chuong45kehoachnhanluc

CHƯƠNG IV

KẾ HOẠCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ LẬP KHNL THEO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

I- VAI TRỎ CỦA KẾ HOẠCH NĂNG SUẤT

1- Khái niệm.

Kế hoạch tăng năng suất lao động là kế hoạch áp dụng các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả các khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động, giảm lãng phí thời gian làm việc.

Trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên vận động để tự tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, có nhiều sản phẩm  thay thế. Sự tồn tại và phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đ­ược quyết định bởi mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá - dịch vụ do mình sản xuất ra trên thị trường. Để tiêu thụ được hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, việc lập kế hoạch tăng năng suất lao động là việc làm cần thiết, xuất phát từ đỏi hỏi khách quan của thực tiễn sản xuất - kinh doanh.

2- Vị trí, vai trò của kế hoạch NSLĐ.

Kế hoạch NSLĐ có các vai trò sau:

- Kế hoạch tăng năng suất lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế hoạch nhân lực, nó có liên quan chặt chẽ với với bộ phận kế hoạch khác.

=> Kế hoạch NSLĐ là cơ sở để lập các kế hoạch khác nh­ư kế hoạch số lượng lao động; kế hoạch giá thành sản phẩm, kế hoạch quỹ tiền l­ương, kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao…

Đối với kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch tăng năng suất lao động sẽ giúp cho việc xác định số lao động tiết kiệm được khi thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động, nhờ đó việc xác định số lượng lao động ở từng khâu, từng mắt xích công việc, từng nghề, từng bậc thợ đ­ược thực hiện chính xác. 

            Vai trò thứ 2 của kế hoạch NSLĐ là:

            - Kế hoạch nslđ là cơ sở để  lập kế hoạch số lượng nhân lực, kế hoạch quỹ tiền lương.

Cụ thể, mức nslđ càng cao thì số lượng công nhân cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh càng ít và ngược lại.

Vai trò thứ 3 của kế hoạch NSLĐ là

- Kế hoạch NSLĐ có liên quan chặt chẽ tới kế hoạch giá thành sản phẩm thông qua tiền lương.

=> Khi tốc độ tăng nslđ nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ làm giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Do tiền lương là một yếu tố của giá thành nên khi chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống, sẽ tạo khả năng hạ giá thành sản phẩm. Mối quan hệ này được thể hiện ở công thức sau:

                       

     IX

       G =        ( -------  - 1) x dTL

                            IW

Trong đó:

+ G: Khả năng hạ giá thành nhờ giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.

+ IX Chỉ số tiền lương bình quân.

+ IW: Chỉ số NSLĐ

+ dTL tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm.

Kế hoạch tăng năng suất lao động giúp cho việc xác định tỷ lệ % giảm chi phí tiền lương thông qua quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân; tỷ lệ % giảm các chi phí khác do tiết kiệm nguyên vật liệu…, từ đó, việc xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm đư­ợc thực hiện có hiệu quả hơn.

Nội dung cơ bản của kế hoạch nslđ bao gồm:

a) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch nslđ trong kỳ báo cáo, trên cơ sở đó phát hiện những khả năng tiềm tàng có thể khai thác, nhằm tăng nslđ trongkỳ kế haọch.

b) Xác định tốc độ tăng nslđ trong kỳ kế hoạch và đưa ra những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốc độ đó.

Trên thực tế, các biện pháp cơ bản mà các doanh nghiệp cần lưu ý xem xét sử dụng là:

* Các biện pháp tiềm tàng làm tăng nslđ:

- Nâng cao kỹ năng lao động và tác động của các lao động vào nslđ.

- Đổi mới công nghệ (thiết bị có tính năng công nghệ cao và theo đó là phương pháp sản xuất mới tiến bộ).

- Chống lãng phí về thời gian, về năng lượng, nguyên liệu.

- Cải tiến nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

- Cải tiến tổ chức và phương pháp làm việc để giảm chi phí tăng hiệu lực và hiệu quả quản lý.

- Áp dụng công nghệ thông tin.

- Tổ chức nhóm công nhân viên chức tham gia thúc đẩy nslđ.

II- CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐC ĐỘ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.

Để có cơ sở lập kế hoạch tăng năng suất lao động, cần thiết phải nghiên cứu các chỉ tiêu và phương pháp tính tốc độ tăng năng suất lao động. Sau đây là một số chỉ tiêu và phương pháp chính. Trước hết ta phải hiểu thế nào là NSLĐ và có các chỉ tiêu nào tính NSLĐ. Do đó, nội dung đầu tiên ta đi vào nghiên cứu là:

1. Khái niệm NSLĐ và các chỉ tiêu tính NSLĐ

1.1. khái niệm:

            Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là năng suất, thế nào là NSLĐ.

a. Năng suất:

Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó, là đầu ra trên một đơn vị đầu vào sử dụng.  

                                    Đầu ra

                        P = ----------------

                                 Đầu vào

Đầu vào ở đây là số lượng sản phẩm sản xuất ra (có thể đo bằng sản lượng hiện vật, đo bằng giá trị tổng sản lượng), doanh thu, giá trị gia tăng hay lợi nhuận. Cầu đầu vào có thể là vốn, lao động, đất đai. Do đó, tuy theo đầu vào là yếu tố nào mà ta có năng suất lao động theo loại đó. Ví dụ: đầu vào là vốn thì ta có năng suất vốn, đầu vào là lao động thì ta có NSLĐ, đầu vào là đất đai ví dụ như năng suất lúa trên 1 đơn vị diện tích đất trồng và có đơn vị là tấn/ha....Từ đó, ta đi đến khái niệm NSLĐ là:

b. Năng suất lao động:

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế quan trọng, được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu và đề cập đến. C.Mác gọi là: “ Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên hoạt động sản xuất có mục đích của con người và trong một thời gian nhất định. Để hiểu rõ hơn quan điểm của C.Mác, ta cần đi sâu phân tích các khái niệm: Sức sản xuất, lao động cụ thể.

            Sức sản xuất là khả năng kết hợp sức lao động và các yếu tố nguồn lực khác để có kết quả. Sức sản xuất biểu hiện qua kết quả sản xuất. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thái cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, có đối tượng riêng, phương tiện riêng, thao tác riêng và kết quả riêng. Thực chất lao động cụ thể cho ta biết lao động sản xuất ra sản phẩm gì, được tiến hành như thế nào để tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa đó. Như vậy khi bàn đến năng suất lao động, C.Mác chỉ rõ năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể của loại lao động mà ta có thể cân đo, đong đếm được, sản phẩm của lao động đó phải là những sản phẩm có ích tức phải thỏa mãn nhu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.                                          

            Như vậy năng suất lao động phản ánh hiệu quả sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất và được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian lao động hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

            Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống- đó là sức lực con người tiêu hao trong quá trình sản xuất. Lao động quá khứ – sản phẩm lao động sống được vật hoá tại giai đoạn sản xuất trước kia (ví dụ như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…). Do vậy việc hạ thấp chi phí lao động sống thể hiện rõ thể hiện tăng năng suất lao động cá nhân. Hạ thấp hao phí lao động sống và lao động quá khứ thể hiện tăng năng suất lao động xã hội.

            Như trên ta đã nói đầu ra của sản xuất có thể là sản lượng hiện vật, giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, doanh thu và lợi nhuận. Do đó, tương ứng với các loại đầu vào khác nhau như vậy, ta sẽ có các loại chỉ tiêu tính NSLĐ khác nhau. Cụ thể, ta có các chỉ tiêu sau tính NSLĐ:

1.2. Các chỉ tiêu tính NSLĐ:

a) Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng hiện vật:

- Phương pháp tính:

Mức năng suất lao động được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định.

Công thức:

                          Q

         W =   ----------

              L

Trong đó:

W: Mức năng suất lao động trong một đơn vị thời gian nhất định

Q: tổng sản lượng tính bằng hiện vật.

L: Tổng lao động thực tế sử dụng bình quân.

- Đơn vị tính:

Q tính bằng đơn vị hiện vật hoặc hiện vật kép, mức năng suất lao động được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (đơn vị tính: m, m2, kg, tấn, cái chiếc,…) hiện vật kép (đơn vị tính: tấn – km, tấn - giờ,…).

L có thể tính bằng tổng số lao động, tổng số tháng- người, tổng số ngày - người, tổng số giờ -  người làm việc thực tế.

b) Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị:

(Có các chỉ tiêu tính nslđ cụ thể theo từng yếu tố đầu vào là tổng giá trị sản lượng, doanh thu, giá trị gia tăng, tổng doanh thu – tổng chi phí và lợi nhuận).

* NSLĐ tính bằng tổng giá trị sản lượng

- Phương pháp tính:

Mức năng suất lao động được xác định bằng giá trị của sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị lao động hao phí.

Công thức:

  Q

W = ----------

  L

Trong đó:

W: Mức năng suất lao động bình quân  trong một đơn vị thời gian.

Q: Giá trị tổng sản lượng (hay tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ sản xuất- GO);

L: Tổng lao động thực tế sử dụng bình quân.

 

- Đơn vị tính:

+ Q tính bằng đơn vị tiền tệ (giá trị), kết quả tính toán cho ta mức năng suất lao động tính bằng đơn vị tiền tệ.

+ T được xác định hoàn toàn như T đã xác định cho chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật. Tức T là tổng thời gian lao động hao phí (giờ, ngày) hoặc tổng số người cần thiết để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trên.

* Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng giá trị gia tăng.

Công thức tính:                    

åVA

W= ------------

               L

Trong đó: åVA: Tổng giá trị gia tăng. VA được tính theo 2 phương pháp sau:

- Phương pháp trừ lùi ( cách tiếp cận tạo ra của cải).

Giá trị gia tăng = tổng đầu ra – nguyên liệu, vật liệu và dịch vụ mua vào.

-Phương pháp cộng dồn (cách tiếp cận phân phối của cải).

Giá trị gia tăng = lợi nhuận + tiền lãi + thuế + chi phí lao động + khấu hao

* Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng doanh thu:

åDT

W= ------------

               L

Trong đó: åDT: là tổng doanh thu.

Doanh thu được tính theo công thức sau:

Doanh thu(TRi) = Giá hàng hoá(Pi)* Lượng hàng hoá bán được(Qi)

* Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng tổng doanh thu – tổng chi phí (chưa có lương).

 

å(åDT - åCP)

W= ----------------------

                      L

Trong đó: åCP: Tổng chi phí chưa có lương.

* Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng chỉ tiêu lợi nhuận

P

W= ------

            L

Trong đó: P: là lợi nhuận.

Ngoài các chỉ tiêu trên thì một chỉ tiêu nữa cũng được sử dụng rất phổ biến và nó phản ánh được mức tiết kiệm chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu đó là:

3. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động hao phí.

t =

Trong đó: T: là tổng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trong kỳ.

Đơn vị tính: Có thể tính theo các đơn vị là: phút - người; giờ - người, ngày - người....

2. Các chỉ tiêu tăng năng suất lao động

2.1- Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật.

* Biểu hiện:

Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật được biểu hiện thông qua số lượng sản phẩm tăng thêm sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động tính trên một công nhân hoặc công nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định (giờ, ngày làm việc, tháng, quý, năm…

* Công thức tính mức tăng năng suất lao động tương tự như công thức trên.

DW =  -

Trong đó:

DW            :Mức tăng năng suất lao động của một công nhân hoặc một công nhân viên (đơn vị tính bằng hiện vật).

QTR, QS    :Tư­ơng ứng là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

LTR, LS       :Tương ứng là số lượng công nhân hoặc công nhân viên trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

* Chỉ tiêu này có một số ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm

- Chỉ tiêu này biểu hiện tăng nslđ một cách cụ thể, trực tiếp, không liên quan đến sự biến động của các yếu tố giá trị.

=> Vì nó tính trực tiếp theo những sản lượng hiện vật không liên quan đến giá cả.

- Có thể đánh giá chính xác mức độ tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất lao động của người lao động khi sản xuất cùng một loại sản phẩm theo những tiêu chuẩn chất lượng được quy định.

- Có thể sử dụng để so sánh mức độ tăng năng suất lao động với các doanh nghiệp khác sản xuất sản phẩm cùng chủng loại.

- Dữ liệu để tính toán nslđ dễ thống kê thu thập

- Tính toán tăng nslđ không quá phức tạp.

Nhược điểm

- Chỉ áp dụng được trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng được quy định.

Trường hợp doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng với kích thước, mẫu mã khác nhau, cần xác định các hệ số quy đổi (mức tăng năng suất lao động sẽ tính theo đơn vị sản phẩm quy đổi).

- Không phản ánh được đầy đủ mức tăng năng suất lao động do chưa tính đến sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.

(Bởi tính theo sản phẩm hiện vật nên chỉ có những sản phẩm hoàn chỉnh mới được tính nên những sản phẩm dở dang không được tính thì sẽ không phản ánh đầy đủ hao phí lao động của người lao động).

2- Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng giá trị.

* Biểu hiện:  

Hình thức biểu hiện của chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng giá trị là số lượng đơn vị tiền tệ tăng thêm sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động (tính theo đơn vị đồng, nghìn đồng, triệu đồng…) tính trên một công nhân hoặc công nhân viên trong một khoảng thời gian nào đó (giờ, ngày làm việc, tháng, quý, năm…).

* Công thức tính mức tăng năng suất lao động như sau:

DW =  -

Trong đó:

DW            :Mức tăng năng suất lao động của một công nhân hoặc một công nhân viên do áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động (đơn vị tính bằng tiền).

QTR, QS    :Tương ứng là tổng giá trị sản lượng hoặc là tổng doanh thu hoặc là tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc là lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

LTR, LS       :Tương ứng là tổng số công nhân hoặc công nhân viên của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng giá trị có một số ưu, nhược điểm sau:

* Ưu nhược điểm:

Ưu điểm

Khác với chỉ tiêu hiện vật, chỉ tiêu này có ưu điểm là:

- Có thể sử dụng để tính mức tăng năng suất lao động chung của người lao động trong doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp sản xuất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

=> Bởi vì đã quy đổi ra giá trị rồi thì các sản phẩm khác nhau vẫn có thể tính và so sánh nslđ được.

- Có thể dùng để so sánh mức độ tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất các loại hàng hoá khác nhau và so sánh mức độ tăng năng suất lao động do thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động khác nhau. 

- Thông qua mức tăng năng suất lao động tính bằng giá trị có thể đánh giá được mức độ tăng chất lượng và hiệu quả lao động của doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hoá. Cụ thể:

+  Nếu Q0, Q1 là các đại lượng chỉ tổng giá trị gia tăng thì phản ánh được lượng của cải vật chất do doanh nghiệp tạo ra từ số lượng lao động trong doanh nghiệp,

 (vì giá trị gia tăng là một phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian. Tăng nslđ theo giá trị gia tăng có ưu điểm cơbản là phản ánh đúng mức về kết quả sản xuất do lao động sống tạo lên. )

            Bởi vì:

(+) Biến động của chỉ tiêu nslđ không phụ thuộc vào thay đổi cơ cấu sản phẩm, không gắn với tỉ lệ chi phí trung gian của sản phẩm nhiều hay ít như nslđ tính theo sản phẩm hiện vật.

(+) Không phụ thuộc vào thay đổi tổ chức sản xuất như tính theo hiện vật.

(+) Do không tính chi phí trung gian, nslđ không phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức nên tốc độ tăng nslđ tính theo gia tăng phù hợp với tốc độ tăng tiền lương bình quân hơn; quan hệ tốc độ tăng nslđ và tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ chặt chẽ hơn.

(-) Chỉ tiêu tính nslđ theo doanh thu phản ánh được khả năng tiếp thị của doanh nghiệp  và chỉ tiêu doanh thu trong hoạch toán dễ thống kê.

(doanh thu đạt cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng khai thác thị trường lớn)

- Nếu Q0, Q1 là các đại lượng chỉ tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa tính lương trong chi phí), NSLĐ sẽ biểu hiện giá trị tăng thêm của lao động sống, biết được mức độ tiết kiệm hao phí lao động sống.

Mức độ chính xác của chỉ tiêu sẽ đạt cao nhất do nó biểu hiện giá trị tăng thêm của lao động sống (hay nói cách khác, nó biểu thị mức độ tiết kiệm lao động sống). Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng giá trị trong trường hợp này có thể dùng để so sánh mức độ tăng năng suất lao động không những trong phạm vi doanh nghiệp, mà còn có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.

            - Nếu Q0, Q1 là các đại lượng chỉ lợi nhuận, có thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá mức độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp do áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động trong và ngoài phạm vi doanh nghiệp.

* Nhược điểm

- Nếu Q0, Q1 là các đại lượng chỉ tổng doanh thu, mức tăng năng suất lao động tính theo giá trị sẽ không còn độ chính xác cao khi có sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm sản xuất - kinh doanh hoặc có sự thay đổi về hệ thống tổ chức sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

(Khi cơ cấu sản phẩm thay đổi thì giá trị của sản phẩm (giá sản phẩm thay đổi) nên nslđ tính theo chỉ tiêu này sẽ không chính xác vì DT = số lượng sp x giá cả nên nếu tăng số lượng sản phẩm có giá cao thì tổng doanh thu sẽ lớn như vậy tổng doanh thu tăng là do thay đổi cơ cấu sp chứ không phải do tăng nslđ.

- Nếu Q0, Q1 là các đại lượng chỉ lợi nhuận, mức tăng năng suất lao động tính theo giá trị sẽ không phản ánh chính xác mức độ tiết kiệm lao động sống (do giá trị của lao động sống được thể hiện thông qua tiền lương và lợi nhuận, còn chỉ tiêu này mới chỉ đề cập đến mức độ tăng lợi nhuận, chưa tính tiền lương trong đó hay nói cách khác lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nó bằng tổng doanh thu - tổng chi phí mà tổng chi phí ở đây bao gồm nhiều yếu tố như chi phí NVL, tiền lương, khấu hao MMTB chứ không riêng gì tiền lương nên không phản ánh được mức độ tiết kiệm chi phí tiền lương). Ngoài ra, chỉ tiêu này còn không phản ánh đầy đủ mức tăng năng suất lao động (do còn có sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). (Vì những sản phẩm dở dang không được bán thì những sản phẩm này không tạo ra lợi nhuận nên không được tính)

Do vậy, trong các công trình nghiên cứu thực tiễn về tăng năng suất lao động, các nhà khoa học áp dụng chỉ tiêu này chủ yếu trong trường hợp Q0, Q1 là các đại lượng chỉ giá trị mới sáng tạo ra (tổng doanh thu - tổng chi phí, chưa tính lương trong chi phí), cho dù trường hợp này chưa phản ánh thật đầy đủ mức tăng năng suất lao động (chưa tính đến phần năng suất lao động tăng thêm do sản xuất sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).

3- Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng thời gian lao động hao phí.

* Biểu hiện:

Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng thời gian lao động hao phí là chỉ tiêu được biểu hiện dưới dạng thời gian lao động hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm được tiết kiệm sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động (phút, giờ…/1 đơn vị sản phẩm hoặc phút, giờ…/một khối lư­ợng công việc…). 

* Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

DWt =  -

Trong đó:

DWt           :Mức giảm hao phí thời gian lao động hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm (hoặc 1 khối lượng công việc) sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động (đơn vị tính phút người, giờ người, ngày người/1 đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc…).

TTR, TS :Tương ứng là tổng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra khối lượng sản phẩm trong kỳ (phút người, giờ ngư­ời, ngày ngư­ời...) trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

QTR, QS    :Tư­ơng ứng là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động.

(Như vậy nếu hao phí lao động trên 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống thì mức tăng nslđ tính theo công thức trên sẽ là số âm (điều này cho thấy đã tiết kiệm hao phí lao động trên 1 đơn vị sản phẩm cũng đồng nghĩa với tăng nslđ).

Cách tính này có một số ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm

- Có độ chính xác cao, thể hiện đầy đủ lượng lao động sống tiết kiệm được do áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động (có tính cả sản phẩm dở dang và bán sản phẩm).

- Có thể dùng để so sánh mức tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất các sản phẩm khác nhau, các chi tiết khác nhau của sản phẩm trong cùng một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nhược điểm

- Chưa thể hiện được giá trị sức lao động khác nhau của những cá nhân có trình độ đào tạo, trình độ lành nghề khác nhau.

- Cách thức tiến hành xác định thời gian lao động hao phí rất phức tạp.

Để khắc phục nhược điểm này, có thể quy đổi thời gian lao động của người lao động về cùng một đơn vị thời gian lao động chuẩn.

4- Chỉ tiêu tăng năng suất lao động tính bằng tỷ lệ phần trăm.

* Biểu hiện:

Cách biểu hiện thông dụng nhất của chỉ tiêu tăng năng suất lao động là tỷ lệ % tăng năng suất lao động hoặc tỷ lệ % giảm hao phí thời gian lao động tính trên 1 đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lư­ợng công việc).

4.1. Công thức tính tỷ lệ giảm lượng thời gian lao động hao phí như sau:

a = x100 (%)

            ts – ttr

Hoặc:              a = -------------- x 100% = x100 - 100 (%)

                                                   ttr

Trong đó:                             

a   :Tỷ lệ giảm lượng thời gian lao động hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động.

Dt  :Mức giảm hao phí thời gian lao động hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm (hoặc 1 khối lượng công việc) sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động.

ttr, tS         :Tương ứng là lượng thời gian lao động hao phí trên 1 đơn vị sản phẩm (hoặc 1 khối lượng công việc) trước và sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động.

                                    ttr =

                                    ts =                                   

4.2. Công thức tính tỷ lệ tăng năng suất lao động như sau:

                                    b =  x 100 (%)

            Hoặc:              b =  x 100 - 100 (%)

Trong đó:

b   :Tỷ lệ tăng năng suất lao động sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động

DW            :Mức tăng năng suất lao động của một công nhân hoặc một công nhân viên sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động (đơn vị tính bằng tiền hoặc hiện vật).

WTr, WS   :Tương ứng là năng suất lao động của một công nhân hoặc một công nhân viên trước và sau khi áp dụng biện pháp tăng năng suất lao động.

WTR =

WS =

Ưu nhược điểm:

Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu này gắn liền với ưu, nhược điểm của chỉ tiêu tăng năng suất lao động (giảm lượng thời gian lao động hao phí) mà ta sử dụng để xác định tỷ lệ %. Cụ thể:

Ưu điểm:

- Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm thời gian lao động để sản xuất ra một sản phẩm trước và sau khi áp dụng các biện pháp tăng NSLĐ tại doanh nghiệp.

Nhược điểm:

- Tính toán khá phức tạp, mất nhiều thời gian

- Chỉ dùng để tính toán cho doanh nghiệp chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm, không dùng để tính nslđ ở các doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.

III.  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG KỲ BÁO CÁO.

1. Phân tích sự biến động về tốc độ của năng suất lao động.(tính theo kỳ)

* Mục đích:

- Mục đích của việc phân tích này là xác định mức độ đạt được của năng suất lao động so với kế hoạch đề ra cho kỳ báo cáo, từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại đó nhằm giúp cho việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trong thời gian tới được thực hiện có hiệu quả hơn.

 - Trong quá trình phân tích, nếu doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch năng suất lao động, cũng cần chỉ rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của việc không hoàn thành đó đến kế hoạch số lượng lao động, kế hoạch sản lượng và các kế hoạch khác.

Như chúng ta đã biết ở trên, mức năng suất lao động được thể hiện ở số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

* Phân tích sự biến động về tốc độ tăng NSLĐ:

Phân tích sự biến động về tốc độ tăng NSLĐ, ta sử dụng các chỉ số năng suất lao động (tính cho cả kỳ)

Sự biến động về tốc độ của năng suất lao động thể hiện bằng chỉ số năng suất lao động. Đây là chỉ số biểu thị quan hệ giữa mức năng suất lao động kỳ báo cáo với kế hoạch đặt ra và được tính theo công thức sau:

IW =    (1)

Hoặc:              IW =     (2)

Ở (2) trên tử số là Wtk còn mẫu số là Wt1 vì đây là chỉ số nslđ tính theo lượng lao động hao phí do đó nó phải so sánh của kỳ trước so với kỳ sau để biết kỳ sau có giảm so với kỳ trước hay không.

Trong đó:

IW                    :Chỉ số năng suất lao động.

W1                  :Mức năng suất lao động kỳ báo cáo.

WK                 :Mức năng suất lao động kế hoạch được đặt ra cho kỳ báo cáo.

t1, tK         :Tương ứng là mức năng suất lao động tính theo hao phí thời gian lao động để sản xuất ra một đơn vị sản lượng hoặc hoàn thành một khối lượng công việc của kỳ báo cáo và kế hoạch đặt ra cho kỳ báo cáo.

Khi đó:

- Nếu IW > 1, kỳ báo cáo hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Trường hợp này cần xác định rõ nguyên nhân vượt mức kế hoạch. Nếu nguyên nhân vượt kế hoạch là do kế hoạch đặt ra quá thấp, cần xem xét lại khâu lập kế hoạch. Nếu việc lập kế hoạch được thực hiện đúng, cần đề ra biện pháp tiếp tục phát huy yếu tố tích cực đó trong thời gian tới.

- Nếu IW = 1, kỳ báo cáo hoàn thành kế hoạch.

- Nếu IW < 1, kỳ báo cáo không hoàn thành kế hoạch năng suất lao động đặt ra.

Khi đó cần phân tích rõ những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc không hoàn thành kế hoạch năng suất lao động, từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.

Làm bài tập

Ngoài ra có thể dùng chỉ số nslđ tính theo giờ để phán ánh sự biến động về năng suất lao động.

* Các chỉ tiêu năng suất lao động(tính theo nslđ giờ)

Tổng quát:                IWh =

Hoặc               IWh =

Trong đó:

Iwh: là chỉ số nslđ giờ.

- W1 là nslđ giờ tính theo số lượng (giá trị) sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một công nhân (hoặc một công nhân viên) ở kỳ sau.

- W0 là nslđgiờ tính theo số lượng (giá trị) sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một công nhân (hoặc một công nhân viên) ở kỳ trước.

- Wt1: là nslđ giờ tính theo thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của kỳ sau

- Wt0: là nslđ giờ tính theo thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của kỳ trước.

Mà kỳ sau và kỳ trước ở đây, ta có thể so sánh giữa kỳ sau là kỳ thực hiện của kỳ báo cáo và kỳ trước là kỳ kế hoạch đặt ra cho kỳ báo cáo đó; so sánh giữa thực hiện của năm báo cáo và thực hiện của năm trước. Cụ thể, ta có các chỉ số sau:

(1) - Chỉ số năng suất lao động giờ giữa kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch đặt ra cho kỳ báo cáo:

IWh =

Hoặc               IWh =

Ví dụ: chỉ số nslđ so sánh giữa thực hiện năm 2005 và kế hoạch năm 2005(cuối năm 2004 đã lập kế hoạch năm 2005)

(2) - Chỉ số năng suất lao động giờ giữa thực hiện năm báo cáo so với thực hiện năm trước:

IWh =

Hoặc               IWh =

Ví dụ chỉ số nslđ so sánh giữa thực hiện năm 2006 (năm báo cáo) với thực hiện năm 2005.

Trong đó:

IWh                  :Chỉ số năng suất lao động theo giờ.

Wh(K), Wh(0)           :Tương ứng là năng suất lao động giờ trung bình của một công nhân sản xuất. Năng suất lao động giờ được tính theo công thức sau:

            Wh =  hoặc                      

      Q

Wh = ------------------------------------

            Tổng số giờ - người làm việc

Trong đó:

W     :Năng suất lao động bình quân một công nhân (công nhân viên) trong kỳ.

TNK   :Số giờ công làm việc thực tế bình quân một công nhân (công nhân viên) trong kỳ.

            Trong các công thức trên ký hiệu (0) chỉ kết quả thực hiện kỳ trước, (1) chỉ kết quả thực hiện kỳ báo cáo, (K) chỉ kế hoạch đặt ra cho kỳ báo cáo.

Xem thêm ví dụ trong giáo trình trang 171. và lấy ví dụ trong giáo trình phân tích lao động xã hội.

Sau khi đã xác định được các chỉ số, có thể dùng phương pháp phân tích như đã đề cập đến ở mục 1.2.1. của chương 3.

2. Phân tích năng suất lao động theo các đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng). 

* Mục đích

Việc phân tích năng suất lao động theo các đơn vị thời gian có mục đích là xác định khả năng giảm tổn thất thời gian lao động thông qua việc so sánh các chỉ tiêu năng suất lao động giờ, ngày, tháng, quí, năm của một công nhân giữa thực hiện so với kế hoạch đặt ra.

Việc phân tích được tiến hành dựa trên các chỉ số năng suất lao động giờ (IWh), chỉ số năng suất lao động ngày (IWng), chỉ số năng suất lao động tháng (IWth), chỉ số năng suất lao động quý (IWQ) và chỉ số năng suất lao động năm (IWN). Cách xác định các chỉ số này đã được đề cập ở trên. Trong đó:

                                Q

Wh = ------------------------------------

            Tổng số giờ - người làm việc

                                Q

Wng = ------------------------------------

            Tổng số ngày- người làm việc

                         

       Q

Wth = ------------------------------------

            Tổng số tháng - người làm việc

                               

       Q

WQ = ------------------------------------

            Tổng số quý - người làm việc

                                            Q

WN = ------------------------------------------------------

            Tổng số lao động bình quân trong năm (kỳ)

*  Công thức chỉ mối quan hệ giữa các chỉ số năng usất lao động

Để xác định khả năng giảm tổn thất thời gian lao động, có thể sử dụng các công thức chỉ mối quan hệ giữa các chỉ số năng suất lao động sau:

Wngày = Whx số giờ làm việc bình quân trong ngày

Wtháng = Wngàyx số ngày làm việc bình quân trong tháng.

Wnăm = Wngàyx số ngày làm việc bình quân trong năm.

IWng

= IWh x Ih

IWth

= IWng x Ith

IWQ

= IWng x IQ

IWN

= IWng x IN

Trong đó:

Ih                     :Chỉ số giờ công trong một ngày công.

                                       Ih =

Ith, IQ, IN     :Chỉ số ngày công trong tháng, quý, năm.

                                       Ith =

IQ =

IN =

Trong đó:       TTT1, TTTK là thời gian LVTT bình quân trong ca của kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch đặt ra cho kỳ báo cáo.

 Nth1, NQ1, NTT1          :Tương ứng là số ngày làm việc thực tế thực hiện kỳ báo cáo của tháng, quý, năm.

NthK, NQK, NTTK          :Tương ứng là số ngày làm việc được đặt ra trong kế hoạch của tháng, quý, năm.

Để phân tích, trước hết cần xác định chỉ số năng suất lao động giờ, ngày, tháng, quý, năm. Sau đó sử dụng các công thức chỉ mối quan hệ giữa các chỉ số để xác định các chỉ số giờ công; chỉ số ngày công trong tháng, quý, năm. Dùng các chỉ số này để phân tích tình hình giảm tổn thất thời gian lao động giữa thực hiện so với kế hoạch đặt ra.

3- Phân tích sự thay đổi về kết cấu mặt hàng sản xuất và tỷ trọng sản phẩm hợp tác với bên ngoài.

Năng suất lao động tính theo giá trị chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về mặt hàng sản xuất và tỷ trọng sản phẩm hợp tác với bên ngoài. Do đó, phân tích sự thay đổi về mặt hàng sản xuất và tỷ trọng sản phẩm hợp tác bên ngoài nhằm mục đích.

* Mục đích: Để làm rõ sự biến động về nslđ khi kết cấu sản phẩm thay đổi hoặc tỷ trọng sản phẩm hiệp tác thay đổi. (Đây là chỉ tiêu nhằm hỗ trợ khi ta chọn chỉ tiêu tính tăng nslđ bằng giá trị).

Hai nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lao động biểu hiện ở chỗ:

(1) - Tăng tỷ trọng mặt hàng có giá trị cao, nhưng chi phí lao động ít, sẽ làm cho doanh nghiệp dễ hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị tổng sản lượng và ngược lại.

(2) - Tăng tỷ trọng sản phẩm hợp tác với bên ngoài so với kế hoạch đã đề ra sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên một cách giả tạo và ngược lại. Vì giá trị của những sản phẩm này được tính vào tổng sản lượng, nhưng trên thực tế doanh nghiệp không phải chi phí lao động.

Vì vậy, để loại trừ ảnh hưởng của hai nhân tố nói trên, đòi hỏi phải tính chỉ số năng suất lao động sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi về mặt hàng sản  xuất và khối lượng sản phẩm hợp tác với bên ngoài.

Chỉ số này tính bằng công thức sau:

                                                IW = IWG x KB

Trong đó:

              IW        :Chỉ số năng suất lao động thực.

              IWG     :Chỉ số năng suất lao động tính bằng tiền.

              KB      :Hệ số giá trị sản phẩm hiệp tác với bên ngoài.

            Ta có:

                                         

Trong đó:

PBK    :Tỷ trọng giá trị sản phẩm hiệp tác với bên ngoài theo kế hoạch đặt ra.

PB1     :Tỷ trọng giá trị sản phẩm hiệp tác với bên ngoài thực hiện kỳ báo cáo.

IV. LẬP KẾ HOẠCH TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP TỪNG NHÓM NHÂN TỐ.

Có nhiều phương pháp khác nhau để lập kế hoạch tăng NSLĐ như:

Phương pháp lập kế hoạch tăng NSLĐ theo từng nhóm nhân tố, phương pháp chỉ số…Phương pháp đầu tiên là phương pháp lập kế hoạch NSLĐ theo từng nhóm nhân tố. Phương pháp này xác định được tương đối chính xác ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ. Đồng thời, từ phương pháp lập kế hoạch tăng NSLĐ này có thể xác định biện pháp khai thác hiệu quả các khả năng tiềm tàng để tăng NSLĐ.

            Thực chất của phương pháp này là dựa theo các nhóm nhân tố tăng NSLĐ để tiến hành lập kế hoạch tăng NSLĐ. Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, loại ngành mà xác định số lượng nhân tố và nhóm tăng nhân tố tăng NSLĐ khác nhau.

            Cụ thể, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu một số nhóm nhân tố cơ bản sau:

1- Các nhóm các yếu tố tăng năng suất lao động.

            Nhóm nhân tố đầu tiên chúng ta đi vào nghiên cứu là:

 a- Nhóm các yếu tố gắn với sự phát triển và sử dụng tư­ liệu sản xuất 

Nhóm nhân tố này bao gồm:

- Nhóm các yếu tố này thường gắn liền với việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất; cải tiến quy trình công nghệ, trang bị công cụ cải tiến có năng suất lao động cao hơn.

Cụ thể, các doanh nghiệp đảm bảo vốn kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư vào đổi mới công nghệ sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong NSLĐ. Công nghệ hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý và tính hiệu quả của các doanh nghiệp. Công nghệ cao hơn sẽ khuyến khích lực lượng lao động và quản lý tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn với chi phí thấp hơn. Và nâng cao được khả năng thích ứng với nhu cầu của thị trường, do đó khai thác tốt hơn công usất, năng lực sản xuất để tăng NSLĐ.

- Áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào trong sản xuất… qua đó làm giảm lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, tăng năng suất lao động.

b- Nhóm các yếu tố gắn với con người và quản lý con người

Nhóm các yếu tố này gồm:

- Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguời lao động.

Việc nâng cao trình độ cho người lao động sẽ giúp cho việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, mức độ thành thạo khi thực hiện các công việc, qua đó rút ngắn được thời gian hao phí để sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và chất lượng lao động.  

- Sử dụng hợp lý thời gian lao động của người lao động.

Yếu tố này có tác động loại bỏ các loại thời gian lãng phí, nâng cao lượng thời gian làm việc thực tế của người lao động, nâng cao năng suất lao động. 

- Cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.

Việc cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động sẽ tạo ra sự phối kết hợp tốt hơn giữa các bộ phận sản xuất và giữa những người lao động với nhau; sử dụng lao động đúng khả năng, sở trường của họ…, qua đó tăng năng suất và chất lượng lao động.

Trình độ và khả năng tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới NSLĐ thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, phương án lựa chọn công nghệ, cách thức tổ chức bố trí dây chuyền công nghệ và cơ cấu tổ chức sản xuất. Phát triển chuyên môn hóa, kết hợp với đa dạng hóa cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô, giảm chi phí, nâng cao năng usất các yếu tố đầu vào. Tăng nslđ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tổ chức phối hợp các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường.

Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành tinh thần quản lý mới. Trong đó, luôn tôn trọng và khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của lực lượng lao động, tạo ra sức mạnh tổng hợp, phát huy hiệu quả của các nhân tố sản xuất, đặc biệt là con người; đảm bảo chế độ tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực là khả năng tiềm tàng to lớn để tăng NSLĐ.

c- Nhóm các yếu tố gắn với điều kiện tự nhiên.

Nhóm yếu tố này bao gồm nhiều yếu tố:

Chúng ta thấy là điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng usất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế đặc biệt là những ngành như nông ngư nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, du lịch…. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản, tiềm năng du lịch thì sẽ làm tăng nslđ, phát triển kinh tế và ngược lại. Thực tế trên thế giới có nhiều nước trình độ lao động không cao… nhưng có nhiều tài nguyên khoáng sản đã làm nslđ cao, kinh tế phát triển như Các nước tiểu vương quốc ả rập, Cô oét… Do đó, nếu ta có các biện pháp khai thác tốt các điều kiện tự nhiện thuậnlợi và khắc phục những yếu tố điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì sẽ làm tăng NSLĐ, phát triển kinh tế. Do đó, để tăng nslđ thì cần:

(1) - Khắc phục ảnh hưởng xấu của điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, điều kiện về địa chất của quá trình khai thác khoáng sản…

Để khắc phục ảnh hưởng xấu của điều kiện tự nhiên thì cần nâng cao khả năng dự báo thời tiết, có các biện pháp khai thác tốt các tài nguyên khoáng sản như trồng và khai thác rừng, đánh bắt cá… như thế nào cho hiệu quả

- Thay đổi hàm lượng có ích của một số nguyên liệu như hàm lượng, trữ lượng các mỏ…

Muốn thay đổi hàm lượng có ích của những loại tài nguyên có thể tái tạo được thì ta cần phải có những biện pháp khai thác hợp lý như thâm canh…

Khi thực hiện các biện pháp này có hiệu quả, lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, qua đó năng suất lao động sẽ tăng.

2. Các bước tiến hành  lập kế hoạch tăng năng suất lao động.

          Để lập kế hoạch tăng năng suất lao động, cần tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Tính số lao động giả định kỳ kế hoạch.

Tính số lao động giả định kỳ kế hoạch ta có thể sử dụng 1 trong hai phương pháp sau:

- Phương pháp thứ nhất, tính số lao động giả định kỳ kế hoạch dựa vào sản lượng kỳ kế hoạch và nslđ kỳ báo cáo. Cụ thể, được tính theo công thức sau:

LGĐK =

- Hoặc có thể tính dựa vào số lao động kỳ báo cào và chỉ số sản lượng kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Cụ thể, công thức tính như sau:

LGĐK = L1 x Iq

Trong đó:

LGĐK    :Số lao động giả định kỳ kế hoạch

QK         :Giá trị tổng sản lượng kỳ kế hoạch.

W1        :Năng suất lao động bình quân một công nhân (công nhân viên) kỳ báo cáo.

L1        :Số công nhân (công nhân viên) kỳ báo cáo.

Iq         :Chỉ số sản lượng kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

Iq =  

Sau khi tính được số lao động giả định kỳ kế hoạch, ta chuyển sang bước 2 là:

Bước 2: Tính số lao động có thể tiết kiệm được kỳ kế hoạch theo từng nhóm yếu tố. 

Như trên ta đã biết, một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nslđ như nhóm yếu tố khoa học kỹ thuật, nhóm yếu tố liên quan đến con người và quản lý con người và nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên. Nếu biết khai thác các yếu tố này thì sẽ làm tăng nslđ, tiết kiệm được số lao động mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ. Do đó ở bước này chúng ta sẽ tính số lao động có thể tiết kiệm được theo từng nhóm nhân tố đó. Nhóm nhân tố thứ nhất là:

a- Nhóm yếu tố thuộc về khoa học kỹ thuật.

Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ làm giảm lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, qua đó nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở kỳ kế hoạch, tuỳ thuộc khả năng và tình hình cụ thể mà doanh nghiệp có thể chỉ áp dụng cho một bộ phận công nhân, và có thể bắt đầu áp dụng từ một thời điểm nào đó trong năm kế hoạch (không trọn năm).

Do vậy, việc tính số lao động tiết kiệm cần dựa trên công thức sau:

Trong đó:

DL:Số lao động có thể tiết kiệm được do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất (người bình quân).

tK, t1            :Tương ứng là mức hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm (hay đơn vị giá trị sản lượng) kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.

QK      :Khối lượng sản phẩm (hay tổng sản lượng) kỳ kế hoạch.

h       :Số tháng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kỳ kế hoạch.

TNK    :Quỹ thời gian làm việc thực tế bình quân 1 công nhân kỳ kế hoạch.

Im        :Hệ số hoàn thành mức kỳ kế hoạch.

PC:Tỷ trọng công nhân được thực hiện áp dụng khoa học kỹ thuật (sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng quy trình công nghệ mới vào sản xuất) so với tổng số công nhân kỳ kế hoạch

b- Nhóm yếu tố gắn với con người và quản lý con người.

b1- Yếu tố sử dụng hợp lý thời gian làm việc của công nhân sản xuất.

Việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc của công nhân sản xuất sẽ làm giảm thời gian lãng phí trông thấy, tăng thời gian làm việc hữu ích, qua đó tăng năng suất lao động, tiết kiệm lao động sống. Số lao động tiết kiệm được tính theo công thức sau:

Trong đó:

DL                :Số lao động tiết kiệm được (người bình quân)

TNK, TN1   :Tương ứng là quỹ thời gian làm việc thực tế của một công nhân sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.

LGĐK(1)       :Số lao động giả định kỳ kế hoạch sau khi đã trừ đi số lao động tiết kiệm được do các nhân tố trước.

b2- Yếu tố hoàn thiện bộ máy quản lý.

DL    = LGTGĐ -  LGTK

LGTGĐ = LGT1 x Iq

Trong đó:

DL          :Số lao động tiết kiệm được.

LGTGĐ  :Số nhân viên gián tiếp giả định kỳ kế hoạch.

LGTK     :Số nhân viên gián tiếp cần có kỳ kế hoạch.

LGT1     :Số nhân viên gián tiếp cần có kỳ báo cáo.

Iq            :Chỉ số sản lượng kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

Ví dụ: Số Lao động gián tiếp kỳ báo cáo là 400 lao động. Với chỉ số sản lượng kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo là 1,1 thì số lao động gián tiếp giả định là 400 x 1,1 = 440 lao động. Nhưng do kiện toàn lại bộ máy, hiệu quả lao động tăng lên nên để giải quyết công việc tăng lên thì tổng số lao động gián tiếp cần có kỳ kế hoạch chỉ là 420 lao động nên số lao động gián tiếp tiết kiệm được do hoàn thiện bộ máy quản lý là 440 - 420 = 20 (người).

b3- Yếu tố thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất.

Sự thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất được biểu hiện bằng sự thay đổi tỷ trọng của các mặt hàng trong sản xuất. Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, dưới tác động của các yếu tố thị trường, doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh tăng quy mô sản xuất của một số mặt hàng nào đó, và với một số mặt hàng khác có thể phải giảm quy mô sản xuất. Việc tính toán số lượng lao động có thể tiết kiệm được do thay đổi kết cấu sản xuất được căn cứ vào lượng lao động hao phí để sản xuất ra từng loại sản phẩm.

Công thức xác định số lao động tiết kiệm như sau:

Trong đó:

DL                :Số lao động tiết kiệm hoặc tăng thêm (người).

t1 và tKi     :Lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm loại i  của kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch.

QK               : Giá trị tổng sản lượng của kỳ kế hoạch.

TNK             :Quỹ thời gian làm việc thực tế của 1 công nhân kỳ kế hoạch.

I m            :Hệ số hoàn thành mức kỳ kế hoạch. 

b4- Yếu tố thay đổi tỷ trọng sản phẩm hợp tác với bên ngoài.

Sự thay đổi mức độ hiệp tác với bên ngoài được biểu hiện thông qua sự thay đổi tỷ trọng sản phẩm do bên ngoài cung cấp chiếm trong giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp. Đó là những sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) do bên ngoài cung cấp, doanh nghiệp không phải hao phí lao động cho việc sản xuất các loại sản phẩm này, nhưng giá trị của nó được tính trong giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp. Khi tăng cường hợp tác với bên ngoài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lao động và ngược lại.

Công thức tính số lao động tiết kiệm được như sau:

Trong đó:

DL:Số lao động tiết kiệm (nếu âm) hoặc tăng thêm (nếu dương) ( người).

B1, Bk         :Tương ứng là tỷ trọng giá trị bán thành phẩm mua ngoài so với giá trị tổng sản lượng kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.

Qk  là tổng giá trị sản lượng kỳ kế hoạch

                          MSL: Mức sản lượng kỳ báo cáo.

c- Nhóm yếu tố gắn với điều kiện tự nhiên và hàm lượng có ích của các nguyên liệu.

Sự thay đổi các điều kiện tự nhiên và hàm lượng có ích của một số nguyên liệu được khai thác để chế biến sẽ làm giảm hoặc tăng lượng chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Số lao động tiết kiệm được do nhân tố này sẽ được tính theo công thức sau:

Trong đó:

DL:Số lao động có thể tiết kiệm được do thay đổi điều kiện tự nhiên và hàm lượng có ích của nguyên liệu (người).

t1  :Mức hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm (hay 1 đơn vị giá trị sản lượng) kỳ báo cáo.

tK  :Mức hao phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm (hay 1 đơn vị giá trị sản lượng) kỳ kế hoạch dưới tác động của việc thay đổi điều kiện tự nhiên, hàm lượng có ích của nguyên liệu trong sản xuất.

QK    :Số lượng sản phẩm (hay tổng sản lượng) kỳ kế hoạch.

H  :Hệ số thời gian thay đổi điều kiện tự nhiên hoặc lượng có ích của các nguyên vật liệu.

TNK   :Quỹ thời gian làm việc thực tế bình quân 1 công nhân kỳ kế hoạch.

Bước 3: Tính tốc độ tăng năng suất lao động cho từng nhóm yếu tố và cho toàn đơn vị.

Tốc độ tăng năng suất lao động cho từng nhóm yếu tố được xác định thông qua số lao động tiết kiệm được dưới tác động của việc áp dụng các biện pháp tăng năng suất lao động kỳ kế hoạch.

a) Tỷ lệ tăng năng suất lao động cho từng nhóm yếu tố được xác định qua công thức sau:

 (%)

Trong đó:

Wi            :Tốc độ tăng năng suất lao động của nhóm yếu tố i.

DLi                :Số lao động tiết kiệm được của nhóm yếu tố tăng năng suất lao động i kỳ kế hoạch.(đã xác định được ở bước 2)

åDL: là tổng số lao động tiết kiệm được bởi các nhân tố tăng nslđ kỳ kế hoạch.

LGĐK       :Số lao động giả định kỳ kế hoạch theo mức năng suất lao động kỳ báo cáo.

b) Tỷ lệ tăng năng suất lao động cho toàn đơn vị là tổng của tỷ lệ tăng năng suất lao động của tất cả các nhóm yếu tố và được tính theo công thức sau:

a =

Trong đó:

a     :Tỷ lệ tăng năng suất lao động do tổng hợp các yếu tố.

ai      :Tỷ lệ tăng năng suất lao động do yếu tố tăng năng suất lao động i.

            Trong thực tế, do đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà có những nhân tố nslđ (hoặc nhóm nhân tố) có ở doanh nghiệp này nhưng lại không có ở doanh nghiệp khác. Hoặc đối với từng doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết một số biện pháp cụ thể để thúc đẩy tăng nslđ tùy thuộc vào lợi thế, tiềm năng của mình, do đó tiết kiệm chi phí lao động để tăng nslđ của mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau.

           Ngoài phương pháp tính toán tốc độ tăng nslđ nêu ở trên, người ta còn dùng phương pháp chỉ số để tính tốc độ nslđ trong kỳ kế hoạch sau khi tính các chỉ số nslđ chung của từng nhân tố. Từ đó sẽ tính được chỉ số nslđ chung của doanh nghiệp. Cụ thể, để hiểu rõ phương pháp này thì chúng ta chuyển sang nội dung tiếp theo.

V- LẬP KẾ HOẠCH TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ.

Ngoài phương pháp tính toán tốc độ tăng nslđ nêu ở trên, người ta còn dùng phương pháp chỉ số để tính tốc độ tăng nslđ trong kỳ kế hoạch sau khi tính các chỉ số tăng nslđ của từng nhóm nhân tố. Từ đó sẽ tính được chỉ số nslđ chung của toàn doanh nghiệp theo công thức sau:

                                    = IW1 x IW2 IW3 x… x IWn

Trong đó:

IW    :Chỉ số NSLĐ chung dưới tác động tổng hợp của các nhân tố.

IWi   :Chỉ số  NSLĐ của yếu tố tăng năng suất lao động thứ i.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: