chuong12 lam phat va on dinh tien te
Chương 12: Lạm phát và ổn định tiền tệ
149. Trong một nền kinh tế, khi lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên thì điều gì sẽ xảy ra?
a) Lãi suất danh nghĩa sẽ tăng
b) Lãi suất danh nghĩa sẽ giảm
c) Lãi suất thực sẽ tăng
d) Lãi suất thực sẽ giảm
TL: a)
150. Việt Nam trong nửa đầu năm 1996 có tình trạng giảm phát, đứng trên giác độ
chính sách tiền tệ, điều đó có nghĩa là gì?
a) Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ.
b) Lãi suất quá cao.
c) Cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ do cầu tiền tệ tăng quá nhanh.
d) Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bị thâm hụt nghiêm trọng.
e) Cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền thực tế.
TL: d)
151. Khi tổng sản phẩm ở dưới mức tiềm năng, mặt bằng giá cả sẽ ở mức nào nếu đư-
ờng tổng cầu vẫn không thay đổi sau một thời gian?
a) Mức cao.
b) Mức thấp.
c) Lúc đầu ở mức thấp sau đó sẽ tăng lên.
d) Lúc đầu ở mức cao sau đó trở về trạng thái cân bằng.
TL: c)
152. Lạm phát phi mã là lạm phát ở mức:
42
a) Nền kinh tế cân bằng trên mức tiềm năng
b) Tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 3 (ba) chũ số.
c) Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 (hai) chữ số nhưng dưới mức 3 (ba) chữ số.
d) Nền kinh tế cân bằng ở mức dưới tiềm năng.
TL: c)
153. Theo như lý thuyết thì ở nước ta đã có thời kỳ lạm phát đã ở mức:
a) Phi mã.
b) Siêu lạm phát.
c) Chỉ ở mức vừa phải hay ở mức có thể kiểm soát được.
d) Chưa bao giờ quá lạm phát phi mã.
TL: b)
154. Lạm phát sẽ tác động xấu đến:
a) Thu nhập của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
b) Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.
c) Thu nhập của các chuyên gia nước ngoài.
d) Thu nhập cố định của những người làm công.
TL: d).
155. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở nhiều nước có thể được tổng hợp lại bao gồm:
a) Lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy, bội chi Ngân sách Nhà nước và sự tăng
trưởng tiền tệ quá mức.
b) Lạm phát do chi phí đẩy, cầu kéo, chiến tranh và thiên tai xảy ra liên tục
trong nhiều năm.
c) Những yếu kém trong điều hành của Ngân hàng Trung ương.
d) Lạm phát do cầu kéo, chi phí đảy và những bất ổn về chính trị như bị đảo
chính.
e) Không phải các phương án trên.
TL: a)
156. Đông kết giá cả là cần thiết để:
43
a) Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế chưa bị lạm phát.
b) Ngăn chặn diễn biến của những hậu quả sau lạm phát.
c) Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế mới bị lạm phát được 5
năm.
d) Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu bị lạm
phát.
e) Ngăn chặn tâm lý lạm phát trong khi nền kinh tế thoát khỏi tình trạng tái
bùng nổ lạm phát.
TL: d).
Chương 13: Cầu Tiền tệ
157. Theo J. M. Keynes, cầu tiền tệ phụ thuộc vào những nhân tố:
a) thu nhập, lãi suất, sự ưa chuộng hàng ngoại nhập và mức độ an toàn xã hội.
b) thu nhập, mức giá, lãi suất và các yếu tố xã hội của nền kinh tế.
c) thu nhập, năng suất lao động, tốc độ lưu thông tiền tệ và lạm phát.
d) sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và thu nhập của
công chúng.
TL: b)
158. Nếu công chúng đột nhiên gửi tiền vào các ngân hàng nhiều hơn trước, giả sử các
yếu tố khác không đổi, phương trình trao đổi (MV=PY) có biến động không?
a) Có.
b) Không.
c) Lúc ban đầu thì có biến động sau đó sẽ trở lại cân bằng ở mức cũ.
TL: c)
159. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu tiền tệ sẽ giảm và lãi suất tăng để:
a) Thông qua sự tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ để góp phần chống
lạm phát.
b) Thông qua sự tác động vào lãi suất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
c) Tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ và ngược lại.
d) Tác động vào cầu tiền tệ để tăng lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu như
mong đợi.
44
TL: c)
45
160. Để nghiên cứu về quan hệ giữa cầu tiền tệ và lãi suất, các nhà kinh tế học về
“Lượng cầu tài sản” phân chia tài sản trong nền kinh tế thành các dạng:
a) Tài sản phi tài chính và tài sản tài chính.
b) Tài sản tài chính và bất động sản.
c) Vàng, ngoại tệ mạnh và các vật cổ quý hiếm.
d) Vàng, ngoại tệ mạnh và đồng Việt Nam.
e) Không phải các dạng trên.
TL: a)
161. Theo các nhà kinh tế học về “Lượng cầu tài sản” thì lãi suất được định nghĩa là:
a) Chi phí cơ hội của việc hoán đổi tài sản từ dạng tài sản tài chính sang tài sản
phi tài chính.
b) Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền.
c) Chi phí của việc sử dụng vốn, các dịch vụ tài chính và là giá cả của tín dụng.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.
e) Tất cả các phương án trên đều sai.
TL: b).
162. Tài sản tài chính khác với tài sản phi tài chính ở đặc điểm:
a) Hình thức tồn tại và nguồn gốc hình thành.
b) Khả năng sinh lời và mức độ “liquidity”.
c) Sự ưa thích và tính phổ biến trong công chúng.
d) Khả năng chấp nhận của thị trường.
e) Mức độ quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng đối với mỗi loại đó.
TL: b)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top