chuong1

Câu: KN về kiểu nhà nước. Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ:

+ Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển nhà nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế xã hội tương ứng với 4 kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản cn và XHCN.

+ Trình bày về kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ:

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ (nhà nước chủ nô) là nhà nước đầu tiên xuất hiện, cơ sở kinh tế là phương thức sản xuất được đặc trưng bằng chế độ sở hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ.

+ Các giai cấp trong xã hội: chủ nô, nô lệ, ngoài ra còn có những người tự do và thợ thủ công.

+ Chức năng:

* Đối nội: có các hoạt động để bảo vệ quyền chủ sở hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ.

Các hoạt động đàn áp về quân sự đối với các cuộc khởi nghĩa của nô lệ vì chủ nô coi nô lệ là sở hữu riêng của mình.

Các hoạt động để phát triển sản xuất nông nghiệp: XD hệ thống thuỷ lợi, đê điều.

• Đối ngoại: Mở các cuộc chiến tranh để nhằm mục đích cướp bóc, chiếm hữu nô lệ.

Có một số hoạt động về mặt kinh tế: mở rộng con đường thương mại buôn bán với các nước khác.

- Hình thức chính thể của nhà nước:

Chính thể quân chủ chuyên chế: phương Đông: Ai cập, Babilon, Trung hoa cổ đại... Chính thể cộng hoà: phổ biến ở các nước phương Tây như La mã, Hy lạp...

Câu: Thế nào là hình thức chính thể. Hình thức chính thể của các nhà nước trên thế giới.

- Hình thức chính thể: Là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của nhà nước cùng với những mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

- Có 2 dạng hình thức chính thể trên thế giới:

+ Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức tổ chức nhà nước mà quyền lực tập trung trong tay 1 người ( vua hoặc quốc vương) và người đó lên ngôi theo hình thức cha truyền con nối.

Hình thức chính thể chuyên chế: mọi quyền hành đều tập trung trong tay người đứng đầu, người đứng đầu lên ngôi theo sự kế thừa hay cha truyền con nối. (chủ yếu ở thời phong kiến)

Hình thức chính thể quân chủ lập hiến: người đứng đầu là quốc vương, vua hoặc nữ hoàng nhưng quyền lực của người đứng đầu bị hạn chế bằng hiến pháp. Người điều hành đất nước thực chất là thủ tướng chính phủ.

+ Hình thức chính thể cộng hoà: quyền lức tập trung trong tay 1 cơ quan và cơ quan này do cử tri bầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ.

Chính thể cộng hoà đại nghị: cử chi bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất rồi cơ quan này bầu ra người đứng đầu đất nước.

Chính thể cộng hoà tổng thống: cử chi vừa bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất vừa bầu ra tổng thống.

Câu: Thế nào là hình thức nhà nước. Liên hệ với hình thức nhà nước của nước CHXHCNVN.

+ Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau cũng như việc tổ trức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng, từng địa phương của quốc gia.

+ Liên hệ với hình thức nhà nước của nước CHXHCNVN: VN theo hình thức chính thể cộng hoà đại nghị.

Câu: Thế nào là kiểu nhà nước? Trình bày những nét cơ bản về nhà nước tư sản?

* Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển nhà nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế xã hội tương ứng với 4 kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản cn và XHCN.

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản CN dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Bóc lột giá trị thặng dư.

- Các giai cấp: tư sản, vô sản, ngoài ra còn có tầng lớp tri thức, tiểu thương...

- Chức năng:

+ Đối nội: bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản bằng cách đàn áp giai cấp vô sản để củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu của giai cấp tư sản, đàn áp bằng quân sự...

Có các hoạt động pháp triển kinh tế, xã hội, văn hoá...

+ Đối ngoại:mở rộng chiến tranh đối với các quốc gia trên thế giới nhằm cướp bóc tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu tư bản, nguồn lao động.

Thành lập các liên minh quân sự, kinh tế giữa các nước cùng hệ thống để phòng thủ, bảo vệ nhà nước tư sản khỏi ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa.

- Hình thức chính thể:

Chính thể quân chủ: đa số là quân chủ lập hiến.

Chính thể cộng hoà: chủ yếu là chính thể cộng hoà tổng thống.

Câu: Trình bày học thuyết Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước.

Học thuyết Mác-Lê nin đã chứng minh một cách khoa học rằng nhà nước và pháp luật không phải là những hiện tượng xã hội bất biến. Nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, chúng luôn luôn vận độn, pháp triển và sẽ diệt vong khi những điều kiện khách quan cho sự pháp triển, tồn tại của chúng không còn nữa.

Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, nhà nước ra đời trong những điều kiện sau:

- Lịch sử pháp triển của xã hội loài người phải đạt đến một giai đoạn nhất định.

- Cơ sở kinh tế của xã hội là nhân tố quyết định đến sự ra đời của nhà nước (cơ sở kinh tế: nghiên cứu các mối quan hệ sản xuất).

- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành giai cấp đối kháng và những mâu thuẫn đối kháng đã phát triển đến mức không thể điều hoà.

Câu: Trình bày về các đặc trưng của nhà nước, lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ.

- Các đặc trưng của nhà nước:

+ Nhà nước phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc vào huyết thống, thị tộc, dân tộc...

Ví dụ: nhà nước CHXHCNVN phân chia theo đơn vị hành chính lãnh thổ là 64 tỉnh, mỗi tỉnh lại được chia thành các quận, huyện, thị xã.

+ Nhà nước có chủ quyền: có quyền tự quyết không phụ thuộc vào quốc gia, dân tộc khác.

+ Nhà nước thiết lập 1 hệ thống quyền lực công cộng đặc biệt.

+ Nhà nước có quyền ban hành các loại thuế.

VD: Nhà nước ta ban hành thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân...

+ Nhà nước có quyền ban hành pháp luật.

VD: Nhà nước ta ban hành luật giáo dục, luật giao thông, luật hôn nhân gia đình....

Câu: Trình bày hiểu biết về nhà nước XHCN.

- Cơ sở kinh tế của nhà nước XHCN là quan hệ XHCN được thiết lập và củng cố dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (thể hiện sự hợp tác tương trợ và không có áp bức bóc lột)

- Các giai cấp: Công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức.

- Chức năng:

+ Đối nội: nhằm bảo đảm an ninh quốc phong, an toàn trật tự xã hội và phát triển các mặt xã hội (kinh tế. VH, GD...)

+ Đối ngoại: bảo vệ chống sự xâm lược bên ngoài đối với nhà nước, lien kết giữa các nước trong phe XHCN để chống lại ảnh hưởng của phe tư sản.

Câu: KN kiểu nhà nước. Trình bày kiểu nhà nước phong kiến.

+ Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù của nhà nước thể hiện bản chất và những điều kiện tồn tại và phát triển nhà nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái kinh tế xã hội tương ứng với 4 kiểu nhà nước: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản cn và XHCN.

+ Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và chiếm đoạt một phần sức lao động của nông dân.

- Các giai cấp: địa chủ pk, nông dân ngoài ra còn có các thị dân.

- Chức năng:

• Đối nội: bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ và duy trì các hình thức bóc lột đối với nông dân, đàn áp bằng quân sự các cuộc khởi nghĩa của nông dân và người lao động, đàn áp về tư tưởng đối với những người nông dân và những tầng lớp khác trong xã hội.

• Đối ngoại: tổ chức các cuộc chiến tranh để lấn chiếm đất đai và mở rộng bờ cõi.

Hình thức chính thể của nhà nước: chủ yếu áp dụng hình thức chính thể chuyên chế ( nhà nước pk châu Á), ở châu Âu áp dụng hình thức chính thể nhà nước phân quyền cát cứ và chính thể tập quyền trung ương.

Câu: KN nhà nước, bản chất nhà nước:

- Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của một chế độ kinh tế xã hội nhất định.

- Bản chất nhà nước:

+ Tình giai cấp: Xét về bản chất nhà nước trước hết là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Nhà nước là công cụ sắc bén để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, nó tồn tại để củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Tính xã hội: Thể hiện bởi xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, giao thông...

- Khái niệm về nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quan lí đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

Câu: Khái niệm về hình thức nhà nước. Trình bày về hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước:

• Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau cũng như việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng, từng địa phương của quốc gia.

• Hình thức chính thế là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của nhà nước cùng với những mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

Có 2 hình thức chính thể trên thế giới:

- Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức tổ chức nhà nước mà quyền lực tập trung trong tay 1 người (vua hoặc quốc vương) và người đó lên ngôi theo hình thức cha truyền con nối.

+ Hình thức chính thế chuyên chế.

+ Hình thức chính thể quân chủ lập hiến

- Hình thức chính thể cộng hoà: quyền lực tập trung trong tay 1 cơ quan và cq này do cử tri bầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ.

+ Chính thể cộng hoà đại nghị

+ Chính thể cộng hoà tổng thống.

• Hình thức cấu trúc nhà nước là cách xác định các đơn vị hành chính trong quốc gia và mối lien hệ giữa các đơn vị ấy với nhau. Có 2 dạng cấu trúc nhà nước:

- Nhà nước đơn nhất: Trong nhà nước chỉ có 1 bộ máy nhà nước duy nhất điều chỉnh các mối quan hệ từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước lien bang là nhà nước có từ 2 bộ máy trở lên hay lãnh thổ quốc gia được hợp từ nhiều quốc gia.

Câu: Trình bày về khái niệm, chức năng của nhà nước.

- Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

- Chức năng của nhà nước: là những mặt (phương diện) hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Gồm có 2 chức năng:

+ Đối nội: là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích ổn định và pháp triển đất nước từ bên trong.

Hoạt động để đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự xã hội (XD, củng cố lực lượng quân đội, công an, dân quân, du kích, các chính sách, chế độ...)

Hoạt động để pháp triển kinh tế, văn hoá, xã hội, có chủ trương, đường lối phát triển đúng đắn.

+ Đối ngoại: là hoạt động chủ yếu của nhà nước để thiết lập, củng cố những mối quan hệ với các nước ngoài.

Các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng, chống xâm lược từ bên ngoài.

Các hoạt động để củng cố và phát triển mối bang giao về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá... đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Khó có thể nói chức năng nào là quan trọng vì 2 chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên phải lấy chức năng đối nội làm cơ sở để phát triển. Để hoàn thành chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng đến quyền lực nhà nước.

+ Quyền lập pháp: quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

+ Quyền hành pháp

+ Quyền tư pháp: kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật.

Câu: Trình bày về chức năng của nhà nước CHXHCN VN.

Chức năng của nhà nước là những mặt (phương diện) hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Gồm có 2 chức năng:

- Đối nội: là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích ổn định và pháp triển đất nước từ bên trong.

+ Hoạt động để đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo trật tự xã hội (XD, củng cố lực lượng quân đội, công an, dân quân, du kích, các chính sách, chế độ...)

+ Hoạt động để pháp triển kinh tế, văn hoá, xã hội, có chủ trương, đường lối phát triển đúng đắn.

- Đối ngoại: là hoạt động chủ yếu của nhà nước để thiết lập, củng cố những mối quan hệ với các nước ngoài.

+ Các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng, chống xâm lược từ bên ngoài.

+ Các hoạt động để củng cố và phát triển mối bang giao về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá... đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Khó có thể nói chức năng nào là quan trọng vì 2 chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên phải lấy chức năng đối nội làm cơ sở để phát triển. Để hoàn thành chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng đến quyền lực nhà nước.

+ Quyền lập pháp: quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

+ Quyền hành pháp

+ Quyền tư pháp: kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: