chuong5slnvdv

Tiêu hoá hoá học

ở khoang miệng

Sự tiêu hoá này được thực hiện nhờ các enzym có trong nước bọt của tuyến nước

bọt. Ở người, các tuyến nước bọt gồm 2 tuyến mang tai, 2 tuyến dưới hàm và 2 tuyến dưới lưỡi.

Nước bọt được bài tiết theo cơ chế thần kinh: khi các gai (chồi) vị giác ở bề mặt

lưỡi và bộ phận xúc giác của khẩu cái mềm bị kích thích thì làm xuất hiện luồng thần kinh theo nhánh cảm giác của dây V, IX về tới trung khu tiết nước bọt ở hành tuỷ. Từ đó có các xung đi theo nhánh phó giao cảm của dây VII tới các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi và theo nhánh phó giao cảm của dây IX tới tuyến mang tai làm các tuyến này tiết ra nước bọt. Lượng nước bọt được tiết ra một ngày là 400ml (ở ngựa), 600ml (ở bò), 1500ml (ở người). 

 Nước bọt là một dịch lỏng trong suốt, không màu, quánh, có  độ pH là 6,5 (ở

người); 7,3(ở lợn, ngựa); 8,1 (ở động vật nhai lại). Thành phần nước bọt gồm :

+ Nước : 95 %

+ Các chất vô cơ: 2%, có muối cacbonat, clorua, sunphat.

+ Các chất hữu cơ: 3%, có chất nhầy mu sin và enzym.

Chất nhầy mu sin có tác dụng bôi trơn thức ăn để dễ nua.

Enzym có amilase và maltase. Amilase xúc tác cho sự phân giải tinh bột chín thành dextrin và biến dextrin thành đường maltoze:

 Maltase xúc tác cho sự biến đổi maltoze thành đường đơn glucose:

 Sự tạo thành glucose được diễn ra trong dạ dày do maltase theo thức ăn đi xuống.

Ngoài chức năng tiêu hoá, nước bọt còn có nhiều tác dụng khác: 

- Là chất hoà tan tự nhiên trong khoang miệng làm hưng phấn các gai vị giác

nằm trên bề mặt lưỡi gây cảm giác ngon miệng.

- Là dung dịch hoà loãng, tẩy rửa các chất lạ lọt vào khoang miệng.

- Sát khuẩn vì nước bọt chứa một số chất diệt khuẩn như lysozym, chứa kháng

thể nên phòng chống được bệnh sâu răng.

tiêu hóa hóa học ở dạ dày đơn

Sự tiêu hoá này được thực hiện nhờ các enzym tiêu hoá có trong dịch vị.

* Dịch vị: Đó là một chất lỏng, không màu, quánh, độ pH: 0,9-1,5 do các tuyến

hình ống của dạ dày tiết ra, số lượng khoảng 14 triệu tuyến. Các tuyến này nằm ở lớp niêm mạc dạ dày và bao gồm các loại tế bào sau: tế bào chính tiết ra enzym tiêu hoá, tế bào viền tiết HCL, tế bào nhầy tiết các chất nhầy, NaHCO3

+ Các enzym tiêu hoá:

- Pepsin:  được tiết ra dưới dạng chưa hoạt  động - pepsinogen, dạng này  được

HCL trong dạ dày hoạt hoá thành pepsin:

 Enzym này xúc tác cho sự phân cắt protein thành những chuỗi polypeptid với

kích thước khác nhau trong môi trường có độ pH<4: 

 Pepsin còn có tác dụng làm tan ra các sợi collagen-một thành phần của mô liên

kết nằm xen giữa các tế bào thịt.

- Chimozin = prezua (enzym sữa): có trong dịch vị trẻ em, hoạt đông trong môi trường axit, xúc tác cho sự phân giải cazeinogen (protein của sữa) hành cazeinatca kết tủa:

 Lipase: Hoạt động trong môi trường có độ pH=6, chỉ xúc tác cho sự phân giải các

lipit đã được nhũ tương hoá thành glyxerin và axit béo.

 + Các chất vô cơ: trong dịch vị có nhiều chất vô cơ như Na, K+, H+, Cl, SO4

nhưng quan trọng nhất là HCL với tác dụng: 

 - Hoạt hoá cho pepsinogen chuyển thành dạng hoạt động- pepsin.

- Sát khuẩn: tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn làm cho môi trường dạ dày

trở nên môi trường vô khuẩn.

- Thuỷ phân xenluloza của tế bào thực vật.

- Tham gia vào việc mở, đóng van môn vị.

+ Các chất nhầy: gồm glicoprotit, mucopolysacarit- chúng tan trong dịch vị trung

hoà một phần HCL và tạo nên màng bao phủ lên niêm mạc dạ dày thống sư ăn mòn của HCL và pepsin.

* Sự điều hoà bài tiết dịch vị:

Bài tiết dịch vị được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch: 

+ Cơ chế thần kinh: thức ăn và thành phần hoá học trong thức ăn kích thích niêm

mạc dạ dày làm xuất hiện luồng thần kinh cảm giác theo nhánh hướng tâm đến đám rối Meissner của thần kinh ruột, đám rối này có các nhánh của dây thần kinh X đi đến. Từ đám rối này có luồng thần kinh theo sợi ly tâm đến các tuyến dạ dày làm tăng tiết dịch vị.

+ Cơ chế thể dịch: sự bài tiết dịch vị còn được điều hoà bởi các hormone sau:

- Gastrin: do tế bào hang vị tiết ra, nó kích thích các tuyến tăng tiết HCl và

pepsinogen nhưng lượng HCl được tiết nhiều gấp 3-4 lần lượng pepsinnogen. 

- Histamin: cũng do niêm mạc dạ dày tiết ra với lượng nhỏ, nó có tác dụng tăng

bài tiết dịch vị.

- Adrenalin và noradrenalin của tuỷ tuyến thượng thận làm giảm bài tiết dịch vị.

- Cortizol: làm tăng tiết HCL và pepsinogen nhưng giảm tiết chất nhầy. Vì vậy

nếu điều trị bằng cortizol kéo dài có thể gây loét hoặc chảy máu dạ dày.

Tiêu hóa ở ruột non

Tiêu hoá cơ học 

 Thức ăn trong ruột non (gọi là nhũ trấp) vận chuyển được là nhờ sự co giãn phối

hợp của các tầng cơ vòng và dọc thuộc lớp cơ trơn thành ruột non với các loại hình cử động sau:

+ Co thắt: do tầng cơ vòng gây nên, khi co thắt từng đoạn ruột non bị thu hẹp tiết

diện, nhờ đó dịch tiêu hoá thấm sâu vào thức ăn.

+ Cử động lắc: do tầng cơ dọc của ruột thay nhau co giãn làm cho các đoạn ruột

lật bên này, lắc sang bên nọ, do đó dịch tiêu hoá được trộn đều với thức ăn. 

+ Nhu động xuôi: do sự có thắt của tầng cơ vòng ở một đoạn ruột này kèm theo

sự giãn nở tầng cơ dọc ở đoạn tiếp theo. Cứ như thế nhu động được chuyển theo kiểu làn sóng về phía cuối ruột non nên thức ăn được dồn về ruột già.

+ Nhu  động ngược: cũng là những  để co giãn lan truyền theo kiểu làn sóng nhưng ngược chiều với nhu động xuôi có tác dụng dồn ngược thức ăn do đó kéo dài thời gian tiêu hoá và hấp thu thức ăn.

Tiêu hoá hoá học

Đổ vào ruột non có 3 loại dịch tiêu hoá: dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.

a. Dịch tuỵ

 Dịch tuỵ do tuyến tuỵ tiết ra qua ống dẫn tuỵ chảy vào tá tràng, đó là một chất

lỏng không màu, có độ pH = 7,8-8,4. Lượng dịch tuỵ tiết ra ở bò: 6- 81ít/ngày, lợn: 101ít/ngày.

Dịch tuỵ chứa nhiều enzym tiêu hoá :

+ Các enzym tiêu hoá protein.

- Tripsin: tiết dưới dạng chưa hoạt động - tripsinogen, dạng này được hoạt hoá

bởi enterokinase. Tripsin xúc tác cho sự biến đổi protein thành các chuỗi Polypeptit.

 - Chymotripsin: tiết dưới dạng chưa hoạt động- chymotripsinogen nó được tripsin

hoạt hoá thành chymotripsin- dạng hoạt động này phân cắt chuỗi polypeptit thành các đoạn peptit ngắn: di, tri, tetra peptit:

 - Cacboxypolypeptidase: phân giải polypeptit, giải phóng axit amin có nhóm

cacboxyl tự do (-COOH).

- Nuclease: gồm ribonuclease phân giải ARN và dioxyribonuclease phân giải

ADN, chúng đều cho nucleotit và axit photphoric 

 Dipeptidase: phân giải dipeptit thành 3 axit amin.

+ Nhóm enzym tiêu hoá gluxit:

- Amilase: phân giải gluxit thành dextrin và maltose.

- Maltase: thuỷ phân maltose cho ra glucose.

- Lactase: thuỷ phân lactose cho glucose và galactose.

- Sacarase: thuỷ phân sacarose cho glucose và fructose.

+ Nhóm enzym tiêu hoá lipit:

- Lipase: hoạt động ở pH=6,8; nó phân giải lipit đã được muối mật nhũ tương hoá

thành axit béo và glixerin.

Photpho lipase: phân giải photpholipit thành photphat và diglixerin sau đó được

lipase phân giải tiếp.

Sự bài tiết dịch tuỵ được điều hoà bởi:

+ Cơ chế thần kinh: dây thần kinh phế vị điều hoà quá trình tiết dịch tuỵ vì dây

này có sự phân nhánh đến các tế bào chế tiết của tuyến tuỵ.

+ Cơ chế thể dịch: do các hormone sau đây điều hoà:

- Secretin: do niêm mạc tá tràng và đoạn đầu ruột non tiết ra khi có HCl từ dạ dày

xuống. Hormone này theo máu đến tuyến tuỵ kích thích các tế bào tuyến tiết ra H2O Và NAHCO3

- Pancreozymin: do niêm mạc của đoạn đầu ruột non tiết ra khi bị kích thích bởi

các sản phẩm tiêu hoá thoát và lipit. Hormone này theo máu đến tuyến tuỵ làm tiết ra các loại enzym tiêu hoá và đến gan gây tiết dịch mật. 

b. Dịch mật

Mật là dịch lỏng chứa trong túi mật, vị đắng, tính kiềm có độ pH= 7-7,7. Thành

phần dịch mật: 90% là nước, 10% là chất khô trong đó quan trọng nhất là axit mật và sắc tố mật.

+ Axit mật: axit colic, axit deoxycolic, axit glycocolic, chúng thường tồn tại dưới

dạng muối như Na glucocolat, Na taurocolat. Muối mật được tạo nên từ nguyên liệu do máu mang đến là cholesterol.

+ Sắc tố mật: bilirubin và biliverdin. Khi hồng cầu bị phân huỷ thì tạo ra

bilirubin, khi bilirubin bị oxy hoá thì tạo thành biliverdin. Mật của động vật ăn cỏ màu xanh vì chứa sắc tố biliverdin còn của động vật ăn thịt thì có màu vàng vì chưa sắc tố bilirubin.

Tác dụng của dịch mật:

+ Nhũ tương hoá thức ăn lipit thành những hạt mỡ nhỏ < 0,5μ để tăng diện tích

tiếp xúc của chúng với enzym.

+ Hoạt hoá enzym protease, amilase, lipase. 

 + Tạo phức chất hoà tan với axit béo. Axit béo không hoà tan trong nước nên khó

hấp thụ. Khi axit mật kết hợp với axit béo thì tạo nên phức chất hoà tan nên dễ hấp thu.

Thúc đẩy quá trình hấp thu các chất hoà tan trong lipit như vitamin A, D, E, K.

+ Trung hoà axit từ dạ dày xuống vì dịch mật có tính kiềm.

+ Làm tăng nhu động của ruột.

Sự bài tiết dịch mật được điều hoà bởi:

+ Cơ chế thần kinh: thức ăn kích thích trực tiếp vào thụ quan trong dạ dày và ruột

non làm xuất hiện hưng phấn theo sợi cảm giác về trung khu thần kinh. Từ đó, luồng thần kinh qua sợi phó giao cảm tới gan làm co cơ túi mật, giãn cơ vòng của ống mật nên dịch mật chảy theo ống mật chủ xuống bầu Vater qua vòng cơ Oddi chảy vào tá tràng cùng dịch tuỵ. Nếu kích thích sợi giao cảm thì sự thải dịch mật sẽ bị ức chế.

+ Cơ chế thể dịch: colexistokinin do tá tràng tiết ra, HCl của dạ dày và sản phẩm

phân giải của thức ăn đều có tác dụng tăng tiết dịch mật. Do đó phối hợp thức ăn cho vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng.

c. Dịch ruột

Các tế bào của tuyến Brunner ở tá tràng và tuyến Liberkuhn ở hồng tràng hồi

tràng tiết ra dịch ruột. Đó là chất lỏng có tính kiềm với độ pH:8,2-8,7: chứa 97%.nước; chất khô: 3% trong đó chứa các muối vô cơ như cacbonat, bicacbonat, clorua, photphat của Na, K, Ca và các enzym tiêu hoá thức ăn. 

+ Các enzym phân giải protein:

- Amynopeptidase: cắt mạch peptit, giải phóng axit amin có gốc amin (NH2) tự

do.

- Dipeptidase: cắt mạch dipeptit thành 3 axit amin.

- Nuclease: phân giải axit nucleic thành các lucleotit.

+ Các enzym phân giải lipit có lipase, photpholipase, colesteroesterase.

+ Các enzym phân giải gluxit có amilase, maltase, lactase, sacarase có tác dụng

giống enzym của dịch tuỵ.

Sự bài tiết dịch ruột được điều hoà bởi:

+ Cơ chế thần kinh: các thành phần của thức ăn kích thích vào đầu tận cùng của

dây thần kinh ruột làm tăng tiết dịch ruột theo cơ chế phản xạ đặc biệt là có sự tham gia của nhánh thần kinh phó giao cảm thuộc dây phế vị.

+ Cơ chế thể dịch: HCL, sản phẩm phân giải của thức ăn đều có tác dụng kích

thích các tế bào tuyến của ruột non tiết dịch tiêu hoá.

Sự hấp thu các chất

Các chất dinh dưỡng: protein, gluxit, lipit, các loại muối khoáng, nước đều được

hấp thu từ cơ quan tiêu hoá vào mạch máu và mạch bạch huyết. Để có thể hấp thu, các chất trên phải được biến đổi thành chất đơn giản.

+ Protein: được hấp thu chủ yếu dưới dạng axit amin, một lượng nhỏ dưới dạng

peptit đơn giản theo cơ chế chủ động nhờ hệ thống vật tải. Protein động vật được hấp  thu tới 90% còn protein thực vật được hấp thu khoảng 60-70% vì có chứa xenluloza.

+ Gluxit: được hấp thu dưới dạng đường đơn chủ yếu là glucose, một ít fructose

và galactose nhờ cơ chế chủ động.

+ Lipit: được hấp thu dưới dạng glyxerin và axit béo theo cơ chế chủ động.

- Glyxerin:  được vật tải  đưa qua màng  đỉnh vào nguyên sinh chất của tế bào

nhung mao, tại  đây nó kết hợp với H3PO4 (axit photphoric) tạo nên phức chất

glyxerophotphat.

- Axit béo có mạch cacbon dài (C > 12) kết hợp với axit mật tạo nên phức chất để

đi qua màng đỉnh, vào trong nguyên sinh chất của tế bào nhung mao thì nó tách khỏi axit mật và kết hợp với glyxerophotphat tạo nên phức hợp photpholipit, phức hợp này được vật tải giải phóng qua màng đáy tới mạch bạch huyết.

- Axit béo có mạch cacbon ngắn (C<12) được vật tải đưa qua tế bào nhung mao

tới mao mạch máu.

+ Muối khoáng: được hấp thu dưới dạng các con, các trung tâm gắn với các con

sẽ đẩy chúng qua màng đáy tới mao mạch máu.

+ Nước: mang theo các chất hoà tan được hấp thu theo cơ chế thụ động (thẩm

thấu) vào mao mạch máu.

Con đường hấp thu

Trong cơ thể người và động vật, các chất được hấp thu và vận chuyển bằng hai

con đường: đường máu và đường bạch huyết.

+ Đường máu: các đơn chất như axit amin, glucose, fructose, 30% axit béo (có C

<12), các muối khoáng (dưới dạng các con), các vitamin B và C tan trong nước khi đi qua tế bào nhung mao của ruột non sẽ được các sợi cơ trơn (nằm xen kẽ với tế bào nhung mao) đẩy vào mao mạch máu ở ngoài lớp niêm mạc ruột non. Các mao mạch này tập trung lại tạo thành tĩnh mạch ruột non, tĩnh mạch này cùng với tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch ruột già làm nên tĩnh mạch cửa để vào gan. Tại đây, sau khi quá trình tổng hợp, lọc thải, khử độc, các chất dinh dưỡng tuỳ theo nhu cầu sử dụng của cơ thể sẽ theo tĩnh mạch trên gan qua tĩnh mạch chủ dưới đổ về tâm nhĩ phải để được tim phân phối tới các cơ quan.

+ Đường bạch huyết: 70% axit béo (có C >12), các vi hạt mỡ nhũ tương, các

vitamin tan trong dầu mỡ (A, D, E, K) sau khi qua tế bào nhung mao sẽ được đẩy ra mạch bạch huyết ở ngoài lớp niêm mạc ruột non. Các mạch này tập trung lại làm nên các tĩnh mạch bạch huyết và đổ vào bể Pecquet (ngang đốt TL3), từ đó có ống bạch huyết ngực trái đi lên trên và nhập vào tĩnh mạch dưới đòn trái của hệ mạch máu rồi về tâm nhĩ phải.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vuvandoan