CHuong4 MTCL

Chương 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TMĐT

4.1 Khái niệm:

1) K/n:

- Chiến lược TMĐT: "kế hoạch tổng thể xác định định hướng và phạm vi hoạt động ứng dụng và triển khai Internet và CNTT (IT) trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua kết hợp các nguồn lực trong một môi trường TMĐT luôn thay đổi, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường điện tử và đáp ứng mong muốn của các đối tượng có liên quan đến tổ chức."

- Hoạch định CL TMĐT : là việc thiết lập một bản kế hoạch chi tiết cho chiến lược TMĐT về hình thức và cách thức thực hiện.

- Bản kế hoạch chi tiết định rõ việc DN sẽ:

+ Ứng dụng internet và CNTT ntn (mức độ, giai đoạn);

+ Mô hình KD và gắn kết với mục tiêu(business model);

+ Nhận dạng & đánh giá các điều kiện ràng buộc (các cơ hội, rủi ro & các thế mạnh, hạn chế);

+ Mục tiêu TMĐT (Thị trường / Sản phẩm)

+ Định vị & khác biệt hóa

+ Hoạch định nguồn lực cho TMĐT

- Hoạch định nhằm trả lời câu hỏi:

+ DN có phù hợp để ƯD TMĐT không (sản phẩm có phù hợp không, DN có sẵn sàng tham gia MT quốc tế không?)

+ ƯD TMĐT ở mức độ nào, dùng mô hình nào, kỳ vọng của DN là gì?

+ DN sử dụng, áp dụng chiến lược kinh doanh ntn?

2) Các xu thế ứng dụng Internet & CNTT trong DN

- Tái cấu trúc chuỗi cung ứng của DN, tháo gỡ các nút thắt và tăng cường sự linh hoạt của chuỗi cung ứng (e-SC).

- Tái cấu trúc mối quan hệ với KH. Thu thập & xử lý khối lượng khổng lồ các cơ sở dữ liệu KH từ đó xác định được thói quen, xu hướng và sở thích mua sắm của KH (e-CRM).

- Thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến các thông tin quan trọng của DN đến các nhà quản trị trong toàn bộ tổ chức và hỗ trợ cho quá trình ra quyết định bên trong (extranet).

3) Mục tiêu của hoạch định CL TMĐT của DN

- Đảm bảo ứng dụng & triển khai Internet & IT hỗ trợ việc hoàn thành và hoàn thành tốt hơn các mục tiêu chiến lược kinh doanh; duy trì và phát huy lợi thế cạnh tranh; cung ứng giá trị nổi bật cho KH.

- Đảm bảo tính hiệu quả của chi phí đầu tư trong ứng dụng và triển khai internet & IT qua các chỉ tiêu về lợi nhuận.

- Bảo vệ các tài sản thông tin & công nghệ hiện hành của tổ chức.

- Nâng cao hiểu biết & tư duy của các nhà quản lý về vai trò của internet và IT trong DN.

4) Đánh giá mức độ sẵn sàng về TMĐT của DN

- Nhằm đánh giá mức độ chuẩn bị của DN đối với việc gia nhập thị trường TMĐT quốc tế, gồm 3 bước:

+ Đánh giá sự phù hợp của SP/DV: Đánh giá sự phù hợp của SP/DV của DN đối với việc thương mại hoặc phân phối qua internet.

VD: thegioididong.com, các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm kỹ thuật số, không thể phân phối trực tiếp qua Internet được nhưng cũng là những hàng hóa có tiêu chuẩn chung, dễ đóng gói và vận chuyển.

+ Đánh giá sự sẵn sàng XK hàng hóa: Đánh giá xem DN có sẵn sàng thực hiện các giao dịch XK không.

Thegioididong..com chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là trong nước, chưa có ý định mở rộng phạm vi ra nước ngoài, vì cạnh tranh về mặt hàng điện tử ở nước ngoài quá gay gắt, và công nghệ ở VN thường chưa bắt kịp được với thế giới.

+ Đánh giá sự sẵn sàng cho TMĐT quốc tế: Các DN nên có những cân nhắc cuối cùng để xem xét có nên gia nhập thị trường TMĐT quốc tế hay không.

4.2. Quy trình hoạch định CL TMĐT của DN

Gồm:

+ Phân tích tình thế TMĐT

+ Thiết lập các mục tiêu chiến lược TMĐT

+ Lựa chọn và ra quyết định chiến lược TMĐT

+ Kế hoạch hóa nguồn lực TMĐT của DN

+ Kế hoạch hóa thực thi và kiểm soát CL TMĐT

1) Phân tích tình thế TMĐT (Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài):

- Phân tích tình thế khởi đầu từ chính những mô hình kinh doanh hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng, vì CL TMĐT chỉ là một phần trong CL chung của DN, và DN cần phải có mô hình kinh doanh ngay từ khi mới thành lập.

- Nội dung của phân tích tình thế:

Vận dụng SWOT, xem xét lại CLD hiện tại và xem xét lại các mục tiêu đề ra trong hoạt động kinh doanh ứng dụng TMĐT của DN, xác định mục tiêu, phát triển các chiến lược và xây dựng các hướng dẫn thực hiện TMĐT chính là nội dung chính của bước này.

2) Thiết lập các mục tiêu CL TMĐT

Đây là bước 2, vì TMĐT Là môi trường đa ngành, đa quốc gia nên phải phân tích môi trường trước, sau đó mới xác định mục tiêu.

- Để thiết lập được mục tiêu CL TMĐT thì trước tiên phải nhìn nhận lại những vấn đề căn bản nhất của DN như: tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu dài hạn (SMART).

(Tầm nhìn là cái trong tương lai mà DN sẽ đạt được, sứ mạng chỉ ra bây giờ công ty đang ở đâu, khách hàng là những ai.

VD: sứ mạng của Google là tổ chức, sắp xếp thông tin của thế giới, biến nó thành cơ sở dữ liệu toàn cầu và hữu ích)

- Một số mục tiêu CL TMĐT:

+ Cải thiện & tăng cường dịch vụ KH và tương tác với KH (cung cấp dịch vụ e-care, hỗ trợ online, call center...).

+ Tăng doanh thu & thị phần & lợi nhuận (DT từ bán hàng online, ROI, ...).

+ Xây dựng & quảng bá & phát triển hình ảnh thương hiệu và công ty (website, microsite, email, banners, ...).

+ Tiếp cận & thâm nhập & phát triển thị trường và KH mới (website, email, e-catalogue, ...)

+ Phát triển những SP/DV mới (e-banking, e-ticket, ...)

+ Giảm chi phí hoạt động & hiệu quả KD (EDI, ERP, e-procurement, ...).

+ Trở thành DN tiên phong về e-commerce

=>Cần xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu

3) Lựa chọn và ra quyết định CL TMĐT

- Mô hình KD:

+ Hoạch định CL phải tương thích với mô hình ƯD TMĐT trong DN

+ Mô hình KD mô tả nền tảng kiến trúc KD và mô tả dòng thu của DN

+ Mô hình cũng xác định các thành tỗ của chuỗi giá trị trong kinh doanh

+ 10 mô hình kinh doanh điện tử phổ biến

- Thị trường mục tiêu:

+ Thị trường mục tiêu của DN, khách hàng mục tiêu của DN là ai?

+ Các thị trường này có khác biệt không? Ntn?

+ Trên từng thị trường, định vị ra sao

+ Phân đoạn thị trường

+ Xác định và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu

+ Định vị sản phẩm

- Lựa chọn và RQĐ phát triển thị trường sản phẩm:

+ Tập trung vào 1 phân đoạn

+ Chuyên môn hóa có chọn lọc

+ Chuyên môn hóa sản phẩm

+ Chuyên môn hóa thị trường

+ Bao phủ thị trường

- Lựa chọn và RQĐ định vị và khác biệt hóa

- Lựa chọn và RQĐ tái cấu trúc tổ chức

+ XĐ phạm vi và quy mô hoạt động TMĐT

+ Lựa chọn loại hình cấu trúc tổ chức cho hoạt động TMĐT

4) Kế hoạch hóa nguồn lực TMĐT của DN

a) Nguồn lực hạ tầng công nghệ của DN

- Phần cứng: là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của DN

- Phần mềm: Phần mềm tài chính kế toán là phần mềm thông dụng nhất (80% DN). Các phần mềm CRM, SCM, ERP là những ƯD có tốc độ tăng trưởng.

- Lưu trữ website TM ĐT

+ Gồm: lưu trữ DL, hệ thống phần mềm xử lý giao dịch điện tử và những nội dung khác trên website

+ Số lượng, cấu hình của hệ thống máy chủ để lưu trữ là khác nhau. Có 2 phương pháp chủ yếu: tự mua máy chủ để lắp hoặc thuê máy chủ của các nhà cung cấp DV.

- Các hình thức kết nối: quay số, ISDN, ADSL, kết nối internet bằng kênh thuê riêng,

b) XD và sử dụng mạng nội bộ:

- Trong các hình thức kết nối mạng nội bộ, mạng LAN được sử dụng phổ biến nhất do công nghệ đơn giản, phù hợp với DN vừa và nhỏ

- Intranet và Extranet còn là công nghệ mới, giờ chỉ được ứng dụng tại các DN, tập đoàn lớn.

c) Nguồn lực về CNTT và TMĐT của DN

Cần chú ý đến việc đào tạo và phát triển cán bộ chuyên trách về TM ĐT để khai thác tối đa hiệu quả mà TM ĐT mang lại

5) Hiệu quả ƯD cho TMĐT

Để đánh giá hiệu quả ƯD TMĐT trong DN cần xem xét đến:

+ Tỷ trọng đầu tư cho TM ĐT/tổng chi phí hoạt động hàng năm

+ Tỷ trọng của doanh thu từ các ĐĐH sử dụng phương tiện điện tử trong tổng doanh thu.

+ Tương quan giữa doanh thu và đầu tư

4.3. Các nhân tố thành công cơ bản trong TMĐT

- Không có 1 giải pháp TM ĐT nào phù hợp với mọi loại hình DN, mọi mô hình kinh doanh, mọi ngành KD

- Để thành công trong ƯD TM ĐT, cần tập trung vào: mô hình kinh doanh, công nghệ, nhân sự.

- Một số thành công cốt lõi:

+ Các sp, dv cụ thể được mua bán

+ Sự hỗ trợ từ ban giám đốc

+ Nhóm DA trên các mảng chức năng...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: