chuong2slnvdv
I. CHỨC NĂNG CỦA MÁU
Máu là một dịch lỏng được lưu thông trong một hệ thống ống kín gọi là hệ mạch máu. Máu cùng với dịch bạch huyết, dịch gian bào, dịch não tuỷ, dịch màng phổi, dịch màng tim... tạo nên môi trường trong (nội môi) của cơ thể. Máu có các chức năng sinh lý quan trọng sau đây:
+ Vận chuyển:
- Máu vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tế bào của mô và khí CO2 từ các tế bào về phổi để thải ra môi trường ngoài. Chức năng này còn được gọi là chức năng hô hấp.
- Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, glucose, axit béo; các muối
khoáng, các loại vitamin từ ống tiêu hoá tới gan rồi đi nuôi cơ thể. Chức năng này còn được gọi là chức năng dinh dưỡng.
- Máu vận chuyển các sản phẩm cặn bã của quá trình trao đổi chất như ure, axit
uric, creatin... từ các mô đến các cơ quan bài tiết như thận, da, phổi, ruột để thải ra ngoài. Chức năng này còn được gọi là chức năng đào thải.
+ Điều hoà:
- Điều hoà thân nhiệt: nhờ khả năng co giãn của hệ mạch mà máu đem nhiệt từ
các cơ quan tạo nhiệt như gan, cơ đến những nơi bị mất nhiệt như da làm ổn định nhiệt độ cơ thể.
- Điều hoà thể dịch: máu đem các hormone (thể dịch) từ các tuyến nội tiết đến
các cơ quan đề điều hoà hoạt động.
+ Bảo vệ: Bạch cầu ở trong máu có khả năng:
- Tiêu diệt các vi trùng, vi khuẩn nhờ cơ chế thực bào.
- Tạo kháng thể: tấn công các tác nhân xâm nhập vào cơ thể bằng phản ứng
kháng nguyên - kháng thể. Các phản ứng này có liên quan đến khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Thành phần huyết tương:
Huyết tương là phần dịch lỏng của máu có màu vàng nhạt, gồm chủ yếu là nước: 90-92%, các chất khác: 8-10%: protein, gluxit, lipit, các muối khoáng, các vitamin, các enzym, honnone.
a. Protit huyết tương
Trong huyết tương có hơn 100 loại protein khác nhau mà fibrinogen, albumin,
globulin chiếm lượng chủ yếu.
+ Fibrinogen: là chất tham gia vào quá trình đông máu: nó bị biến đổi thành
fibrin (sợi máu) dưới tác dụng của thrombin.
+ Albumin: do gan tiết ra, được chuyển đến tế bào và biến thành albumin đặc
trưng của mô. Nó tham gia vào cấu trúc tế bào và đặc trưng cho khả năng sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
+ Globulin: có ba loại chủ yếu là α, β, γ trong đó:
- α, β globulin tham gia vào vận chuyển cholesterin, hormone, các photphatit, các axit béo.
- γ globulin có vai trò trong miễn dịch nó rất cần cho sự tạo kháng thể.
b. Gluxit huyết tương (đường huyết)
Trong huyết tương, gluxit có hai dạng đơn giản là glucose và fructose. Trong
trạng thái nghỉ, glucose huyết của người Việt Nam là 90 ± 13mg trong 100ml huyết tương (90 ± 13mg%).
Hàm lượng đường trong máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, hoạt
động của các tuyến nội tiết, hệ thần kinh và vào đặc điểm của loài. Hàm lượng đường cừu: 40-65, lợn: 40-250, thỏ: 100, chó: 70-100, gà mái: 130-260, vịt: 150. Đường trong máu tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết với protein(40- 50%). Khi vượt qua mức bình thường ở trong máu thì glucose sẽ được chuyển thành glycogen dự trữ ở gan dưới tác dụng của hormone insulin. Vì vậy khi nhược năng tuyến tuỵ (thiếu insulin) thì glycogen không được tạo ra, hàm lượng đường trong máu tăng cao và bị thải ra ngoài qua nước tiểu (bệnh đái tháo đường).
c. Lipit huyết tương
Trong huyết tương, lipit chiếm khoảng 0.5-1%, tồn tại dưới dạng mỡ trung tính
và các sản phẩm phân giải của nó là glyxerin, axit béo. Ngoài ra còn có lipoprotein, cholesteron, photpholipit. Nhờ lipoprotein mà glyxerin và axit béo được hấp thu từ ống tiêu hoá về gan rồi tới các mô. Từ cholesteron mà các hormone loại steroit được tổng hợp.
Khi vượt quá mức bình thường trong máu, lipit sẽ được biến đổi thành mỡ dự trữ. Khi quá dư thừa nó tích tụ lại và bám vào các cơ quan như gan, thận, thành mạch máu... cản trở chức năng bình thường của các cơ quan đó dẫn đến bệnh lý (bệnh xơ vữa thành mạch máu...).
d. Các chất điện giải
Huyết tương chứa nhiều muối khoáng với các loại lớn Na+, K+, Mg++, Ca
++, Cl-SO4-- HCO3-, HPO4--. Hàm lượng muối khoáng (điện giải đồ) bình thường của người Việt Nam (tính = mEq/l: Eq= 1/1000mg) là:
Na+: 142,5 ± 9,67 Ca++:5,1 ± 0,56 K+: 4,37 ± 0,37 Cl: 107 ± 0,37
Nồng độ muối khoáng trong huyết tương (do các nguyên tố đa lượng quyết định) của người và động vật có vú là 0,9%; của chim: l,l%; của động vật biến nhiệt: 0,7% trong đó chủ yếu là NaCl (60%). Dung dịch có nồng độ muối khoáng tương ứng đã nêu trên được gọi là dung dịch sinh lý đẳng trương - được dùng trong các thí nghiệm sinh lý và y học.
e. Nitơ cặn (Nitơ phi protit)
Đó là những hợp chất hữu cơ không phải là protein, bao gồm ure, axit uric,
creatin, amoniac, kiềm phun... Chúng được coi là những chỉ tiêu đặc trưngcho các trạng thái bệnh lý và sinh lý khác nhau của cơ thể.
Nitơ cặn là những sản phẩm của quá trình trao đổi protein trong đó có nhữngchất gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan. Định lượng Nitơ cặn có ý nghĩa rất lớp trong lâm sàng. Ví dụ khi viêm thận, Nitơ cặn không được bài tiết thích đáng nên hàm lượng của nó tăng cao trong máu gây trúng độc Nitơ máu.
Thành phần huyết cầu:
Đó là thể hữu hình (có hình dạng) của máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu
cầu Hình l: Cấu trúc Hemoglobin
a. Hồng cầu
* Thành phần của hồng cầu: chứa nước: 63%, chất khô: 37%. trong chất khô chứa 95% (là huyết sắc tố - hemoglobin (Hb).
- Hàm lượng Hb được tính bằng số gam Hb có trong 100ml máu (g%). Hàm lượng này thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi tác, giới tính,
trạng thái cơ thể, điều kiện sống, đặc điểm của loài. Hàm lượng Hb
trong máu người Việt Nam: 13-15g%, trong đó nam: 14,6 ± 0,6;
nữ: 13,2 ± 0,5; trẻ em: 19,5. Hàm lượng Hb trong máu của một số động vật như trâu: 8,3; bò đực 9,0; lợn: 10,6; gà mái: 12,7.
+ Chức năng của Hb:
- Vận chuyển khí O2 tư phổi đến các tế bào do các phân tử Hb dễ dàng kết hợp
với O2 tạo thành oxyhemoglobin theo phản ứng:
Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng do phân áp của O2 quyết định. Cụ thể, ở phổi, phân áp của O2 cao nên phản ứng diễn ra theo chiều thuận: HbO2 được tạo thành. Ở mô, phân áp của O2 thấp, phản ứng diễn ra theo chiều ngược, HbO2 bị phân ly thành:
Một gam Hb có thể kết hợp tối đa với 1,34 ml O2 mà trong 100ml máu có tới 15g Hb nên có thể vận chuyển tối đa tới 20ml O2. Đó là mức bão hoà O2 của máu động mạch.
Trong điều kiện bất thường, khả năng vận chuyển O2 của Hb bị giảm sút gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ khi hít phải khí có nhiều CO (monoxit cacbon) thì HbCO (cacboxyhemoglobin) được tạo thành:
Hb + CO → HbCO
Lực hút của CO với Hb cao gấp 200 lần so với O2 nên khi Hb đã kết hợp với CO thì không còn khả năng kết hợp với O2 nữa. Đó là cơ chế ngộ độc khí C0, gây ngạt thở.
- Vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi do Hb dễ kết hợp với CO2 để tạo thành
HbCO2 (cacbaminohemoglobin) theo phản ứng: Hb + CO2 ⇔ HbCO2
Đây cũng là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng là do phân áp của CO2
quyết định. Ở mô (tế bào) chiều của phản ứng là thuận do phân áp của CO2 cao nên HbCO2 được tạo thành. Còn ở phổi phản ứng xảy ra theo chiều ngược do phân áp CO2 gồm thấp nên HbCO2 bị phân ly : HbCO2 ⇔ Hb + CO2
Sự vận chuyển O2, CO2 còn được gọi là chức năng hô hấp của Hb. Ngoài ra Hb còn có chức năng đệm: điều hoà cân bằng axit- bazơ trong máu, chẳng hạn khi axit (như H2CO3) tăng trong máu thì phản ứng đệm sẽ diễn ra:
KHb + H2CO3 ⇔ HHb + KHCO3
HHb là một axit yếu hơn H2CO3 nhờ đó độ axit trong máu giảm xuống, pHcủa
máu trở về trạng thái cân bằng.
* Tốc độ lắng của hồng cầu: nếu để nguyên máu đã pha chất chống đông, hồng
cầu sẽ lắng dần xuống với tốc độ 3-9mm/h đối với nam và 7- 12mm/h đối với nữ. Hồng cầu càng nhiều tốc độ tăng càng nhanh. Nếu tốc độ lắng tăng nhiều lần là triệu chứng của viêm nhiễm, có thai.
Bạch cầu tiểu cầu:
Bạch cầu
* Số lượng bạch cầu (nghìn/mm máu): ở người Việt Nam: 4000-9000. Số lượng này có thể thay đổi tùy thuộc:
+ Lứa tuổi: trẻ sơ sinh: 10000-25000, trẻ 5 tuổi: 4300 - 13000.
+ Trạng thái sinh lý: bạch cầu tăng khi bị nhiễm khuẩn cấp tính, giảm khi bị
nhiễm độc, phóng xạ, suy tuỷ.
+ Trạng thái cơ thể: bạch cầu tăng sau khi ăn, lao động nặng, hoạt động thể
thao..., Bạch cầu của một số loài động vật như sau: cừu: 8,2; chó: 9,4; dê: 9,6; nghé: 12; lợn con: 15 ; lợn lớn: 20; cá mè trắng: 51...
* Công thức bạch cầu: là tỷ lệ (%) của các loại bạch cầu. Công thức này khác
nhau tuỳ thuộc vào tuổi tác, đặc điểm loài, trạng thái sinh lý của cơ thể. Nó là một chỉ tiêu sinh lý máu rất quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng.
+ Công thức bạch cầu của người Việt Nam:
- Bạch cầu hạt ưa bazơ: 0,5%
- Bạch cầu hạt ưa axit : 9- 11 %
- Bạch cầu hạt trung tính: 66%
- Bạch cầu mono (monocyte): 2-2,5%
- Bạch cầu limpho (limphocyte): 20-25%
+ Công thức bạch cầu thay đổi tuỳ theo trạng thái bệnh lý:
- Tỷ lệ bạch cầu hạt trung tính tăng trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp, giảm
trong các bệnh sởi, cúm, quai bị, thương hàn, sốt rét, sốt xuất huyết.
- Tỷ lệ bạch cầu hạt ưa axit tăng khi bị dị ứng, hen, ký sinh trùng đường ruột.
- Tỷ lệ bạch cầu hạt ưa bazơ tăng trong các bệnh viêm mãn tính.
- Tỷ lệ bạch cầu limpho tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính.
* Chức năng của bạch cầu: bảo vệ cơ thể theo cơ chế miễn dịch nhờ 2 khả năng: thực bào và tạo kháng thể.
+ Thực bào các vi khuẩn, vật lạ... xâm nhập vào cơ thể hoặc dọn sạch xác vi
khuẩn tại các ổ viêm nhiễm, vết thương.
- Bạch cầu hạt trung tính: có thể thực bào 5- 20 vi khuẩn, chuyển động theo kiểu amip, xuyên qua thành mạch máu tới nơi viêm nhiễm, thò chân giả vây quanh vật lạ và tiết enzym phân huỷ vật lạ.
- Bạch cầu hạt ưa axit: khả năng thực bào yếu hơn nhưng dọn sạch các ổ viêm ở giai đoạn cuối. Nó tiết ra chất precipitin làm kết tủa các protein lạ hay làm mất độc tố do vi khuẩn tiết ra.
- Bạch cầu hạt ưa bazơ: không có khả năng thực bào nhưng lại tiết ra hepHrin
vào máu để ngăn cản quá trình đông máu trong lòng mạch.
- Bạch cầu mono: có khả năng thực bào rất lớn: 100 vi khuẩn, bạch cầu này còn
kích thích bạch cầu limpho tạo kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
+ Tạo kháng thể: do bạch cáu limpho phụ trách vì chúng sản xuất kháng thể β-
globulin và γ- globulin chống tác nhân gây bệnh. Bạch cầu này có hai loạilimpho B: sản xuất β, γ-globulin lưu thông.
- Limpho T; có hai dạng:
Dạng tế bào cứu trợ: giúp limpho B sản xuất kháng thể.
Dạng tế bào loại bỏ: chấm dứt hoặc loại trừ cuộc chiến của cơ thể chống mầm
bệnh. Trong trường hợp bị mắc bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) mà tác nhân gây bệnh là HIV (Human Immune Virus) thì số tế bào loại bỏ vượt quá số tế bào cứu trợ, mặt khác HIV tấn công tế bào cứu trợ do vậy việc sản xuất các kháng thể bị giảm sút làm suy giảm khả năng miễn dịch và cơ thể dần suy kiệt.
Tiểu cầu
Tiểu cầu là thể hữu hình của máu còn được gọi là tiểu thể đông máu nên nó tham gia vào quá trình đông máu.
+ Giải phóng chất thrombopiastin để gây đông máu.
+ Khi gặp chỗ thô ráp (mạch máu bị đứt) tiểu cầu ngưng lại thành cục góp phần
đóng miệng vết thương.
+ Khi bị vỡ, tiểu cầu còn tiết ra chất serotonin gây co mạch để cầm máu.
Đặc tính của máu:
a. Tỉ trọng của máu
Tỉ trọng này khác nhau tuỳ loài nhưng độ chênh lệch không lớn lắm:
+ Tỉ trọng máu toàn phần của người là 1,05 trong đó tỉ trọng của huyết tương là
1,028 ; của hồng cầu là 1,1.
+ Tỉ trọng của máu gia súc: lợn, bò cái, lừa, cừu: 1,04; của chó, gà, dê, bò đực,
ngựa là 1,06.
Do tỉ trọng của hồng cầu lớn hơn của huyết tương nên nếu để yên máu đã chứng đông thì sau một thời gian các hồng cầu sẽ lắng xuống, nổi lên trên là phần huyết tương màu vàng.
b. Độ quánh của máu
Độ quánh này là do sự ma sát các phần tử của máu vốn dính vào nhau, độ quánh này được quyết định bởi hàm lượng protein và số hồng cầu.
Độ quánh của máu được so sánh với độ quánh của nước nguyên chất: nếu của
nước là 1 thì của máu là 3-6.
Độ quánh của máu người cao gấp 5 lần so với nước trong đó của huyết tương:
1,7-2,2. Độ quánh của máu tăng lên khi cơ thể bị mất nhiều nước (toát mồ hôi, đi tháo).
c. Áp suất thẩm thấu của máu
Lực làm di chuyển dưng dịch đi qua màng bán thấm được gọi là áp suất thẩm
thấu hay thẩm áp. Áp suất thẩm thấu của máu là do muối khoáng (chủ yếu là NaCl) tạo nên và đo được 7,5 tấm. Protein trong huyết tương tạo ra một thẩm áp gọi là áp suất keo với trị số 25mmHg (0,03-0,04 atm)Áp suất keo tuy nhỏ nhưng rất quan trọng vì protein huyết tương có kích thước lớn không thoát ra khỏi lòng mạch được nên nó giữ nước ở lại trong huyết tương. Thẩm áp của máu giữ cho hồng cầu không bị phá huỷ.
Vì vậy để phục vụ cho công tác nghiên cứu và làm thí nghiệm sinh lý, người ta phải tạo ra dung dịch sinh lý đẳng trương trong đó chứa một số muối vô cơ có nồng độ gần giống với huyết tương, có thẩm áp tương đương với thẩm áp của hồng cầu (thẩm áp của huyết tương và của hồng cầu bằng nhau thì hồng cầu giữ nguyên hình dạng và kích thước). Nếu cho hồng cầu vào dung dịch ưu trương (chứa nhiều NaCl) có thẩm áp cao hơn của hồng cầu thì hồng cầu sẽ teo lại do bị rút mất nước. Trong dung dịch sinh lý nhược trương có thẩm áp thấp hơn của hồng cầu thì hồng cầu hút nước sẽ căng phồng và vỡ ra. Cả hai trường hợp trên (hồng cầu teo hoặc vỡ) đều gọi là hiện tượng tiêu huyết. Dung dịch sinh lý chứa hàm lượng Nao phù hợp với máu của người là 0,9%; của ngựa: 0,927%; của bò: 0,936%; của cừu: 0,978%; của dê: 0,955%; của chó:
0,933%.
d. Độ pH và hệ đệm của máu
* Độ pH của máu: chính là độ thăng bằng axit-bazơ (toan- kiềm). Máu có độ
pH=7,3 (hơi kiềm), ít thay đổi (0,l-0,2), nó phụ thuộc vào mối tương quan giữa ion H+và OH-
. Sự ổn định độ pH của máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng như duy trì sự hoạt
động của các enzym, hormone, sự trao đổi chất... Quá trình chuyển hoá trong cơ thể tạo ra nhiều sản phẩm do đó nồng độ lớn H+ thay đổi nhưng độ pH của máu vẫn được ổn định. Đó là do:
- Thận thải axit và bazơ dư thừa, phổi thải CO2 ra ngoài.
- Huyết tương và hồng cầu có những hệ đệm.
* Hệ đệm: là do một axit yếu với một muối bazơ (kiềm) mạnh của nó tạo nên.
Trong máu có các hệ đệm chủ yếu sau đây:
+ Hệ đệm bicacbonat: gồm axit cacbonic và muối kiềm bicacbonat (hoặc Na
hoặc K): H2CO3/ BHCO3 (B là Na hoặc K).
Khi trao đổi chất tăng (lao động nặng), trong máu:
- Nếu nhiều axit lactic, axit này sẽ bị muối cacbonat trung hoà:
C2H5COOH + BHCO3 → C2H5COOB + H2CO3 (axit này bị thải qua phổi).
- Nếu nhiều kiềm thì sẽ bị H2CO3 trung hoà:
(cả hai bị thải qua thận).
+ Hệ đệm photphat: gồm muối photphat diaxit và muối photphat monoaxit của K hay Na: BH2PO4/ BHPO4
+ Hệ đệm protein (P): gồm các axit amin và các muối của chúng: HP/ BP. Muối của hệ đệm này có thể kết hợp với 3/4 lượng H2CO3 của máu:
BP + H2CO3 → HP + BHCO3
Chất đệm có tác dụng nhất chính là Hb của hồng cầu. Từ huyết tương, H2CO3 sẽ thấm vào hồng cầu, tranh lấy cation kiềm của Hb (vốn là một axit yếu) và biến thành muối bicacbonat:
H2CO3 + B Hb → HHb + B HCO3
Hb có khả năng đệm lớn gấp 10 lần so với các protein khác ở trong huyết tương. Nhờ tác dụng của các hệ đệm mà thăng bằng axit-bazơ vẫn giữ được ổn định.
Cơ chế đông máu:
Sự đông máu
Đông máu là một phản ứng bảo vệ làm cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi
mạch bị tổn thương. Đó là một quá trình lý hoá rất phức tạp với sự tham gia của hơn 20 yếu tố và bao gồm hàng chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau. Kết quả của phản ứng trước thúc đẩy cho phản ứng sau được thực hiện, cứ như vậy cả dây chuyền đông máu được hoàn thành. Nên một phản ứng bị ngừng trệ thì cả dây chuyền đông máu sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình đông máu có thể tóm tắt thành 3 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn l: tạo thromboplastin (thrombokinase): khi mạch máu bị đứt, tiểu cầu va phải chỗ đứt sẽ giải phóng ra một chất ở dạng chưa hoạt động gọi là
Prothromboplastin (Prothrombokinase). Dạng này được hoạt hoá bởi các yếu tố IV, V VIII IX XII và chuyển thành dạng hoạt động gọi là thromboplastin (thrombokinase) :
+ Giai đoạn 2: tạo thrombin. Dưới tác dụng của thromboplastin cùng với các yếu tố IV V, VII, X thì một chất có sẵn trong huyết tương ở dạng chưa hoạt động là Prothrombin được hoạt hoá thành enzym ngưng huyết gọi là thrombin:
+ Giai đoạn 3: tạo sợi máu- fibrin. Dưới tác động của thrombin cùng với các yếu tố IV, XIII thì một chất có sẵn trong huyết tương ở dạng hoà tan gọi là fibrinogen được biến thành sợi máu không hoà tan - fibrin. Các sợi máu này kết thành một mạng lưới rối bời giữ các huyết cầu lại tạo thành cục máu đông:
Sự miễn dịch của máu
Miễn dịch là khả năng không bị mắc bệnh của cơ thể do máu có những chất
kháng thể chống được các tác nhân gây bệnh. Có hai loại miễn dịch:
+ Miễn dịch bẩm sinh: là khả năng mà người và động vật từ khi sinh ra đã không mắc một số bệnh do vi sinh vật gây bệnh không có khả năng sinh sản và phát triển trong cơ thể người và động vật. Ví dụ vật nuôi không bị mắc bệnh hoa liễu, người không mắc bệnh dịch hạch của động vật có sừng... Miễn dịch bẩm sinh được coi là dấu hiệu của loài và là kết quả của sự phát triển chủng loại.
+ Miễn dịch tập nhiễm: là khả năng sau khi khỏi bệnh (hoặc đã được tiêm chủng) cơ thể không bị mắc lại bệnh đó nữa. Đó là khi có kháng nguyên lạ (vi khuẩn, virus, độc tố của chúng) xâm nhập vào cơ thể thì các bạch cầu limpho B tạo ra kháng thể với bản chất là γ -globulin. Kháng thể này tiêu diệt kháng nguyên bằng cách ngưng kết, kết tủa hoặc trung hoà... Các bạch cầu limpho B khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng chưa hoạt động. Khi nào có kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu này nhanh chóng nhận ra chúng và sản xuất ngay kháng thể chống bệnh. Các kháng thể này có tính đặc trưng cho loài.
Hệ thống ABO
a. Phân loại
Năm 1895 Bordet đã chứng minh rằng: huyết tương của loài động vật này có thể làm hồng cầu của loài động vật khác bị ngưng kết (bị đông lại).
Năm 1900 Landsteiner và cộng sự đã chứng minh hiện tượng ngưng kết hồng cầu ngay trong cùng một loài khi trộn máu giữa các cá thể cùng loài. Khi nghiên cứu ông đã phát hiện:
+ Hồng cầu có hai loại kháng nguyên gọi là ngưng kết nguyên (ngưng nguyên)
đó là A và B với bản chất là polysacarit.
+ Trong huyết tương có hai loại kháng thể gọi là ngưng kết tố, đó là (anti A) vàβ (anti B) với bản chất là γ -globulin.
+ Hồng cầu chứa kháng nguyên A sẽ bị đông lại khi gặp huyết tương chứa kháng thể α còn hồng cầu chứa kháng nguyên B sẽ bị ngưng kết khi gặp huyết tương chứa kháng thể β. Trong máu của một người không bao giờ cùng tồn tại cả A và α hoặc B và β.
Dựa vào sự có mặt các kháng nguyên và các kháng thể, ông đã dùng tên kháng
nguyên đặt cho tên nhóm máu và chia hệ thống máu ABO của người thành 4 nhóm sau:
Nhóm máu Kháng nguyên ở hồng cầu Kháng thể trong huyết tương
A B O AB
Kháng nguyên A kháng thể β (anti B)
Kháng nguyên B kháng thêt α (anti A)
Kháng nguyên O kháng thể α (anti A) và β (anti B)
A và B Không có kháng thể
b. Sự truyền máu
Truyền máu là việc làm rất cần thiết để cứu người. Trước kia vì chưa có hiểu biết đầy đủ về các nhóm máu nên truyền máu đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Năm 1900 Landsteiner đã tìm ra nguyên nhân thất bại của sự truyền máu vì ông đã chứng minh được rằng: máu của những người khác nhau thì có đặc tính
lý hoá học không giống nhau, hồng cầu sẽ bị đông lại khi máu của người
cho không phù hợp với máu người nhận.
Muốn truyền máu người ta phải xem xét:
+ Ngưng kết nguyên A,B của máu người cho.
+ Ngưng kết tố α, β của máu người nhận. Vì truyền máu phải tiến hành rất
từ từ, tốc độ chậm nên ngưng kết tố của máu người cho bị dòng máu của người
nhận làm pha loãng ngay do đó không gây nguy hiểm cho hồng cầu người
nhận. Khi truyền máu phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tối đa (tối ưu): truyền máu của người cùng nhóm cho
nhau: A ÆA, B ÆB, O Æ0, ABÆAB.
+ Nguyên tắc tối thiểu: không cho A gặp α, B gặp để tránh hiện tượng
hồng cầu bị ngưng kết (đông lại). Từ đó có sơ đồ truyền máu như sau:
Nhóm máu O không có kháng nguyên nên có thể truyền cho ai cũng được vì
không bị α và của huyết tương người nhận làm đông. Nhóm AB vì không có kháng thể α và β nên nhận máu của ai cũng được. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến các hệ thống nhóm máu khác đặc biệt là nhóm Rh có thể gây tai biến trong truyền máu và sản khoa.
Cách xác định nhóm máu
Trước khi truyền máu, điều không thể thiếu là phải xác định nhóm máu của
người cho và nhóm máu của người nhận. Muốn xác định được người ta dùng huyết thanh chuẩn hoặc hồng cầu mẫu.
Phương pháp dùng huyết thanh chuẩn: giỏ hai giọt huyết thanh chuẩn chứa kháng thể α và β lên hai vị trí khác nhau của lam kính. Lấy máu của người cần thử trộn đều vào các giọt huyết thanh đó. Sau vài phút quan sát hiện tượng ngưng kết hồng cầu ở các giọt huyết thanh.
Hệ thống máu Rhesus (Rh).
Người ta lấy máu của khỉ Macacus rhesus tiêm vào máu thỏ nhiều lần, máu thỏ tạo nên một hệ thống miễn dịch đối với hồng cầu của máu khỉ. Sau đó lấy huyết thanh của máu thỏ trộn với hồng cầu của người thì thấy đại đa số hồng cầu của người được thử bị ngưng kết. Chứng tỏ hồng cầu của những người này có chứa kháng nguyên giống kháng nguyên của hồng cầu khỉ và được gọi
là kháng nguyên Rh.Người có kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu
được ký hiệu Rh+ (máu người Việt Nam có tỉ lệ Rh+
: 99,93%), người không có Rh được ký hiệu Rh. Kháng thể rh (ngưng kết tố kháng Rh) không có sẵn trong máu, nó được sản xuất ra khi truyền máu của người Rh+ cho người
Rh- (Rh- tạo rh để chống lại Rh+). Tính chất không hoà hợp về Rh dễ gây tai biến khi truyền máu làm hồng cầu bị tan vỡ.
Trong sản khoa, Nếu đàn ông Rh+ lấy vợ Rh- thì khi có mang, thai nhi phần lớn là Rh+ do cha truyền cho. Khi có thai lần đầu, hệ tuần hoàn của mẹ và của con được ngăn cách bởi nhau thai, hoạt động như một màng chắn, không cho hai luồng máu gặp nhau. Khi sinh con lần đầu, nhau thai bong ra, giải phóng hồng cầu của bé. Hồng cầu này sẽ chuyển sang hệ tuần hoàn của mẹ. Bạch cầu trong máu của mẹ nhận dạng hồng cầu của trẻ như một vật lạ, cần được loại trừ. Cơ thể của mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể ra để chống lại hồng cầu của con. Khi người mẹ mang thai lần hai, kháng thể ra trong cơ thể mẹ sẽ xuyên qua nhau thai và phá huỷ hồng cầu của thai nhi đưa tới hiện tượng xảy thai.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top