chuong1

Câu 1:trình bày nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh?

1.Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh

Tư tưởng hồ chí minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố khách quan (thực tiến và tư tưởng, văn hoá) với yếu tố chủ quan (phẩm chất của hồ chí minh)

a,Truyền thống tư tưởng và văn hoá việt nam

Trước tiên đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất để đấu tranh dựng nước,giữ nước.Đây là truyền thống quý báu nhất, nguồn gốc sức mạnh lớn nhất trong đẩu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.Điều đó đươc phản ánh từ văn hoá dân gian đến văn hoá bác học

Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa,truyền thống đoàn kết tương thân tương ái,lá lành đùm lá rách trong lúc hoạn nạ khó khăn.Điều kiện địa lí và chính trị đã đưa nhân dân ta tạo dựng truyền thống này ngay từ buổi bình minh của dân tộc.

Thứ ba là truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc ta được kết tinh qua hàng ngàn năm nhân dân ta vượt qua muôn nguy,ngàn khó,lạc quan tin tưởng vào tiền đồ dân tộc,tin tưởng vào chính mình.HCM là điểm kết tinh rực rỡ của truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc, đã tạp cho mình một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn thử thách, đi đến chiên thắng.

Thứ tư là nhân dân ta có truyền thống cần cù,dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu.đồng thời ham học hỏi và không ngừng mở của đón nhận tinh hoa nhân loại.

b,Tinh hoa văn hoá nhân loại

Từ nhỏ,HCM đã tiếp thu văn hoá phương đông,lớn lên người bôn ba khắp thế giới,đặc biệt ở các nước phương tây.Trí tuệ miễn tiệp với tinh thần ham học hỏi,người đã có một vốn hiểu biết văn hoá đông-tây kim cổ uyên bác.

c,Tư tưởng văn hoá phương đông

Về nho giáo:người được tiếp thu từ nhỏ,nên hiểu rất sâu sắc về nho giáo

Về phật giáo:đã đi vào văn hoá Vn từ rất sớm.và Người cũng đã chỉ ra những điều hay của phật giáo mà nó đã đi vào tư duy,hành động và cách ứng xử của người việt nam.

Ngoài ra Người còn bàn tới các giá trị văn hoá phương Đông như Lão tử,Quản tử,Mặc tử...

d,Tư tương văn hoá phương Tây

Ngay từ khi còn học trong nước,Người đã làm quen với văn hoá Pháp.Và hơn 30 năm liên tục ở nước ngoài sống chủ yếu ở Châu Âu nên Nguyễn Ái Quốc đã chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ cách mạng của phương Tây.

Có thể thấy trên hành trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã biết làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại."Đông - Tây"

e,Chủ nghĩa Mác Lênin

Đến với chủ nghĩa Mác Lênin,HCM đã tìm được thế giới quan và phương pháp luận của tưởng của mình.Nhờ vậy Người đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tíên bộ của truyền thống dân tộc cũng như tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng HCM.Vì vậy tưởng HCM thuộc hệ tư tưởng Mác Lênin,đồng thời nó còn là sự vận dụng phát triển làm phong phú thêm cho chủ nghĩa Mác lênin.

f.Những nhân tố thuộc về phẩm chất của Nguyễn Ái Quốc

Trước hết ở HCM có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tường trong việc nghiên cứu tìm hiểu những tinh hoa văn hoá tư tưởng và cách mạng trên toàn thế giới và trong nước.

Hai là sự khổ công học tập của HCM đã chiếm lĩnh được vốn phong phú của thời đại với kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa khoa học Mác Lênin và cách mạng.

Ba là HCM có tâm hồn của một nhà yêu nước, một nhà cộng sản nhiệt thành cách mạng...

2.Quá trình hình thành tư tưởng HCM

a, Từ năm 1890 đến năm 1911 là thời kì hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.

Thời kì này nguyễn sinh cung đã tiếp nhận vốn văn hoá tinh hoa của Quốc học, Hán học và một phần ảnh hưởng của văn hoá phương tây, chứng kiến cảnh đoạ đầy nô lệ của nhân dân và những tấm gương anh dũng của cha anh ta, từ đó người đã hình thành đúng chí hướng, đường đi cách mạng của mình.

b, Từ năm 1911 đến năm 1920 là thời kì tìm tòi và khảo nghiệm

Là thời kì nguyễn ái quốc tìm tòi khảo nghiệm một cách bình diện sâu sắc toàn thế giới.

Đi đến cùng người tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin(luận cương của Lênin viết về vấn đề dân tộc và thuộc địa).Người đã tham gia Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập nên Đảng cộng sản Pháp. Đây là sự chuyển biến về chất trong tư tưởng của HCM, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản và tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc.

c, Từ năm 1921 đến năm 1930 là thời kì hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Là thời kì hoạt động thực tiễn lý luận của Nguyễn Ái Quốc một cách cực kì sôi nổi. Đầu năm 1930 người trực tiếp sáng lập ra Đảng cộng sản Việt nam và thảo ra cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Văn kiện này cùng với tác phẩm người xuất bản trước đó là Bản án chế độ thực dân pháp đã đánh dấu một cách quan trọng và cơ bản hình thành lên tưởng HCM về con đường cách mạng Việt Nam.

d, từ năm 1930 đến năm 1945 là thời kì thử thách kiên trì giữ vững quan điểm nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền độc lập cơ bản.

Vượt qua khuynh hướng tả khuynh chi phối Đảng cộng sản, chi phối ban chấp hành trung ương Đảng HCM đã kiêm trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình dẫn tới thằng lợi của cuộc cách mạng tháng 8/1945 và nước VN dân chủ cộng hoà ra đời được xác lập bằng tuyên ngôn độc lập được người trịnh trọng tuyến bố với đồng bào cả nước.

e, từ năm 1945 đến năm 1969 thời kì phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.

Là thời kì HCM cùng lãnh đạo Đảng đang lãnh đạo toàn thể nhân dân ta vừa kháng chiến chống thực dân PHÁP ở miền nam vừa kháng chiến kiến quốc ở miềm bắc,hai miền chung tay góp sức.nôi bật nội dung là:

-tư tưởng kháng chiến kết hợp với kiến quốc

-tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

-xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân..

-xây dựng Đảng cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền..

Câu 2 :khái niệm tư tưởng hồ chí minh và hệ thống tư tưởng hồ chí minh?

* khái niệm tư tưởng HCM: là một hệ thống những quan điểm sâu sắc về nhưng vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát huy tốt đẹp các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

* khái niệm hệ thống tư tưởng HCM:

- giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại

- sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

- quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân...

- quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

- phát triển đời sống văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- đạo đức cách mang, cần kiệm liêm chính chí công vô tư

- chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

- xây dựng Đảng trong sạch vũng mạnh, cán bộ đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ trung thành của ND

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: