên hệ ngược

Đây là một dạng tác động nêu lên mối quan hệ giữa 2 tuyến nội tiết với nhau.

Cortizon của vỏ tuyến trên thận có tác dụng huy động các axit amin trong cơ biến

đổi thành glucose. Hormone ACTH của thuỳ trước tuyến yên lại làm tăng sự tổng hợp cortizon.

Nguyên nhân gây tiết cortizon là các trạng thái thần kinh căng thẳng- stress.

Stress tạo thành xung động mạnh tác động tới vùng dưới đồi, vùng này sản xuất nhân tố giải phóng

RF xuống ép thuỳ trước tuyến yên tiết ra ACTH. Hormone này theo máu đến kích thích vỏ tuyến trên

thận sản xuất cortizon làm đường huyết không bị hạ.

Nếu hàm lượng cortizon trong máu quá cao sẽ trở thành tín hiệu ngược trở lại ức chế vùng dưới đồi,

vùng này kìm hãm thuỳ trước tuyến yên trong việc chế tiết ACTH nên hàm lượng cortizon lại được giảm

xuống mức cũ.

2. Tuyến yên (tuyến dưới não, tuyến mấu não dưới)

Đây là tuyến nhỏ, nặng 0,5g nằm ở hố yên thuộc thân xương bướm thuộc nềnhộp sọ. Sự tiết các

hormone của tuyến này được điều khiển bởi các tế bào thần kinh

vùng dưới đồi. Về cấu tạo, tuyến này có 3 thuỳ trong đó thuỳ trước thuỳ sau lớn, thuỳ giữa nhỏ, mỗi thuỳ

tiết các honnone khác nhau. 

a. Thuỳ trước (tiền yên)

Dựa vào chức năng người ta chia hormone của thuỳ này thành hai nhóm: nhóm

hormone phát triển cơ thể: STH, TSH, ACTH và nhóm hormone hướng tuyến sinh

dục: FSH, LH, LTH.

* Nhóm hormone phát triển cơ thể:

+ STH (Somato Tropin Hormone) hay GH (Grow Hormone) - kích sinh trưởng

tố, hormone này có nhiều tác dụng:

- Kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách tăng tổng hợp protein tăng hấp

thụ Ca, P làm cho sụn hoá thành xương để bộ xương phát triển.

- Làm tăng hàm lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường (do tuyến yên)

bởi STH ức chế enzym hexokinase - xúc tác cho quá trình chuyển hoá glucose thành

glycogen dự trữ.

- Làm giảm sự tổng hợp lipit bằng cách huy động mỡ dự trữ để oxy hoá tạo năng

lượng cần thiết cho sự tổng hợp protein.

- Kích thích sự tạo huyết tương và hồng cầu non, nếu ưu năng tuyến yên trước

tuổi dậy thì thì gây bệnh khổng lồ, sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón ở các chi.

Còn nhược năng trước tuổi dậy thì bị bệnh lùn (cơ thể cân đối) sau tuổi dậy thì bị bệnh

Simmond (rối loạn sinh dục).

+ TSH (Thyroid Stimulating Hormone) - kích giáp tố: cơ quan đích của TSH là

tuyến giáp, kích thích cho tuyến giáp hoạt  động vì vậy nếu tuyến yên bị cắt bỏ thì

tuyến giáp cũng bị teo đi.

- Thúc đẩy sự hấp thụ iod vào tuyến giáp để tổng hợp thyroxin.

- Tăng cường huy động glycogen từ gan và tăng oxy hoá glucose.

+ ACTH (Adreno Corticotropin Hormone) - kích vỏ thượng thận tố: 

- Cơ quan đích của ACTH là tuyến vỏ tuyến trên thận, kích thích vỏ thượng thận

hoạt động vì vậy nếu cắt bỏ tuyến yên thì phần vỏ tuyến trên thận cũng bị teo lại.

- Làm tăng tổng hợp gluxit tạo glycogen.

- Tăng huy động lipit, giảm sự tổng hợp protein.

- Tăng giữ nước và Na, tăng đào thải K.

Nếu nhược năng ACTH thì bị bệnh Addison: có thể suy nhược, mất năng, lực

huyết áp thấp, da sậm màu. Nếu ưu năng hàm lượng ACTH thì bị bệnh Cushing: béo

mặt, thân và chân tay gầy, xốp xương.

* Nhóm hormone hướng tuyến sinh dục:

+ FSH (Follicule Stimulating Hormone) - Prolan A - kích nang tố.

- Đối với nữ giới và động vật cái, nó kích thích nang (bao) trứng phát triển, kích

thích buồng trứng tiết hormone oestrogen.

- Đối với nam giới và động vật đực nó kích thích sự phát triển của tinh hoàn, ống

sinh tinh, kích thích sự tạo tinh trùng.

+ LH (Luteinising Hormone) - Prolan B - kích sinh hoàng thể tố.

- Ở nữ giới và động vật cái nó làm cho bao noãn đã phát triển chuyển sang gia

đoạn chín, gây rụng trứng. Sau khi trứng rụng, LH kích thích  bao noãn (nang De

Graaf) biến thành thể vàng (hoàng thể) rồi kích thích thể vàng tiết hormone

progesteron.

- Ở nam giới và động vật đực, LH duy trì sự hoạt động của ống sinh tinh, kích

thích tế bào kẽ (tế bào Leydig) của ống sinh tinh tiết ra hormone giới tính testosteron.

+ LTH (Lu teo Tropin Hormone) - prolactin - kích nhũ tố: trước đây gọi là LTH

vì cho rằng nó hướng về thể vàng nhưng không phải như vậy mà chức năng chính của

prolactin là kích thích sự phát triển của tuyến vú và làm tăng sự tiết sữa ở nam giới

prolactin kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt. 

b. Thuỳ giữa

Đây là thuỳ rất nhỏ, tiết MSH (Melanocyte Stimulating Honnone) - kích hắc tố -

kích sắc tố.

Đối với động vật bậc thấp (cá, lưỡng cư, bò sát) nó có tác dụng kích thích tế bào

sắc tố tổng hợp sắc tố melanine và phân bố đều sắc tố trên bề mặt da làm da có màu tối

thích nghi với môi trường. Động vật bậc cao và người, MSH tác dụng không rõ ràng,

làm da, tóc, mắt có màu.

c Thuỳ sau (Hậu yên)

Thực chất đây không phải là thuỳ tuyến mà là một thuỳ thần kinh được liên hệ

với vùng dưới đồi và chứa 2 hormone do vùng dưới đồi tiết ra: 

+ Vasopresin (ADH: Anh Diuretic Hormone) - homlone chống bài niệu: 

- Tăng qua trình tái hấp thu nước ở ống thận nhỏ hạn chế bài xuất nước tiểu vì

vậy nếu thiếu nó sẽ tăng bài niệu gây ra bệnh đái tháo nhạt (201/ngày) - diabet không

đường.

- Làm co cơ trơn của các động mạch nhỏ, tăng huyết áp vì thế nó còn được gọi là

vasopresin.

+ Oxitoxin (hormone thúc đẻ):

- Làm co cơ trơn ở tử cung nhất là trong kỳ động dục hoặc khi đẻ, nó còn được

dùng để thúc đẻ khi cơ tử cung co yếu.

- Kích thích sự co bóp của các ống sữa làm tăng sự bài tiết sữa. Nếu ít sữa sau

khi sinh có thể tiêm oxitoxin.

7. Tuyến sinh dục nội tiết

a. Tuyến sinh dục đực

Tuyến sinh dục đực ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn (dịch hoàn). Trong

tinh hoàn các tế bào kẽ được gọi là tế bào Leydig tiết ra hormone sinh dục đực gọi

chung là androgen bao gồm: androsteron, androstandiol, testosteron với các tác dụng

sau:

+ Hình thành giới tính đực ở bào thai, làm phát triển cơ thể nói chung và cơ quan

sinh dục đực nói riêng.

+ Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp:

- Đối với người: xuất tinh về đêm ở tuổi dậy thì, mọc râu, lông nách, lông mu,

khung xương phát triển, giọng nói trầm, mọc trứng cá ở mặt.....

- Đối với động vật đực: màu sắc bộ lông thay đổi, mào gà phát triển, hành vi giữ

tợn, tính tình hung hăng......

+ Tham gia vào quá trình chuyển hoá:

- Tăng tổng hợp protein làm cơ thể phát triển.

- Tăng dị hoá lipit nên cơ thể ít béo.

- Tăng tổng hợp glycogen dự trữ ở cơ.

b. Tuyến sinh dục cái

Tuyến này bao gồm các nang trứng (nang De Graff) nằm trong buồng trứng, thể

vàng và nhau thai.

* Nang trứng: là lớp tế bào chứa một trứng ở bên trong. Các tế bào hạt của nang

tiết ra honnone sinh dục oestrogen với ba loại: oestron, oestriol, oestradion. Chức năng

chính của oestrogen là:

+ Kích thích quá trình tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông

và chậu hông.

+ Kích thích ống dẫn trứng, tạo điều kiện cho sự di chuyển của trùng sau khi

trứng rụng.

+ Tăng cung cấp máu cho dạ con, thúc đẩy sự phát triển hệ thống ống dẫn sữa

của tuyến vú.

+Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp. +Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp.

- Đối với nữ: có kinh nguyệt, khung xương chậu phát triển chiều ngang, giọng

nói trong, da mịn màng hoặc xuất hiện trứng cá...

- Đối với động vật cái: màu lông sặc sỡ, bộ xương nhỏ..

6. Tuyến trên thận

Tuyến này gồm 2 tuyến nhỏ úp lên cực trên của 2 quả thận. Mỗi tuyến đều có 2

lớp: vỏ và tuỷ tiết ra nhiều hormone khác nhau.

a. Phần vỏ tuyến trên thận

Phần này có nguồn gốc từ lá phổi giữa, tiết ra nhiều hormone quan trọng được

gọi chung là corticosteroit và chia làm 3 nhóm sau:

+  Nhóm mineralocorticoit (nhóm  điều hoà chất khoảng): aldosteron,

dezoxycorticosteron trong đó aldosteron làm tăng quá trình tái hấp thu Na+, Cl- trong

ống thận, làm huyết áp tăng lên.

+ Nhóm glucocorticoit (nhóm điều hoà gluxit): làm tăng lượng glucose từ các

nguyên liệu là thoát và lipit. Nhóm này có cortizon, hydrocortizon corticosteron.

Cortizon tạo glucose bằng cách khử nhóm quan (NH2) của axit quản ở gan và biến

phần không chứa nitơ thành glucose. Các hormone của nhóm này có tác động chống

viêm nhiễm dị ứng.

+ Nhóm sexualcorticoit (nhóm điều hoà sinh dục): có tác dụng tương tự như các

hormone sinh dục, bao gồm: androgen, oestrogen, progesteron.

Bệnh lý của phần vỏ.

+ Nhược năng: gây bệnh Addison (lao vỏ trên thận): da sạm, cơ thể suy sụp

đường huyết và thân nhiệt giảm, trong máu: Na

+

 giảm nhưng K+

 tăng.

 + Ưu năng: xuất hiện bệnh Cushing: béo ở mặt, cổ, thân nhưng chân tay gầy,

tăng huyết áp, xương xốp và đái tháo đường.

+ Nếu cắt bỏ phần vỏ của 2 tuyến trên thận xuất hiện các rối loạn trầm trọng, con

vật chết sau vài ngày. b. Phần tuỷ tuyến trên thận

Phần này có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, tiết ra adrenalin và noradrenalin, hai

hormone có tên gọi chung là catecolamin. Nguyên liệu tổng hợp nên adrenalin và

noradrenalin là phenylalanin hoặc tirozin.

Phenylalanin -> Tyrozin -> Dihydroxyphenylalanin -> Dopamin -> Noradrenalin

-> Adrenalin.

+ Adrenalin có các chức năng sinh lý sau:

- Đối với hệ tuần hoàn: làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, co mạch máu dưới da,

mạch máu ở cơ vân khi nghỉ ngơi.

- Đối với cơ vân hoạt động: biến đổi glycogen thành glucose đổ vào máu tới cơ

sử dụng, phục hồi khả năng làm việc của cơ vân.

- Đối với cơ trơn: làm giảm sự co của lớp cơ trơn ở thành dạ dày, ruột, thành phế

quản, làm co cơ nan hoa ở mống mắt nên đồng tử giãn rộng ra, làm co cơ dựng lông

gây hiện tượng nổi da gà (đối với người) và xù lông (đối với động vật).

- Đối với hệ thần kinh: làm tăng hưng phấn. Đầu tận cùng của dây thần kinh giao

cảm cũng tiết ra adrenalin.

+ Noradrenalin: cũng được đầu mút của dây thần- Tác dụng gần tương tự như adrenalin nhưng có phần yếu hơn.

- Một số trường hợp thì tác dụng đối lập như với người mang thai thì nó làm tim

đập nhanh hơn, tăng huyết áp mạnh hơn, tác dụng chuyển hoá thì kém hơn.  kinh giao cảm tiết ra.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: