chuong3 tin
<P align=center><B>C</B><B>H</B><B>Ư</B><B>Ơ</B><B>NG III</B></P>
<P align=center>HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP</P>
<P align=center>06 tiết (LT:03, BT:00, TH:03, KT:00)</P>
<P><B>3.1. Khái niệm về hệ điều hành.</B></P>
<P><I>Hệ điều hành là một hệ thống các chương trình đặc biệt, quản lí những tài nguyên phần cứng, phần mềm của máy tính và điều khiển toàn bộ hoạt động của chúng, tạo nên sự giao tiếp thuận lợi giữa người và máy, giúp cho việc sử dụng máy tính dễ dàng và hiệu quả. Không có HĐH thì máy tính không thể hoạt động được.</I></P>
<P> </P>
<P><B>3.2 . Nhiệm vụ của hệ điều hành</B></P>
<P>Nhiệm vụ của hệ điều hành là quản lý dòng thông tin luân chuyển trong máy tính, từ bộ phận này qua bộ phận khác. Các nhiệm vụ chính bao gồm:</P>
<P>- Quản lý việc thực hiện các chương trình ứng dụng</P>
<P>- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ</P>
<P>- Quản lý các tệp tin, thư mục,.. .</P>
<P>- Quản lý việc xử lý vào - ra vật lý các bít thông tin.</P>
<P>- Quản lý, điều khiển các thiết bị ngoại vi được nối với máy tính: Chuột, bàn phím , máy in, màn hình...</P>
<P><B>3.3. Các đối tượng do hệ điều hành quản lý</B></P>
<P>
<P> </P><B>3.3.1. Tệp tin (File)</B></P>
<P>
<P> </P>Tệp tin là tập hợp thông tin dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nội dung của tệp tin có thể là chương trình, văn bản, hình ảnh, âm thanh,... Mỗi tệp tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Mỗi hệ điều hành có qui ước đặt tên khác nhau, tên tệp tin thường có 2 phần:</P>
<P><B>Phần tên (name).phần mở rộng (Extension)</B>.</P>
<P>Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tệp tin, còn phần mở</P>
<P align=center>rộng thì có thể có hoặc không.</P>
<P>- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng. Phần tên do người tạo ra tập tin đặt. Với MS- DOS phần tên có tối đa là 8 ký tự, với Windows phần tên có thể đặt tối đa 128 ký tự.</P>
<P align=center>- Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông</P>
<P>thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tập tin tự đặt.</P>
<P>- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>Ví dụ</I></B>: CONG VAN.TXT QBASIC.EXE AUTOEXEC.BAT M_TEST</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>phần tên phần mở rộng</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>w COM, EXE : Các file thực thi chạy trực tiếp được trên hệ điều hành.</P>
<P>w TXT, DOC, ... : Các file văn bản.</P>
<P> </P>
<P>w PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, BASIC, ...</P>
<P> </P>
<P>w WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL</P>
<P><BR clear=all></P>
<P align=right>...</P><BR clear=all>
<P> </P>
<P>w BMP, GIF, JPG, ... : Các file hình ảnh.</P>
<P> </P>
<P>w MP3, MP4, DAT, WMA, ...: Các file âm thanh, video.</P>
<P> </P>
<P><B>v Ký hiệu đại diện (Wildcard)</B></P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Để chỉ một nhóm các tập tin, ta có thể sử dụng hai ký hiệu đại diện:</P>
<P> </P>
<P>Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ trong tên tập tin tại vị trí nó xuất h iện. Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ trong tên tập tin từ vị trí nó xuất hiện.</P>
<P><B><I>Ví dụ: </I></B>Bai?.doc g Bai1.doc, Bai6.doc, Baiq.doc, ... Bai*.doc g Bai.doc, Bai6.doc, Bai12.doc, Bai Tap.doc, ... BaiTap.* g BaiTap.doc, BaiTap.xls, BaiTap.ppt, BaiTap.dbf, ...</P>
<P><B><I>3.3.2. Thư mục (Folder)</I></B></P>
<P>
<P> </P>Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục.</P>
<P>Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha.</P>
<P>Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.</P>
<P>Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.</P>
<P><B><I>3.3.3. Ổ đĩa (Drive)</I></B></P>
<P>Ổ đĩa là thiết bị dùng để đọc và ghi thông tin, một số ổ đĩa thông dụng là:</P>
<P><B>Ø Ổ đĩa mềm: </B>Thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên</P>
<P>đĩa mềm.</P>
<P><B>Ø Ổ đĩa cứng: </B>Thường được đặt tên là ổ đĩa C, D,...có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B>Ø Ổ đĩa CD: </B>Có các loại như: Ổ đĩa chỉ có thể đọc gọi là ổ CD - ROM, loại có thể ghi dữ liệu ra đĩa CD gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có ổ đĩa DVD.</P>
<P><B><I>3.3.4. Đường dẫn (Path)</I></B></P>
<P>Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu \ (dấu xổ phải: backslash).</P>
<P><B>Hình 3.1. Cây thư mục nhiều cấp</B></P>
<P><B>3.4. Hệ điều hành Windows XP</B></P>
<P><B><I>3.4.1. Các phiên bản của hệ điều hành Windows</I></B></P>
<P>Windows là hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Nó dễ sử dụng hơn DOS nhờ giao diện đồ họa thông qua hệ thống thực đơn và các hộp thoại với hình thức thẩm mỹ rất cao. Windows làm việc theo chế độ cửa sổ, tại một thời điểm người sử dụng được cung cấp một cửa sổ để làm việc với một ứng dụng. Có thể thi hành hai hay nhiều chương trình cùng một lúc trong Windows. Mỗi chương trình có vùng cửa sổ riêng trên màn hình, ngay cả chương trình không thuộc họ Windows, ta có thể làm trực tiếp trên nó các ứng dụng như: quản lý các tệp trên đĩa như các thao tác trên DOS, soạn thảo văn bản, vẽ ảnh trang trí, tính toán làm lịch công tác và hơn thế nữa đó là tiện lợi khi sử dụng các phần mềm ứng dụng. Hiện nay đã có khá nhiều thế hệ Windows 95, 98, 2000, Me, XP Home, XP,...</P>
<P><B>Windows 95</B>: Vào cuối năm 1995, ở Việt nam đã xuất hiện một phiên bản mới của Windows mà chúng ta quen gọi là Windows 95. Những cải tiến mới của Windows</P>
<P>95 được liệt kê tóm tắt như sau:</P>
<P>- Giao diện với người sử dụng được thiết kế lại hoàn toàn nên việc khởi động các chương trình ứng dụng cùng các công việc như mở và lưu cất các tư liệu, tổ chức các tài nguyên trên đĩa và kết nôi với các hệ phục vụ trên mạng - tất cả đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.</P>
<P>- Cho phép đặt tên cho các tập tin dài đến 255 ký tự. Điều này rất quan trọng vì những tên dài sẽ giúp ta gợi nhớ đến nội dung của tập tin.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- Hỗ trợ Plug and Play, cho phép tự động nhận diện các thiết bị ngoại vi nên việc cài đặt và quản lý chúng trở nên đơn giản hơn.</P>
<P>- Hỗ trợ tốt hơn cho các ứng dụng Multimedia. Với sự tích hợp Audio và Video</P>
<P>của Windows 95, máy tính cá nhân trở thành phương tiện giải trí không thể thiếu được.</P>
<P>- Windows 95 là hệ điều hành 32 bit, vì vậy nó tăng cường sức mạnh và khả năng vận hành lên rất nhiều.</P>
<P>- Trong Windows 95 có các công cụ đã được cải tiến nhằm chuẩn hóa, tối ưu hóa</P>
<P>và điều chỉnh các sự cố. Điều này giúp bạn yên tâm hơn khi làm việc với máy vi tính trong môi trường của Windows 95.</P>
<P>Tóm lại, với những tính năng mới ưu việt và tích hợp cao, Windows 95 đã trở</P>
<P>thành môi trường làm việc được người sử dụng ưa chuộng và tin dùng.</P>
<P><B>Windows 98, Windows Me: </B>là những phiên bản tiếp theo của Windows 95, những phiên bản này tiếp tục phát huy và hoàn thiện những tính năng ưu việt của Windows 95 và tích hợp thêm những tính năng mới về Internet và Multimedia.</P>
<P><B>Windows NT 4.0, Windows 2000, Windows XP, Windows 2003: </B>là những hệ điều hành được phát triển cao hơn, được dùng cho các cơ quan và doanh nghiệp. Giao diện của những hệ điều hành này tương tự như Windows 98/ Windows Me. Điểm khác biệt là những hệ điều hành này có tính năng bảo mật cao, vì vậy nó được sử dụng cho môi trường có nhiều người dùng.</P>
<P align=center><B><I>3.4.2. Những đặc trưng cơ bản của hệ điều hành Windows XP</I></B></P>
<P> </P>
<P>- Tương thích hoàn toàn với các phần mềm chạy trên nó.</P>
<P> </P>
<P>- Là một hệ điều hành mạnh vì có khả năng bảo vệ dữ liệu khi bị trục trặc hệ</P>
<P>thống, hỗ trợ những tệp tên dài.</P>
<P> </P>
<P>- Để cài đặt được Windows XP, máy tính của bạn phải có cấu hình tối thiểu những yêu cầu sau:</P>
<P>+ CPU: Pentium 233MHZ</P>
<P> </P>
<P>+ RAM: 64MB</P>
<P> </P>
<P>+ HDD: 2GB</P>
<P> </P>
<P>- Hỗ trợ các thiết bị Plug and Play (cho phép tự động nhận diện các thiết bị ngoại vi), khi cắm các thiết bị này nó sẽ chạy luôn mà không cần phải cài đặt.</P>
<P>- Hỗ trợ các máy dùng bút điện tử, các thiết bị nhập dữ liệu bằng bút điện tử.</P>
<P>- Hỗ trợ rất mạnh về mạng như kết nối Internet, các mạng cục bộ (LAN),.. Windows XP ngoài sự kế thừa từ các thế hệ Win trước nó còn được phát triển và</P>
<P>bổ xung thêm nhiều tiện ích và cải tiến về giao diện người sử dụng và các chức năng</P>
<P>khác.</P>
<P><B>V Chú ý: </B>Để Windows chạy tốt hơn trên máy tính của bạn thì nên có một máy tính với cấu hình sau:</P>
<P>+ CPU: Intel Pentium 500 MHZ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>+ RAM: 128</P>
<P>+ HDD : 6 GB</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.4.3. Khởi động và thoát khỏi Windows XP</I></B></P>
<P> </P>
<P><B>1. Khởi động</B></P>
<P> </P>
<P>Quá trình khởi động Windows XP không cần qua môi trường DOS. Ngay sau khi ta bật máy tính, Windows XP đã nắm quyền điều hành hệ thống và chuyển sang giao diện đồ hoạ, tức là Windows đã được tự động làm việc. Khi bật máy xong thì hệ điều hành Win sẽ được tự nạp vào.</P>
<P><B>2. Thoát khỏi Windows XP</B></P>
<P> </P>
<P>- Sau khi đóng mọi chương trình đang sử dụng, bạn nhấp nút Start rồi chọn Turn</P>
<P>Off Computer. Khi đó sẽ xuất hiện màn hình chọn lựa cho thoát khỏi Windows XP</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>như sau:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>+ Turn Off: chọn mục này, chờ một chút cho Windows tự động đóng và bạn có thể yên tâm tắt máy tính.</P>
<P>+ Stand By: Phòng bị, túc trực, dùng trong trường hợp khi ta không muốn tắt máy mà muốn máy ngừng trong một khoảng thời gian sau đó lại tiếp tục làm việc.</P>
<P>+ Restart: Khởi động lại máy tính, bạn nên lưu ý trước khi khởi động lại máy tính thì ta nên lưu dữ liệu và thoát khỏi các chương trình.</P>
<P>Nếu muốn huỷ bỏ ta chỉ việc nhấn vào Cancel, thì các chọn lựa sẽ được huỷ bỏ.</P>
<P><B>V Chú ý: </B>Nếu không dùng chuột ta có thể dùng các phím để thực hiện các chức năng trên bằng cách nhấn vào phím có biểu tượng cửa sổ, sau đó nhấn phím U rồi dùng các phím nóng ở đây chính là các chữ cái được gạch chân ở dưới, ví dụ với bảng chọn ở trên thì các chữ cái S, U, R, khi bảng chọn hiện ra ta chỉ việc nhấn một trong các chữ cái này.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>3.4.4. Giới thiệu màn hình nền của Windows XP</I></B></P>
<P>• <B>Màn hình nền (Desktop)</B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Biểu tượng</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>
<P> </P>Lối tắt</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Nút Start Taskbar</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>Hình 3.2: Màn hình nền (Desk top) của Windows XP</B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar). Bên trái màn hình là biểu tượng</P>
<P>My Documents, My Computer, My Network Places, Recycle Bin, ...</P>
<P>Các biểu tượng có mũi tên màu đen nhỏ (ở góc dưới bên trái) gọi là lối tắt</P>
<P>(<I>shortcut</I>).</P>
<P>w Những biểu tượng trên màn hình</P>
<P>Ø <B>My Computer</B></P>
<P>
<P> </P>Biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính. Khi mở My Computer (bằng thao tác D_Click hoặc R_Click/ Open trên biểu tượng của nó), cửa sổ xuất hiện như hình bên dưới, chứa tất cả các tài liệu của máy tính: Các ổ đĩa mềm, đĩa cứng, ổ CD- ROM, ổ Flast, ổ CD-WRITE, máy in...Nó cho phép người sử dụng truy cập đến hệ thống một cách tổng quát. <B><I>Cửa sổ bên trái</I></B></P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- <I>System Tasks</I>: cho phép chọn thực hiện một số công việc hệ thống của máy.</P>
<P>- <I>Other Places </I>: Cho phép chọn các thành phần khác trong máy.</P>
<P><B><I>Cửa sổ bên phải</I></B></P>
<P>Theo ngầm định cửa sổ này chứa biểu tượng của tất cả các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng cục bộ, ổ đĩa CD, ...</P>
<P>Khi D_Click trên các biểu tượng trong cửa sổ này sẽ có các cửa sổ cấp nhỏ hơn được mở. Do đó, bằng cách mở dần các cửa sổ từ ngoài vào trong bạn có thể duyệt tất cả tài nguyên chứa trong máy tính.</P>
<P><B>Ø My Network Places</B></P>
<P>Nếu mở cửa sổ <B>My Network Places </B>bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẻ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.</P>
<P>Ø <B>Recycle Bin</B></P>
<P>Recycle Bin là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xoá. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc R_Click vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó R_Click/ Restore.</P>
<P>Ø <B>Folder</B></P>
<P>Folder được gọi là "tập hồ sơ" hay "biểu tượng nhóm" hay "thư mục". Folder là nơi quản lý các Folder khác (cấp thấp hơn) và các tập tin.</P>
<P>Ø <B>Menu Start</B></P>
<P>Khi Click lên nút Start trên thanh Taskbar, thực đơn Start sẽ được mở và sẵn sàng thi hành các chương trình ứng dụng. Ngoài ra trên thực đơn này bạn còn có thể thực hiện các thao tác tìm kiếm và định cấu hình cho máy tính.</P>
<P>Ø <B>Các lối tắt (<I>biểu tượng chương trình - Shortcuts</I>)</B></P>
<P>
<P> </P>Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục v.v... Để mở 1 đối tượng, bạn D_Click trên Shortcut của nó hoặc R_Click/Open.</P>
<P>Ø <B>Menu đối tượng</B></P>
<P>Trong Windows XP khi bạn R_Click trên một biểu tượng của một đối tượng, một menu tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó. Trong các phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu đối tượng.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>Menu đối tượng</B></P><BR clear=all>
<P>+ <I>Open</I>: Thực hiện chương trình.</P>
<P>+ <I>Explore</I>: Hiển thị bằng cửa sổ Windows Explorer</P>
<P>+ <I>Search</I>...: Tìm kiếm dữ liệu trong thư mục được chọn.</P>
<P>+ <I>Send to</I>: sao chép tệp hay thư mục sang mục khác hay</P>
<P>đĩa mềm.</P>
<P>+ <I>Cut</I>: Cắt và đưa dữ liệu vào bộ đệm.</P>
<P>+ <I>Copy</I>: Sao chép dữ liệu và đưa vào bộ đệm.</P>
<P>+ <I>Create Shortcut</I>: Tạo lối tắt.</P>
<P>+ <I>Paste</I>: Dán phần dữ liệu đã Cut hoặc Copy.</P>
<P>
<P> </P>+ <I>Delete</I>: Xoá phần dữ liệu đã chọn.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P>+ <I>Rename</I>: Đổi tên biểu tượng.</P>
<P>+ <I>Properties</I>: Thay đổi các thuộc tính của biểu tượng chương trình. Và một số thành phần khác.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.4.5. Cửa sổ giao diện</I></B></P>
<P>Windows hiển thị các thông tin trên màn hình thông qua một khung gọi là cửa sổ (Windows). Để làm việc với các ứng dụng bạn phải bắt đầu thao tác mở cửa sổ. Hầu hết các cửa sổ đều được hiển thị bằng các biểu tượng để mở một cửa sổ hoặc nhấp nút phải chuột sau đó chọn Open.</P>
<P>Bạn quản lý các cửa sổ bằng các nút và các thành phần sau:</P>
<P>- Thanh tiêu đề: cho bạn biết tên của chương trình và tên tài liệu bạn đang làm</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>việc.</P><BR clear=all>
<P> </P>
<P>- Nút Close (đóng): Nút này đóng lại và loại bỏ chương trình ra khỏi bộ nhớ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>của máy tính.</P>
<P>- Nút Minimize (thu nhỏ): Nút này sẽ thu nhỏ cửa sổ dưới dạng nút trên thanh tác vụ.</P>
<P>- Nút Restore (phục hồi): Khi cửa sổ được phóng to tối đa, nút Maximize được thay thế bằng nút Restore. Nút này đưa cửa sổ về kích cỡ trước đây để bạn có thể nhìn thấy một phần màn hình ngoài cửa sổ.</P>
<P>- Nút Maximize : Nút này sẽ phóng cực lớn một cửa sổ giúp cho bạn làm việc được thoải mái.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Hình dưới đây minh họa cho cửa sổ MyComputer</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Một số thao tác trên cửa sổ</B></P>
<P>- Di chuyển cửa sổ: Drag thanh tiêu đề cửa sổ (Title bar) đến vị trí mới.</P>
<P>- Thay đổi kích thước của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ, khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì Drag cho đến khi đạt được kích thước mong muốn.</P>
<P>- Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các ứng dụng nhấn tổ hợp phím Alt + Tab hoặc chọn ứng dụng tương ứng trên thanh Taskbar.</P>
<P>- Đóng cửa sổ: Click lên nút Close của cửa sổ hoặc nhấn tổ hợp phím Alt +</P>
<P>F4.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.4.6. Thanh tác vụ (Taskbar)</I></B></P>
<P>Thanh tác vụ nằm dưới cùng màn hình nền. Trên thanh này kể từ trái qua phải sẽ là nút Start, thanh Quick Lauch, biểu tượng của các trình tiện ích như điều khiển Volume, các chương trình (Program) đang vận hành ví dụ như Vietkey,...tuỳ theo sự cài đặt trên máy bạn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>+ Nút Start </B>nằm gần bên trái của thanh tác vụ và là các thành phần quan trọng nhất trên màn hình nền Windows, nó là điểm khởi đầu các chương trình và các cửa sổ trên máy tính, thực hiện nhiều chức năng quan trọng: chạy các ứng dụng, mở tệp, truy cập Control Panel, thoát khỏi Windows,...và các công cụ thiết lập cấu hình khác.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Khi nhấn vào nút Start sẽ xuất hiện Start Menu Progam: sẽ gồm một số lựa chọn quan trọng sau:</P>
<P>
<P> </P>- <I>Program</I>: Thực hiện các chương trình ứng</P>
<P>dụng trên Windows</P>
<P>- <I>Favorites</I>: Chứa các danh sách tập tin, các</P>
<P>Shortcuts và các Web Sites mà ban đã thêm vào.</P>
<P>- <I>Documments</I>: Mở các tài liệu văn bản đồ hoạ (15 tài liệu gần nhât), có thể vào luôn thư mục My Documments, My Pictures.</P>
<P>- <I>Settings</I>: Thiết lập cấu hình Control Panel, máy in, Taskbar, Network Connections.</P>
<P>- <I>Search</I>: Tìm kiếm tệp hoặc thư mục.</P>
<P>- <I>Hepl and Support</I>: Mở cửa sổ trợ giúp.</P>
<P>- <I>Run</I>...: Chạy các tệp chương trình.</P>
<P>- <I>Turn Off Computer</I>: Tắt máy, khởi động lại hệ điều hành hoặc thoát khỏi Windows XP.</P>
<P><B>+ Thanh Quick Lauch: </B>Bạn có khởi động các chương trình được gồm thành một dãy nút trên thanh này chỉ bằng một cái nhấp trái chuột, nó còn có nút Show Desktop, bạn nhấp vào nút này sẽ thu nhỏ tất cả các cửa sổ thành dạng nút trên thanh tác vụ.</P>
<P><B>+ Đồng hồ: </B>Thời gian xuất hiện cạnh lề phải thanh tác vụ. Vị trí này còn dùng để hiển thị ngày tháng, nếu nhấp đúp sẽ mở một hộp thoại Date\Time Properties hiển thị lịch và cho phép bạn thay đổi ngày tháng, giờ giấc hoặc múi giờ do Windows nhận được.</P>
<P>Ø <B>Sửa đổi thanh tác vụ</B></P>
<P>Bạn có thể sửa đổi theo ý riêng thanh tác vụ bằng cách thêm vào hoặc xoá bỏ</P>
<P>những thanh công cụ mà nó hiển thị. Ta làm như sau:</P>
<P>- Nhấp chuột phải tại một khoảng trống bất kì trên thanh tác vụ.</P>
<P>- Chọn Menu Toolbar.</P>
<P>- Chọn những thanh công cụ muốn bổ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>sung.</P><BR clear=all>
<P> </P>
<P>- <I>Thanh Address</I>: Bổ sung hộp vào thanh</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P>tác vụ để gõ địa chỉ Web. Trình duyệt Web khởi động khi bạn ấn Enter và trag Web sẽ mở ra nếu đã nối mạng Internet.</P>
<P>- <I>Thanh công cụ Links: </I>Cung cấp các liên</P>
<P>kết với những địa điểm Web cụ thể. Bạn có thể</P>
<P>thêm liên kết của mình vào thanh công cụ này.</P>
<P>- <I>Thanh công cụ Desktop</I>: Hiển thị các biểu tượng của My Document, My</P>
<P>Computer và những biểu tượng màn hình nền chuẩn khác.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>3.4.7. Sao chép dữ liệu trong Windows</I></B></P>
<P>Trong Windows việc sao chép dữ liệu trong một ứng dụng hoặc giữa các ứng dụng được thực hiện thông qua bộ nhớ đệm (Clipboard). Tại một thời điểm, bộ nhớ đếm chỉ chứa một thông tin mới nhất. Khi một thông tin khác được đưa vào bộ nhớ đếm thì thông tin trước sẽ bị xóa. Khi thoát khỏi Windows thì nội dung trong bộ nhớ đệm sẽ bị xóa.</P>
<P>Khi muốn sao chép dữ liệu từ một vị trí nào đó đến một vị trí khác cần thực hiện bốn động tác theo trình tự sau đây:</P>
<P>- Xác định đối tượng cần sao chép.</P>
<P> </P>
<P>- Thực hiện lệnh sao chép Edit/ Copy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + C hoặc</P>
<P>R_Click/ Copy để chép đối tượng vào bộ nhớ đệm.</P>
<P> </P>
<P>- Xác định vị trí cần chép tới.</P>
<P> </P>
<P>- Thực hiện lệnh dán Edit/ Paste hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + V hoặc</P>
<P>R_Click/ Paste để dán dữ liệu từ bộ nhớ đệm vào vị trí cần chép.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.4.9. Tìm kiếm dữ liệu</I></B></P>
<P>Chức năng này cho phép thực hiện tìm kiếm các tập tin, các thư mục và cả tên của các mày tính trong mạng LAN. Sau khi đã tìm thấy đối tượng bạn có thể làm việc trực tiếp với kết quả tìm kiếm trong cửa sổ Search Results.</P>
<P>Ø <B>Tìm kiếm tập tin, thư mục</B></P>
<P>Chọn lệnh Start/ Search/ For Files or Folders, sẽ xuất hiện cửa sổ Search Result, bạn chọn <B>All Files and Foders</B></P>
<P><I>All or part of the file name</I>: nhập tên thư mục hay tập tin cần tìm, có thể sử dụng ký tự đại diện * và ?</P>
<P><I>A word or pharse in the file</I>: nhập từ/ cụm từ trong nội dung tập tin cần tìm.</P>
<P><I>Look in</I>: nơi tìm kiếm, bạn có thể nhập vào tên của ổ đĩa, đường dẫn mà từ đó</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>việc tìm kiếm sẽ thực hiện. Theo ngầm định, Windows tìm kiếm cả trong đĩa và trong thư mục đã chỉ định trong khung Look in cùng với mọi thư mục con của nó. Ngoài ra ta có thể thay đổi các lựa chọn để có thể tìm nhanh và chính xác hơn với các thuộc tính như sau :</P>
<P>w <B><I>When was it modified?</I></B></P>
<P>Cho phép tìm kiếm các tập tin và thư mục dựa theo ngày sửa đổi.</P>
<P>
<P> </P>Trong mục này các tùy chọn áp dụng cho những tập tin và thư mục đã được tạo ra hoặc được sửa đổi trong một khoảng thời gian nào đó. Chọn khai báo thời gian theo một trong các lựa chọn với ý nghĩa:</P>
<P>- <I>Don't Remember </I>: Không xác định thời gian (tìm tất cả).</P>
<P>- <I>Within the last week </I>: Tìm các tập tin trong vòng</P>
<P>một tuần gần nhất.</P>
<P>- <I>Past month </I>: Tìm các tập tin trong vòng một tháng gần đây nhất</P>
<P>- <I>Within the last year </I>: Tìm tất cả các tập tin trong</P>
<P>vòng một môt năm gần đây nhất.</P>
<P>- <I>Specify date </I>: Tìm tất cả các tập tin trong vòng một</P>
<P>khoảng thời gian xác định. Có thể theo ngày tạo (creat date), ngày cập nhât (modified date) hay ngày truy cập (accessed date).</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>w <B><I>What size is it ?</I></B></P>
<P>Cho phép tìm kiếm tập tin và thư mục dựa theo kích thước tập tin.</P>
<P>Trong mục này các tùy chọn áp dụng tìm những tập tin hoặc thư mục có kích thước xác định trong một khoảng nào đó. Chọn khai báo kích thước theo một trong các lựa chọn với ý nghĩa :</P>
<P>
<P> </P>- <I>Don't Remember </I>: Không xác định kích thước (tìm tất cả).</P>
<P>- <I>Small (less than 100 KB) </I>: Tìm các tập tin có kích thước nhỏ (dưới 100 KB).</P>
<P>- <I>Medium (less than 1MB) </I>: Tìm tất cả các tập tin có kích thước vừa phải (dưới 1 MB).</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>- <I>Large (more than 1MB) </I>: Tìm tất cả các tập tin có kích thước lơn (trên 1MB)</P>
<P>- <I>Specify dates</I>: Tìm các tập tin trong một khoảng thời gian xác định. Có thể chọn theo ngày tạo (Created Date), ngày cập nhật (Modified Date), hay ngày truy cập (Accessed Date).</P>
<P><B>w <I>More advanced options?</I></B></P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P>Cho phép thay đổi một số tuỳ chọn nâng cao khác.</P>
<P>+ <I>Type of file</I>: kiểu tập tin cần tìm (tập tin văn bản, hình ảnh, bảng tính, thư mục, ..).</P>
<P>+ <I>Search system folders</I>: tìm/ không tìm trong thư</P>
<P>mục hệ thống.</P>
<P>+ <I>Search hidden files and folders</I>: tìm/ không tìm tập tin/ thư mục ẩn.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>3.5. Thay đổi cấu hình máy</B></P>
<P>Windows XP cho phép bạn thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với công việc hoặc sở thích của bạn thông qua bảng điều khiển Control Panel.</P>
<P>Từ bảng điều khiển Control Panel bạn có thể thiết lập cấu hình cho hệ thống, thay</P>
<P>đổi ngày giờ, thiết lập thêm Font chữ, thiết bị phần cứng, phần mềm mới hoặc loại bỏ</P>
<P>chúng đi khi không còn sử dụng nữa.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.5.1. Thay đổi thuộc tính của màn hình</I></B></P>
<P>
<P> </P>Chọn lệnh <B><I>Menu Start/ Settings/Control Panel/ Display </I></B>hoặc <B><I>R_Click </I></B>trên màn hình (Desktop), chọn <B><I>Properties</I></B>, xuất hiện cửa sổ <B><I>Display Properties </I></B>gồm các thành phần (Tab) như sau:</P>
<P>Ø <B>Desktop</B></P>
<P>Bạn có thể thay đổi (chọn) ảnh nền cho Desktop bằng cách Click chọn vào danh sách ảnh nền có sẵn của hệ điều hành hoặc Click vào Browse để chọn đường dẫn đến nơi để ảnh của bạn, sau đó tìm tệp tin hình ảnh mà bạn muốn chọn rồi nháy đúp chuột (D_Click) vào tệp tin đó để bổ sung tệp này vào danh sách Background.</P>
<P>+ Nhấn OK để xác định lựa chọn</P>
<P>+ Để trở về màn hình nền mặc định ban đầu bạn theo các bước như trên nhưng chọn None trong danh sách Backgound.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>+ Bạn có thể chọn những chế độ hiển thị khác nhau: Center, title, Stretch trong hộp liệt kê Position.</P>
<P>Bạn có thể thay đổi (chọn) ảnh nền cho Desktop bằng cách Click chọn vào những ảnh nền có sẵn của hệ điều hành hoặc Click vào Browse để chọn đường dẫn đến nơi để ảnh của bạn.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Ø <B>Screen saver (chế độ bảo vệ màn hình)</B></P>
<P>Để kéo dài tuổi thọ màn hình của bạn</P>
<P>bằng cách thay đổi hình hiển thị trên màn hình trong khi bạn rời khỏi máy tính trong một thời gian lâu.</P>
<P>
<P> </P>Thiết lập chế độ bảo vệ màn hình, cho phép chọn các chương trình Screen saver đã được xây dựng sẵn và cho phép thiết lập mật khẩu để thoát khỏi Screen saver. Chỉ khi nào bạn nhập đúng mật khẩu thì Screen saver mới cho phép bạn trở lại chế độ làm việc bình thường.</P>
<P>+ Chọn các kiểu bảo vệ màn hình. Có thể xem trước bằng cách nhấp nút Preview. Chương trình bảo vệ màn hình vẫn chạy cho</P>
<P>đến khi bạn</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>di chuột hoặc nhấn một phím trên bàn phím.</P>
<P>+ Để qui định thời gian chạy mà Screen Saver hoạt động khi máy tính ngưng hoạt động bạn gõ số phút vào hộp con chạy Wait.</P>
<P>+ Bạn có thể đánh dấu chọn vào hộp kiểm tra Password protected để khoá máy.</P>
<P>+ Muốn thiết lập các đặc tính cho Screen Saver ta nhấp vào nút Settings, lựa chọn xong ấn OK.</P>
<P>
<P> </P>Ø <B>Appearance (Thiết lập màu sắc, Fonts chữ, cỡ chữ)</B></P>
<P>Cho phép thay đổi màu sắc, Font chữ, cỡ</P>
<P>chữ của các Menu, Shortcut, Title bar</P>
<P>Bạn có thể tạo môi trường Windows thích hợp và lôi cuốn hơn bằng cách thay đổi các lược đồ màu (Schemes) và phông chữ (Font):</P>
<P>Các chế độ phân giải màn hình thông dụng</P>
<P>là: 640x480, 800x600, 1024x768. Tuỳ theo loại màn hình mà Windows có thể hiển thị các chế độ phân giải khác nhau.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>3.5.2. Cài đặt và loại bỏi Font chữ</I></B></P>
<P>Font chữ là sự thể hiện khác nhau của các ký tự. Ngoài các Font chữ có sẵn ta có thể cài đặt thêm Font chữ khác và loại bỏ các Font chữ không sử dụng. Muốn cài đặt hay loại bỏ các Font chữ ta chọn lệnh <B><I>Start/ Setting/ Control Panel/ Fonts</I></B>, khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ Font như sau:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>
<P> </P>Ø <B>Xoá bỏ Font chữ</B></P>
<P>- Chọn những Font chữ cần xoá bỏ</P>
<P>- Chọn File/Delete (hoặc nhấn phím delete).</P>
<P>Ø <B>Thêm Font chữ mới</B></P>
<P>- Từ cửa sổ Fonts chọn File/ New install Font, xuất hiện hộp thoại Add Fonts.Trong hộp thoại này ta chỉ ra nơi chứa Fonts nguồn muốn cài thêm bằng cách</P>
<P>chọn tên ổ đĩa và Folder chứa các tệp tin Fonts chữ, sau đó chọn những Fonts muốn cài thêm và Click OK.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.5.3. Cài đặt và loại bỏ chương trình</I></B></P>
<P>Để cài đặt các chương trình mới hoặc loại bỏ các chương trình không còn sử dụng bạn nhấn đúp chuột vào biểu tượng Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel, xuất hiện hộp thoại như hình dưới đây.</P>
<P><B>Ø Nhóm Change or Remove Programs: </B>cho phép cập nhật hay loại bỏ chương</P>
<P>trình ứng dụng có sẵn.</P>
<P>- Chương trình muốn cập nhật, loại bỏ.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>
<P> </P>- Chọn Change để cập nhật chương trình hay chọn Remove để loại bỏ chương trình khi không cần sử dụng nữa.</P>
<P><B>Ø Nhóm Add new Programs</B>: Cho</P>
<P>phép cài đặt thêm chương trình ứng dụng hoặc cập nhật lại Windows (trực tiếp qua Internet).</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P>- Chọn <B>CD or Floppy </B>để cài đặt chương trình ứng dụng mới, khi đó Windows sẽ</P>
<P>yêu cầu bạn chỉ ra nơi chứa chương trình mà</P>
<P>bạn muốn cài đặt, thường các tập tin này sẽ có tên là Setup.exe hoặc Install.exe. Bạn có thể nhập tên và đường dẫn của tập tin này vào hộp văn bản <B><I>Open </I></B>hoặc nhấn nút <B><I>Browse </I></B>để chỉ ra tệp tin đó.</P>
<P> </P>
<P>
<P> </P>- Chọn <B><I>Windows Update </I></B>để cập nhật lại hệ điều hành Windows (thêm, cập nhật các chức năng mới).</P>
<P><B>Ø Nhóm Add/ Remove Windows components</B>: cho phép cài đặt/ loại bỏ</P>
<P>các thành phần trong hệ điều hành</P>
<P>Windows (thông qua dữ liệu trong đĩa CD/ đĩa cứng).</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.5.4. Cấu hình ngày, giờ hệ thống</I></B></P>
<P>
<P> </P>Bạn có thể thay đổi ngày giờ hệ thống bằng cách D_Click lên biểu tượng đồng hồ trên thanh Taskbar chọn lệnh <B><I>Start/ Setting/ Control Panel</I></B>, chọn nhóm <B><I>Date / Time</I></B></P>
<P><B>Ø Date & Time</B>: Thay đổi ngày, tháng,</P>
<P>năm, giờ, phút, giây.</P>
<P>Ø <B>Time Zone</B>: Thay đổi múi giờ, cho phép chỉnh lại giá trị các múi giờ theo khu vực hoặc tên thành phố lớn.</P>
<P>Ø <B>Internet Time</B>: Cho phép đồng bộ hoá theo giờ của máy chủ Internet.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>
<P> </P><B><I>3.5.5. Thay đổi thuộc tính của bàn phím và chuột</I></B></P>
<P>Ø <B>Thay đổi thuộc tính của bàn phím</B></P>
<P>Lệnh <B><I>Start/ Settings/ Control Panel/ KeyBoard</I></B></P>
<P>cho phép bạn thay đổi tốc độ bàn phím.</P>
<P>- <B>Repeat deday</B>: Thay đổi thời gian trễ cho lần lặp lại đầu tiene khi nhấn và giữ một phím.</P>
<P>- <B>Repeat rate</B>: Thay đổi tốc độ lặp lại khi nhấn</P>
<P>và giữ một phím.</P>
<P>- <B>Cursor blink date</B>: Thay đổi tốc độ của dấu nháy.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Thay đổi thuộc tính của thiết bị chuột</B></P>
<P>Lệnh <B><I>Start/ Settings/ Control Panel/ Mouse </I></B>cho phép thay đổi thuộc tính của thiết bị chuột như tốc độ, hình dáng con trỏ chuột...</P>
<P>- <I>Lớp Buttons</I>: Thay đổi chức năng chuột trái và</P>
<P>chuột phải (tuỳ theo người thuận tay trái hay tay phải)</P>
<P>và tốc độ nhấn chuột.</P>
<P>- <I>Lớp Pointers</I>: Cho phép chọn hình dạng trỏ</P>
<P>chuột trong các trạng thái làm việc.</P>
<P>
<P> </P>- <I>Lớp Pointer Options</I>: Cho phép thay đổi tốc độ</P>
<P>và hình dạng trỏ chuột khi rê hoặc kéo chuột</P>
<P> </P>
<P><B><I>3.5.6. Thay đổi thuộc tính vùng (Regional settings)</I></B></P>
<P>Bạn có thể thay đổi các thuộc tính như: định dạng tiền tệ, đơn vị đo lường, định dạng ngày/ tháng bằng cách chọn lệnh <B><I>Start/ Settings/ Control Panel/ Regional and Language Options</I></B></P>
<P>- <I>Lớp Regional Options: </I>Thay đổi thuộc tính vùng (Anh, Mỹ,..), việc chọn một</P>
<P>vùng nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi các thuộc tính của Windows.</P>
<P>Click chọn <B>Customize</B>, cửa sổ <I>Regional Options </I>cho phép thay đổi quy ước về</P>
<P>số, tiền tệ, thời gian, ngày tháng.</P>
<P>Ø <B>Number</B>: Thay đổi định dạng số, cho phép</P>
<P>định dạng việc hiển thị giá trị số:</P>
<P>- Decimal symbol: Thay đổi ký hiệu phân cách hàng thập phân.</P>
<P>- No. of digits after decimal: Thay đổi số các số</P>
<P>lẻ ở phần thập phân.</P>
<P>- Digit grouping symbol: Thay đổi ký hiệu phân nhóm hàng ngàn.</P>
<P>- Digit grouping: Thay đổi số ký số trong một nhóm (mặc nhiên là 3).</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- Negative sign symbol: Thay đổi ký hiệu của số âm.</P>
<P> </P>
<P>- Negative number format: Thay đổi dạng thể hiện của số âm.</P>
<P> </P>
<P>- Display leading zeroes: Hiển thị hay không hiển thị số 0 trong các số chỉ có phần thập phân: <B>0.7 </B>hay <B>.7</B>.</P>
<P>- Measurement system: Chọn hệ thống đo lường như cm, inch, ...</P>
<P> </P>
<P>- List separator: Chọn dấu phân cách giữa các mục trong một danh sách.</P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Currency</B>: Cho phép thay đổi định dạng tiền tệ ($, VND,....).</P>
<P>Ø <B>Time</B>: Thay đổi định dạng thời gian, cho phép bạn định dạng thể hiện giờ</P>
<P>trong ngày theo chế độ 12 giờ hay 24 giờ.</P>
<P>
<P> </P>Ø <B>Date</B>: Thay đổi định dạng ngày tháng (Date), cho phép bạn chọn cách thể hiện dữ liệu ngày theo 1 tiêu chuẩn nào đó.</P>
<P><B>Short date format</B>: cho phép chọn quy ước nhập dữ liệu ngày tháng.</P>
<P>Ví dụ: ngày/tháng/năm (d/m/yy) hoặc tháng/ngày/năm (m/d/yy) <B><I>Quy ước:</I></B></P>
<P>d/ D (date): dùng để chỉ ngày</P>
<P>m/ M (month): dùng để chỉ tháng y/ Y (year): dùng để chỉ năm</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>3.6. Máy in</B></P>
<P>Phần này sẽ giới thiệu một số thao tác cơ bản trên máy in như cài đặt máy in,</P>
<P>định cấu hình cho máy in, quản lý việc in ấn,...</P>
<P><B><I>3.6.1. Cài đặt máy in</I></B></P>
<P>
<P> </P>Với một số máy in thông dụng, Windows đã tích hợp sẵn chương trình điều khiển (driver) của các máy in, tuy nhiên cũng có nhwungx máy in mà trong Windows không có sẵn driver, trong trường hợp này ta cần phải có đĩa driver đi kèm với máy in.</P>
<P><B>Các bước cài đặt máy in</B>:</P>
<P>- Chọn lệnh <B><I>Start/ Settings/ Printers and</I></B></P>
<P><B><I>Faxes</I></B></P>
<P>- Click chọn <B><I>Add a Printer</I></B>, xuất hiện hộp thoại <I>Add Printer Wizard</I></P>
<P>- Làm theo các bước hướng dẫn của trình</P>
<P>Wizard.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>3.6.2. Thiết lập máy in mặc định</I></B></P>
<P>Nếu máy tính được cài nhiều máy in, ta có thể một máy in làm đặt máy in mặc định bằng cách chọn máy in đó rồi chọn <B><I>File/ Set as Default Printer </I></B><I>hoặc <B>R_Click/ Set as Default Printer</B></I>.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.6.3. Cửa sổ hàng đợi</I></B></P>
<P>
<P> </P>Nhấp chuột lên cửa sổ máy in trong cửa sổ <B><I>Printers and Faxes </I></B>hoặc biểu tượng máy in ở thanh Taskbar. Khi đó xuất hiện hộp thoại liệt kê hàng đợi các tài liệu đang in như hình bên:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Muốn loại bỏ một tài liệu trong hàng đợi thì nhấn chuột chọn tài liệu đó và nhấn phím <B><I>Delete.</I></B></P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.6.4. Loại bỏ máy in đã cài đặt</I></B></P>
<P>- Chọn lệnh <B><I>Start/ Settings/ Printers and Faxes</I></B></P>
<P>- Click chuột chọn máy in muốn loại bỏ</P>
<P>- Nhấn phím <B><I>Delete</I></B>, sau đó chọn <B><I>Yes </I></B>để bỏ, ngược lại thì chọn <B><I>No</I></B>.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B>3.7. Quản lý dữ liệu bằng Windows Explorer</B></P>
<P><B><I>3.7.1. Giới thiệu về Windows Explorer</I></B></P>
<P>Windows Explorer là một chương trình được hỗ trợ từ phiên bản Windows 95 cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng).</P>
<P>Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,...được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.</P>
<P>Ø <B>Khởi động chương trình Windows Explorer</B>: Bạn có thể thực hiện</P>
<P>một trong những cách sau:</P>
<P>- Chọn lệnh <B><I>Start/ Programs/ Accessories/ Windows Explorer</I></B></P>
<P>- R_Click lên <B><I>Start</I></B>, sau đó chọn <B><I>Explore</I></B></P>
<P>- R_Click lên biểu tượng <B><I>My Computer</I></B>, sau đó chọn <B><I>Explore </I></B>...</P>
<P>Ø <B>Cửa sổ làm việc của Windows Explorer</B>:</P>
<P><B>Cửa sổ trái </B>(Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD...</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa</P>
<P> </P>
<P>những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị. Nếu Click vào dấu + thì Windows Explorer sẽ hiển thị các đối tượng chứa trong đối tượng đó. Khi đó, dấu + sẽ đổi thành dấu -, và nếu Click vào dấu - thì đối tượng sẽ được thu gọn trở lại.</P>
<P>- <B>Cửa sổ phải </B>liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>trái.</P><BR clear=all>
<P> </P>
<P>Ø <B>Thanh địa chỉ (Address)</B>:</P>
<P>Cho phép nhập đường dẫn ổ đĩa/ thư mục/ tập tin cần tới hoặc để xác định đường</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>dẫn hiện hành.</P>
<P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>Ø <B>Các nút công cụ trên thanh Toolbar</B>:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><I>Back</I>: Chuyển về thư mục cha trước đó</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><I>Up</I>: Chuyển về thư mục cha</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><I>Forward</I>: Chuyển tới thư mục vừa quay về</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><I>Search</I>: Tìm kiếm tệp tin/ thư mục</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><I>Folder</I>: Cho phép ẩn hiện cửa sổ Folder bên trái</P>
<P> </P>
<P><I>Views</I>: Các chế độ hiển thị các đối tượng (tệp tin/ thư mục/ ổ đĩa)</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Nội dung trong cửa sổ có thể được sắp xếp thể hiện theo thứ tự. Đối với kiểu thể hiện Details, bạn có thể thực hiện bằng cách luân phiên nhấn chuột lên cột tương ứng (Name, Size, Type, Date Modified).</P>
<P>Trong các kiểu thể hiện khác bạn có thể thực hiện bằng lệnh <B><I>View/ Arrange</I></B></P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B><I>Icons By </I></B>và lựa chọn tiếp một trong các khóa sắp xếp (theo tên, kích cỡ tập tin, kiểu tập tin, hoặc ngày tháng cập nhật).</P>
<P align=center>Trong kiểu thể hiện bằng các biểu tượng lớn và biểu tượng nhỏ bạn có thể để</P>
<P align=center>Windows sắp xếp tự động bằng lệnh <B><I>View/ Arrange Icons By / Auto Arrange</I></B>. Tuỳ</P>
<P>chọn Auto Arrange chỉ áp dụng cho cửa sổ của thư mục hiện hành.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B><I>3.7.2. Thao tác với các tệp tin và thư mục</I></B></P>
<P>Ø <B>Mở tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>Có 3 cách để mở 1 tệp tin/ thư mục:</P>
<P>- <I>Cách 1: </I>D_Click lên biểu tượng của tệp tin/ thư mục đó.</P>
<P>- <I>Cách 2: </I>R_Click lên biểu tượng của tệp tin/ thư mục đó và chọn mục Open.</P>
<P>- <I>Cách 3: </I>Chọn tệp tin/ thư mục nhấn đó và Enter.</P>
<P>Nếu tệp tin thuộc loại tệp tin văn bản thì chương trình ứng dụng kết hợp sẽ được khởi động và tài liệu sẽ được nạp vào.</P>
<P>Trong trường hợp chương trình ứng dụng không được cài đặt trong máy tính thì Windows sẽ mở hộp thoại Open With và cho chọn chương trình kết hợp. Nếu tệp tin thuộc dạng chương trình ứng dụng thì chương trình tương ứng sẽ được khởi động.</P>
<P>Ø <B>Chọn tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>- Chọn 1 tệp tin hoặc thư mục: ta chỉ việc tìm tệp tin hoặc thư mục cần chọn và nhấn chuột.</P>
<P>- Chọn một nhóm các tập tin hoặc thư mục liên tiếp: Nhấp chuột vào tệp tin hoặc thư mục đầu tiên của nhóm cần chọn, giữ <B><I>Shift </I></B>và nhấn vào tệp tin hoặc thư mục cuối cùng để xác định và chọn nhóm.</P>
<P>- Chọn nhóm các tệp tin hoặc thư mục rời rạc: Nhấn <B><I>Ctrl </I></B>đồng thời nhấn chuột</P>
<P>vào các tệp tin hoặc thư mục cần chọn.</P>
<P>- Chọn tất cả các tệp tin và thư mục: Nhấn vào 1 tệp tin hoặc thư mục bất kỳ</P>
<P>trong vùng cần chọn và nhấn <B><I>Ctrl+A </I></B>hoặc menu <B><I>Edit/ Select All</I></B>.</P>
<P>Ø <B>Tạo thư mục</B></P>
<P>- Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái).</P>
<P>- Chọn menu <B><I>File/ New/ Folder </I></B>hoặc <B><I>R_Click/ New/ Folder</I></B>.</P>
<P>- Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ <B><I>Enter </I></B>để kết thúc.</P>
<P>Ø <B>Sao chép tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>Chọn các tệp tin/ thư mục cần sao chép. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:</P>
<P>- Cách 1: Nhấn giữ phím <B><I>Ctrl </I></B>và <B><I>Drag </I></B>đối tượng đã chọn đến nơi cần chép.</P>
<P>- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím <B><I>Ctrl + C </I></B>(hoặc Edit/ Copy hoặc R_Click và chọn</P>
<P>Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và nhấn tổ hợp phím <B><I>Ctrl</I></B></P>
<P><B><I>+ V </I></B>(hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste).</P>
<P>Ø <B>Di chuyển tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. Sau đó có thể thực hiện theo một</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>trong hai cách sau:</P>
<P>- Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển.</P>
<P>- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím <B><I>Ctrl + X </I></B>(hoặc Edit/ Cut hoặc R_Click và chọn Cut<B>) </B>để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím <B><I>Ctrl + V </I></B>(hoặc Edit/ Paste hoặc R_Click và chọn Paste).</P>
<P>Ø <B>Xoá tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>- Chọn các thư mục và tập tin cần xóa.</P>
<P>- Chọn <B><I>File/ Delete</I></B></P>
<P>hoặc: Nhấn phím Delete</P>
<P>hoặc: R_Click và chọn mục Delete.</P>
<P>- Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No)</P>
<P>Ø <B>Phục hồi tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây:</P>
<P>- D_Click lên biểu tượng Recycle Bin</P>
<P>- Chọn tên đối tượng cần phục hồi.</P>
<P>- Thực hiện lệnh <B><I>File/ Restore </I></B>hoặc R_Click và chọn mục <B><I>Restore</I></B>.</P>
<P>M <B><I>Ghi chú: </I></B>Nếu muốn xóa hẳn các đối tượng, ta thực hiện thao tác xóa một lần nữa đối với các đối tượng ở trong Recycle Bin. Nếu muốn xoá hẳn tất cả các đối tượng trong Recycle Bin, R_Click lên mục Recycle Bin và chọn mục Empty Recycle Bin.</P>
<P>Ø <B>Đổi tên tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>- Chọn đối tượng muốn đổi tên.</P>
<P>- Thực hiện lệnh <B><I>File/ Rename </I></B>hoặc nhấn phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và chọn mục <B><I>Rename</I></B>.</P>
<P>- Nhập tên mới, sau đó gõ <B><I>Enter </I></B>để kết thúc.</P>
<P>M <B><I>Ghi chú: </I></B>với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được.</P>
<P>Ø <B>Thay đổi thuộc tính của tệp tin/ thư mục</B></P>
<P>- Nhấn chuột phải lên đối tượng muốn thay đổi thuộc tính và chọn mục</P>
<P><B><I>Properties</I></B>.</P>
<P>- Thay đổi các thuộc tính.</P>
<P>- Chọn <B><I>Apply </I></B>để xác nhận thay đổi, ngược lại thì nhấn <B><I>Cancel</I></B>.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B><I>3.7.3. Thao tác với các shortcut</I></B></P>
<P><B>1. Tạo lối tắt trên màn hình</B></P>
<P>- R_Click lên màn hình nền, chọn <B><I>New/ Shortcut</I></B>.</P>
<P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=right>Trang 49</P>
<P> </P>- Trong mục <B><I>Type the location of the item, </I></B>nhập đường dẫn của đối tượng cần tạo lối tắt (ổ đĩa/ thư mục/ tập tin, ...) hoặc Click lên nút <B><I>Brown </I></B>để chọn đường dẫn cho đối tượng. Click <B><I>Next </I></B>để qua bước kế tiếp.</P>
<P>- Nhập tên cho lối tắt cần tạo.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- Click <B><I>Finish </I></B>để hoàn thành .</P>
<P><B>2. Các thao tác với lối tắt</B></P>
<P>Ø <B><I>Đổi tên cho lối tắt:</I></B></P>
<P><B>- </B>R_Click lên lối tắt, chọn Rename.</P>
<P><B>- </B>Nhập tên mới cho lối tắt.</P>
<P><B>- </B>Nhấn Enter.</P>
<P>Ø <B><I>Xoá bỏ lối tắt:</I></B></P>
<P><B>- </B>Chọn lối tắt cần xoá.</P>
<P><B>- </B>Nhấn phím Delete hoặc R_Click lên lối tắt, chọn Delete.</P>
<P><B>- </B>Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No).</P>
<P>Ø <B><I>Thay đổi thuộc tính cho lối tắt: R_Click </I></B>lên lối tắt, chọn <B><I>Properties</I></B>.</P>
<P><B>- </B>Lớp <B><I>General</I></B>: cho phép chọn thuộc tính chỉ đọc (Read-only), hay ẩn (Hidden).</P>
<P><B>- </B>Lớp <B><I>Shortcut</I></B>: cho phép chọn thay đổi một số lựa chọn sau:</P>
<P><B><I>Shortcut key</I></B>: gán phím nóng cho lối tắt.</P>
<P>Ví dụ: nhấn phím A (nếu muốn đặt phím nóng cho lối tắt là Ctrl + Alt + A, mặc nhiên phải có Ctrl + Alt). Khi muốn mở đối tượng ta chỉ cần nhấn tổ hợp phím vừa</P>
<P>gán.</P>
<P><B><I>Run: </I></B>chọn chế độ hiển thị màn hình khi mở (bình thường/ thu nhỏ/ phóng to).</P>
<P><B><I>Change Icon</I></B>: thay đổi biểu tượng của lối tắt.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><BR clear=all></P>
<P><B>3.10. Virus máy tính và cách phòng chống</B></P>
<P>Hiện nay, các phần mềm Hệ điều hành (HĐH) như Microsoft (MS) Windows</P>
<P>2000, XP, Vista, Linux Ubuntu, Fedora, RedHat..., các ứng dụng phổ biến như MS Office, Sun OpenOffice, Adobe Photoshop, Autodesk AutoCAD... đều khá hoàn thiện và có cơ chế an toàn khá cao, nên ít xảy ra trục trặc. Nhưng thực tế tỷ lệ máy tính bị trục trặc phần mềm vẫn rất lớn, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do virus.</P>
<P>Đi kèm với sự phát triển của công nghệ máy tính, phần mềm và truyền thông thì càng ngày số lượng người có thể viết và phát triển virus càng nhiều, khả năng lây lan và phát tán càng mạnh, mức độ ảnh hưởng của virus càng lớn, và do đó thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp do virus gây ra cũng ngày càng mạnh mẽ.</P>
<P>Những phân tích dưới đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn sơ lược về việc phòng chống virus và khắc phục sự lây nhiễm của virus trên máy tính cá nhân (PC) của mình.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.1. Virus máy tính là gì?</I></B></P>
<P>Về bản chất, đối với máy tính thì virus máy tính cũng là một phần mềm như tất cả các phần mềm thông thường khác. Tuy nhiên, đối với người sử dụng thì virus thực sự là một nỗi đau đầu, vì các phần mềm này luôn ở trạng thái không mời mà đến, thực hiện các tác vụ gây ra hậu quả xấu cho người sử dụng như đánh cắp thông tin, phá hoại tài liệu và các phần mềm khác, tiêu tốn năng lực xử lý của máy tính, gây ra các trục trặc liên tục cho PC.</P>
<P>Nguyên lý lây nhiễm, phát tán của virus máy tính cũng tương tự như virus trên các cơ thể sống: chúng tìm mọi cách để lây nhiễm từ tài liệu này sang tài liệu khác, từ máy tính này sang máy tính khác, luôn cố gắng tự nhân bản và phát tán chính nó trong mọi trường hợp có thể được, theo những cách thức mà ngay cả các chuyên gia về phòng chống nhiều lúc cũng phải ngạc nhiên.</P>
<P>Tuy nhiên, có một đặc điểm khác của virus máy tính với virus thông thường, đó là nó do con người tạo ra. Vì vậy virus máy tính liên tục biến đổi không ngừng, các biến thể mới xuất hiện rất nhanh và chúng luôn tìm cách tiêu diệt các phần mềm chống virus. Vì vậy không có một loại vắc-xin đặc trị nào có thể "uống một lần" mà phòng tránh được mãi mãi, mà muốn chống được thì máy tính phải được cài đặt các phần mềm có cơ chế phòng chống virus hiệu quả nhất và chúng phải được "uống vắc-xin" thường xuyên, có nghĩa là phải liên tục biến đổi, cập nhật theo sự phát triển của virus.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.2. Tính chất và phân loại virus</I></B></P>
<P>Người ta chia virus thành 2 loại chính là B-virus, loại lây vào các mẫu tin khởi động (Boot record) và F-virus lây vào các tập tin thực thi (Executive file). Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tế có những loại virus lưỡng tính vừa lây trên boot record, vừa trên file thi hành. Ngoài ra, ta còn phải kể đến họ virus macro nữa.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Ø <B>B-virus</B>: Nếu boot máy từ một đĩa mềm nhiễm B-virus, bộ nhớ của máy sẽ bị</P>
<P>khống chế, kế tiếp là boot record của đĩa cứng bị lây nhiễm.</P>
<P>Ø <B>F-virus</B>: Nguyên tắc của F-virus là thêm đoạn mã lệnh vào file thi hành (dạng</P>
<P>.COM và .EXE) để mỗi lần file thực hiện, đoạn mã này sẽ được kích hoạt thường trú trong vùng nhớ, khống chế các tác vụ truy xuất file, dò tìm các file thi hành chưa bị nhiễm virus khác để tự lây vào.</P>
<P>Ø <B>Macro virus</B>: lây qua các tập tin văn bản, Email, chọn ngôn ngữ Macro làm phương tiện lây lan.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.3. Con đường lây lan của virus và các triệu chứng</I></B></P>
<P>Trên Windows, có những con đường lây lan chủ yếu của virus gồm:</P>
<P>- Mở một trang web mà trang web đó có chứa virus nhằm vào lỗ hổng của máy tính. Lưu ý là chỉ cần mở trang web thôi là máy tính đã bị nhiễm, mà ngay cả các trang web có uy tín cũng có thể bị nhiễm virus.</P>
<P>- Nhận e-mail có chứa virus.</P>
<P>- Đưa vào máy tính đĩa CD/DVD hoặc ổ đĩa USB có chứa virus.</P>
<P>- Mở các tệp, tài liệu được truyền qua mạng hoặc đĩa mềm/ USB có chứa virus.</P>
<P>- Máy tính có nối mạng đến các máy tính khác bị nhiễm virus.</P>
<P>- Gửi/ nhận dữ liệu có chứa virus qua Bluethooth.</P>
<P>Về mặt nguyên tắc, mục tiêu tối tượng của virus là phá hoại, đánh cắp, nhưng để làm được việc đó thì nó phải có khả năng ẩn mình để lan tỏa. Do vậy ngoài những hành động mà virus chủ tâm làm, nó luôn cố gắng che dấu mọi hành vi để người dùng không thấy có gì bất thường. Do vậy nhiều người sử dụng sống chung với virus một thời gian dài mà không hề biết.</P>
<P>Tuy nhiên, do yêu cầu phải gọn, nhỏ, chú tâm vào việc luồn lách, được phát triển một cách không minh bạch bởi một số ít cá nhân hoặc tổ chức nhỏ, nên phần mềm virus thường không hoàn hảo. Khi bị nhiễm, ngoại trừ thời điểm phát tác, virus hay gây ra những trục trặc phần mềm khiến người sử dụng chú ý. Đặc biệt, các virus hiện đại luôn cố gắng tiêu diệt các phần mềm antivirus. Do vậy, nếu phần mềm antivirus trên máy tính của bạn bỗng dưng biến mất hoặc bạn không thể cài đặt chúng (tất nhiên, ở đây chỉ nói đến các phần mềm antivirus nổi tiếng chẳng hạn như Symantec/Norton hay McAfee), thì bạn có thể đoán chắc là máy tính đã bị nhiễm virus.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.4. Quy tắc phòng chống virus</I></B></P>
<P>Mặc dù số lượng virus máy tính ngày nay là khổng lồ, nhưng quy tắc phòng chống lại khá đơn giản: cài đặt một phần mềm chống virus loại tốt và thường xuyên cập nhật nó, đồng thời thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của Windows.</P>
<P>Tất nhiên không có cái gì hữu hiệu 100%, nhưng nếu áp dụng đúng cách hai phương thức trên thì có thể nói là hiệu quả đã gần như trọn vẹn.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Đề phòng F-virus</B>: Nguyên tắc chung là không được chạy các chương trình không rõ nguồn gốc. Hãy dùng các chương trình diệt virus kiểm tra các chương trình này trước khi chép vào đĩa cứng của máy tính.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Đề phòng Macro virus</B>: Họ virus này lây trên văn bản và bảng tính của Microsoft. Vì vậy, khi nhận một file .DOC hay .XLS nào, bạn hãy nhớ kiểm tra chúng trước khi mở ra.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Phần mềm phòng chống virus (Anti-virus)</B></P>
<P>Về mặt nguyên lý, phần mềm chống virus dựa trên hai phương thức chính: nhận dạng vân tay và theo dõi hành vi.</P>
<P>- Mỗi một phần mềm đều có một đoạn mã đặc trưng mà chỉ riêng nó có, do đó virus cũng có một đoạn mã riêng của mình, đây có thể gọi là "vân tay" của virus. Các phần mềm chống virus có chứa một cơ sở dữ liệu các vân tay của virus, và thường xuyên so sánh mã vân tay này mỗi khi Windows thực hiện một tác vụ bất kỳ, chẳng hạn mở một tệp (do người dùng chỉ định hoặc do hệ thống tự mở). Nếu phát hiện thấy đoạn mã vân tay của virus, phần mềm Antivirus sẽ tìm cách vô hiệu hóa tác vụ đó và cô lập tệp dữ liệu chứa mã virus, tiêu diệt đoạn mã virus trong tệp đó hoặc "đóng băng", xóa bỏ tệp bị lây nhiễm nếu không thể tiêu diệt được. Phương thức chống virus này có thể coi là hiệu quả và phổ biến nhất.</P>
<P>- Hành vi của virus cũng có những điểm khác với thông thường, đó là thường tìm</P>
<P>cách lây nhiễm hay thực hiện các thao tác bất thường. Các phần mềm chống virus cũng dựa vào phương pháp theo dõi các hành vi bất thường để tìm cách phát hiện và tiêu diệt virus. Nhưng phải nói là trong thực tế phương án này có khả năng thành công thấp, vì nó vận dụng nhiều đến trí tuệ nhân tạo mà trí tuệ nhân tạo ở phần mềm máy PC còn thấp do khả năng tính toán của máy PC hạn chế, tốn kém nhiều tài nguyên và phức tạp trong việc phát triển cơ chế của trí tuệ nhân tạo này.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Do phương thức "tìm và diệt" của phần mềm Antivirus chủ yếu dựa theo "vân tay", do đó cũng giống như thế giới tội phạm trong đời thực, các phần mềm chống virus phải được cập nhật thường xuyên các dấu vân tay (virus definitions) này. Nếu không được cập nhật thường xuyên thì việc cài đặt một phần mềm chống virus loại tốt nhất cũng trở nên vô nghĩa đối với các loại virus mới.</P>
<P>Theo đà phát triển liên tục của virus hiện nay, phần mềm chống virus phải được cập nhật liên tục hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Đối với người dùng PC thông thường thì thời gian cập nhật thường xuyên nên là 1 tuần/lần và chậm nhất là 1 tháng/lần.</P>
<P>Ø <B>Cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi của Windows</B></P>
<P>Nếu như hành động bất cẩn của bản thân người sử dụng có thể làm máy tính bị lây nhiễm, thì các lỗ hổng an ninh của Windows và các phần mềm ứng dụng sẽ làm máy tính bị lây nhiễm virus một cách tự động mà không cần bất cứ một tác vụ nào của người sử dụng, việc lây lan chủ yếu qua các máy tính có nối mạng.</P>
<P>Do các lỗ hổng của Windows thường xuyên được/bị phát hiện, MS liên tục phải phát hành các bản vá lỗi. Để cập nhật các bản vá lỗi này, bạn nên chạy chức năng Windows Update (được liệt kê ngay trong menu Start của Windows) thường xuyên, nên là 1-2 tháng/lần, hoặc vào tùy chọn khi chạy Windows Update và đặt là Tự động (Automatic Download/Install update).</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P align=center><B><I>3.10.5. Phương thức khắc phục và tiêu diệt virus khi đã bị lây nhiễm</I></B></P>
<P>Virus máy tính cổ xưa như sự xuất hiện của máy tính, nghe nhiều đến mức nhàm chán nhưng việc tiêu diệt virus vẫn là một việc làm không đơn giản nếu bạn không có đủ công cụ cần thiết. Hoặc đôi khi nhiễm phải loại virus chuyên phá hủy dữ liệu thì việc hồi phục dữ liệu là rất khó khăn, thậm chí là không thể.</P>
<P>Do các virus ngày nay biết rõ ai đối kháng với nó, nên một khi máy tính đã bị nhiễm virus thì việc cài đặt phần mềm chống virus để diệt gần như là một nhiệm vụ bất khả thi. Bởi vì khi virus đã được cài đặt vào máy tính trước phần mềm Antivirus, nó sẽ chiếm thế thượng phong và luôn tìm cách tiêu diệt phần mềm anti-virus khi bạn cố gắng cài chúng vào để diệt virus.</P>
<P>Ø <B>Phương thức tiêu diệt hiệu quả đơn giản nhất như sau:</B></P>
<P>- Sử dụng một máy tính mà bạn biết chắc là sạch virus, cài đặt phần mềm chống virus lên trên đó và cập nhật lên bản "vân tay" virus mới nhất. Phải chắc chắn tính năng tự động quét virus được bật.</P>
<P>- Tháo ổ đĩa cứng ở máy bị lây nhiễm và lắp sang máy tính đã cài phần mềm. Bạn phải chắc chắn ổ cứng bị nhiễm phải được đặt ở chế độ Slave (ổ phụ), bởi vì nếu bạn đặt ở chế độ chính (Master) thì kết cục là khi bật máy lên, cả hai máy đều bị nhiễm virus ngay lập tức.</P>
<P>- Bật máy, khởi động Windows trên máy có ổ cứng sạch và dùng phần mềm chống virus ở máy sạch đó để quét virus trên ổ nhiễm bệnh.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- Lắp trở lại ổ cứng đã được quét vào máy tính cũ.</P>
<P>Nếu bạn cảm thấy quy trình trên quá phức tạp thì hãy nhờ các công ty chuyên nghiệp. Trong trường hợp toàn hệ thống của bạn đều nhiễm virus (không có máy tính sạch nào), thì việc xử lý cực kỳ khó khăn.</P>
<P>Ngoài ra, cũng có những phương cách khác như cài đặt lại máy tính, khởi động Windows và phần mềm chống virus từ đĩa CD/DVD sạch để quét... nhưng nói chung là rất khó cho những người sử dụng thông thường.</P>
<P>Ngay cả đối với các đơn vị chuyên nghiệp về máy tính, nếu như lỡ để virus lây</P>
<P>lan ra toàn hệ thống thì câu chuyện xử lý nó cũng thực sự là một vấn đề nan giải.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.6. Chương trình diệt virus BKAV</I></B></P>
<P>Chương trình diệt virus BKAV được phát triển từ năm 1995 bởi nhóm nghiên cứu là giảng viên và sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.</P>
<P>Ø <B>Khởi động BKAV:</B></P>
<P>Chọn <B><I>Start/ Programs/ Bach khoa Antivirus/ Bkav 2006 </I></B>hoặc D_Click vào lối tắt của BKAV trên màn hình nền hoặc bạn cũng có thể D_Click vào biểu tượng ở góc bên phải của thanh Taskbar. Giao diện của chương trình BKAV như hình dưới đây:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Lớp Tuỳ chọn (Options):</B></P>
<P>- Chọn ổ đĩa: cho phép chọn vị trí (ổ đĩa/ thư mục) cần quét.</P>
<P>- Chọn kiểu File: cho phép chọn kiểu tập tin cần quét virus.</P>
<P>Thông thường thì chỉ có các tập tin chương trình và tập tin văn bản mới cần phải quét virus, các tập tin loại khác ít khi bị virus lây nhiễm.</P>
<P>- Lựa chọn khác: cho phép chọn các tuỳ chọn khi quét và khởi động chương trình.</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>Ø <B>Lớp Nhật ký (History):</B></P>
<P>Trong khi quét: Liệt kê các tập tin đã được quét virus.</P>
<P>Trước/ sau khi quét: Liệt kê thông tin về các tập tin bị lây nhiễm virus và tình trạng của tập tin sau khi đã quét virus: diệt thành công, không diệt được.</P>
<P>Ø <B>Lớp Lịch quét (Schedule):</B></P>
<P>Cho phép đặt lịch quét virus tự động (hàng ngày, hàng tuần, hàng thàng, ...)</P>
<P>Ø <B>Lớp Virus list</B>: Liệt kê danh sách các virus.</P>
<P>Ø <B>Lệnh Quét (Scan)</B>: Tiến hành quét/ ngưng quét virus theo đường dẫn được chỉ</P>
<P>ra ở mục Chọn ổ đĩa.</P>
<P>Ø <B>Lệnh Thoát (Exit)</B>: Thoát khỏi chương trình.</P>
<P>Ø <B>Lệnh Trợ giúp (Help)</B>: Hướng dẫn sử dụng chương trình.</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P><B><I>3.10.7. Chương trình diệt virus Symantec Antivirus</I></B></P>
<P>Ngày nay các phần mềm chống virus cũng có nhiều và nhiều phần mềm được quảng cáo rầm rộ khắp nơi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi trong gần 20 năm làm việc trong ngành máy tính, thì ngoại trừ việc cái tên Symantec/Norton bị nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần đến nhàm chán, đây vẫn là hãng phần mềm số một trong việc xử lý virus. Bản Antivirus tốt nhất là Symantec Antivirus Corporate Edition với những ưu điểm sau:</P>
<P>- Số lượng virus quét được rất lớn, lên đến trên dưới tám mươi ngàn các loại virus khác nhau (cần lưu ý là phần mềm BKAV của Việt Nam chỉ diệt được trên một ngàn virus, nghĩa là xác suất diệt thành công là 2%).</P>
<P>- Chế độ cập nhật vân tay (Virus Definition) được thực hiện qua Live Update tự động và cho phép bạn cập nhật vĩnh viễn (thậm chí dù bạn có dùng bản phần mềm lậu</P>
<P>- tất nhiên chúng tôi không cổ súy cho phần mềm lậu, nhưng nó thể hiện trách nhiệm của Symantec đối với sự an toàn của cộng đồng).</P>
<P>- Tốc độ quét rất cao. Bạn nên lưu ý là với mỗi tác vụ bất kỳ nào của Windows,</P>
<P>Norton Antivirus cũng kiểm tra nó với cơ sở dữ liệu mẫu hàng trăm ngàn virus, do đó bạn sẽ thấy là Norton Antivirus chạy thực sự nhanh. Đôi khi có những phần mềm chạy nhanh hơn Norton Antivirus, nhưng thực tế là có rất nhiều hành động có thể làm lây lan virus mà nó không kiểm soát được, hoặc CSDL vân tay quá ít nên khả năng tiêu diệt virus bị hạn chế.</P>
<P>- Các kỹ sư của hãng cập nhật rất nhanh các virus mới xuất hiện, kể cả trong ngày nghỉ. Có thể bạn nghĩ rằng các virus nội địa (Việt Nam) thì Symantec không biết nên không quét được, nhưng như vậy có lẽ là bạn đã đánh giá hơi thấp Symantec.</P>
<P>- Cơ chế quét và xử lý rất an toàn. Khả năng nhận dạng nhầm virus (tức là nhận dạng nhầm dữ liệu tốt thành virus) hoặc khả năng phá hủy mất dữ liệu của bạn sau khi sửa chữa virus (tức là tài liệu bạn đang dùng bị nhiễm virus nhưng vẫn còn đọc được</P>
<P><BR clear=all></P>
<P>nội dung, sau khi được/bị phần mềm quét virus chạy qua thì virus mất mà dữ liệu cũng mất theo) của phần mềm Symantec là thấp, nếu không nói là cực kỳ thấp.</P>
<P>- Phần mềm dành cho máy chủ (server) hoạt động rất tốt, cho phép mỗi khi máy chủ được cập nhật thì toàn bộ các máy trạm trong mạng cũng được cập nhật theo.</P>
<P>Ø <B>Khởi động Symantec</B></P>
<P>Chọn <B><I>Start/ Programs/ Symantec Client Security/ Symantec Antivirus </I></B>hoặc D_Click vào lối tắt của BKAV trên màn hình nền hoặc bạn cũng có thể D_Click vào biểu tượng ở góc bên phải của thanh Taskbar. Giao diện của chương trình BKAV</P>
<P>như hình sau:</P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P> </P>
<P>Ø <B>Thực hiện quét virus</B></P>
<P>Chọn vào mục <B><I>Scan</I></B></P>
<P>- Chọn <B><I>Custom Scan</I></B>: Quét virus theo tuỳ chọn của người sử dụng bằng cách chọn các ổ đĩa muốn quét rồi nhấn <B><I>Scan</I></B>.</P>
<P align=center>- Chọn <B><I>Quick Scan</I></B>:</P>
<P>- Chọn <B><I>Full Scan</I></B>: Quét đầy đủ</P>
<P>Sau khi quét xong, chương trình sẽ cho biết có bao nhiêu virus, đồng thời khóa những virus đó lại. Nhấn biểu tưởng <B>X </B>(góc trên phải) để đóng cửa sổ lại.</P>
<P>Ø <B>Lập lịch quét virus</B></P>
<P>Để lập lịch quét virus mỗi ngày, người dùng phải làm các thao tác sau:</P>
<P>- Chọn vào mục <B><I>Scheduled Scans - New Scheduled Scan</I></B></P>
<P><I>- </I>Chọn cách quét - nhấn <B><I>Next.</I></B></P>
<P><BR clear=all></P>
<P>- Nhập vào thông tin tên trong phần <B><I>Name</I></B>. Nhấn <B><I>Next</I></B></P>
<P>- Chọn thông tin quét theo dạng hàng này (Daily) vào lúc 11h sáng (11:00 AM) - Nhấn Save để lưu lại lập lịch.</P>
<P> </P>
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top