Chương V: TTHCM về ĐCS VN

Chương V

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng công sản Việt Nam, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân

I. TƯ TƯỞNG HÔ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN

1.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam                   

Sau khi đã tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nhận rõ yêu cầu trước hết đối với cách mạng là cần có đảng cách mạng. Vì vậy, Người đã xúc tiến công tác chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản         

a. Về chính trị:

+ Truyền bá lý luận Mác – Lênin vào Việt Nam để thức tỉnh tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân

+ Hình thành những vấn đề cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam

b. Về tư tưởng:

+ Khẳng định tính đúng đắn, cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam

+ Chống lại các khuynh hướng tư tuởng lạc hậu, phản động, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta

c. Về tổ chức:

+ Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức thành lập Việt Nam cách mạng thanh niên, tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản, ra báo Thanh niên.

+ Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ

+ Trước đòi hỏi về sự lãnh đạo thống nhất của một Đảng cộng sản đối với cách mạng Việt Nam, nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc, bằng uy tín và năng lực của mình, đã tổ chức thành công Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để lập ra Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)

2. Những nội dung chủ yếu

a. Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Đảng ra đời truớc hết vì sự sống còn của dân tộc

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng nhân dân chỉ có thể phát huy sức mạnh của mình khi họ được giác ngộ về lý tưởng, nhận thức, hành động tự giác, biết đoàn kết thống nhất, có đường lối rõ ràng. Đảng ra đời để đáp ứng những yêu cầu đó

- Cách mạng muốn thành công phải tập trung sức mạnh, lực lượng trong nước và quốc tế, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đảng cộng sản thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó

- Cơ sở đảm bảo cho Đảng cộng sản giữ vai trò quyết định:

            + Đảng cộng sản được trang bị học thuyết Mác – Lênin

            + Đảng viên đảng cộng sản là những người ưu tú nhất, tiến bộ nhất của dân tộc

b. Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Đảng cộng sản được nhân dân tin cậy và thừa nhận là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt họ

Trong quan điểm này có 2 vấn đề cần lưu ý:

     + Sự kết hợp này tạo cơ sở vững chắc cho cả hai

     + Ở những nước khác nhau, sự kết hợp ấy được thực hiện bằng những cách thức khác nhau, tuỳ theo điều kiện cụ thể khác nhau

* Quan điểm Hồ Chí Minh:

- Khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm của Lênin

- Mặt khác, cũng thấy được tính hạn chế: Không tính tới đến các nước thuộc địa

- ở các nước thuộc địa, bên cạnh phong trào công nhân còn có phong trào yêu nước

- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối liên kết chặt chẽ:

     + Hầu hết công nhân đều xuất thân từ nông dân

     + Có chung kẻ thù

- Bản thân HCM cũng xuất phát từ tinh thần yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, các nhà lãnh đạo khác cũng vậy

Þ    Trong tạp chí lý luận “Những vấn đề hoà bình và CNXH”, tháng 2/1960, Bác Hồ khẳng định: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

            Chủ nghĩa Mác – lênin: tính cách mạng, khoa học, nhân văn

            Phong trào công nhân: tính tiên tiến, kỷ luật

            Phong trào yêu nước: Tinh thần bất khuất chống xâm lăng

c. Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng của GCCN, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam

- Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân

            + Vai trò lịch sử của giai cấp công nhân

            + Vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

            + Bản chất giai cấp công nhân của Đảng cộng sản

- Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc (Đảng toàn dân):

            + Đảng đại diện cho lợi ích của cả dân tộc

            + Đảng viên của đảng bao gồm tất cả những người Việt Nam yêu nước

d. Đảng cộng sản VN lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “ làm cốt”

- Theo HCM: Bất kỳ đảng chính trị nào cũng phải có lý luận, chủ nghĩa dẫn đường

- Đảng cộng sản phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt vì:

            + Là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân

            + Đây là chủ nghĩa “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”

            + Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tưởng, kim chỉ nam, nhưng đó không phải là “”kinh thánh”, cần phải vận dụng sáng tạo.

- Theo HCM, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện ở ba yếu tố:

            + Tính cách mạng, khoa học

            + Sự vận dụng và phát triển của các thế hệ sau

            + Chống lại những quan điểm đối lập

            * Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ để giải quyết vấn đề tư tưởng mà trước hết là để tìm con đường giải phóng dân tộc

đ. ĐCSVN phải được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

e. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với Dân

f. Thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn đảng

- Đây là công tác trước tiên phải làm nhằm làm cho đảng trong sạch, vững mạnh

- Vấn đề xây dựng đảng phải đặt ra thường xuyên, trong mọi hoàn cảnh

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước

1. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

- Tiếp thu truyền thống tốt đẹp trong tổ chức, xây dựng nhà nước, xây dựng pháp luật qua hàng nghìn năm lịch sử dân tộc

- Tiếp biến những giá trị lý luận Nho giáo về trị nước, cũng như lý luận về nhà nước, dân chủ, pháp quyền, xã hội công dân của các nhà Khai sáng và các nhà lập pháp phương Tây

- Khảo sát mô hình nhà nước tư sản phương Tây: Pháp, Anh, Mỹ

- Tiếp thu lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin

2. Nội dung tư tưởng về Nhà nước của Hồ Chí Minh        

a. Nhà nước của dân, do dân, vì dân

“Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Chính quyền từ xã tới chính phủ trung ương đều do dân cử ra”

b. Tư tưởng HCM về sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

Sự thống nhất trên chính là biểu hiện về mặt nhà nước giữa dân tộc và giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, giữa độc lập dân tộc và CNXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh

- Bản chất giai cấp công nhân

            + Do Đảng cộng sản lãnh đạo

            + Quản lý đất nước theo mục tiêu XHCN

            + Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

- Sự thống nhất:

            Cơ sở của sự thống nhất: Thống nhất về lợi ích

            Biểu hiện của sự thống nhất:

            + Nhà nước ra đời trên cơ sở lực lượng xã hội là toàn dân tộc

            + Mục đích hoạt động của nhà nước là vì lợi ích của toàn dân

c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

- Nhà nước do dân bầu

- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật

- Đội ngũ cán bộ công chức có đức, tài, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ

d. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh

- Kết hợp chặt chẽ giữa đức trị và pháp trị

- Đẩy mạnh chống quan liêu, tham ô, tham nhũng

3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong giai đoạn hiện nay

- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

- Cải cách và kiện toàn bộ máy nhà nước

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chống lại các hành vi quan liêu, tham nhũng, vi phạm pháp luật của các cán bộ quản lý nhà nươc

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: