chuong8
CHƯƠNG 8: Ô NHIỄM ĐẤT
Câu 1. Ô nhiễm môi trường đất là gì? Trình bày những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất?
a)Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Đất thường là chổ tiếp nhận chủ yếu tất cả các nguồn thải. Sự thải các chất thải rắn ở các đô thị đa sinh ra hàng loạt vấn đề về bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước, phá hủy cảnh quan, chiếm dụng đất làm bãi thải,...
b)Trình bày những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất?
Đất, nhất là đất trồng trọt nằm ở tầng trên cùng của thạch quyển. Vì vậy nghiên cứu sự ô nhiễm của thạch quyển chính là xem xét sự ô nhiễm môi trường đất.
Đất là nơi tiếp nhận lại một số lượng lớn các sản phẩm phế thải sinh hoạt, các sản phẩm phế thải của con người, của động vật, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải,… Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại như sau:
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp
- Ô nhiễm môi trường đất do giao thông vận tải
- Ô nhiễm môi trường đất do tác động của khu công nghiệp, khu đông dân cư…
Đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh giải phóng ra khí SO2 và cuối cùng để lại sunfat trên mặt đất, các nitrat từ khí quyển cũng được lắng đọng trên mặt đất.
Dọc các xa lộ các ô tô, mô tô chạy bằng xăng đã để lại hai bên đường bụi chì, khói dầu, bụi đường, bụi lốp mòn và tiếng ồn. Đất đai hai bên đường cao tốc có lượng chì khá cao.
Mức độ cao của chì, kẽm cũng được tìm thấy ở những vùng gần mỏ chì hay mỏ kẽm. Trong nông nghiệp các loại phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật đã để lại rất nhiều trong đất. Chúng tham gia vào các chu trình của môi trường. Chúng được đất hấp thụ rồi lại được tan dần vào nước. Trải qua các quá trình thoái hoá sinh học, phân huỷ hoá học hoặc phản ứng quang hoá học, các thuốc hoá học bảo vệ thực vật cũng trải qua sự thoái biến trong đất. Về phương diện này, các côn trùng, giun đất, cây cối, các cơ thể sinh vật đóng vai trò rất quan trọng.
Câu 2. Trình bày các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất?
Có thể phân chia sự ô nhiễm đất theo tác nhân gây ô nhiễm. Tác nhân gây ô nhiễm đất bao gồm các loại sau: tác nhân hoá học, tác nhân sinh học và tác nhân vật lý.
2.1 Ô nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật
Trong nông nghiệp loại ô nhiễm này gây nên do sử dụng phan bón hoá học, thuốc trừ sâu hại, chất diệt cỏ và các chất kích thích tố thực vật.
Để tăng năng suất mùa màng, ở trên thế giới cũng như ở nước ta có xu hướng tăng cường sử dụng các chất hoá học, vì vậy nó tác động đến môi trường đất càng mạnh mẽ hơn. Chúng làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất.
Sử dụng phân hoá học quá liều cũng làm cho ddaatbị chua. Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu quả sử dụng phân hoá học.
Do hệ thống hệ thống tưới tiêu không hợp lý hoặc do mưa nắng nhiều, đất trồng trọt bị rửa trôi mất lớp hữu cơ, dưới tác dụng của ánh sáng một số chất hữu cơ của lưu huỳnh bị oxi hoá thành axit sunfuric. Axit này tác dụng với sắt, nhôm trong keo đất tạo thàng sunfat sắt hoặc sunfat nhôm gây ra đất phèn.
Đất phèn có độ pH thấp và khó trồng trọt. Phân hoá học được bón vào đất,một phần được thực vật hấp thụ (cây trồng chỉ sử dụng được 50% nitơ bón vào đất), một phần được đất giữ lại, một ohaanf bị nước rửa trôi vào các nguồn nước, một phần khác giải phóng vào khí quyển, gây ô nhiễm chung cả thạch quyển, khí quyển và thuỷ quyển.
Ở nước ta đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ lâu,ngày nay nó càng tăng lên đáng kể về khối lượng và chủng loại. Cũng giống như phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng bị rủa trôi theo nguồn nước rất lớn, tác dụng trừ vật hại chỉ có 1-2%. Ngoài ra thuốc bảo vệ thực vật cũng để lại một số hậu quả xấu cho con người và môi trường. Con người tiếp xúc lâu dài với thuốc có thể bị gây rối loạn sinh lý, sinh hoá, ung thư, quái thai và ảnh hưởng đến tính chất di truyền của con người.
Số người bị ngộ độc do thuốc trử sâu (do ăn rau, quả phun thuốc trừ sâu chưa bị phân huỷ) tăng lên khá nhiều. Cũng do thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm số lượng của nhiều loài sinh vật có ích (như ong mắt đỏ, nấm có ích) làm giảm đa dạng sinh học, làm xuất hiện các loài sâu bệnh kháng thuốc và là nguyên nhân bùng nổi nạn dịch của rầy nâu, bệnh đạo ôn ở một số vùng.
2.2 Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp và sinh hoạt
Trong công nghiệp đã để lại các chất thải gây ô nhiễm ở cả ba dạng: rắn, lỏng, khí.
Khoảng 50% chất thải công nghiệp là chất rắn (than, bụi, chất hữu cơ, xỉ quặng…), trong đó có 15% có khả năng gây độc nguy hiểm.
Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất. Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm đất bởi các hóa chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr, Cd). Các nhà máy còn xả vào khí quyển rất nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOx… Đó là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật.
Hàng ngày con người và các động vật đã thải ra một khối lượng lớn các chất phế thải vào môi trường đát. Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác. Khu vực càng đông người thì các chất phế thải đó càng lớn. Đó cũng là vấn đề cần được xã hội quan tâm giải quyết một cách thường xuyên và khoa học.
2.3 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học
Ô nhiễm đất do đổ bỏ chất thải mất vệ sinh, hoặc sử dụng phân bắc tươi, hoặc bón trực tiếp bùn thải sinh hoạt. Đã gây bệnh cho người và động vật là các loại trực khuẩn lị, thương hàn amip, kí sinh trùn như giun sán.
Đất bị nhiễm trứng giun ký sinh, nhiễm vi sinh vật thường gặp ở một số vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau hàng hóa.
Đất là một con đường truyền dịch bệnh phổ biến: Người – đất – nước – côn trùng – kí sinh trùng – người, hoặc vật nuôi – đất – người, hoặc đất – người.
2.4 Ô nhiễm do sự cố tràn dầu:
Từ năm 1986, ở nước ta đã xuất hiện các vết dầu loang do rò rỉ ống dẫn dầu, vỡ tàu chở dầu (như tàu chở dầu của Singapo ở cảng Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh năm 1994) bao phủ hàng ngàn ha đất ven song, làm chết rừng ngập mặn, hoa màu, ruộng lúa. Cùng với sự phát triển của ngành dầu khí, nguồn ô nhiễm dầu ở nước ta sẽ gia tăng.
Trên thế giới, hàng năm lượng dầu hải vào biển và đại dương là 4 897 00 tấn, trong đó các phương tiện giao thông biển thải ra 2 407 000 tấn và các phương tiện giao thông bộ, công nghiệp, công nghiệp lọc dầu thải ra 2 490 000 tấn. Một tấn dầu hỏa có thể lan một diện tích với bề dày từ vài micromet đến vài centimet. Hậu quả ô nhiễm do sự cố tràn dầu cũng là vấn đề đáng lo ngại.
2.5 Ô nhiễm do chiến tranh
Miền Nam nước taqua cuộc chiến tranh tàn khốc đã phải hứng chịu 100.000 tấn chất độc hóa học, trong đó có gần 120kg ddiooxxin. 15 triệu tấn bom đạn đã thả xuống khắp mọi miền đất nước, không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây ra sự thay đổi về dòng chảy, tàn phá lớp phủ thực vật, đảo lộn lớp đất canh tác, để lại nhiều hố bom ở các vùng sản xuất nông nghiệp trù phú ở nướ ta. Kết qủa là 43% diện tích đất trồng trọt và 44% diện tích rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.6 Ô nhiễm đất do thảm họa địa hình
Miền núi, cao nguyên nước ta chiếm khoảng 67% diện tích cả nước. Với địa hình cao và dốc vì vậy nguyên nhân suy thoái môi trường đồi núi của nước ta cũng rất nhiều và bao gồm những loại sau: do địa hình cao, dốc có nhiều yếu tố chia cắt chiều ngang, chia cắt sâu, chiều dài sườn dốc lớn gây ra các trung tâm mưa lớn nhất nước ta dẫn đến hiện tượng xói mòn đất.
Hiện tượng sạt đất, lở đất, trượt đất không những làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm cho sự hình thành địa hình một số khu sản xuất ở miền núi trở nên thiếu ổn định.
Ngoài ra do phá rừng, đốt rừng, sống du canh du cư làm cho đất đồi núi tăng them hiện tượng rửa trôi, xói mòn, trượt lở đât.
2.7 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho đất là quá trình đốt nhiên liệu (củi, xăng, than, dầu, khí), trong sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt. Đặc biệt hoạt động của các nhà máy điện, luyện kim, hiện tượng cháy rừng, hoạt động phát nương đốt rãy làm tăng nhiệt độ của đất, làm hủy hoại môi trường đất, làm đất mất mầu mỡ.
Khi nhiệt độ trong đất tăng lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất, làm chai cứng đất, làm mất chất dinh dưỡng trong đất, làm mất cân bằng oxi trong đất và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian không có lợi cho cây trồng như NH3, H2S, CH4, anđêhit…
2.8 Ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ
Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh các lợi ích thì các chất phóng xạ đã gây cho con người rất nhiều hiểm họa.
Tai nạn nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Liên Xô (cũ) tháng 4/1986, mức phóng xạ gấp 200 lần hai quả bon nguyên tử Mĩ ném xuống Nhật Bản năm 1945 ở Hiroshima và Nagasaki.
Câu 3. Trình bày các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường đất?
Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất
Để có thể kiểm soát hiện tượng ô nhiễm đất trước hết cần đề ra các tiêu chuẩn và chỉ tiêu về chất lượng môi trường đất, bên cạnh đó cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Không bón phân tươi cho cây trồng. Hạn chế việc sử dụng phan hóa học và thuốc bảo về thực vật quá liều, tràn lan.
- Sử dụng đất đồng thời có những biện pháp để bảo vệ các vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất.
- Phân loại chất thảo rắn trước khi xử lý:
+ Giấy, nhựa, kim loại… cần phải thu hồi, tái chế và sử dụng lại.
+ Sản phẩm động thực vật phải đưa vào nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ.
- Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào dòng chảy.
- Xử lý khí thải công nghiệp (SO2, Cl2, CO, CO2, NOx,…) trước khi thải vào khí quyển.
- Quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, giảm lượng chất thải vào đất. Giảm mất dinh dưỡng của đất. Chống thoái hóa, xói mòn đất.
- Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ có kĩ thuật xử lý riêng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top